Kiến Thức Phật Giáo – Ngũ Phương Phật và Ngũ Trí Như Lai Mật Tông
Ngũ Phương Phật gồm năm vị Phật là Phật A Súc Bệ, Phật Bảo Sanh, Phật A Di Đà, Phật Bất Không Thành Tựu và Phật Tỳ Lô Giá Na.
Nguồn: Sưu tập
Nguồn: Sưu tập
Các Ngài là đại diện cho năm tính cách, năm khía cạnh và cũng tương ứng với năm loại trí tuệ của con người. Mỗi vị Phật sẽ có một con đường để đi tới cảnh giới Niết Bàn, tạo nên những thành quả Bồ Đề.
Nếu đủ cơ duyên và nguyện lực thì khi chúng ta mong muốn nương theo Pháp tu hành của vị Phật nào thì sẽ được vãng sanh về thế giới đó.
Ngũ Phương Phật là gì? Ngũ Phương Phật gồm những ai?
I. Ngũ Phương Phật là gì?
Ngũ Phương Phật còn có tên gọi khác là Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Trí Phật hay đơn giản là Ngũ Phật. Đây là tên gọi để chỉ năm vị chư Phật trong Mật Tông Phái, lấy Đại Nhật Như Lai tức Phật Thích Ca Mâu Ni làm tôn chủ và có sự phân biệt giữa Ngũ Phật giới Thai Tạng và Ngũ Phật giới Kim Cương. Ngũ Phật là đại diện cho 5 tính cách của con người, cũng chỉ ra năm khía cạnh của thực tại khi được tịnh hóa, biến những chuyển biến cảm xúc, biểu hiện tiêu cực thành những phẩm hạnh và đức tính tịch cực.
Ngũ Phật hay Năm bộ giác ngộ là thực tại đã hoàn thiện của sáu căn, sáu thức, sáu trần, năm uẩn và năm đại. Năm vị Phật cũng tương ứng với năm loại trí tuệ lần lượt là đại viên cảnh trí, bình đẳng tính trí, diệu quan sát trí, thành sở tác trí
II. Ngũ Phương Phật gồm những ai:
Theo như kinh điển Phật Giáo, Mạn Trà La được chia làm 2 phần: Kim Cang Giới Mạn Trà La là Quả biểu thị cho Trí; Thai Tạng Giới Mạn Trà La là Nhân biểu thị cho Lý.
Vì vậy chủng tử tự và sắc tướng của Ngũ Phật không giống nhau, nhưng đồng nhất Thể.
1. Thai Tạng Giới Ngũ Phật bao gồm:
- Bảo Tràng Như Lai tọa vị Đông phương, thân màu Đỏ Trắng, tay trái để bên hông, tay phải kết Xúc Địa ấn;
- Khai Phu Hoa Vương Như Lai, tọa vị Nam phương, thân màu Hoàng Kim, kết Ly Cấu Tam Muội ấn;
- Vô Lượng Thọ Như Lai tọa vị Tây phương, thân màu Hoàng Kim, kết Di Đà Định ấn,
- Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai tọa vị Bắc phương, thân màu Đỏ Vàng, hiện tướng ngồi nhập định;
- Đại Nhật Như Lai tọa vị Trung Ương, thân màu Hoàng Kim, kết Pháp Giới Định ấn.
2. Kim Cương Giới Ngũ Phật bao gồm:
Nguồn: Sưu tập
- A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya),
- Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava),
- Phật A Di Đà (Amitabha),
- Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi),
- Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairochana).
Đại Nhật Như Lai và A Di Đà Như Lai trong lưỡng giới (Kim Cang Giới và Thai Tạng Giới) thì danh xưng giống nhau,
Còn 3 Đức Phật Bảo Tràng, Khai Phu Hoa Vương, Thiên Cổ Lôi Âm tương ưng với 3 Đức Phật A Súc, Bảo Sanh, Bất Không Thành Tựu của Kim Cang Giới.
3. Ý nghĩa của Ngũ Phương Phật:
Ngũ Phương Phật tượng trưng cho:
Năm phương: Đông – Tây – Nam – Bắc – Trung Tâm;
Năm bộ: Bảo Bộ, Liên Hoa Bộ , Kim Cang Bộ, Nghiệp Bộ, Phật Bộ;
Năm sắc tương ứng Ngũ Hành: Xanh (Hành Mộc), Đỏ (Hành Hỏa), Vàng (Hành Thổ), Trắng (Hành Kim), Đen (Hành Thủy)
Nguồn: Sưu tập
Năm uẩn:
- Thức uẩn: là trạng thái tâm nhận thức và phân biệt đối với cảnh.
- Thọ uẩn: là các cảm thụ vui, buồn và không vui cũng không buồn.
- Tưởng uẩn: là sự tưởng tượng, tư duy về hình dáng sự vật sau sự tiếp xúc của căn đối với trần.
- Hành uẩn: dòng chảy tương tục sinh diệt vi tế trong tâm.
- Sắc uẩn: là hình sắc thể chất hay chính là thân thô lậu, tức là thân máu, thịt, xương, da, ngũ quan và khí huyết.
Theo quan kiến Phật giáo, những si mê, phiền não thông thường của con người được chia thành năm loại hay còn gọi là Ngũ độc, bao gồm vô minh, sân giận, kiêu ngạo, tham ái và đố kỵ.
Đạo Phật cho rằng chúng là toàn bộ những yếu tố khiến chúng ta mê đắm trong khổ đau luân hồi và chưa thể đạt được giác ngộ. Song ngược lại, giáo pháp Đức Phật cũng khẳng định với niềm tin xác đáng rằng tâm con người có khả năng chuyển biến những xúc tình và biểu hiện tiêu cực thành những đức tính và phẩm hạnh tích cực.
Năm bộ Phật hay năm bộ giác ngộ chỉ cho năm khía cạnh của thực tại khi đã tịnh hóa các xúc tình tiêu cực kể trên. Trong mối tương quan chuyển hóa từ thân tâm của chúng sinh thành thân tâm Phật. Năm bộ Phật hay Năm bộ giác ngộ là những thực tại hoàn thiện đã tịnh hóa hoàn toàn của năm uẩn, năm đại, sáu căn, sáu thức và sáu trần.
Ngũ phương Phật tượng trưng cho Ngũ uẩn không còn bị chấp thủ trong một bản ngã, gọi là Ngũ trí Như Lai. Ngũ uẩn chuyển hóa thành ngũ trí Như lai, nghĩa là thành những năng lực độ tận chúng sinh .
III. Hình tướng và ý nghĩa Ngũ Trí Phật Như Lai trong Mật Tông:
1. A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya):
Đông phương là Phật Bất Động hay A Súc Bệ, tượng trưng Thức uẩn đã chuyển thành Đại viên cảnh trí.
Nguồn: Sưu tập
Đông Phương Thế Giới A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya), hay Phật Bất Động: là một vị Phật được tôn thờ trong Kim Cang thừa và trong Đại thừa, là một trong năm vị Ngũ trí Như Lai của Mật Tông. Thân phóng quang minh màu Xanh (Hành Mộc), kết ấn Xúc Địa với hoằng nguyện ngăn chặn và diệt trừ các ác ma giữ cho thế giới hòa bình và an ổn. Đức Phật A Súc Như Lai bổn tôn [Đại Viên Cảnh Trí]. Hàm ý tâm trí chúng sanh gốc vốn thanh tịnh trong sáng như gương, nhưng do nghiệp chướng vô minh làm cho lu mờ đen tối. Nay nương nhờ thần lực của Như Lai cộng với sự nổ lực tu trì tìm lại bản tánh trí huệ viên minh của chính mình.
Trong Ngũ Trí Như Lai, Đức Bất Động Phật A Súc Bệ sẽ xuất hiện nếu chúng ta không nhận ra Đức Đại Nhật Như Lai là Phật.
2. Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava):
Nam phương là Phật Bảo Sinh, tượng trưng Thọ uẩn đã chuyển thành Bình đẳng tính trí.
Nguồn: Sưu tập
Nam Phương Thế Giới Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava), hay Bảo Tướng Như Lai: thân phóng quang minh màu Đỏ (Hành Hỏa), kết ấn Đại Nguyện với Đại nguyện tất cả những gì chúng sanh cần Ngài đều bố thí cho cả, bình đẳng như nhau, thế giới của Ngài toàn là báu vật. Đức Phật Bảo Sanh Như Lai bổn tôn [Bình Đẳng Tánh Trí] hàm ý chúng sanh do tham sân si cố chấp, phiền não dẫy đầy, có biết đâu tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, đều được hình thành từ Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức; Sanh, Lão, Bịnh, Tử. Nay nương nhờ thần lực của Như Lai cộng với sự nổ lực tu trì tìm lại bản tánh Trí Huệ Bình Đẳng của mình.
Ngài là biểu tượng cho sự tịnh hóa tính kiêu mạn, công hạnh độ sinh, bố thí siêu việt, làm giàu thêm tất cả những gì quý giá nhất. Với Ngài, tất cả chúng sinh bất kể giới tính, chủng tộc, địa vị, điều kiện sống đều quý giá như nhau. Thiền định trí tuệ của Ngài sẽ giúp chúng ta được trưởng dưỡng về đoàn kết, sự hòa hợp hữu tình giữa chúng sinh.
Còn tiếp...
Nguồn: Dieukhactrangia.com