1181 lượt xem

Nguồn gốc tên gọi một số địa danh ở Hà Giang

HÀ GIANG
Hà Giang, theo cách giải thích về nghĩa chữ là con sông nhỏ chảy vào dòng lớn.

Về tên gọi Hà Giang theo cách giải thích khác về nghĩa chữ, thì trong từ Hà Giang, cả "Hà" và "Giang" đều có nghĩa là sông, trong đó "Hà" là sông nhỏ và "Giang" là sông lớn. Tên gọi Hà Giang được giảng nghĩa là "sông nhỏ chảy vào sông lớn". Cách đặt tên này dựa vào đặc điểm địa hình thực tế của Hà Giang, với dòng sông Miện chảy vào sông Lô. Đây là hai con sông chính chảy qua trung tâm của tỉnh.


Mã Pí Lèng
Được ghi trong sách xưa chữ Hán là 馬鼻梁 (mã tị lương) nghĩa là sống mũi con ngựa. Chữ “tị” này khi người Tàu đọc nghiêng về thanh sắc nghe như “pí”. Đó là cách giải nghĩa hợp lý bởi người đời ví con đèo nhấp nhô lên xuống như sống mũi con ngựa mà đặt thành tên ấy, Mã Pí Lèng.


Hoàng Su Phì
Ngày trời đất còn gần nhau, con người sống hòa mình với thiên nhiên. Nhưng rồi trận đại hồng thủy bất ngờ xảy ra, con người, muông thú, cây cối bị vùi dưới bảy tầng đất, chỉ còn một loài cây mầu vàng là sống được. Khi cuộc sống con người hồi sinh, trong rừng duy nhất còn lại cây đó, làm nơi con người trú ngụ. Nhưng có người muốn làm nhà riêng, liền chặt cây vàng ấy đi. Cây đổ xuống, cái gốc còn ở Tả Sử Choóng, và Tả Sử Choóng nghĩa là gốc cây to, bà con lấy gốc cây đặt tên cho làng mình. Thân và cành của cây vàng thì tạo nên một Hoàng Su Phì là vùng núi non, trăm hình vạn dạng. Từ đó, người ta gọi Hoàng Su Phì là miền đất "vỏ cây vàng". Vùng này đất tốt nên có nhiều loại gỗ quý.


Chiêu Lầu Thi
Chiêu Lầu Thi hay Kiêu Liều Ti thuộc địa phận thôn Tân Minh và thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì. Theo tiếng Hán, Chiêu Lầu nghĩa là chín bậc, Thi là tảng đá to và cao, vì vậy tên ngọn núi này có nghĩa là "chín tầng thang". Đây là đỉnh núi cao thứ hai của Hà Giang (2.402 m) nằm trong dãy Tây Côn Lĩnh.


Lũng Cú
Có ý kiến cho rằng tên gọi đúng của Lũng Cú là Long Cổ (nghĩa là trống có hình rồng) hoặc Long Cư (nơi rồng ở).

Lũng Cú cũng có thể có nghĩa là Thung Lũng Rồng. Chữ Lũng đọc theo âm Quảng Đông là "lung4" (龍) có nghĩa là Rồng. Còn chữ Cú đoc theo âm Quan Thoại là "gu3" (谷) có nghĩa là Thung Lũng. Chữ "gu3" âm  đọc từa từa giữa 2 chữ củ và cũ của Việt Nam.
Đây là vùng đồi núi có nhiều thung lũng thành ra tên gọi là "Thung Lũng Rồng" có vẻ thích hợp hơn.



Thung lũng Sủng Là
Sở dĩ được gọi với những cái tên như vậy là bởi vì địa hình nơi đây chủ yếu là những chỏm đá tai mèo chông chênh, vút nhọn tận chân trời đầy hiểm.


Dốc Thẩm Mã
Tên gọi Dốc Thẩm Mã bắt nguồn từ những câu chuyện được già làng xưa kể lại về tập tục sinh sống của đồng bào dân tộc. Khi ấy, công cụ di chuyển duy nhất gần như là sức ngựa. Để thẩm định và đánh giá ngựa tốt hay yếu, người ta cho ngựa thồ hàng từ chân dốc lên tới đỉnh. Chú ngựa nào vượt qua được người dân giữ lại làm công cụ sản xuất, những con ngựa yếu hơn thì hầu hết bị đem ra làm thịt. Dốc Thẩm Mã có thể hiểu nôm na là "dóc thẩm định sức ngựa".


Dốc Bắc Sum
Tên đèo còn viết là đèo Bắc Xum. Đèo được đặt theo tên bản Bắc Sum. Sau này thôn Tân Sơn ở chân dốc thành lập, nên bản Bắc Sum hiện nay ở xa dốc đến trên 2 km. Theo "Danh mục địa danh dân cư..." thì tên là "đèo Bắc Sum".
Tại địa phương tên bản theo tiếng Tày - Nùng là Păc Sum.


 
Tổng hợp: SGT Group.

Tài liệu tham khảo: 
-Theo Trần Nhật Giáp
- Theo 
nguoiduatin.vn
- Theo thanhnien.vn
- Theo nhandan.vn
- Theo vnexpress.net
- Theo Đinh Đức Cần

- Theo Cao Xuân Thái
- Theo 
dulichkhampha24.com
- Theo pystravel.vn
- Theo BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG