368 lượt xem

Phật A Di Đà (Adida) là ai? Tiền thân của Đức Phật A Di Đà?

Phật A Di Đà (Adida) là ai? Tiền thân của Đức Phật A Di Đà?

Nguồn: Sưu tập
 
  • Phật A Di Đà là ai? Tiền thân của Đức Phật A Di Đà?

Theo Đại Kinh A-di-đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara. 

Ông nguyện khi sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những Phật độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và hoàn thành lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-di-đà.

A-di-đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới ông ta đã tịnh hoá, gọi là Sukhāvatī (Cực lạc) tịnh độ ở phương Tây (hay còn được gọi là cõi Tây Phương Cực Lạc). Từ thế giới này ông ta sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ tát, chào mừng người đã mất và dẫn họ đi tái sinh trong đất Phật thanh tịnh của ông.
 
  • Hình dáng đặc trưng và tư thế tay của Đức Phật A Di Đà:

Nếu như muốn biết Phật A Di Đà là ai thì không thể bỏ qua yếu tố này. Bởi nó giúp tất cả chúng ta có thể nhận biết được Đức Phật.

Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ.

Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa – tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.
 


Nguồn: Sưu tập

2. Ý nghĩa tên đức Phật A Di Đà:

Đức Phật A Di Đà là đức Phật làm giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc.

Tên Ngài có 3 nghĩa:

- Vô lượng quang có nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài chiếu khắp các thế-giới.

- Vô lượng thọ có nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu không lường kể.

- Vô lượng công đức có nghĩa Đức Phật A Di Đà làm những công đức không ai kể xiết.
 


Nguồn: Sưu tập

3. Tóm tắt sự tích Phật A Di Đà

Theo kinh Đại A Di Đà, về thời Đức Phật Thế Tự Tại Vương ra đời, có một vị quốc vương tên Kiều Thi Ca. Vua Kiều Thi Ca nghe đức Phật thuyết Pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm vị tỳ kheo hiệu là Pháp Tạng. Một hôm Ngài đảnh lễ Phật, cầu Phật chứng minh và phát 48 lời nguyện, và do nguyện lực ấy sau này thành đức Phật A Di Đà.

Lại theo kinh Bi Hoa, về đời vua Chuyển Luân Thánh Vương tên Vô Tránh Niệm có vị đại thần tên là Bảo Hải, tức là thân phụ của Phật Bảo Tạng. Một hôm vua Vô Tránh Niệm nghe Phật thuyết Pháp liền phát tâm cúng dường đầy đủ các lễ vật cho đức Phật và Đại chúng trong ba tháng. Vị Đại thần Bảo Hải khuyên vua nên phát tâm Bồ đề cầu đạo vô thượng. Vua liền nguyện nếu sau này thành Phật sẽ làm giáo chủ cảnh giới trang nghiêm thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh. Vua Vô Tránh Niệm vừa phát nguyện xong, đức Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký cho vua sau này thành Phật sẽ lấy hiệu là A Di Đà và ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Vị Đại Thần Bảo-Hải sau này cũng thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Đức Phật A Di Đà là gương sáng của hạnh Thanh Tịnh, vì thân Ngài chói ngời hào quang thanh tịnh và sáng suốt. Đức Phật A Di Đà có phát 48 lời nguyện rộng lớn cứu độ tất cả chúng sanh, trong ấy có lời nguyện tiếp dẫn tất cả chúng sanh nào hướng niệm đến Ngài đều được vãng sanh lên cõi Cực Lạc.
 

Nguồn: Sưu tập

Ở Việt Nam, phần đông tu theo tông Tịnh Độ nên thờ tượng Đức Phật A Di Đà. Tượng Ngài đứng hoặc ngồi trên tòa sen, tay phải duỗi xuống phóng hào quang, tay trái để ngang bụng bắt ấn cam lồ. Tại các chùa, thờ chung với Đức Phật A Di Đà gồm có đức Đại Thế Chí Bồ Tát bên tay phải và đức Quán Thế Âm Bồ Tát bên trái. Hai vị này trợ hóa cho Ngài bên cảnh giới Cực Lạc.

Thường năm đến ngày 17 tháng 11, các phật tử làm lễ vía của Ngài. Người ta thường niệm danh hiệu Ngài khi gần lâm chung để được về cảnh giới Cực Lạc.

4.Phật A Di Đà có phải là Phật tổ không?

Quý vị không nên có sự nhầm lẫn giữa Phật A Di Đà và Phật Tổ. Phật A Di Đà chính là Phật A Di Đà, là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa. Tên của ngài có nghĩa là thọ mệnh vô lượng và ánh sáng vô lượng (Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang). 

Còn Phật Tổ hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là thầy của hết thảy vạn vật trên thế gian, là người sáng lập ra đạo Phật. Chúng ta thường nghe nói về “ông tổ, bà tổ” là để chỉ điều này. Người mở đầu cho một phong trào, một thể chế, một đạo giáo,... thì được tôn làm Tổ.

Điểm phân biệt rõ ràng nhất ở hai vị Phật này là Phật A Di Đà khoác áo cà sa màu đỏ, trước ngực có chữ Vạn. Còn Phật tổ Như Lai thì khoác áo cà sa màu vàng và trước ngực không có chữ vạn.
 

Nguồn: Sưu tập

5.Phật A Di Đà có thật không?

“Đức Thích Ca không bao giờ nói dối, chư Tổ Sư không bao giờ nói dối” . Nếu Đức Phật A Di Đà không có thật hay thế giới Tây Phương Cực Lạc không có thật thì Phật Tổ Như Lai đã chẳng tuyên thuyết về kinh Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang làm gì.

Hơn nữa, nói dối là một trong năm giới cấm của đạo Phật. Chúng ta - những người con của Phật đều không thể không biết điều này. Tin vào Phật Pháp sẽ thấy được sự tồn tại của Đức Phật A Di Đà, còn đã không tin thì có nói gì cũng vô ích. 

Ánh sáng trí huệ chỉ dành cho những người giác ngộ, biết nơi đâu là điều mình cần hướng đến. Người tu hành đắc đạo, tin tưởng vào sự màu nhiệm của Đạo,  sẽ được vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, nơi chỉ có lạc thú và không còn tồn tại thống khổ như chốn trần gian.

Bước vào con đường học đạo, tu đạo là một con đường rất dài. Bản chất thì rất ngắn đó là tu để giải thoát khỏi thống khổ, nhưng sự học đạo thì có khi mất cả một đời. Vì vậy, chúng ta cần phải nắm rõ những kiến thức chuẩn xác về xuất thân, lịch sử cũng như mọi điều liên quan đến từng vị Phật. Có như vậy, mới thể hiện đầy đủ nhất lòng tôn kính của chúng ta. 

 Nguồn: buddhistart.vn