1518 lượt xem

Ta Bà Tam Thánh gồm những ai? Ý nghĩa bộ tượng và cách thờ

Ta Bà Tam Thánh gồm những ai? Ý nghĩa bộ tượng và cách thờ

5 / 5 ( 15 bình chọn )
5 / 5 ( 15 bình chọn )
Ta Bà Tam Thánh hay Sa Bà Tam Thánh bao gồm ba vị là Thích Ca Mâu Ni Phật, Quan Thế Âm Bồ tát và Địa Tạng Bồ Tát. Đây là ba vị tôn tượng tượng trưng cho chân lý, từ bi, hiếu đạo được thế gian xưng tụng ở thế giới Ta Bà, có năng lực chuyển hoá đau khổ, cứu vớt, độ hóa chúng sinh, để chúng sinh phá mê khai ngộ, có cuộc sống viên mãn và an lạc hơn. 
 

bộ tượng ta bà tam thánh bằng bột đá vẽ gấm
Nguồn: Sưu tập

Ta Bà Tam Thánh gồm những ai?

Ta Bà Tam Thánh còn được gọi là Sa Bà Tam Thánh, được thế gian xưng tụng là ba vị thường độ hóa chúng sanh ở thế giới Ta Bà. Ba vị Ta Bà Tam Thánh bao gồm Thích Ca Mâu Ni Phật, Địa Tạng Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong đó:

1. Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni còn được gọi là “Thế Tôn”, Phật Tổ Như Lai, “Phật Đà”, là Bổn Sư thị hiện ở thế gian để thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Theo ghi chép trong các tài liệu Phật giáo, Ngài là bậc giáo chủ của cõi Ta Bà, Ngài sáng lập ra Phật Giáo và dùng 49 năm không ngừng nghỉ để nói cho chúng sinh biết về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, giúp chúng sanh ở thế giới Ta Bà được phá mê khai ngộ. 

Theo kinh Phạm Võng, Ngài thị hiện ở thế gian 8000 lần, mỗi lần đều dùng nhiều phương pháp để giảng kinh thuyết pháp, giúp vô lượng chúng sanh phá mê khai ngộ, có thể tu hành chứng đạo. Trước khi trở thành Phật, ngài vốn là Thái tử Tất Đạt Đa của tiểu vương quốc Shakya (Sắc-ca) ở Kapilavastu (Ca-tỳ-la-vệ) thuộc Bắc Ấn Độ. Ngài vốn sống trong nhung lụa, tinh thông học vấn xuất chúng, được tiên tri rằng sẽ trở thành bậc vĩ nhân cao quý nhất của nhân loại. 

Cơ duyên để ngài bước vào con đường tu hành chính là 4 hình ảnh mà ngài nhìn thấy khi đi qua bốn cửa thành bao gồm: một người bệnh tật, một người già yếu, một vị tu sĩ và một xác chết. Lúc ấy, ngài nhận ra rằng con người ai cũng sẽ già yếu, bệnh tật và chết đi, đặc biệt, ngài rất trân quý hình ảnh mà vị tu sĩ siêu thoát. Năm 29 tuổi, ngài quyết định rời bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để tìm đạo. Sau 6 năm cầu đạo, từng tu hành ép xác khổ hạnh, ngài đã phát hiện con đường trung dung – Trung đạo khi nghe được tiếng đàn của Phạm Thiên Indra. 

Ngài đã hoàn toàn giác ngộ, được chứng Thánh vào tháng 4 năm 588 TCN, được các Phật tử coi là một bậc đạo sư giác ngộ viên mãn, thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi, nhìn thấy được sự hình thành và hủy diệt của thế giới. Ngài cũng nhìn thấu được kiếp trước của mình, kiếp trước của chúng sinh và biết mình sẽ không còn tái sinh một lần nào nữa. Những lời giáo pháp của ngài đã đặt nền tảng cho sự hình thành của Phật giáo, giúp chúng sanh có thể tự chấm dứt khổ đau và có được hạnh phúc tối thượng. 

2. Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm, Phật Bà Quan Âm, theo tiếng Phạn nghĩa là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian”. Theo Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tên gọi của ngài là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ nạn, khi chúng sanh gặp nguy cấp, khổ ách, nếu nhất tâm niệm danh hiệu bồ tát, một lòng xưng danh ngài, ngài sẽ quán xét âm thanh đó và lập tức cứu họ khỏi khổ ách. 

Theo Kinh Đại Bi Liên Hoa, Quán Thế Âm Bồ tát trước khi phát nguyện là Thái tử Bất Huyền, con trưởng của vua Vô Tránh Niệm. Sau khi vua Vô Tránh Niệm phát nguyện và được thọ ký, Thái tử đã phát nguyện rằng: Sau này, thời gian ngài tu Bồ Tát Hạnh, có chúng sinh nào gặp phải các sự khổ não, nguy cấp không ai cứu hộ, không chỗ nương cậy, xưng danh hiệu của ngài, tai ngài nghe, mắt ngài thấy đến thì những chúng sinh đó sẽ thoát được khỏi các sự khổ não khủng bố. Ngài được Đức Bảo Tạng Như Lai thọ Ký và đặt hiệu là Quán Thế Âm, Phật hiệu là Biến Xuất Nhứt Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai. 

Theo Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Quán Thế Âm Bồ có 32 ứng hóa hiện thân, sau lại có thêm 33 hóa thân khác dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Trung Hoa và Nhật Bản tạo thành. Tại Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam, Quan Thế Âm Bồ tát được trình bày dưới dạng thân nữ Bạch Y Hành Giả, là một vị nữ hành giả mực y phục màu trắng.

3. Địa Tạng Bồ Tát

Địa Tạng Bồ tát hay Địa Tạng, Địa Tạng Vương là một trong 6 vị bồ tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Năm vị Bồ tát còn lại là Quán Thế Âm Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát. Theo tài liệu của các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ, tín ngưỡng tôn thờ Địa Tạng Bồ Tát đã xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng TK I hoặc II TCN.

Căn cứ vào tài liệu để lại, Địa Tạng Bồ tát có tên tục danh là Kim Kiều Giác (Kim kyo-gak), sinh vào thế kỷ thứ VII, năm 696 TL ở nước Tân La (Silla), nay là Hán Thành, Nam Hàn. Ngài vốn là một hoàng tử sống trong nhung lụa, giàu sang, ở cung vàng điện ngọc. Thế nhưng ngài thích đạm bạc, chỉ chăm lo học hỏi, không bị ảnh hưởng bởi nếp sống vương giả. Sau khi tham khảo hết Cửu lưu, Tam giáo, Bách gia chư tử thì ngài nhận thấy Đệ nhất Nghĩa đế của nhà Phật là phù hợp nhất với chí nguyện của ngài.

Năm 24 tuổi, Địa Tạng Bồ tát lập chí xuất gia, hành cước đi tìm nơi thanh vắng để tĩnh tu. Khi đến chân núi Cửu Tử ở Thanh Dương, tỉnh An Huy, ngài quyết định ở lại tĩnh tọa và tu hành ở núi Cửu Hoa Sơn 75 năm. Địa Tạng Bồ tát nhập Niết bàn ngày 30 tháng 7 năm Đường Khai Nguyên thứ 26, ba năm sau thì viên tịch. Thệ nguyện của ngài là nếu có thiện nam thiện nữ, nhân sự nhân việc nào gấp phải vào trong núi rừng hay vượt sông biển, gặp phải đường hiểm trở, nước lụt lớn thì trước khi đi niêm danh hiệu của Ngài Bồ Tát Đại Tạng thì đi qua chốn nào cũng được quỷ thần hộ vệ, đi đứng nằm đều được an ổn vui vẻ… 

Ý nghĩa của bộ tượng Ta Bà Tam Thánh

Mỗi Tôn Tượng đều có những ý nghĩa giáo dục khác nhau, do đó khi muốn thờ cúng Ta Bà Tam Thánh, ta cần hiểu rõ về các ngài để có thể nhìn được ý nghĩa giáo dục to lớn của các ngài. Có thể hiểu ý nghĩa của Tôn tượng Ta Bà Tam Thánh theo nghĩa sau:

1. Về tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Thích Ca trong Thích Ca Mâu Ni là nhân từ, thờ tôn tượng Thích Ca Mâu Ni chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về lòng nhân từ, học cách sống yêu thương người khác, giữ tâm đại từ đại bi để đối đãi với mọi người. Ở thế giới này, chúng ta vốn dĩ thiếu đi tâm từ bi, do đó khi Phật thị hiện ở thế giới này, ngài muốn cho chúng ta đề xướng tâm Nhân từ. Ngoài ra, trong danh hiệu của ngài còn có thêm chữ “Mâu Ni”, trong tiếng Phạn nghĩa là Tịch diệt, tức là tịch tĩnh, thanh tịnh, tiêu trừ tất cả vọng tưởng, tạp niệm trong tâm. 

Thông thường, khi chúng ta nghĩ đến Phật như thế nào thì ngài sẽ hiện lên trong tâm trí chúng ta như thế ấy. Tuy nhiên, đa phần hiện nay các Tôn tượng Phật Thích Ca thường có tóc búi to hoặc có cụm xoắn ốc, ngài mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ, đầu có nhục kế, mắt mở ba phần tư. Phật Thích Ca Mâu Ni thường ngồi trên toà sen, tay bắt ấn thiền, ấn kim cương hiệp chưởng hoặc ấn chuyển pháp luân. 

Khi chúng ta thờ tượng Phật, hiểu danh hiệu ngài, ngày ngày ngắm tượng ngài, đảnh lễ, chiêm bái sẽ giúp chúng ta khởi phát tâm nhân từ, tiêu trừ tạp niệm, vọng tưởng. Chúng ta cũng sẽ học được cách giữ tâm thanh tịnh, thoát khỏi buồn đau, tai hoạ, phát hiện ra chân lý cuộc sống, buông bỏ tham sân si mạn.  tượng Phật chính là thờ vị sư trưởng lớn của chúng ta, ngài giúp chúng ta tận diệt phiền não, tìm được hạnh phúc chân thật, thoát khỏi nghiệp báo luân hồi. 

2. Về tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ tát là biểu tượng đặc trưng cho từ bi và trí tuệ, là tượng trưng của tình thương bao la vô bờ bến. Ngài được chứng phép nhĩ căn viên thông, có khả năng nghe thông suốt hết thảy âm thanh của vũ trụ, là vị Thánh nhân có hạnh nguyện từ bi, cứu khổ cứu nạn, là chỗ dựa tâm hồn cho những người đang cần tình thương, sự cảm thông, che chở bảo hộ.
 

Quan Thế Âm Bồ Tát là thị giả chánh pháp của Đức Phật, ngài có thể hoá hiện thân
Nguồn: Sưu tập

 Phật, thân quỷ dạ xoa, la sát để độ chúng, cứu khổ độ sinh Thờ Tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ giúp chúng ta khởi lòng đại bi, hưởng an lạc, yên bình, đoạn trừ phiền não lo âu. Ngài có thể hoá hiện thân Phật, thân quỷ dạ xoa, la sát để độ chúng, cứu khổ độ sinh. Ngài là thị giả trợ tuyên chánh pháp của Đức Phật, có thể nghe được âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình khiến họ được giải thoát. 

Trong nhân gian, thờ cúng ngài sẽ giúp chúng ta tránh được tai vạ, thoát khỏi nguy hiểm. Ngoài ra, ngài cũng được phụ nữ không còn cầu tự. Khi thờ tượng Phật Quan Âm, chúng ta cần nhớ đến những hạnh nguyện và sự từ bi của ngài, tâm nguyện hỗ trợ chúng sinh và tâm nguyện độ thoát chúng sinh vượt qua khổ nạn. 

3. Về tượng Địa Tạng Bồ tát

Theo kinh Địa Tạng Bản Nguyện, những ai chí tâm quy y, chiêm ngưỡng, cúng dường, tô vẽ hình tượng hoặc đảnh lễ Bồ tát Địa Tạng, trong cuộc sống hiện tại sẽ có thể được tiêu trừ tai nạn, tiêu trừ bệnh tật, tội chướng; được quỷ thần hộ vệ; thoát khỏi hiểm nguy; được trí huệ lớn và mau chóng hoàn thành được những ước nguyện lớn. Đối với kiếp sau, chúng ta có thể có được thân xinh đẹp, thoát khỏi thân nữ và kiếp nô lệ. 

Ngoài ra, Địa Tạng Bồ tát còn là vị bồ tát biểu pháp cho tinh thần hiếu đạo. Ngài có một nguyện vọng lớn là khi nào Địa Ngục chưa trống thì chưa thành Phật, khi nào chúng sanh chưa được đồ thề thì chưa chứng Bồ Đề. Ngài được Đức Phật phó chúc ở cõi Ta Bà thực hiện tâm nguyện cứu độ chúng sanh khổ nạn. 

4. Ý nghĩa biểu pháp

Khi thờ tôn tượng Ta Bà tam Thánh, chúng ta hướng tâm về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài thị hiện ở cõi Ngũ trược ác thế để giáo hóa chúng sanh. Chúng ta học những gì ngài dạy, ngài làm và buông bỏ hết tham sân si mạn. Khi nhìn sang tượng Quan Thế Âm Bồ tát, chúng ta sẽ nhớ đến hạnh nguyện cao cả của Ngài, sự từ bi, tâm nguyện rộng lớn của ngài là những gì chúng ta cần học theo. Khi thấy tượng Địa Tạng Bồ Tát, chúng ta sẽ nghĩ đến Hiếu đạo, cái gốc căn bản để làm người, từ đó mở rộng tâm lượng đến hư không giới pháp. 

Cách thờ cúng Ta Bà Tam Thánh

Mỗi một hình tướng của Phật, của Bồ Tát đều mang ý nghĩa biểu pháp vô cùng to lớn. Phật không có hình tướng cụ thể cố định, chúng ta nghĩ về ngài thế nào thì ngài sẽ hiện lên trong tâm trí ta thế ấy. Khi thờ cúng Ta Bà Tam Thánh, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:
 
  • Việc thờ phụ chư Phật, Bồ tát là cách mà chúng ta thể hiện lòng tri ân với Tam bảo, mối quan hệ giữa chúng ta và Ta Bà Tam Thánh là mối quan hệ giữa thầy và trò. Do đó, chất liệu hay kích thước tượng to nhỏ không quá quan trọng, phụ thuộc vào không gian thờ phụng, khả năng tài chính và tâm nguyện của mỗi người.
  • Không cần quá đặt nặng về kích thước hay chất liệu tượng, quan trọng là tấm lòng sự thành kính, cái tâm của gia chủ đối với Phật, với Bồ tát.
  • Khi thờ phụng, bạn cần nhớ đặt tôn tượng Thích Ca Mâu Ni Phật ở giữa, tượng bồ tát ở hai bên. Ngoài ra, có thể đặt tượng hai vị bồ tát dưới tượng Phật một bậc đề đề cao vị trí độc tôn của Đức Thế Tôn.
  • Khi thờ Phật, chỉ nên thờ không quá ba tượng, việc thờ quá nhiều tượng sẽ gây thiếu hài hòa, mất cân bằng. 
  • Bàn thờ tượng Ta Bà Tam Thánh nên được đặt ở trung tâm ngôi nhà, chọn độ cao thích hợp, phía sau tượng không có cửa sổ và không chọn các gian phòng có phòng khác đè lên để thờ cúng. 
  • Khi chọn tượng Phật, nên gọi là thỉnh Phật và Bồ Tát về, không nên gọi là mua vì các ngài không phải là món đồ mà chúng ta có thể mua bán. Để thỉnh tượng đúng cách, tốt nhất gia chủ nên đến các ngôi chùa lớn để được các thầy hướng dẫn thỉnh tượng đúng cách, đủ lễ. 
  • Cần nhớ rằng Phật tức Buddha trong tiếng Phạn nghĩa là Giác, có 3 nghĩa gồm “tự giác”, “giác tha” và “giác hạnh viên mãn”, những gì ngài dạy chúng ta là mong chúng ta có thể giác ngộ và thoát khỏi kiếp báo luân hồi. 
  • Khi thờ tượng Phật, chúng ta nên dùng tâm cung kính và thờ như bình thường là được. Phải nhớ đảnh lễ đều đặn mỗi ngày, cung kính cúng dường; điều này sẽ giúp chúng ta mỗi ngày thu về một phần lợi ích, khiến cuộc sống chúng ta an lạc và viên mãn hơn. 

Một số lưu ý khi thờ Tam Thánh

Thờ cúng tượng Phật sẽ giúp Phật tử gia tăng niềm tin, lòng thành với chư Phật, giúp ta thoát khỏi tham si sân chứng không đơn giản là mong ước được phù hộ độ trì hay ban ơn ban phước. Khi thờ tượng Phật, gia chủ không nên bỏ qua những vấn đề sau:
 
  • Thờ tượng Phật là cách thể hiện lòng thành, cái tâm của gia chủ với Phật, không nên cầu danh lợi, phú quý để tránh nghiệp báo không đáng có. 
  • Khi lập bàn thờ, tức là chúng ta bày tỏ lòng thành, nguyện học và làm theo lời dạy của Đức Phật nhằm có được cuộc sống viên mãn, hạnh phúc, an lạc, có được cái tâm từ bi, an yên, không tham lam, sân si, buồn khổ giữa cuộc đời chứ không phải là để cầu giàu sang phú quý. 
  • Nếu nhà đã có bàn thờ Thổ Địa hoặc tượng Quan Công Thánh Mẫu thì không cần vì tượng Phật mà dẹp bỏ các bàn thờ này. Nên đặt tượng Ta Bà Tam Thánh ở vị trí trung tâm, tiếp đó là tượng thần thánh và bài vị tổ tiên ở 2 bên để các ngài đi theo Tam bảo, là đệ tử của Phật. 
  • Chỉ nên đặt tượng Phật ở nơi vắng lặng, không đặt ở đối diện bếp núc, nhà vệ sinh hay phòng ngủ. Tránh đặt ở nơi tiếp khách, ăn uống, hội họp hay những góc âm u tối tăm, ẩm ướt, như vậy là thiếu sự thành kính, tôn trọng đối với Đức Phật. 
  • Không đặt các vật như bùa chú, vàng mã, giấy tiền lên bàn thờ Phật, điều này đi ngược lại tín ngưỡng, là mê tín dị đoan. Nên thay hoa quả, trà nước, cúng dường bằng đồ chay thường xuyên, tránh để đồ hư hỏng, hoa héo trên bàn thờ. Khi còn sử dụng được thì nên để gia đình dùng hoặc đem cho, tuyệt đối không vứt bỏ, trừ trường hợp đã hư hỏng. 

Khi quyết định và chọn thờ Tôn tượng Ta Bà Tam Thánh, gia chủ cần thận trọng tìm hiểu ý nghĩa của tượng Phật, tượng Bồ tát cũng như chất liệu, kích thước, hình ảnh tượng. Đặc biệt, trước khi thỉnh Phật, hãy tìm hiểu thật kỹ cách thỉnh để hưởng được phước phần mà các ngài đem đến, đồng thời tránh được các điều bất kính với các ngài.

Nguồn: Vnctongiao.org