283 lượt xem

Tại sao gọi là Buôn Ma Thuột?

Buôn Mê Thuột
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.

Buôn Ma Thuột hay Ban Ma Thuột
Theo cách lý giải thứ nhất, Buôn Ma Thuột nếu viết chính xác là Buôn Ama Y Thuot (Buôn: làng, Ama: cha, Y Thuột là người có công sáng lập ra buôn làng sớm nhất). Năm 1904, người Pháp thành lập tỉnh Daklak, họ chọn Buôn Ma Thuột làm tỉnh lỵ. Người Pháp dùng tên Ban Mê Thuột trên bản đồ, công văn, sách báo... và tên này tồn tại cho đến ngày nay. Ban Mê Thuột là tiếng Thái - Lào (Ban tức bản, làng. Mê: là mẹ, Thuột là tên người). Có điều trái khoáy là địa danh mang tiếng Thái - Lào nằm trên đất của người Êđê. Còn tên Buôn Mê Thuột? Đó là sự lắp ghép giữa tiếng Thái - Lào và Êđê. Xét về ngữ học, cách viết này không ổn. Sau năm 1975, Buôn Ma Thuột được thay thế là Ban Mê Thuột và được thống nhất dùng trên bản đồ, công văn, sách báo... Đây là tên gọi đúng nhất, bởi lẽ nó là thổ ngữ Êđê và có liên hệ đến lịch sử hình thành đô thị này.

Cách thứ hai cho rằng trong số các danh từ nêu trên thì Buôn Ma Thuột là tên gọi chính xác nhất. Lý do: nguồn gốc ở Tây Nguyên, người Êđê là dân tộc thiểu số cư ngụ rất lâu đời ở đây. Theo phong tục của họ, con trai khi đã có vợ và con, nếu muốn gọi tên người đàn ông đó thì phải đệm từ "ma" vào trước tên của anh ta. Trong trường hợp nêu trên thì Thuột chính là tên của một người đã sáng lập ra cái buôn đó (cách nay đã hơn 100 năm). Như vậy, Ma Thuột là tên của một người, còn Buôn là tên gọi của làng bản ở Tây Nguyên. Mọi cách viết khác dù na ná nhau nhưng không chính xác.

Và nếu hiểu theo cách thứ ba thì buôn là làng của tộc người Êđê, Ma Thuột là tên của một già làng này, ngày trước rất có uy tín, mang lại ấm no và yên ổn cho nhiều thế hệ trong buôn. Buôn Ma Thuột, nghĩa là làng người Êđê, đứng đầu là cụ già Thuột. Viên chức địa chính xưa không hiểu chữ buôn, cứ coi làng của dân tộc thiểu số là bản. Lại không hiểu Ma Thuột nghĩa là gì, nên viết trệch sang thành Bản Mê Thuật, lâu ngày đánh điện báo (ngày trước không có dấu) chỉ còn lại là Ban Me Thuat. Một số người ưa lãng mạn làm văn thơ gọi tắt là em gái Ban Mê, sương mù Ban Mê, nhiều người nói ngọng theo thổ âm lệch sang thành Bang Mê Thuộc.
Theo Hoàng Phương tổng hợp
 
Tổng hợp: SGT Group.