231 lượt xem

THỦY TINH

Thủy Tinh 

Đồ Sơn Thủy Thánh (chữ Hán: 水精) là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, nổi tiếng qua truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, một truyền thuyết rất nổi tiếng trong văn hóa Việt Nam Thế Kỷ 20.
 

https://mytourguide.com.vn/images/minh-minh/unnamed-(1).jpg

Sự tích Sơn Tinh - Thủy Tinh


Ghi chép

Câu chuyện về Thủy Tinh ghi chép trong hai tác phẩm chuyên viết về đề tài tâm linh khá sớm ở nước Việt là
Việt điện u linh tập
và Linh Nãm chích quái.Nhân vật Thủy Tinh thường được đề cập cùng với Sơn Tinh, vị thần núi Tản Viên và là một trong Tứ Bất Tử.


Xuất thân của Thủy Tinh, theo Việt điện u linh tập là: "Xét Giao Châu Ký của Tăng Công chép rằng: Vương là Sơn Tinh cùng với Thủy Tinh làm bạn rất thân thiết, ở ẩn tại động Gia Ninh, châu Phong." Còn theo Linh Nãm chích quái ghi chép: "Đại Vương Sơn Tinh họ Nguyễn, cùng vui ở với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh, huyện Phong Châu".

Như vậy, Thủy Tinh vốn là người cùng gốc với Sơn Tinh, và theo Việt điện u linh tập còn đề cập rằng họ rất thân thiết.

Truyền thuyết

Sách vở cổ

Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh rất nổi tiếng là điển tích ghi nhận chủ yếu về Thủy Tinh.

Theo truyền thuyết được ghi nhận trong Việt điện u linh, Linh Nãm chích quái và Đại Việt sử ký toàn thư tóm tắt: Khi đó Hùng Vương muốn kén rể, nhưng lại không chịu sự xâm lấn của Thục Phán (sách Toàn thư lại ghi là ông nội của Thục Phán) nên mới dán bố cáo chọn người trong nước. Sơn Tinh cùng Thủy Tinh đến so tài. Hùng Vương không chọn được, bèn ra chỉ dụ ngày mai ai đem lễ vật đến trước sẽ thắng. Sơn Tinh đem vàng, bạc, sản vật đến trước nên lấy được Mị Nương, Thủy Tinh đến sau, nổi giận đem quân muốn cướp về, nhưng lại thua trận.

Người đời truyền cứ mỗi năm, Thủy Tinh lại dâng nước lên để đòi Mị Nương, nhưng đều thất bại.

Sách giáo khoa

Câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh phổ biến thì lại có một số chi tiết khác hẳn. Đặc biệt là phiên bản Sách giáo khoa Ngữ Văn Tập 1 Lớp 6 - Nhà Xuất bản Giáo dục: Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (nhiều phiên bản về sau cho rằng nàng ta tên Ngọc Hoa). Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm. Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc.

Xong, vua phán: "Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta". Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.

Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp lấy Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt. Thần Nước đành rút quân. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mệt mỏi, chán chê không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

Câu chuyện về Sính lễ

Trong cả ba sách cổ là Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái và Toàn thư thời nhà Lê, chi tiết sính lễ của Hùng Vương không hề chi tiết, đa phần Hùng Vương không đưa ra cụ thể và cả hai đều dâng những thứ quý của bản xứ.

Điểm mấu chốt của việc Thủy Tinh thua đơn giản là đến muộn. Tuy nhiên, bản trong Sách giáo khoa lại đưa ra rất cụ thể “một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi” - và đặc biệt những thứ này lại nghiêng về phía Sơn Tinh nhiều hơn. Điều này dấy lên những ý kiến tranh luận câu chuyện thiên vị Sơn Tinh. Tuy nhiên, những lập luận trên chỉ có ý nghĩa tranh luận biện giải, nếu đó chỉ là cảm nhận về phiên bản truyền thuyết bản biến thể của Sách giáo khoa phổ thông, chứ những lập luận trên không có ý nghĩa gì đối với những phiên bản cổ hơn.

Bài thơ "Sơn Tinh, Thủy Tinh" do Nguyễn Nhược Pháp sáng tác, một người sống ở đầu thế kỉ 20 cũng không đưa ra bất kì chi tiết sính lễ khớp với Sách giáo khoa đưa ra, cụ thể qua những câu thơ:

 

Rừng xanh thả mây đào man mác,
Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu
Mình phủ áo bào hồng ngọc dát,
Tay ghì cương hổ, tay cầm lau.
Theo sau năm chục con voi xám
Hục hặc, lưng cong phủ gấm điều,
Tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng,
Sừng tê, ngà voi và sừng hươu
Hùng Vương trên mặt thành liễu rủ,
Hớn hở thần trông, thoáng nụ cười.
Thần suốt đêm sao dài không ngủ,
Mày ngài, mắt phượng vẫn còn tươi.
Sơn Tinh đến lạy chào bên cửa,
Vua thân ngự đón nàng Mị Nương.
Lầu son nàng ngoái trông lần lữa,
Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương.
Quỳ lạy cha già lên kiệu bạc,
Thương người, thương cảnh xót lòng đau.
Nhìn quanh, khói tỏa buồn man mác,
Nàng kêu: "Phụ Vương ôi! Phong Châu!"
Kiệu nhỏ đưa nàng đi thoăn thoắt,
Hùng Vương mơ vịn tay bờ thành.
Trông bụi hồng tuôn xa, xa lắc,
Mắt nhòa lệ ngọc ngấn đầm quanh...
Thoảng gió vù vù như gió bể,
Thủy Tinh ngồi trên lưng rồng vàng.
Yên gấm tung dài bay đỏ choé,
Mình khoác bào xanh da trời quang
Theo sau cua đỏ và tôm cá,
Chia đội năm mươi hòm ngọc trai,
Khập khiễng bò lê trên đất lạ,
Trước thành tấp tểnh đi hàng hai.
Hùng Vương mặt rồng chau ủ rũ,
Chân trời còn phảng bóng người yêu,
Thủy Tinh thúc rồng đau kêu rú,
Vừa uất vì thương, vừa bởi kiêu.
Co hết gân nghiến răng, thần quát:
"Giết! Giết Sơn Tinh hả hờn ta!"
Tức thời nước sủi reo như thác,
Tôm cá quăng ngọc trai mà huơ.

 

An Dương Vương là hậu duệ của Thủy Tinh - bại tướng của Sơn Tinh?
 

Liệu An Dương Vương có phải là hậu duệ của một “Thủy Tinh – thất bại trong cầu hôn” hay không? Chúng tôi không đưa ra kết luận mà chỉ nêu ra vấn đề để bạn đọc suy ngẫm. Hay như sử gia Ngô Sỹ Liên từng nói: Còn như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh thì rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi
 

https://mytourguide.com.vn/images/minh-minh/thuy-tinh.jpg

Tranh vẽ về cuộc chiến Sơn Tinh và Thủy Tinh - Ảnh: Internet

Trước thời kỳ Bắc thuộc, sử nước ta ghi chép rất sơ sài với nhiều chi tiết truyền miệng và mang tính chất huyền sử. Có một điều chắc chắn từ các di chỉ cổ vật thì nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt là Văn Lang do các vua Hùng lãnh đạo. Sau đó mới đến nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương.

Thời kỳ vua Hùng thì cũng có nhiều truyền thuyết được nhắc đến như Thánh Gióng phá giặc thời vua Hùng thứ 6 hay vua Hùng thứ 7 là Hoàng tử Lang Liêu được vua cha truyền ngôi nhờ biết cách làm bánh chưng bánh dày hay chuyện Mai An Tiêm thời vua Hùng thứ 17. Về sử thì có kể thêm truyện: Thời Thành Vương nhà Chu [1063-1026 TCN], nước Việt ta lần đầu sang thăm nhà Chu (không rõ vào đời Hùng Vương thứ mấy), xưng là Việt Thường thị, hiến chim trĩ trắng. Chu Công nói: "Chính lệnh không ban đến thì người quân tử không coi người ta là bề tôi của mình", rồi sai làm xe chỉ nam đưa sứ giả về nước.

Nhưng nổi tiếng hơn cả là truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh thời vua Hùng thứ 18 đã được đưa vào cả sử sách và được kể rất nhiều trong các câu truyện cổ tích. Chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh thời Hùng vương thứ 18 được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau:

Bấy giờ có hai người từ ngoài đến, lạy dưới sân để cầu hôn. Vua lấy làm lạ, hỏi thì họ thưa rằng một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh, đều ở trong cõi cả, nghe nhà vua có thánh nữ, đánh bạo đến xin lĩnh mệnh. Vua nói: "Ta có một người con gái, lẽ nào lại được cả hai rể hiền?". Bèn hẹn đến ngày hôm sau, ai đem đủ sính lễ đến trước thì gả cho người ấy. Hai người vâng lời, lạy tạ ra về. Hôm sau, Sơn Tinh đem các đồ châu báu vàng bạc, chim núi thú rừng đến dâng. Vua y hẹn gả con cho. Sơn Tinh đón vợ về ở ngọn núi cao trên núi Tản Viên. Thủy Tinh cũng đem sính lễ đến sau, giận tiếc là không kịp, bèn kéo mây làm mưa, dâng nước tràn ngập, đem các loài thủy tộc đuổi theo. Vua cùng Sơn Tinh lấy lưới sắt chắn ngang thượng lưu sông Từ Liêm để chặn lại. Thủy Tinh theo sông khác, từ Ly Nhân vào chân núi Quảng Oai rồi theo dọc bờ lên cửa sông Hát, ra sông lớn mà rẽ vào sông Đà để đánh Tản Viên, nơi nơi đào sâu thành vực thành chằm, chứa nước để mưu đánh úp. Sơn Tinh có phép thần biến hóa, gọi người man đan tre làm rào chắn nước, lấy nỏ bắn xuống, các loài có vảy và có vỏ trúng tên đều chạy trốn cả. Rốt cuộc Thủy Tinh không thể xâm phạm được núi Tản Viên. (Tục truyền Sơn Tinh và Thủy Tinh từ đấy về sau đời đời thù oán, mỗi năm mùa nước to thường vẫn đánh nhau).

Cho dù trong sử đã bỏ những chi tiết sính lễ khó tin như voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao nhưng màu sắc huyền sử vẫn còn như chuyện Thủy Tinh kéo mây làm mưa... Chính sử gia Ngô Sỹ Liên cũng cho rằng: Còn như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh thì rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi).

Thủy tinh thất bại nhưng nhiều lần kéo quân lên gây chiến, đó là chuyện được đúc kết lại và người ta tin rằng câu chuyện nhằm để kể về ý thức trị thủy từ xa xưa của ông cha ta. Nhưng cũng có một chi tiết khác mà ít người biết là cuối thời vua Hùng có truyện được Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép như sau:

“Trước kia, Hùng Vương có con gái gọi là Mị Nương. Thục Vương nghe tin, sai sứ đến cầu hôn. Hùng Vương muốn gả cho, nhưng Lạc Hầu can rằng: "Ý nó muốn toan tính ta đây, chẳng qua mượn tiếng cầu hôn đó thôi". Thành thử việc đó thôi hẳn. Thục vương căm giận lắm, dặn con cháu sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang. Đến bấy giờ, cháu là Thục Phán có sức mạnh và mưu lược, nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương. Hùng Vương quân giỏi, tướng mạnh, hễ ra đánh, quân Thục thua liền.

Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép truyện này vắn tắt hơn như sau: “Mị Nương đã lấy Sơn Tinh, Thục Vương tức giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đến đời cháu là Thục Phán có dũng lược, bèn đánh lấy nước”.

Như vậy, có thể đặt ra nghi vấn là phải chăng câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh được truyền miệng trước đây cũng là nhằm để tả những cuộc chiến giữa Văn Lang và các nước láng giềng do tranh chấp xung quanh việc thông hôn. Thủy Tinh – vua loài thủy tộc đòi lấy người thì chắc là không có thật như chuyện Thục Phán (hay An Dương Vương), người ghi mối hận đời trước bị vua Hùng cự tuyệt hôn nhân là có thật. Liệu An Dương Vương có phải là hậu duệ của một “Thủy Tinh – thất bại trong cầu hôn” hay không? Chúng tôi không đưa ra kết luận mà chỉ nêu ra vấn đề để bạn đọc suy ngẫm.

Sau cuộc nội chiến đầu tiên của người Việt đã dẫn đến sự thống nhất của Âu Việt (Thục Phán) – Lạc Việt (Hùng Vương) thành nước Âu Lạc do Thục Phán - An Dương Vương lãnh đạo.

Nguồn: SGT Tổng hợp.