354 lượt xem

Thuyết minh CITY tour Đà Lạt

City Tour Đà Lạt

Thuyết Minh Tuyến Điểm 

NHÀ THỜ DOMAINE DE MARIE

Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), nhà thờ Mai Anh (vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào). Đây là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn với tổng diện tích là 12 ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về hướng tây nam.

Nhà thờ được xây dựng từ năm 1930. Từ năm 1943, nhà thờ được xây dựng lại với một dạng kiến trúc độc đáo.

Trước đây nhà thờ là tu viện chính của dòng tu nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (từ năm 1940 – 1943). Sau năm 1975, ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng cho các mục đích công ích. Ở đây sơ đã nuôi rất nhiều trẻ em mồ côi và dạy nghề cho các em như dệt, thêu, vẽ tranh, v.v..để các em trở thành những người có ích cho xã hội.

Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây. Vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11 m và chiều dài là 33 m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính.

Tiền đình được thiết kế là một hình tam giác cân, trên đỉnh nhọn của nóc mái có gắn một cây thánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác. Chính giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn. Chi tiết này thường xuất hiện trong các nhà thờ của Pháp cuối thế kỷ XVII.

Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Mái nhà có độ dốc khá lớn, được lợp ngói màu đỏ sản xuất ở Việt Nam. Hệ vì kèo gỗ được chế tạo tinh vi góp phần vào việc hình thành một không gian nội thất trong nhà thờ. Các cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn vừa tạo những điểm nhấn duyên dáng cho một diện tích mái khá lớn, vừa là nơi gắn những tấm kính màu (xuất xứ từ Pháp) chiếu sáng cho không gian thánh đường thêm phần lung linh, huyền ảo.

Phần tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng Normandie (miền Bắc nước Pháp). Tường dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong, do đó ở mặt bên của công trình có thể nhận thấy rõ các mảng đặc – rỗng, sắc độ đậm nhạt -sáng tối, làm cho mặt bên của công trình càng thêm ấn tượng và độc đáo. Từ khi hoàn thành cho đến nay nhà thờ chỉ dùng vôi màu hồng đậm để quét tường.

Nhà thờ thời gian đầu xây dựng không có tháp chuông. Hiện tại nhà thờ đã có tháp chuông, tháp được đặt ở ngay phía sau ngôi chánh điện với quả chuông nhỏ. Trong nhà thờ có tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu tạc theo hình mẫu của phụ nữ Việt Nam, do Jonchère – một kiến trúc sư người Pháp thiết kế, cao 3 m nặng 1 tấn, được làm năm 1943 và do phu nhân toàn quyền Đông Dương Decoux (Suzanne Humbert) dâng cúng.

Phía sau nhà thờ là phần mộ của bà Decoux, để hoàn thành tâm nguyện của bà và để ghi nhớ công ơn của bà, người có công trong việc giúp xây dựng nhà thờ. Bà đã bị tai nạn trong một chuyến đi từ Sài Gòn ra Đà Lạt để giải quyết mâu thuẫn giữa Hoàng hậu Nam Phương và thứ phi Mộng Điệp (bà đã bị tai nạn tại đèo Prenn, sau đó được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng nhưng vì vết thương quá nặng nên bà đã qua đời tại đó vào năm 1944).

Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu hiện đại với ba dãy nhà 3 tầng của dòng Nữ tu Bác Ái, bao quanh vườn trong, tường quét vôi màu vàng, mái lợp ngói đỏ.

Nằm trên đường Ngô Quyền, trên đồi Mai Anh, nhà thờ Domain de Marie còn có tên là nhà thờ Mai Anh vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào. Từ năm 1940 đến năm 1943 nơi đây là nhà nguyện của nữ tu dòng Bác Ái – một tu hội nữ tu có mặt tại Việt Nam từ năm 1928.

Nhà thờ Domain De Marie nằm trong khu Lam Sơn, được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1944 do phu nhân toàn quyền Jean Decoux đứng ra quyên góp của nhiều giáo dân. Tên gọi Domain De Marie có nghĩa là “lãnh địa của Đức Bà”. Nhà thờ được xây dựng lại theo lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ nhà thờ nào khác ở Đà Lạt bởi được xây dựng bằng một chất kết dính là vôi, mật mía, và một số vật phụ gia khác.Khi xây dựng nhà thờ, vị phu nhân toàn quyền Đông Dương có tâm nguyện là lúc mất người sẽ được chôn ở đây. Vào năm 1944, trên đường đi hoà giải mâu thuẩn giữa Bà Nam Phương Hoàng hậu và Bà Mộng Điệp, bà đã bị giao thông trên đoạn đường Khe Sanh và mất mộ tháng sau đó. Thi hài Bà đã được chôn cất tại hành lang sau nhà thờ, trong khuôn viên của một vườn hoa thoáng mát và rộng lớn, như yêu cầu của Bà lúc còn sống.Tuy nhà thờ không có tháp chuông trên đỉnh nhưng tiền đình được thiết kế là một tam giác can, phía trước được trang điểm các vòm cửa nhỏ. Tường được xây dựng bằng đá chẻ đến ngang bệ cửa sổ theo lối kiến trúc Normandie. Không gian nội thất được chiếu sáng bởi những khung kính màu, càng làm tăng thêm phần lung linh hấp dẫn cho thánh đường. Nhà thờ còn lưu trữ pho tượng Đức Me ban ơn cao 3m, nặng 1 tấn là quà tặng của phu nhân toàn quyền Đông Dương Decoux. Bức tượng được đặt giữa cung thánh trên nhà thờ. Tượng do nhà điêu khắc Johchère, người Pháp làm tại Hà Nội và đưa về nay năm 1944.Vào khuôn viên nhà thờ bạn có thể thấy rất nhiều loại hoa, đặc biệt là hoa Hải Tiên. Sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới với 3 dãy nhà tầng của dòng Nữ Tu Bác Ái, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ. Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ như sáng rực hẳn lên.Nhà thờ Domain de Marie chỉ có tu nữ, họ sống và làm việc ở đây như đan áo lạnh, bán cho du khách vào tham quan nơi đây.

ĐỒI MỘNG MƠ

Đồi Mộng Mơ tọa lạc tại số 05 đường Mai Anh Đào , Phường 8, tp Đà Lạt.

Đồi Mộng Mơ với tổng diện tích gần 12 hecta, nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chỉ 4km về phía Bắc và nằm bên cạnh Thung Lũng Tình Yêu xinh đẹp.

Khu du lịch này được tôn tạo từ Hồ Rồng ( Hồ Rồng được khởi công xây dựng từ năm 1978 và chuyển thành khu du lịch từ năm 1992), nay đã được biến chuyển thành một khu du lịch khép kín với một diện mạo hoàn toàn mới .

Khu du lịch Đồi Mộng Mơ là một điểm du lịch được khai trương vào năm 2003 nhân dịp kỷ niệm 110 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.Đến với khu du lịch Đồi Mộng Mơ, ngoài việc thưởng ngoạn các thắng cảnh thiên nhiên thơ mộng hữu tình với muôn ngàn hoa khoe sắc, một không gian lãng mạn và hấp dẫn, quý khách còn được vui chơi, giải trí và có những trải nghiệm vô cùng thú vị với nghệ thuật đá chen hoa, thác vàng, hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi thể thao, giải trí và bán đồ lưu niệm.Đồi Mộng Mơ với đầy đủ màu sắc của hoa, cỏ xanh mướt bốn mùa, nhiều giống hoa mới, màu sắc rực rỡ được chăm sóc tốt, thiết kế đẹp tạo cảm tình cho khách ngay từ ban đầu.

Dù mới ra đời với thời gian không bao lâu nhưng khu du lịch đồi Mộng Mơ tự hào đã và đang trở thành một trong những điểm du lịch thu hút nhiều du khách nhất khi đến với thành phố hoa.Đến đây du khách có dịp thưởng thức những kiến trúc nhân tạo được kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên từ tiểu Vạn Lý Trường Thành vắt ngang qua 2 km đồi núi đến căn nhà cổ hơn 300 năm được dựng từ nguyên bản nhà rường ở Bình Định sẽ đưa bước chân du khách đến với những hoài niệm của quá khứ ngàn xưa, từ vườn đá cảnh thiên nhiên đầy đủ sắc màu đến những kỳ hoa dị thảo rực rỡ khoe sắc tỏa hương trong những khu vườn chung quanh Đồi Mộng Mơ giúp cho du khách có những cảm giác mới lạ và thư thái.Điều thú vị thu hút du khách chính là sân khấu cồng chiêng, và Làng Văn hoá dân tộc. Công ty Cổ Phần Thành Ngọc đã đầu tư cho xây dựng một sân khấu biểu diễn cồng chiêng, mái hình rẽ quạt, lợp tôn màu, sâu khấu và khán đài tam cấp chính được làm bằng đá đủ chỗ cho 550 người ngồi trên địa hình dốc cao của khu đất. Đến với không gian này quý khách có thể nghe những nghệ sĩ hát ở đây hát cho nghe những bài hát về núi rừng và được giao lưu với những trò chơi thật thú vị.

KHU TRƯNG BÀY HOA KHÔ

Tọa lạc trên ngọn đồi cao, cạnh Thung lũng Tình yêu, khu du lịch Rừng Hoa Đà Lạt là điểm tham quan đa dạng vừa là địa chỉ nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường ĐH-CĐ. Tại đây có showroom hoa tươi bảo quản nghệ thuật lớn nhất Việt Nam. Hàng chục loại hoa, lá được sấy khô và bảo quản theo công nghệ Nhật Bản, giúp lưu giữ hoa từ 3 đến 5 năm.

Tại đây còn có một showroom hoa chậu và cây cảnh với hơn 100 loại do công ty sản xuất bằng công nghệ tiên tiến nhất, hoa được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Tại đây vừa đưa vào hoạt động siêu thị đặc sản Đà Lạt rộng hơn 1.000m2, siêu thị “hội tụ” những thương hiệu hàng đầu của Đà Lạt như rượu vang, trà atisô, trà xanh, trà ướp hương, trà ô long, các loại mứt dâu tây, dâu tằm, khoai lang dẻo, các sản phẩm rau quả sấy khô… Siêu thị còn trưng bày và bán các loại mỹ phẩm cao cấp, các sản phẩm đan len đặc trưng của Đà Lạt, sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre lá của tỉnh Lâm Đồng, các loại bình cắm hoa và phụ liệu cắm hoa…

Với mô hình du lịch tham quan và phương thức kinh doanh mới, hy vọng khu du lịch Rừng Hoa Đà Lạt sẽ giúp du khách có những trải nghiệm thú vị khi đến với thành phố ngàn hoa Đà Lạt.
 
THÁC DATANLA

Đatanla hay Datanla là một ngọn thác lớn nằm trong khu du lịch Đatanla – cách thác Prenn 8 km và thành phố Đà Lạt 10 km và là điểm tham quan, phiêu lưu mạo hiểm.

Đatanla hay Đatania do các từ K’Ho ghép lại: “Đà-Tàm-N’ha” có nghĩa là “nước dưới lá”- liên hệ đến cuộc chiến tranh Chăm- Lạch – Chil thế kỷ XV – XVII.Thác Datanla có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Thác Datanla không ồn ào do chảy qua nhiều thềm đá. Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên, phần sâu hun hút phía trên có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần. Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh quân đã trụ lại và bảo toàn được lực lượng.

Truyền thuyết thứ 1

Đatanla là nơi dũng sĩ K`Lang và nàng sơn nữ Hơbiang gặp nhau. Nơi đây, chàng Lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, 7 con chó sói và 2 con cáo. Truyên kể của đồng bào dân tộc còn ghi lại rất rõ trận đánh ấy: “Cây đổ ào ào, gió cuồng lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn…”.Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là vực Tử Thần ở chân thác. Từ đó Đatanla là nơi hẹn hò của đôi tình nhân.

Truyền thuyết thứ 2

Truyền thuyết kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam Nnha” có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Đatanla

Truyền thuyết thứ 3Có truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Pôrêmê, người Chăm từ Panduranga (Phan Rang) thường kéo lên tấn công người Lạt, người Chil ở cao nguyên Lang Biang để giành đất và bắt nô lệ. Trong lúc người Lạch sắp thua vì thiếu “cái nước” thì tình cờ họ phát hiện ra dòng thác này và có nước uống, nên người Lạt đã chiến thắng và bảo vệ được buôn làng. Còn người Chăm thua vì họ không biết “dưới lá có nước”. Từ đó bà con bộ tộc Lạt đặt tên là “Đạ Tam Nnha” (dưới lá có nước) để nhắn nhủ với con cháu sau này.”

NÚI LANGBIANG

Langbiang – hay núi Langbiang, hay khu du lịch núi Langbiang là hai ngọn núi: Núi Ông và núi Bà nằm cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Núi Bà cao 2.167 m so với mặt nước biển., núi Ông cao 2.124 m so với mặt nước biển. Ngoài ra trong khu du lịch còn có ngọn đồi Ra-đa cao 1.929 m, ngọn đồi này cũng là một địa điểm quen thuộc đối với du khách. Nhìn từ trung tâm thành phố Đà Lạt Núi Bà nằm bên trái, núi Ông nằm bên phải. Langbiang được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt, và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.Langbiang – là hai tên ghép từ câu chuyện của chàng K’lang và nàng H’biang theo truyền thuyết của dân tộc K’Ho

Câu chuyện tình của chàng K’lang (người Lát, một nhánh của dân tộc K’Ho) và người con gái tên H’biang (người Chil, một nhánh khác của dân tộc K’Ho) đã làm xúc động bao du khách khi đặt chân đến đây. Nhà K’lang và H’biang đều ở dưới chân núi, họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng hái quả. H’biang gặp nạn và chàng K’lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Một lần gặp gỡ nhưng cả hai đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 tộc người mà H’biang không thể lấy K’lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau. Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một nơi trên đỉnh núi để sinh sống. Khi H’biang bị bệnh, K’lang tìm mọi cách chữa trị nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng. Kết thúc câu chuyện, H’biang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’lang. Đau buồn khôn xiết, K’lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Đạ Nhim (suối khóc). Sau cái chết của hai người, cha Biang rất hối hận, đứng ra thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K’Ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và nàng H’biang chết được đặt lên là Lang Biang – tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.

Ngày xưa tại vùng núi này, có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lát, thương người con gái tên Biang, con gái tù trưởng bộ tộc Chil. Do khác bộ tộc nên nàng Biang không cưới được chàng Lang, vì vậy hai người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và phản đối luật tục khắt khe. Khi Lang và Biang mất, cha của Biang hối hận đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré…thành chung một dân tộc K’Ho. Từ đó thanh niên nam nữ các bộ tộc dễ dàng yêu nhau, cưới nhau. Mộ hai người dần trở thành hai ngọn núi cao nằm cạnh nhau và dân làng đặt tên cho ngọn núi này là núi LangBiang.

Do nằm ở độ cao được xem là một trong những đỉnh núi cao nhất Đà Lạt, núi Langbiang được xem là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân nơi đây. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Từ dưới chân núi, Langbiang có đầy đủ các dịch vụ du lịch: như nhà hàng, quán ăn, hang lưu niệm. Đặc biệt, tại đây có dịch vụ xe Jeep đưa khách lên đỉnh khá thú vị. Ngay dưới chân núi, có một thung lũng khá lớn, nơi tổ chức thành công lễ hội 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Do đó, nó được gọi là Thung lũng trăm năm, được thiết kế như một khu du lịch sinh thái, giải trí.

Tại đây, du khách có thể thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với người dân tộc, nghe họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Nếu du khách không thích đi bằng xe Jeep lên đỉnh đồi Ra-đa, du khách có thể chinh phục đỉnh núi bằng cách đi bộ theo con đường nhựa xuyên qua những cánh rừng thông và những nhà ở của dân tộc nơi đây.

Tại đỉnh đồi Ra-đa, có các dịch vụ như nhà hàng, quán cà phê và các dịch vụ khác như: ống nhòm nhìn thành phố Đà Lạt từ trên cao, cưỡi ngựa chụp hình. Đặc biệt, trên đỉnh đồi còn có vườn hoa, tượng chàng K’lang và nàng Hơbiang, khu bán hàng lưu niệm,…

Từ trên đỉnh đồi Ra-đa, du khách có thể nhìn thấy Suối Vàng và Suối Bạc và toàn cảnh Đà Lạt trên cao với những màn sương mù bay phất phơ trước mặt làm bạn cứ ngỡ như là đang ở trên mây.

Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, du khách có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe buýt quãng đường 12 Km đến chân núi. Nếu chọn xe buýt thì tên tuyến xe buýt là Đà Lạt – Lạc Dương. Trạm xe buýt tại khu Hòa Bình gần chợ Đà Lạt.

Du khách có hai lựa chọn chính cho chuyến leo núi

Lựa chọn 1: Chinh phục đồi Ra đa (độ cao 1929m)

Tuyến đường được rải nhựa, dài 6 km. Có thể đi bộ hoặc thuê xe Jeep lên đỉnh đồi

Thời gian trung bình để lên tới đỉnh đồi: nếu đi bộ 1,5 – 2h, nếu đi xe Jeep 15ph

Lựa chọn 2: Chinh phục đỉnh Núi Bà – Langbiang (độ cao 2167m)Thời gian trung bình đi từ chân núi lên tới đỉnh núi 3h. Thời gian đi từ đỉnh núi xuống chân núi 2h.

Phần 1: Từ cổng khu du lịch lên đến trạm kiểm soát vườn quốc gia Bidoup Núi Bà

Có 2 con đường để đến trạm kiểm soát

Đi theo đường nhựa mà xe Jeep dùng để vận chuyển hành khách đến đồi Ra đa, đi khoảng 3- 4km đến ngã 3 có trạm kiểm soát của vườn quốc gia thì rẻ phải vào con đường mòn.

Không vào cổng của khu du lịch mà men theo con đường mòn bên phải cổng, bên đường có thể nhìn thấy một vài ngôi nhà và đất canh tác của đồng bào bản địa. Sau đó đi vào rừng thông, theo con đường mòn hướng đến trạm kiềm soát (lưu ý: đường dốc, có nhiều đoạn bị mất dấu – có thể bị lạc).

Phần 2: Từ trạm kiểm soát đến đỉnh Núi Bà – Langbiang.

Đi theo con đường mòn. Đường mòn khá rõ ràng. Trên đường đi có thể thấy được sự phân bố của thực vật thay đổi theo độ cao. Du khách sẽ đi ngang qua rừng thông, rừng già, cây đại thụ, v.v.

Tuyến đường này là đường mòn không thể đi xe được.

Ngoài ra ban quản lý vườn quốc gia Bidoup Núi Bà còn cung cấp dịch vụ hướng dẫn viên để dẫn đường và thuyết minh về sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia.

Nguồn: SGT Tổng Hợp