776 lượt xem

Thuyết minh tuyến Sài Gòn - Bình Dương

Sài Gòn - Bình Dương



Nhắc đến Tp HCM ,một Tp trẻ chỉ hơn 300 tuổi tính từ năm 1698, năm Sài Gòn chính thức được các chúa Nguyễn đưa vào bản đồ hành chính Việt Nam.

Trước đó nơi đây là một vùng đất còn rừng rậm , vũng lầy người ở thưa thớt và còn nằm trong vùng ảnh hưởng của Chân Lạp , sau đó người Việt từ miền trung di cư vào với tài năng trồng lúa nước của mình , họ đã biến vùng đât dữ thành vùng đồng bằng trù phú .Những năm đầu thế kỉ  XVIII ,nguồn gạo dồi dào đã đưa Sài Gòn trở thành một trung tâm thương mại lớn trong cả nước , gạo từ Đồng Nai đưa đi các nơi , Huế ,Hà Nội và xuất khẩu ra những khu vực lân cận như Trung Quốc ,Mã Lai …

Lúc này Sài Gòn có 2 trung tâm chính : Vùng Quận 1 là trung tâm hành chính của người Việt ,chợ lớn là khu người Hoa –trung tâm thương mãi lớn .

Năm 1859 , pháp tiến đánh Sài Gòn , 2 bên dằn co nhau trong 2 năm , đến năm 1861 , Pháp chiếm Sài Gòn và 3 tỉnh lân cận  ,thẳng tay phá hủy các công trình  nhà Nguyễn , chùa cổ , thay vào đó là xây dựng những công trình kiến trúc mới theo kiểu âu , quyết tâm ở lại làm ăn lâu dài .

Thành Phố Sài Gòn và thành phố chợ lơn nằm cách nhau khoảng 5 km . Năm 1931 chính thức sát nhập lại làm một . Năm 1954 sau khi hiệp đinh Gionevo được kí kết , hơn nửa  triệu dân từ miền bắc đổ vào nam và chính sách dồn dân từ thôn quê lên Sài Gòn , đã đưa Sài Gòn trở thành một trung tâm thành phố lớn nhất cả nước ,và nơi đây trở thành một vùng đất hứa ,người dân khắp nơi đổ về để tìm nơi an cư lập nghiệp mới .

Năm 1975 , đất nước thống nhất , Sài Gòn đổi tên thành Tp HCM với nhiều chính sách mở cửa  , đổi mới nhằm lấy lại sức trẻ và tính đến chuyện hóa rồng Châu Á .

Gỉa thuyết tên gọi Sài Gòn : với nhiều giả thuyết khác nhau về tên gọi Sài Gòn , có gia thuyết cho rằng ngày xưa vùng đất này có rất nhiều cây Gòn , người dân thấy thế gọi thành tên , cũng có giả thuyêt cho rằng tên gọi Sài Gòn xuất phát từ Prey Nkor ( theo tiếng khmer – lãnh thổ người khmer) người dân đọc trại thành Sài Gòn ( Prey là rừng , Nkor là quốc gia )

Tp HCM Ngày nay gồm 23 quận huyện  , phía bắc giáp tỉnh Bình Dương , tây bắc giáp Tây Ninh , Đông và Đông bắc giáp Đồng Nai , đông nam giáp Bà Rịa Vũng Tàu . tây – tây nam giáp tỉnh Long An ,Tiền Giang .Cách Hà Nội 1730 km với diện tích hơn 2000km2 , dân số trên 10 triệu người gồm nhiều thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống và phát triển .

Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt .mùa mưa băt đâu từ tháng 5 đến tháng 10 , mùa nóng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau . Những trận mưa như trút nước nhưng lại nhanh tạnh , mưa bất chợt đến rồi bất chợt đi đó cũng là nét riêng của mưa sài gòn , có người ví rằng mưa sài gòn như người con gái đôi mưa , vừa đỏng đảnh lại đáng yêu , nhanh giận nhưng mau quên …

Đến với Tp HCM , ngoài những điểm tham quan không thê bỏ qua như Nhà Thờ Đức Bà , Bưu điện Thành Phố , Dinh Độc Lập ….. Sài Gòn là nơi có ẩm thực vô cùng phong phú , vì là nơi dân cư tập trung từ mọi miền , nên ẩm thực Sài Gòn vô cùng phong phú , nếu như Hà Nội có Phở , Vùng đất quảng nổi tiếng với Mì Quảng ,… thì đến với Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức những món đặc sản ở nhiều nơi khác mà không cần phải đi đâu xa .

Vì Sài Gòn có bề dày lịch sử như thế , Sài Gòn Xinh đẹp như thế , sài gòn than thương đến thế nên Sài Gòn tự bao giờ đã đi vào những bài hát , bài thơi ca ….

Sài Gòn chưa xa đã nhớ
Đường vui đôi chân sớm trưa
Tình yêu chưa xa đã nhớ
Lời yêu tan trong tiếng mưa
Đường êm quen tên vẫn nhớ
Hẹn mãi như chưa bao giờ
Hẹn nhau thêm nơi phố lớn
Để nghe tim nhau náo động

 
Cùng với sự phát triển mọi mặt của thành phố trẻ ,nhưng Thành Phố vẫn đang phải đổi mặt với những vấn nạn của một đô thi lớn có số dân tăng quá nhanh , trong nội ô thành phố đường phố trở nên quá tải , vào buổi sáng như chúng ta đang thấy hoặc chiều vào giờ tan tầm , tình trạng ùn tắt giao thông nghiêm trọng , hệ thống giao thông công cộng chưa thực sự hiệu quả , mọi trường thành phố bị ô nhiễm nặng bởi khí thải , chất thải .

Hiện nay thành phố đang triển khai tuyến xe buýt nhanh dọc đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ , dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2018 .

BÌNH DƯƠNG là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ , bắc giáp với Bình Phước , nam giáp với Tp HCM , đông giáp với Đồng Nai , tây giáp với Tây Ninh .

Bình Dương ngày nay với chập chùng nhưng rừng cao su , nơi có nhiều vườn cây ăn trái như Lái Thiêu nổi tiếng với các loại trái cây như sầu riêng , măng cụt , chôm chôm ….

Bình dương là tỉnh thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía nam , cùng với Tp ThỦ Dầu Một nơi nổi tiếng với nhiều làng nghề như gốm sứ , sơn mài , điêu khắc gỗ .. đang dần tạo nên một Bình Dương rất khác , trong kí ức Bình Dương là vùng đất chiến trường xưa , sau giải phóng Bình Dương là một tỉnh nghèo nàn , ít dân cư sinh sống , người việt từ các nơi di cư về cùng nhau sinh sống và xây dựng một Bình Dương phat triển như hiện nay , trong số đó có cộng đồng người hoa cũng góp công sức không nhỏ .
Là một trong những thành phần dân tộc trong 54 dân tộc anh em Việt Nam , từ môt nơi đất chật người đông , ban đầu cộng đồng NGƯỜI HOA  di cư đến việt nam để tìm nơi an cư lập nghiệp ,nhất là sau khi có cuộc hôn nhân của giữa vua chân lạp và huyền trân công chúa , chính quyền đàng trong đã thiết lập một đồn binh ở đây để bảo vệ lưu dân .

Đồng bào người hoa không ngừng mở mang bờ cõi , góp phần xây dựng nên một vùng đất trù phú , bằng chứng là nhưng năm pháp tiến đánh Sài Gòn 1859 , lúc này Sài Gòn chia làm 2 khu , quận 1 là khu hành chính của người việt , Thành Phố chợ lớn là nơi cộng đồng người hoa sinh sống và đây trở thành một trung tâm thương mại sầm uất .

Cộng đồng người hoa di cư sang Việt Nam nhiều khi sau khi Mạc cửu ( Quảng Đông , Trung Quốc )  vì không chấp nhận bắt ngườ hán phải cạo đầu thắt bím tóc ông đã bỏ trốn sang Chân Lạp , ở đây ông được vua chân lạp trọng dụng và cho cai quản đất Mang Khảm (Hà Tiên)  , tại đây ông đã chiêu mộ người hoa và dân cư người việt khai khẩn đất đai lập làng sinh sống . Ông đã mở cảng cho tàu thuyền ngườ I hoa và các nước khác đến buôn bán , dần dần biến đây thành một nơi trù phú . Lúc này tình hình chính trị của đàng trong , xiêm la và chân lạp rất phức tạp , đàng trong suy yếu , đât Mang khảm của Mạc Cửu cũng bị quân xiêm chiếm đóng ,bản than Mạc Cửu Bị bắt sang xiêm , sau đó ông trở vè cưới vợ là Bùi Thị Lẫm ( Biên Hòa ) sinh ra con là Mạc Thiên Tứ

Mối quan hệ giữa Mạc Cửa và triều đình ngày càng gần hơn , ông dâng đất Hà Tiên cho triều đình và được phong thành tổng trấn , vung đất Hà Tiên nằm trong quyền bảo hộ của triều đình nhà nguyễn . Từ đó người xiêm k bao giờ dám chống phá nữa ,người việt ,người hoa kéo đến sinh sống ngày càng đông đúc sấm uất hơn .

Riêng tại vùng đất Thủ Dầu Một – Bình Dương họ đã sớm hòa nhập với cộng đồng người việt đoàn kết xây dựng lớn mạnh vùng đất mà họ đã chọn là que hương thứ 2 .

Người hoa chon huyện Bình AN (Bình Dương) là điểm dừng vì nhiều lí do : tại đây có khu chợ lớn là chợ Phú Cường  , người hoa giỏi kinh doanh ,buôn bán nên đay là nơi dừng chân lý tưởng , người dân phúc kiến rất giỏi nghề làm gốm , chợ phú cường vừa tiện cho việc kinh doanh , vừa thuận tiện giao thông kể cả đường thủy và đường bộ

Sau khi tụ tập sinh sống khu vực xung quanh chợ phú cường người hoa tiếp tục tụ cư ở tân thới tây , xã tân thới giáp đông , và tiếp tục biến nơi đây trở thành khu chợ sầm uất là chợ Lái Thiêu

Người phúc kiến cũng tận dụng nguyên liệu đất sét ở đây để làm gốm .

Sau khi người pháp đên và chiếm đóng huyện Bình AN , ổn định sự cai trị ở Nam kỳ , thiết lập khu hành chính ThỦ Dầu Một và thành lập tỉnh Thủ Dầu Một ( 1889) số lượng người hoa càng đông hơn , đông nhất là người phúc kiến , quảng đông , triều châu ..

Riêng cộng đồng người Hoa ở Dầu Tiếng có quá trình lịch sử hình thành và phát triển gắn với quá trình Công ty đồn điền cao su Mit-sơ- lanh  triển khai trồng cây cao su ở Dầu Tiếng vào năm 1917. Dầu Tiếng trở thành nơi tụ cƣ thứ 4 của ngƣời Hoa ở Bình Dương  mà không gắn với quá trình phát triển đô thị hay hình thành trung tâm gốm

Người hoa sinh sống theo từng cộng đồng , chia thành nhiều nhóm người hoa khác nhau , quảng đông , phúc kiến , triều châu , ….

Người  Hoa Quảng Đông ở Thủ Dầu Một có đặc điểm nổi bật là phần đông sinh sống bằng kinh doanh  buôn bán. Họ là chủ các tiêm chạp phô, các tiệm nước , các cửa hàng ăn uống, tiệm vàng, khách sạn…trước những năm  1975, khách sạn lớn nhất chợ Thủ là khách sạn bà Lình, một phụ nữ Quảng Đông khá nổi tiếng.. nổi tiếng về kinh doanh tạp hóa, buôn bán gạo; các tiêm nước Nam Bắc Hiệp, Nam Hòa, Duy tân từng vang bóng một thời…Người Quảng Đông hầu như không làm nông nghiệp, chỉ một số ít có mở lò gốm nhưng  rất thạo kinh doanh sản phẩm gốm . Thời Pháp thuộc hầu hết các vựa gốm và các mối cung cấp sản phẩm gốm cho ghe thuyền thương  lái các nơi đến Thủ Dầu Một ăn hàng đều là của người Quảng Đông. phần đông người  Quảng Đông sống tập trung ở các phố chợ ở thị xã Thủ Dầu Một, đông nhất là ở Phú Cường , Hiệp Thành  ……

Năm 1942, người  Hoa Quảng Đông ở chợ Thủ đã lập ngôi trường học đầu tiên của cộng đồng  là trường Quảng Triệu, Quảng là tên chỉ chung vùng đất Quảng Đông hay là thành phố Quảng Châu, thủ phủ lâu đời của Quảng Đông; còn có nghĩa là rộng lớn, bao la, cũng có nghĩa là mở rộng  Triệu cũng có nghĩa là khai mở, chỉnh sửa cho ngay ngắn…tên Quảng Triệu vừa có ý hƣớng về quê hương vừa xác định các nguyên lý cơ bản của giáo dục Trường  dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, sau 1954 chuyển sang dạy theo chương trình của Chính quyền Sài Gòn

Nhóm Phước Kiến Đây là nhóm cộng đồng người  Hoa có đông dân cư đông  nhất trên địa bàn tỉnh Bình Dương . Đặc điểm quan trọng của nhóm cộng đồng này là đại đa số bà con Phước kiến đều sống tập trung ở khu vực lò Chén, thị xã Thủ dầu Một , phần lớn ng ta đều sống bằng nghề gốm, chỉ có một số rất ít làm các nghề kinh doanh , buồn bán .

lịch sử hình thành và phát triển nhóm cộng đồng người Hoa Phước  Kiến Thủ Dầu Một gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của nghề gốm Bình Dương . Đặc điểm địa lý của Bình Dương  khá phù hợp với việc phát triển nghề gốm cổ truyền, nhất là các khu vực có mỏ đất cao lanh trắng ở Lái Thiêu, An thạnh, Thuận Giao…. Thi xã thủ dầu Một

Vào giữa thế kỷ XIX, trên địa bàn phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một hiện nay, có một người Hoa Phúc Kiến tên là Vương  Lương đã mở một lò gốm đầu tiên của vùng này, người địa phương  thường  gọi là lò ông Tía. Lò gốm này nằm trên một ngọn đồi thấp gần cảng Bà Lụa, bên bờ con rạch nhỏ mà ngày nay dân chúng địa phường vẫn thường  gọi là rạch vàm ông Tía

Biên Hòa và Thủ Dầu Một, đơn giản là vì hai tỉnh này có nhiều vùng nguyên liệu gốm. Điều này càng thôi thúc ngƣời Hoa Phúc Kiến ở Sài Gòn, Gia Định chuyển về Thủ Dầu Một để mở mang nghề gốm. Một số trong họ về Lái Thiêu nhưng phần đông về tụ cƣ ở khu Lò Chén, tỉnh lỳ Phú Cƣờng. Mặt khác, nghề gốm càng phát triển, nhu cầu thợ chuyên môn lành nghề càng lớn. Điều này dẫn đến việc nhiều người  Hoa Phúc Kiến bằng nhiều cách, đã kêu gọi bà con thân thuộc ở quê sang, vừa giúp họ vừa cùng kinh doanh nghề gốm. Đó cũng là thời điểm chính quyền thực dân Pháp theo hiệp định Thiên Tân, thi hành chính sách  ưu ái và khuyến khích dân Trung Hoa nhập cư để sớm có nguồn lao động, phục vụ cho việc khai thác Nam kỳ và các công cuộc khai thác thuộc địa sau này. Hệ quả là số cư dân người Hoa Phúc Kiến ở Thủ Dầu Một nói chung, đặc biệt là khu Lò Chén ngày càng đông và phát triển mạnh mẽ trở thành một công đồng hoàn chỉnh với đầy đủ các thiết chế, cả về kinh tế và văn hóa xã hội.

Người Hoa phúc kiến cũng là nhóm người cho xây dựng Chùa BÀ Bình Dương , một công trình tín ngưỡng người dân tộc Hoa nổi tiếng

Người  Hoa Phước  Kiến xây dựng vào năm 1867 gần chợ Thủ Dầu Một. Năm 1871, miếu được  tôn tạo, cất thêm 3 gian nhà bếp bên phải miếu. Đến năm 1880, chính quyền địa phương cho phép cất thêm dãy nhà bếp bên trái . Năm 1945 cơ sở này bị phá hũy trong chiến tranh, sau đó người Hoa di dời tượng Bà và đồ thờ tự về Thiên Hậu cung tại Phú Cường . Đến năm 1996, Thiên Hậu cung đc xây dựng mới lại hoàn toàn như  hiện nay

Sau năm 1975, bị ảnh hưởng  bởi vụ “nạn kiều”, một số ít ngƣời Hoa Phúc Kiến đã ra đi.  nghề sản xuất gốm sứ của địa phương  lúc này cũng rơi vào sa sút do những tác động tiêu cực từ chính sách cải tạo công thương  nghiệp. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau, chính quyền địa phương đã có những bước chuyển đổi chính sách theo hướng xem gốm sứ là ngành nghề thế mạnh của tỉnh, cần tạo mọi điều kiện và phát huy để làm ra nhiều sản phẩm, góp phần bình ổn kinh tế xã hội. Các lò gốm đã đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng giờ hăng hái hoạt động trở lại. Người Hoa Phúc Kiến lại tiếp tục yên ổn làm ăn và sinh hoạt cộng đồng. Đến thời kỳ Đổi mới, bà con người Hoa Phúc Kiến càng hăng hái sản xuất kinh doanh. Các lò gốm của khu Chánh Nghĩa hoạt động nhộn nhịp.

Nhóm Triều Châu Nhóm cộng đồng người  Hoa Triều Châu tập trung chủ yếu ở khu vực chợ Thủ, phường Phú cường  và một số ít ở phường  Hiệp Thành, Chánh Nghĩa.

nghề chính của người Triều Châu là trồng trọt và chăn nuôi. Đàn ông ra ruộng cày cấy lúa, trồng hoa màu, đàn bà ở nhà nội trợ, chăm con cái, chăn gà, nuôi lợn So với người  Quảng Đông, người Triều Châu cũng không thua gì ở khả năng buôn bán .

Nhóm Sùng  Chính  Người Sùng Chính (Hẹ) là một trong bốn nhóm cộng đồng người Hoa ở thị xã Thủ Dầu Một có tỉ lệ dân số ít nhất.

Sùng có nghĩa là tôn sùng, Chính  là chính nghĩa, thuốc Bắc được  xem là nghề gia truyền và niềm tự hào của người Sùng Chính với các thương hiệu nổi tiếng lâu đời như Thiên Thọ Đường , Thiên Ích Thọ, Thiện Đức Đường

Bình Dương là vùng đất chiến trường xưa , gắn với cuộc chiens tranh chống thực dân pháp và mỹ .  Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược , vùng đất 3 xã Tây Nam Bến Cát sớm được nổi danh với Chiến khu An Thành.  An Thành đã từng là nơi dừng chân của các cơ quan đầu não kháng chiến Khu Bộ miền Đông, … nhờ đó mà người dân địa phương sớm được giác ngộ cách mạng và đã từng đương đầu với biết bao thử thách ác liệt nhất trong suốt cuộc chiến cứu nước đầy gian khổ và hy sinh của nhân dân ta.

Địa đạo Tây Nam Bến Cát không đơn thuần mang ý nghĩa địa danh mà nó là biểu tượng cho cách mạng, cho kháng chiến. Với phương tiện thô sơ là lưỡi cuốc và  chiếc ky xúc đất bằng tre, quân và dân 3 xã đã tạo nên công trình đồ sộ với hàng trăm con đường hầm ngang dọc trong lòng đất, nối liền các xã với nhau như một ”Làng ngầm” kỳ diệu. Đây là một công trình độc đáo, chỉ riêng việc chuyển tải hàng vạn mét khối đất đem đi phi tang ở nơi khác để giữ bí mật địa đạo rất công phu, là biểu hiện sự đồng tâm hiệp lực của quân dân. Các gia đình ở khu vực vành đai, nhà nào cũng đào hầm, hào nối liền vào địa đạo, tạo thế liên hoàn để vừa bám trụ sản xuất vừa đánh giặc giữ làng

Địa đạo Tây Nam Bến Cát với các hoạt động của nó đã giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hai cuộc kháng chiến, nhất là trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Trong suốt 20 năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, Địa đạo Tây Nam Bến Cát đã phát huy tác dụng của một địa đạo chiến. Dựa vào hệ thống địa đạo, quân dân 3 xã Tây Nam đã chiến đấu chôn vùi hàng ngàn tên giặc, bắn cháy và phá hủy hàng trăm xe tăng và xe bọc thép….

Nhà văn Lỗ Tấn từng nói trái đât vốn chẳng có đường , người ta đi mãi mà tạo nên đường , nhưng có những con đường không thể đi mãi mà thành , nó tạo dựng nên từ sự kết nối đồng lòng đoàn kết của cả dân tộc với sự dẫn dắt của một con người vĩ đại Hồ Chí Minh . Nói đến trường sơn la nói đến  đường con đường mòn Hồ Chí Minh . Km số 0 đặt cột mootcs  khởi đầu cho đường mòn Hồ Chí Minh đi qua 20 tỉnh thành Việt Nam bắt đầu từ tỉnh Nghệ An cho tới huyện Lộc Ninh , tỉnh Bình Phước , nơi đây hàng triệu con người việt nam vượt núi băng rừng mở đường chi viện cho miền nam , không biết bao nhiêu sự sinh sinh , bao nhiêu người đa ngã xuống để giờ đường mòn Hồ Chí Minh đi vào huyền thoại .

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước , dân tộc ta đã tạo nên nhiều con đường để mở mang bờ cõi , bao vệ non sông , nhưng có lẽ con đường trường sơn – đường mòn Hồ Chí Minh là con đường vĩ đại nhất , đó là con đường làm thay đổi cục diện thế lực cách mạng và tiến tới thắng lợi vẻ vang .

Quyết định dũng cảm mở đường trường sơn của chủ tịch Hồ Chí Minh và trung ương đã làm thay đổi tình hình và dẫn tới cuộc thắng lợi toàn dân , đường mòn là minh chứng cho sự sáng tạo độc đáo về chiến lược của đảng ta trong thời kì chống mỹ cứu nước , lafcon đường thống nhất bắc nam , là con đường liên minh đoàn kết , nó cũng là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh .

Đường trường sơn băt đầu từ huyện huyện Tân Kỳ (Nghệ An) vắt qua dãy núi Trường Sơn, chạy suốt đến Chơn Thành, dài khoảng 16.000 km,

5 hệ thông đường mòn Hồ Chí Minh

+ Con đường Hồ Chí Minh trên bộ

+Con đường thứ hai là con đường xăng dầu, với tổng chiều dài tới 5.000 km, để vận chuyển nhiên liệu suốt từ biên giới Việt – Trung và các cảng biển miền Bắc vào đến tận Nam Bộ, có chỗ vượt qua cả những độ cao tới gần ngàn mét là điều có vẻ là bất khả thi đối với kỹ thuật đường ống.

+Con đường thứ ba là con đường trên biển

Con đường thứ tư là con đường hàng không, bí mật trong công khai, đi từ Phnom Penh, bay qua lãnh thổ miền Nam Việt Nam, thậm chí bay qua chính Sài Gòn, tới Hồng Kông hoặc Quảng Châu rồi về Hà Nội. Con đường này đã từng vận chuyển hàng ngàn lượt tướng tá của miền Bắc vào miền Nam và từ miền  Nam ra miền Bắc, vận chuyển hàng triệu đô-la cho cơ quan Kinh-tài của miền Nam, vận chuyển rất nhiều thứ máy móc, thuốc men và hóa chất quan trọng, vận chuyển thương binh, vận chuyển vợ con những chiến sĩ và cán bộ của miền Nam ra Bắc để học tập và điều dưỡng… Nhưng phía Mỹ và Chính quyền Sài Gòn hình như cũng hoàn toàn chưa biết gì.

+ Con đường thứ năm, con đường chuyển ngân thì còn bí hiểm hơn. Đó là con đường vô hình, không có đường, không có lối trên đất liền, trên biển, trên không, trên những đường ống… Nó đi theo hệ thống ngân hàng của chính các nước phương Tây và hệ thống ngân hàng ở ngay Sài Gòn để chuyển tiền một cách hợp pháp từ Bắc vào Nam, từ các nguồn tài trợ của các nước vào Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn rút ra tiền bản địa để chi tiêu cho những lực lượng Giải phóng.

Trải qua bao máu lửa chiến tranh chống quân xâm lược, bom cày, đạn xới, đất địa Bình Dương đã hoang tàn, cạn kiệt. Nhưng với truyền thống anh dũng kiên cường, chiến thắng vẻ vang, nhân dân Bình Dương đã phấn đấu vươn lên không chịu nghèo nàn, lạc hậu  Bình Dương ngày nay xuất khẩu tăng trưởng ổn định , hạ tầng khu công nghiệp vững mãnh là những yếu tố để Bình Dương có những bước phá ngoạn mục trở thành một trong những tỉnh thành có tốt độ phát triển kinh tế cao nhất nước . Trong sự phát triển kinh tê ngành du lịch đã và đang đóng một vai trò không nhỏ .

Nguồn: SGT Tổng Hợp