315 lượt xem

TÔN GIẢ LA HẦU LA ĐỆ NHẤT MẬT HẠNH - Kỳ 2

Tôn giả La Hầu La - Sa di đầu tiên của đức Phật là ai?


Con trai của đức Phật (khi chưa xuất gia) đã được thừa hưởng gia tài gì từ đức Phật để lại? Đức Phật đã thu nạp con trai mình vào Tăng đoàn, ngài đã dạy con như thế nào trong quá trình tu tập trước tăng chúng?


Phần 2: Đức La Hầu La là người con duy nhất của đức Phật khi Ngài chưa xuất gia. Con đường tu tập và chứng ngộ của đức La Hầu La khi là con Phật có sung sướng thuận lợi hơn người thường không hay ngược lại? Mời quý vị theo đọc loạt truyện về hạnh của ngài La Hầu La Đệ Nhất Mật Hạnh.


3. Sa di Đầu tiên  

Đức Thế Tôn ở tạm trong hoàng cung vài ngày, và phen này, trong cung điện vắng bóng cung nữ, chẳng có yến tiệc rượu chè, chỉ có một ngàn vị Tỳ kheo theo Phật. Cung điện hoàng gia tạm thời trở thành Tăng phòng tinh xá. Đức Thế Tôn biết các thầy Tỳ-kheo sơ học, nếu ở lâu trong vương cung, dễ sanh tâm so sánh với lối sống đạm bạc của Tăng đoàn, nên chỉ vài ngày sau, Ngài đưa đại chúng về trụ tại rừng Ni-câu-đà ở cách thành Ca-tỳ-la không xa.

Tuy ở Ni-câu-đà, nhưng đức Thế Tôn cũng thường về hoàng cung trì bát khất thực hoặc thuyết pháp. Cậu bé La-hầu-la, ngây thơ một cách dễ thương, thân mật nói với Ngài:

- Phật-đà! Con rất thích được ở chung với Ngài.

Câu nói ấy đã biểu lộ phụ tử tình thâm, đức Thế Tôn cũng trả lời:

- Rồi cũng có ngày ta cho con sống gần bên ta.

Phật nói câu ấy không lâu, quả nhiên La-hầu-la xuất gia theo luôn bên Ngài. Nguyên nhân là vì Da-du-đà-la thường khuyến khích La-hầu-la thêm hoạt bát lanh lẹ, mặc quần áo đẹp cho và bảo con rằng:

- Con hãy theo phụ thân xin tài sản đi, cha con có những châu báu mà chúng ta chưa được thấy!

Đức Phật cho La Hầu La gia tài của mình không phải là tài sản thế gian mà là tài sản xuất thế gian Ngài thu nhận La Hầu La vào tăng đoàn Vua Tịnh Phan Buồn khổ sau đó Vua yêu cầu Đức Phật không cho Phép giới tử xuất gia mà cha mẹ chưa đồng ý (trong trường hợp dưới 18 tuổi). Đức Phật nhận lời.Do đó, La-hầu-la thường chạy theo đức Phật nói:

- Phật-đà! Cho con gia tài!

Một hôm, đang lúc đức Thế Tôn khất thực trở về rừng Ni-câu-đà, Ngài đi trước, La-hầu-la chạy theo sau, chẳng có ai ngăn cản cậu, cậu cứ lẽo đẽo theo sau Phật kêu:

- Cho con gia tài a! Cho con gia tài a!

Da-du-đà-la nhìn thấy đứa con duy nhất đi sau lưng Phật, rất sợ La-hầu-la bị đưa xuất gia, bất giác rơi nước mắt.
 

Đức Phật cho La Hầu La gia tài của mình không phải là tài sản thế gian mà là tài sản xuất thế gian Ngài thu nhận La Hầu La vào tăng đoàn. Vua Tịnh Phan buồn khổ vì mất cháu, nên Vua yêu cầu Đức Phật không cho Phép giới tử xuất gia mà cha mẹ chưa đồng ý (trong trường hợp dưới 18 tuổi) . Đức Phật nhận lời.
Nguồn: Sưu tập

Đức Phật về đến rừng, gọi Xá-lợi-phất đến nói:

- Xá-lợi-phất! Cậu bé La-hầu-la cứ theo ta xin gia tài, ta không muốn cho y thứ tài sản và hạnh phúc mong manh, ta muốn cho y bảo bối vô giá. Này Xá-lợi-phất! Ông hãy cho y xuất gia, làm Sa-di đầu tiên của Tăng đoàn!

Đức Phật nói xong, gọi Mục-kiền-liên cạo tóc cho cậu bé, dạy lễ bái Xá-lợi-phất làm thầy, truyền giới Sa-di cho La-hầu-la, đó là khởi nguyên của chúng Sa-di.

La-hầu-la vốn là tất cả hoài bảo của bà Da-du đà-la, bây giờ đã gia nhập Tăng đoàn, đó cũng là dụng ý của đức Phật. Khi còn là Thái tử hạ sanh La-hầu-la, Ngài đã rời bỏ ngôi vị ra đi và đắc thành Phật quả, thì vương vị mai sau của nước Ca-tỳ-la-vệ nhất định sẽ về tay La-hầu-la.

Nhưng chủ trương của đức Phật, để cho một đứa bé con làm chủ cả bàn dân thiên hạ là chuyện không thể được, cho nên thừa cơ hội, Ngài phương tiện cho con xuất gia.

La-hầu-la xuất gia là một điều đau buồn cho bà Da-du lúc đó chưa ngộ đạo. Cậu bé là nguồn hy vọng của bà, bà thương quý cậu hơn cả thân mình. Thái tử đã ra đi, bây giờ con yêu cũng lìa bỏ, đối với bà thật là trời sầu đất thảm.

Chúng ta cũng có thể thấu cảm với bà Da-du khi trách đức Phật nhẫn tâm, để cho bà chịu nhiều đau khổ quá đáng. Nhưng chơn lý và nhân tình là hai lối trái ngược nhau rất xa, phải hàng phục được tình cảm yếu đuối của thế nhân, mới khế hợp được với chơn lý pháp tánh vậy.

4. Tuổi trẻ Nghịch ngợm, mẹ đi xuất gia

La-hầu-la xuất gia làm Sa-di rồi, vương phi Dadu cũng đành chịu, không biết làm sao hơn. Vua Tịnh Phạn thông cảm cho nỗi khổ tâm của bà, bèn đến tìm Phật, yêu cầu một điểm:

- Bạch Thế Tôn! Mong rằng Ngài quy định từ nay về sau, các người trẻ tuổi muốn xuất gia phải được sự đồng ý cho phép của cha mẹ. Đức Phật hoan hỷ nhận lời.
 

Khi Di mẫu của Phật là phu nhân Kiều-đàm-di xuất gia làm Tỳ-kheo ni, Dadu cũng theo đoàn người nữ họ Thích đến Tỳ-xá-ly xuất gia
Nguồn: Sưu tập

Da-du-đà-la chẳng còn hứng thú gì trên cõi đời này, tất cả đều khô héo.

Về sau, Di mẫu của Phật là phu nhân Kiều-đàm-di xuất gia làm Tỳ-kheo ni, Dadu cũng theo đoàn người nữ họ Thích đến Tỳ-xá-ly xuất gia. Ban đầu, bà không cảm thấy chút gì an lạc khi sống trong Tăng đoàn vắng lặng.

Nhưng nhờ đức Thế Tôn cảm hóa, chẳng bao lâu, bà được khai ngộ, khôi phục lại niềm vui, cùng sinh hoạt bình thường, an ổn tự tại trong Phật pháp. Bà rất vui mừng, rất cảm kích đức Thế Tôn.

Đức Phật cũng hoan hỷ, đến lúc ấy Ngài mới hết trách nhiệm với bà.

Chú Sa-di La-hầu-la còn quá nhỏ, không thể bắt buộc tu hành giống như người lớn được. Ít lâu sau, khi Tăng đoàn có chế độ Sa-di, Xá-lợi-phất cũng thâu một chú nhỏ là Sa-di Quân-đầu, và hai chú bé thường chơi chung với nhau. Lúc vắng người, cả hai cùng bày những trò chơi trẻ con để đùa nghịch.

Một cậu bé mới trên mười tuổi, mỗi ngày sống trong Tăng đoàn nghiêm túc, nếu như đó là ý nguyện của chú bé thì không nói chi, như nếu vì hoàn cảnh ép buộc, thì tâm lý sẽ có nhiều thay đổi.

La-hầu-la xuất gia không thấy Tăng đoàn vui vẻ gì, chỉ ngoài mặt không lộ nét bực bội. Một thiếu niên khoảng trên mười lăm tuổi, đối với sự chỉ dạy của người lớn tự nhiên là vâng theo, nhưng dưới khoảng tuổi ấy, theo bản năng tự nhiên của cậu, sẽ có những bất mãn, những tư tưởng phản kháng lại. Những năm còn ban sơ tuổi nhỏ, La-hầu-la cũng như bao trẻ con khác, ưa trêu chọc người.
 

Đức Thế Tôn không vui chút nào. Một hôm Ngài đích thân đến rừng Ôn Tuyền, răn dạy La-hầu-La một phen.
Nguồn: Sưu tập

Lúc ấy La-hầu-la ở rừng Ôn Tuyền ngoài thành Vương Xá, có nhiều quan đại thần, trưởng giả, cư sĩ đến hỏi thăm đức Thế Tôn hiện ở đâu. Cậu thường tìm cách nói gạt để trêu ghẹo mọi người. Nếu đức Phật đang ở tinh xá Trúc Lâm, thì La-hầu-la lại nói Ngài ở núi Kỳ-xà-quật. Đức Phật ở tại Kỳ-xà-quật thì cậu nói gạt rằng Phật ở tinh xá Trúc Lâm. Hai nơi ấy cách xa nhau khoảng hai dặm, khiến thiên hạ cứ đi  tới đi lui mệt đừ, mà rốt cuộc không gặp được Phật. Khi họ thất vọng quay về, La-hầu-la còn cười nhạo:

- Các ông không gặp được Phật sao?

- Đại đức! Ngài còn cười nhạo bọn tôi nữa ư?

- Ai trêu chọc các ông? Tôi lo cho các ông thôi chứ.

Cậu bé La-hầu-la nghịch ngợm không bao giờ nhận lỗi của mình.

Con nhà giàu có, thế lực thì hay ỷ lại vào tiền của và địa vị của cha mẹ, ưa làm chuyện bậy bạ. La hầu-la vốn là cháu vua Tịnh Phạn, con Phật, tuy xuất gia trong Tăng đoàn bình đẳng nhưng vẫn là con nít, chắc cũng được nhiều người sủng ái, nên theo ý tôi, cậu bé có những tập khí kiêu mạn, cũng là tâm lý chung.

La-hầu-la gạt mọi người một lần, hai lần, thiên hạ còn bị lầm, nhưng sau vài lần mọi người đều biết, và tiếng đồn La-hầu-la nói dối, chọc ghẹo người đến tai Phật. Đức Thế Tôn không vui chút nào. Một hôm Ngài đích thân đến rừng Ôn Tuyền, răn dạy La-hầu-la một phen.

5. Lời Răn của Phật hay bài học rửa chân

Hôm ấy, đức Thế Tôn đến chỗ ở của La-hầu-la, với dáng hết sức oai nghiêm. La-hầu-la không ngờ vội chỉnh y ra nghinh đón Phật. Đợi cho Thế Tôn an tọa, cậu đem nước đến cho Phật rửa chân. Đức Phật không nói một lời, rửa chân xong, bèn chỉ nước dơ trong chậu bảo La-hầu-la:

- Này La-hầu-la! Thứ nước dơ bẩn này có đem uống được không?

- Bạch Thế Tôn! Nước rửa chân rất dơ, không thể uống được.

- Ông cũng giống thứ nước đó! – Đức Thế Tôn quở

– Nước vốn trong sạch, rửa chân xong bèn trở nên cáu bẩn, giống như ông vốn là vương tôn, lìa bỏ mọi thứ vinh hoa phú quý tạm bợ của thế gian, xuất gia làm Sa-môn, tuy chưa thọ giới Tỳ-kheo, nhưng ông đã thọ mười giới Sa-di. Ông không tinh tấn tu tập, không để thân tâm thanh tịnh, không giữ miệng cẩn thận lời nói, dối gạt chọc ghẹo người, cấu uế của tam độc đầy dẫy trong tâm ông, giống như nước trong sạch bị dơ bẩn một thứ.

Đức Phật dậy La Hầu La:

Nước vốn trong sạch, rửa chân xong bèn trở nên cáu bẩn, giống như ông vốn là vương tôn, lìa bỏ mọi thứ vinh hoa phú quý tạm bợ của thế gian, xuất gia làm Sa-môn, tuy chưa thọ giới Tỳ-kheo, nhưng ông đã thọ mười giới Sa-di. Ông không tinh tấn tu tập, không để thân tâm thanh tịnh, không giữ miệng cẩn thận lời nói, dối gạt chọc ghẹo người, cấu uế của tam độc đầy dẫy trong tâm ông, giống như nước trong sạch bị dơ bẩn một thứ.
Chưa bao giờ đức Thế Tôn nghiêm nghị như vậy. La-hầu-la cúi đầu chẳng dám ngó Phật.

Đức Phật bảo đem nước đổ đi, cậu bé mới nhúc nhích. Đợi La hầu-la đổ hết nước xong, Phật lại hỏi:

- La-hầu-la! Ông lấy cái chậu này đựng cơm được không?

- Bạch Thế Tôn! Chậu đựng nước rửa chân không thể đem đựng cơm, vì chậu đã dơ, đầy cáu ghét không thể đựng thức ăn được!

- Ông cũng giống cái chậu đó. Tuy làm Sa-môn thanh tịnh mà không tu giới định huệ, thân khẩu ý không thanh tịnh, chứa đầy cấu uế không chân thật, thức ăn đạo lý làm sao nhét vào tâm ông ?
 

La-hầu-la sợ toát mồ hôi, xấu hổ muốn độn thổ, phát nguyện từ nay về sau cố gắng sửa đổi tâm tánh. La-hầu-la tuy có bản tính tốt ngoan ngoãn, nhưng phải có pháp thủy của đức Thế Tôn tẩy rửa một phen mới trở nên thanh tịnh vô nhiễm được.
Nguồn: Sưu tập

Phật nói xong lấy chân đá nhẹ cái chậu lăn mấy vòng, La-hầu-la thấy thế hoảng sợ. Phật lại hỏi:

- La-hầu-la! Ông sợ cái chậu này bị đá bể không?

- Bạch Thế Tôn! Không ạ. Chậu rửa chân là đồ vật xấu, có bể cũng chẳng sao.

- La-hầu-la! Ông không tiếc cái chậu này, giống như mọi người không thương mến ông. Ông xuất gia làm Sa-môn, không giữ oai nghi, nói dối đùa ghẹo, ai mà thương ông được. Không ai quý tiếc gì ông, cho đến lúc ông chết mà ông không hối cải, lại càng chìm trong mê mờ.

La-hầu-la sợ toát mồ hôi, xấu hổ muốn độn thổ, phát nguyện từ nay về sau cố gắng sửa đổi tâm tánh.

Đức Phật răn dạy xong, lại nói thêm một ví dụ cho La-hầu-la nghe:

- Đời quá khứ, có một quốc gia nọ nuôi hai con voi lớn dũng mãnh thiện chiến. Mỗi khi nhà vua cử binh ra trận, lại trang bị áo giáp cho chúng. Ngà voi mang giáo nhọn, bên tai giắt kiếm bén, bốn chân đều có dao sáng ngời, sau đuôi lại cột thêm gậy sắt. Tuy mang nhiều vũ khí như thế, nhưng mỗi khi giao chiến chúng đều cuốn vòi dấu kín, vì đó là chỗ nhược, nếu để trúng tên liền chết ngay, vì muốn giữ gìn mạng sống phải giữ kỹ chiếc vòi.

La-hầu-la! Ông cũng phải như voi kia giữ kỹ cái vòi, cẩn thận giữ gìn lời nói, mỗi khi mở miệng nói đùa như voi bị thương, huệ mạng của ông sẽ mất, không được mọi người thương mến, không được người trí ưa thích, đến khi lâm chung sẽ bị rơi vào ba đường khổ.

Đức Thế Tôn dùng hết tình hết lý, khẩn thiết, nghiêm trang răn dạy, mỗi lời mỗi câu đều in sâu vào tâm La-hầu-la, chú bé phát nguyện từ nay sẽ sửa đổi. Như hạt lúa chúng ta tuy xay giã thành hạt gạo, nhưng còn dính bụi cám, phải vo chà sạch sẽ thì gạo trắng mới ra gạo trắng. 

La-hầu-la tuy có bản tính tốt ngoan ngoãn, nhưng phải có pháp thủy của đức Thế Tôn tẩy rửa một phen mới trở nên thanh tịnh vô nhiễm được. Từ đó La-hầu-la trở thành một người khác.

Còn tiếp ...


Nguồn: Phatgiao.org.vn