288 lượt xem

Ý nghĩa pháp khí Mật tông Tây Tạng - Kỳ 2

TRỐNG GABBRA
 

Trong tiếng Phạn, gabbra có nghĩa là đầu lâu. Loại trống này được làm bằng hai nắp sọ người ghép lại với nhau,bịt bằng da khỉ, tang trống thắt lại, bên dưới có gắn cán nhỏ và dây lụa, bên tang trống buộc thêm hai cục xương nhỏ. Khi lắc trống. Hai cục xương nhỏ đập vào mặt trống phát ra âm thanh. Loại trống này thường được sử dụng trong khi tu pháp, nhằm ca ngợi công đức của chư Phật Bồ Tát, thường được sử dụng phối hợp với chuông kim cương, chùy kim cương.
 
 MÀN KINH

Đây là một pháp khí hết sức phổ biến tại vùng Tây Tạng, thường được đặt trên nóc nhà, chân núi, bờ sông, ven đường, chùa chiền tu viện. Bên trên có chép kinh Phật, mỗi khi gió thổi vào màn kinh cũng như tụng được một lượt kinh, truyền đạt tâm nguyện của con người đến với chư Phật Bồ Tát để cầu xin sự phù hộ.

 
BÁT GABBRA

Tức là bát sọ người, một đồ đựng có hình chiếc bát được làm từ bát được làm từ nắp hộp sọ người, phần lớn được chế tác từ nắp hộp sọ của cao tăng đại đức căn cứ vào di chúc của họ. Miệng bát và lòng bát được khảm bạc, bên dưới có trôn đế bằng kim loại, người Tây Tạng còn thêm nắp kim loại cho bát.

 

 Nguồn: Sưu tập

Bát sọ người cũng là một pháp khí được dùng trong nghi thức quán đỉnh, thượng  sư Mật Tông đựng nước hoặc rượu trong bát, sau đó nhỏ lên đầu người thụ pháp, với ngụ ý đem lại sự gia trì.
 
KHATA

Một vật dụng bày tỏ sự tôn kính trong Phật giáo Tây Tạng. Đây là một tấm lụa mỏng hình chữ nhật, có các màu trắng, đỏ, vàng, xanh lam, dài từ ba thước đến hơn trượng.

 

 Nguồn: Sưu tập

Màu sắc và độ dài của khata có thể thay đổi tùy theo thân phận của người được nhận, địa vị càng tôn kính thì khata càng dài. Khata màu trắng là cao quý nhất, tượng trưng cho sự thuần khuyết, cao thượng

THANG - KAR

Một loại tranh Phật được bồi trục, một trong những loại hình nghệ thuật đặc thù của Phật giáo Tây Tạng. Việc bảo quản cất trữ tranh thang-kar cần tuân theo những quy tắc nhất định, phải cuốn tranh theo chiều từ dưới lên trên, nếu làm ngượi lại sẽ làm bất kính, phỉ báng thánh thần.

 

 Nguồn: Sưu tập

Thang-kar được dùng trong tu hành chủ yếu với tư cách là đối tượng quán đỉnh và chiêm bái.
 
TORMA

Một loại đồ ăn làm bằng bột mì, bột mạch chín, dùng để cúng tế chư Phật Bồ Tát, Bản tôn, các vị thần, hoặc bố thí cho vong hồn. Cũng có khi dùng trong quán đỉnh, tượng trưng cho sự  gia trì của thần Bản tôn đối với đệ tử.

 
 

 Nguồn: Sưu tập

 BÁNH XE MANI (KINH LUÂN)

Đây là một loại pháp khí được giáo đồ Phật giáo sử dụng trong tụng niệm, có hình trụ tròn, có thể quay quanh một trục ở chính giữa. Trong hình trụ này dán các tấm giấy chép kinh văn. Người cầu nguyện vừa xoay bánh xe mani vừa tụng chân ngôn sáu chữ Om mani padme hum (Án ma ni bát di hồng ), nhằm ca tụng chư Phật. Bánh xe mani cần phải xoay theo chiều đồng hồ, xoay được một vòng tượng trưng cho đọc một lượt thần chú.

 
 

  Nguồn: Sưu tập

Chủng loại và công dụng của pháp khia

a. Chủng loại pháp khí


Pháp khí là những vật dụng dùng trong tu chứng Phật pháp, về cơ bản có thể chia làm sáu loại, là kính lễ, tán tụng, cúng dường, trì nghiêm, hộ thân, khuyến giáo.

Kính Lễ: Khata (kha-gtags) : dâng lụa khata dể thể hiện lòng tôn kính với chư Phật.

Cúng dường: đèn nến : dùng của cải và vật chất và tấm lòng thanh tịnh dể cúng dường chư Phật.

Tán Tụng: Sáo xương : dùng âm thanh dể mời gọi chư tôn, thức tỉnh chúng sinh.

Hộ Thân: Hạt ô: mang theo Phật. Bồ Tát bên mình để hộ thân.

Khuyến Giáo: Đá mani: dùng chân ngôn của chư Phật để khuyến giáo chúng sinh cầu phúc cho chúng sinh.

Trì Nghiệm: Bình Quán Đỉnh: dụng cụ dùng trong tu trì, tạo phúc, trấn tà ma.

b. Công dụng của pháp khí

Trong quá trình tu luyện, người tu hành nhờ vào sự trợ giúp của pháp khí để tăng cường trí tuệ và linh cảm, nhanh chóng đạt đến chứng ngộ.  Pháp khí cũng chính là cầu nối để liên kết người tu hành cới chư Phật và chúng sinh.

Lục tự đại minh chú: Um Mani Padme Hum – Án Ma Ni Bát Di Hồng
 
Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng. Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà.

 

Mặt trên của một Mani có 6 chữ là : Om mani padme hum
 Nguồn: Sưu tập

Có thể nào chuyển thân miệng ý ô nhiễm thành thân miệng ý thanh tịnh được không? hay đây là hai phạm trù hoàn toàn tách biệt? Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm, mang đủ mọi tánh đức. Thân miệng ý thanh tịnh đến từ sự tách lìa trạng thái ô nhiễm, chuyển hóa ô nhiễm thành thanh tịnh.

Chuyển hóa bằng cách nào? Phương pháp tu được nhắc đến qua bốn âm kế tiếp. MANI [ma ni], nghĩa là ngọc báu, tượng trương cho phương tiện, là tâm bồ đề, vì chúng sinh mà nguyện mở tâm từ bi, đạt giác ngộ. Cũng như viên ngọc quí có khả năng xóa bỏ cảnh nghèo, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng xóa bỏ sự bần cùng khó khăn trong cõi luân hồi và niết bàn cá nhân. Như ngọc như ý có khả năng chu toàn mọi ước nguyện của chúng sinh, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng chu toàn mọi ước nguyện chúng sinh.

Hai chữ PADME [bát mê], nghĩa là hoa sen, tượng trưng cho trí tuệ. Hoa sen từ bùn mọc lên nhưng lại không ô nhiễm vì bùn. Tương tự như vậy, trí tuệ có khả năng đặt người tu vào vị trí không mâu thuẫn ở những nơi mà người thiếu trí tuệ đều sẽ thấy đầy mâu thuẫn. Có nhiều loại trí tuệ, trí tuệ chứng vô thường, trí tuệ chứng nhân vô ngã (con người không tự có một cách độc lập cố định), trí tuệ chứng tánh không giữa các phạm trù đối kháng (nói cách khác, giữa chủ thể và khách thể) và trí tuệ chứng sự không có tự tánh. Mặc dù có nhiều loại trí tuệ, nhưng chính yếu vẫn là trí tuệ chứng tánh Không.

Trạng thái thanh tịnh có được là nhờ sự kết hợp thuần nhất giữa phương tiện và trí tuệ, được thể hiện qua âm cuối, HUM [hồng]. Âm này ứng vào trạng thái bất nhị, không thể phân chia. Trong hiển thừa, phương tiện và trí tuệ bất nhị có nghĩa là phương tiện ảnh hưởng trí tuệ, và trí tuệ ảnh hưởng phương tiện. Trong mật thừa, sự hợp nhất này ứng vào một niệm tâm thức trong đó phương tiện và trí tuệ đồng loạt hiện hành. Nói về chủng tự của năm vị Thiền Phật, HUM là chủng tự của Bất Động Phật [Akshobhya], sự đứng yên không gì có thể lay chuyển nổi.

Vậy Lục Tự Đại Minh Chú, Om mani padme hum, có nghĩa là dựa vào đường tu kết hợp thuần nhất phương tiện và trí tuệ mà người tu có thể chuyển hóa thân miệng ý ô nhiễm của mình thành thân miệng ý thanh tịnh của Phật. Thường nói người tu không thể tìm Phật ở bên ngoài, tất cả mọi nhân tố dẫn đến giác ngộ đều sẵn có từ bên trong. Đức Di Lạc Từ Tôn có dạy trong bộ Tối Thượng Đại Thừa Mật Luận (Uttaratantra) rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh trong tâm. Chúng ta ai cũng mang sẵn trong mình hạt giống thanh tịnh, cốt tủy của Như Lai (Tathatagarbha – Như lai tạng), đó là điều cần nuôi nấng phát triển đến mức tột cùng để bước vào địa vị Phật đà.
 

Nguồn: vuonhoaphatgiao.com