376 lượt xem

6 vị vua Việt thích giả dạng thường dân và cái kết khó đỡ

6 vị vua Việt thích giả dạng thường dân và cái kết khó đỡ

 


Nguồn: Sưu tập
 

Lịch sử Việt Nam từng ghi nhận nhiều vị vua có sở thích giả dạng thành thường dân, và đa số họ đều nhận những cái kết rất… khó đỡ.

 

1. Vua Trần Thái Tông

 

 


Nguồn: Sưu tập


Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của nhà Trần. Có lần vua lấy “nickname” Trai Lang, nổi hứng xuất ngoại một lèo qua nước Tống (Trung Quốc). Khi biết đó là vua nước Nam, người Tống giăng xích sắt trên sông để chặn đường. Vua vẫn thả nhiên bỏ đi, còn nhổ vài chiếc cọc sắt của nước người ta đem về…làm kỷ niệm.
 

 

2. Vua Trần Anh Tông

 


Nguồn: Sưu tập


Trần Anh Tông là vị vua thứ 4 của nhà Trần, vua có sở thích vi hành, lần đó vua đang đi kiệu thì bị bọn trẻ trâu ném gạch trúng vào đầu làm bị thương, may mà có người hầu thét lên: kiệu vua đấy; bọn chúng mới tan chạy cả. Sau vụ đó, vua bị bố mắng tắt bếp vì tội ham chơi không biết cách bảo vệ bản thân.

3. Vua Trần Dụ Tông

 


Nguồn: Sưu tập


Trần Dụ Tông là vị vua thứ 7 của nhà Trần. Trần Dụ Tông rất ham vui, hay đi thăm thú, ngoạn cảnh nhiều nơi. Vào một đêm, vua đi chơi đến canh ba mới về thì bị cướp chặn đường lấy mất cả gươm lẫn ấn. Sau khi trình báo Công an khu vực, vua về cung, ngẫm lại sao đời mình đen thui như đêm 30, từ đó vua càng ăn chơi nhiều hơn nữa để bù đắp những tổn thương vì vụ cướp.
 

4. Vua Lê Thánh Tông

 

 


Nguồn: Sưu tập

Lê Thánh Tông là vị vua thứ 4 của nhà Lê sơ. Vua nhiều lần giả dân thường và tự tay viết câu đối cho các gia đình nghèo khó. Có khi vua viết giúp bà chủ quán nước: “Nếp giầu quen thói kình cơi, con cháu nương nhờ vì ấm/Việc nước ra tay chuyên bát, Bắc Nam đâu đấy lại hàng”. Lần khác vua lại viết cho người hốt phân: “Khoác một mảnh nhung y, gánh vác việc khó khăn của thiên hạ/Nâng ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian”.

Chuyện kể sau đó có vị quan nọ thấy những câu đối kia ở nhà dân thường liền đi “méc” ngay với vua rằng có người muốn tạo phản, cần phải trừng trị. Vua nghe xong phì cười và nhận câu đối ấy là do tay mình viết, làm vị quan kia bị một phen tưng hửng.
 

5. Vua Tự Đức

 

 


Nguồn: Sưu tập


Tự Đức là vị vua thứ 4 của triều Nguyễn, vua rất tự hào về khả năng văn chương của mình; thậm chí thuở nhỏ còn có ước mơ thầm kín là…được đỗ Trạng nguyên. Việt Nam nói là làm, một lần vua cùng làm một bài luận chung với các thí sinh khác rồi rọc phách gửi sang nhà Thanh nhờ chấm giúp. Tự tin thế nào mình cũng đỗ đầu, nhưng cuối cùng bài của vua xếp cuối cùng kèm lời phê: “Bài này tỏ ra tác giả là một người học rộng, khí phách, không phải là người thường nhưng cũng là người không có tài mấy!”.
 

6. Vua Thành Thái

 

 

Nguồn: Sưu tập


Thành Thái là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn, có lần vua Thành Thái cải trang thành dân thường thuê một chiếc đò. Khi đò vừa ghé vào, trông thấy cô lái, vua tán luôn: “Nì, o tê! O có muốn lấy vua không?”. Cô lái đò mới đầu từ chối vì nghĩ chắc ông nội này chắc bị…khùng, nhưng cũng tinh nghịch đánh bạo đáp: “Ưng!” Vua thích thú đứng dậy cầm tay cô kéo ra đầu mui thuyền, mặc cho cô gái thẹn thùng dùng dằng, ông bảo: “Rứa thì quý phi ngồi nghỉ để trẫm chèo cho!” Vậy là vua chèo một mạch thẳng về cung, cô lái đò trở thành Huyền phi của vua Thành Thái.

Nguồn : DAINAMBALL