Bùi Huy Bích
Hình minh hoạ. Nguồn: sưu tầm
.Bùi Huy Bích (1744-1818) tự là Hy Chương, hiệu Tồn Am; người làng Ðịnh Công, huyện Thanh Trì, sau di cư sang làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay là Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình dòng dõi, ông nội và cha đều là nhân vật có tiếng trong lịch sử và văn học nước nhà.
Ông thuở nhỏ thể chất kém, thường đau ốm luôn, bề ngoài có vẻ chậm chạp, khờ khạo nhưng bên trong lại có khiếu thông minh, không những nhanh chóng học thuộc kinh sách mà còn ứng xử rất tinh tế trong cuộc sống.
Tương truyền, khi Bùi Huy Bích còn nhỏ, trong làng có đám ma. Cậu bé Bích đứng gần người đề chủ, khi người này chuẩn bị viết thì thấy nghiên mực khô rốc. Thấy cậu Bích đứng gần, ông đề chủ hất hàm ra hiệu. Bích hiểu ý, thấy có chén đầy nước cạnh nghiên, cậu cầm lấy chén nước rồi nhặt một thoi vàng Hồ (thứ vàng giấy do làng Hồ làm ra), chọc thủng một mặt rồi dùng thoi vàng lấy từng chút nước đổ vào nghiên.
Lễ xong, ông đề chủ rất khen ngợi cậu bé Bích và mời ngồi cùng vào chiếu rượu dành riêng cho ông. Ông giảng giải: “Chén nước đầy mà nghiên mực thì nông. Kẻ xốc nổi sẽ cầm cả chén mà rót, như thế nước sẽ tung toé ra, mất trang nghiêm. Kẻ chậm chạp thì chạy đi lấy thìa và như thế thì nghi lễ bị dở dang. Thoi vàng không phải là thứ múc nước, vậy mà cậu bé biết biến báo thành ra được việc”.
Mẹ mất khi ông lên tám, ông theo cha xuống Hải Dương, ở tại làng An Lâu huyện Thanh Miện, là nơi cha ông dạy học. 17 tuổi, ông được cha gửi về làng quê để theo học với ông nghè Nguyễn Bá Trữ làng Linh Đường cùng huyện Thanh Trì. Hai năm sau, ông được thầy cho đi thi và đỗ Hương cống khoa Giáp Ngọ đời Cảnh Hưng thứ 23 (1762). Năm sau, thi Hội không đạt, ông được thầy khuyên đến học thêm ở trường ông Bảng nhãn Lê Quý Đôn mở tại kinh thành.
Bấy giờ chúa Trịnh bắt nạt vua Lê quá, làm tổn thương đến tư tưởng chính thống tôn quân của nho sĩ. Bùi Huy Bích, vì thế, không thiết tha với khoa cử. Nhưng rồi để chiều lòng cha, năm 25 tuổi ông đi thi Hội và đỗ Đình nguyên Hoàng giáp. Đó là mùa thu năm Kỷ Sửu 1769.
Sau khi đỗ, ông được bổ dụng làm Hàn lâm viện Hiệu lý, rồi thăng Thị chế (năm 1771), rồi được thụ chức Thiêm sai Tri hộ phiên, kiêm chức Đông các Hiệu thư.
Năm 1777, ông được cử làm Ðốc đồng Nghệ An; năm sau lên làm Hiệp trấn. Đến năm 1781, ông được chúa Trịnh Sâm triệu về triều giữ chức Nhập thị Bồi tụng (chức đứng thứ hai trong phủ chúa sau Bồi tụng), nhưng ông lấy cớ ốm yếu xin từ chức, dù khi đó mới 38 tuổi và có quan hệ họ hàng với Trịnh Sâm.
Khi Trịnh Sâm bỏ con trưởng Trịnh Tông để lập con nhỏ Trịnh Cán (con của Tuyên phi Đặng Thị Huệ được sủng ái), ông đứng ra can gián nhưng không thành. Trịnh Sâm mất, Trịnh Tông lật đổ Trịnh Cán lên ngôi, cách chức Tham tụng của Phan Lê Phiên (vì Phiên cùng phe với mẹ con Trịnh Cán) và mời Bùi Huy Bích ra làm Hành Tham tụng với hy vọng ông có thể cứu vãn tình thế do loạn kiêu binh gây ra.
Nhưng rồi, do xảy ra nhiều chuyện, lại do ngờ vực, ông từ quan về dưỡng bệnh tại phường Bích Câu, Hà Nội. Từ đó, ông khước từ 3 lời mời ra tham chính. Năm 1786, quân Tây Sơn lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh” kéo ra Bắc. Tây Sơn diệt Trịnh và rút quân về Nam không lâu thì Lê Hiển Tông mất, cháu là Lê Chiêu Thống lên thay, mời ông ra giúp nhưng ông xin từ về quê nhà. Vua Quang Trung sau khi đánh tan quân Thanh (năm 1789) có mời các danh thần nhà Hậu Lê ra giúp nước nhưng ông không hợp tác. Ông cũng giữ thái độ đó với Gia Long, khi vị vua đầu nhà Nguyễn này lên ngôi.
Phần mở rộng
Bên cạnh tư cách nhà quan, Bùi Huy Bích còn là học giả, nhà thơ, có cả một sự nghiệp trước tác thơ văn đồ sộ, chia thành hai loại chính: biên khảo và sáng tác.
Khác với loại sách thi văn tuyển tầm vóc quốc gia, triều đình, chính thống, có ý nghĩa “tục thái”, “bản quốc”, “phong hóa”, “Ngọc ấn san hành”, “Sắc tứ san hành”, cả hai bộ sách Hoàng Việt thi tuyển, Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích đều thuộc kiểu biên soạn quan gia, tư gia, gia tộc, tự lực cá nhân, bên lề, “hợp tập luật thi, trích diễm”, “dụng vi gia đình chi huấn”, “Quan Hành Tham tụng”, “Tồn Am gia tàng”…Nhìn chung, loại sách này không thuộc diện đề tài Nhà nước, không được bảo trợ, hỗ trợ kinh phí, do đó cũng không chịu sự bao cấp, quản lý, giám sát về tư tưởng; không phân cấp quản lý, phân chia kinh phí; không yêu cầu báo cáo tiến độ, thời hạn nghiệm thu, xuất bản. Chính cách làm này khiến cho sách Hoàng Việt thi tuyển (nguyên tên Thi sao) hoàn thành từ mùa thu năm Mậu Thân (1788) nhưng qua gần nửa thế kỷ, mãi đến năm Ất Dậu (1825) mới được học trò Phạm Hy Văn (Nguyễn Tập?) đưa ra khắc in; còn Hoàng Việt văn tuyển cũng hoàn thành cùng sách trên nhưng khắc in chậm thêm hai năm sau, Kỷ Hợi (1839)… Với hai công trình biên khảo đại thành Hoàng Việt thi tuyển, Hoàng Việt văn tuyển, có thể coi Bùi Huy Bích là đại biểu chuyên tâm sưu tập, biên soạn văn thi tập cuối cùng dưới thời trung đại.
Bên cạnh sự nghiệp khảo cứu, biên soạn văn thi tập, Bùi Huy Bích còn trực tiếp sáng tác cả văn xuôi và thơ ca. Về văn xuôi, Bùi Huy Bích có Lữ trung tạp thuyết (Bàn giải tản mạn trong cảnh lữ khách), gồm 2 quyển, viết khi lánh nạn ở Sơn Tây, trong đó tập trung luận giải về đạo trời và tính người. Tiếc rằng Lữ trung tạp thuyết cũng như các tác phẩm văn xuôi (ký, văn tế) đến nay vẫn chưa được phiên dịch đầy đủ…
Về sáng tác thơ ca, Bùi Huy Bích có Bích Câu thi tập, Nghệ An thi tập, Thoái hiên thi tập, sau được tập hợp trong Tồn Am thi cảo gồm 670 bài (có thuyết nói 681 bài), có thêm lời tựa của Phạm Nguyễn Du và Lê Quý Đôn…
Vốn là người có điều kiện đi nhiều, chịu khó quan sát, ghi chép, đề vịnh, Bùi Huy Bích có cả một dòng thơ du ký, trải rộng các địa danh, các miền danh lam thắng cảnh với những chùa Phổ Linh, Bích Câu, Đại La, Quang Liệt, Hồ Tây, Tô Lịch (Thăng Long), Khánh Tân (Sơn Tây), chùa Cổ Mễ - Võ Giàng (Bắc Ninh), Yên Ninh – Lạng Giang (Bắc Giang), sông Lam, Yên Trường, Phượng Thành, Bãi Bạng – Bãi Sò (Nghệ An), thành Lục Niên (Hà Tĩnh), Thạch Xá – Lệ Thủy (Quảng Bình), Nam Giao (Huế)… Tâm thế của người du ngoạn được Bùi Huy Bích nhấn mạnh trong lời kết bài thơ Đề Cổ Miếu sơn tự chung lâu Võ Giàng huyện (Thơ đề gác chuông chùa Cổ Mễ huyện Võ Giàng):
Hình minh hoạ. Nguồn: sưu tầm
.Bùi Huy Bích (1744-1818) tự là Hy Chương, hiệu Tồn Am; người làng Ðịnh Công, huyện Thanh Trì, sau di cư sang làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay là Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình dòng dõi, ông nội và cha đều là nhân vật có tiếng trong lịch sử và văn học nước nhà.
Ông thuở nhỏ thể chất kém, thường đau ốm luôn, bề ngoài có vẻ chậm chạp, khờ khạo nhưng bên trong lại có khiếu thông minh, không những nhanh chóng học thuộc kinh sách mà còn ứng xử rất tinh tế trong cuộc sống.
Tương truyền, khi Bùi Huy Bích còn nhỏ, trong làng có đám ma. Cậu bé Bích đứng gần người đề chủ, khi người này chuẩn bị viết thì thấy nghiên mực khô rốc. Thấy cậu Bích đứng gần, ông đề chủ hất hàm ra hiệu. Bích hiểu ý, thấy có chén đầy nước cạnh nghiên, cậu cầm lấy chén nước rồi nhặt một thoi vàng Hồ (thứ vàng giấy do làng Hồ làm ra), chọc thủng một mặt rồi dùng thoi vàng lấy từng chút nước đổ vào nghiên.
Lễ xong, ông đề chủ rất khen ngợi cậu bé Bích và mời ngồi cùng vào chiếu rượu dành riêng cho ông. Ông giảng giải: “Chén nước đầy mà nghiên mực thì nông. Kẻ xốc nổi sẽ cầm cả chén mà rót, như thế nước sẽ tung toé ra, mất trang nghiêm. Kẻ chậm chạp thì chạy đi lấy thìa và như thế thì nghi lễ bị dở dang. Thoi vàng không phải là thứ múc nước, vậy mà cậu bé biết biến báo thành ra được việc”.
Mẹ mất khi ông lên tám, ông theo cha xuống Hải Dương, ở tại làng An Lâu huyện Thanh Miện, là nơi cha ông dạy học. 17 tuổi, ông được cha gửi về làng quê để theo học với ông nghè Nguyễn Bá Trữ làng Linh Đường cùng huyện Thanh Trì. Hai năm sau, ông được thầy cho đi thi và đỗ Hương cống khoa Giáp Ngọ đời Cảnh Hưng thứ 23 (1762). Năm sau, thi Hội không đạt, ông được thầy khuyên đến học thêm ở trường ông Bảng nhãn Lê Quý Đôn mở tại kinh thành.
Bấy giờ chúa Trịnh bắt nạt vua Lê quá, làm tổn thương đến tư tưởng chính thống tôn quân của nho sĩ. Bùi Huy Bích, vì thế, không thiết tha với khoa cử. Nhưng rồi để chiều lòng cha, năm 25 tuổi ông đi thi Hội và đỗ Đình nguyên Hoàng giáp. Đó là mùa thu năm Kỷ Sửu 1769.
Sau khi đỗ, ông được bổ dụng làm Hàn lâm viện Hiệu lý, rồi thăng Thị chế (năm 1771), rồi được thụ chức Thiêm sai Tri hộ phiên, kiêm chức Đông các Hiệu thư.
Năm 1777, ông được cử làm Ðốc đồng Nghệ An; năm sau lên làm Hiệp trấn. Đến năm 1781, ông được chúa Trịnh Sâm triệu về triều giữ chức Nhập thị Bồi tụng (chức đứng thứ hai trong phủ chúa sau Bồi tụng), nhưng ông lấy cớ ốm yếu xin từ chức, dù khi đó mới 38 tuổi và có quan hệ họ hàng với Trịnh Sâm.
Khi Trịnh Sâm bỏ con trưởng Trịnh Tông để lập con nhỏ Trịnh Cán (con của Tuyên phi Đặng Thị Huệ được sủng ái), ông đứng ra can gián nhưng không thành. Trịnh Sâm mất, Trịnh Tông lật đổ Trịnh Cán lên ngôi, cách chức Tham tụng của Phan Lê Phiên (vì Phiên cùng phe với mẹ con Trịnh Cán) và mời Bùi Huy Bích ra làm Hành Tham tụng với hy vọng ông có thể cứu vãn tình thế do loạn kiêu binh gây ra.
Nhưng rồi, do xảy ra nhiều chuyện, lại do ngờ vực, ông từ quan về dưỡng bệnh tại phường Bích Câu, Hà Nội. Từ đó, ông khước từ 3 lời mời ra tham chính. Năm 1786, quân Tây Sơn lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh” kéo ra Bắc. Tây Sơn diệt Trịnh và rút quân về Nam không lâu thì Lê Hiển Tông mất, cháu là Lê Chiêu Thống lên thay, mời ông ra giúp nhưng ông xin từ về quê nhà. Vua Quang Trung sau khi đánh tan quân Thanh (năm 1789) có mời các danh thần nhà Hậu Lê ra giúp nước nhưng ông không hợp tác. Ông cũng giữ thái độ đó với Gia Long, khi vị vua đầu nhà Nguyễn này lên ngôi.
Phần mở rộng
Bên cạnh tư cách nhà quan, Bùi Huy Bích còn là học giả, nhà thơ, có cả một sự nghiệp trước tác thơ văn đồ sộ, chia thành hai loại chính: biên khảo và sáng tác.
Khác với loại sách thi văn tuyển tầm vóc quốc gia, triều đình, chính thống, có ý nghĩa “tục thái”, “bản quốc”, “phong hóa”, “Ngọc ấn san hành”, “Sắc tứ san hành”, cả hai bộ sách Hoàng Việt thi tuyển, Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích đều thuộc kiểu biên soạn quan gia, tư gia, gia tộc, tự lực cá nhân, bên lề, “hợp tập luật thi, trích diễm”, “dụng vi gia đình chi huấn”, “Quan Hành Tham tụng”, “Tồn Am gia tàng”…Nhìn chung, loại sách này không thuộc diện đề tài Nhà nước, không được bảo trợ, hỗ trợ kinh phí, do đó cũng không chịu sự bao cấp, quản lý, giám sát về tư tưởng; không phân cấp quản lý, phân chia kinh phí; không yêu cầu báo cáo tiến độ, thời hạn nghiệm thu, xuất bản. Chính cách làm này khiến cho sách Hoàng Việt thi tuyển (nguyên tên Thi sao) hoàn thành từ mùa thu năm Mậu Thân (1788) nhưng qua gần nửa thế kỷ, mãi đến năm Ất Dậu (1825) mới được học trò Phạm Hy Văn (Nguyễn Tập?) đưa ra khắc in; còn Hoàng Việt văn tuyển cũng hoàn thành cùng sách trên nhưng khắc in chậm thêm hai năm sau, Kỷ Hợi (1839)… Với hai công trình biên khảo đại thành Hoàng Việt thi tuyển, Hoàng Việt văn tuyển, có thể coi Bùi Huy Bích là đại biểu chuyên tâm sưu tập, biên soạn văn thi tập cuối cùng dưới thời trung đại.
Bên cạnh sự nghiệp khảo cứu, biên soạn văn thi tập, Bùi Huy Bích còn trực tiếp sáng tác cả văn xuôi và thơ ca. Về văn xuôi, Bùi Huy Bích có Lữ trung tạp thuyết (Bàn giải tản mạn trong cảnh lữ khách), gồm 2 quyển, viết khi lánh nạn ở Sơn Tây, trong đó tập trung luận giải về đạo trời và tính người. Tiếc rằng Lữ trung tạp thuyết cũng như các tác phẩm văn xuôi (ký, văn tế) đến nay vẫn chưa được phiên dịch đầy đủ…
Về sáng tác thơ ca, Bùi Huy Bích có Bích Câu thi tập, Nghệ An thi tập, Thoái hiên thi tập, sau được tập hợp trong Tồn Am thi cảo gồm 670 bài (có thuyết nói 681 bài), có thêm lời tựa của Phạm Nguyễn Du và Lê Quý Đôn…
Vốn là người có điều kiện đi nhiều, chịu khó quan sát, ghi chép, đề vịnh, Bùi Huy Bích có cả một dòng thơ du ký, trải rộng các địa danh, các miền danh lam thắng cảnh với những chùa Phổ Linh, Bích Câu, Đại La, Quang Liệt, Hồ Tây, Tô Lịch (Thăng Long), Khánh Tân (Sơn Tây), chùa Cổ Mễ - Võ Giàng (Bắc Ninh), Yên Ninh – Lạng Giang (Bắc Giang), sông Lam, Yên Trường, Phượng Thành, Bãi Bạng – Bãi Sò (Nghệ An), thành Lục Niên (Hà Tĩnh), Thạch Xá – Lệ Thủy (Quảng Bình), Nam Giao (Huế)… Tâm thế của người du ngoạn được Bùi Huy Bích nhấn mạnh trong lời kết bài thơ Đề Cổ Miếu sơn tự chung lâu Võ Giàng huyện (Thơ đề gác chuông chùa Cổ Mễ huyện Võ Giàng):
Du khách ngẫu phùng thanh thưởng xứ,
Hoài nhân bất tại hựu thùy đồng.
Hoài nhân bất tại hựu thùy đồng.
(Du khách gặp may vui thưởng thức,
Bạn thơ chẳng có, biết cùng ai)
(Bùi Quang Thuận dịch)
Chấp chính giữa thời vua Lê chúa Trịnh và lại gắn bó, hệ lụy nhiều hơn với nhà chúa, chắc chắn Bùi Huy Bích luôn bị lâm tình thế bởi cơ chế “lưỡng đầu chế” tạo ra. Trong thực tiễn sáng tác, Bùi Huy Bích không quá vọng tưởng vào vương triều chính thống. Ngay cả khi theo vua tòng tế Nam Giao, ông cũng thiên về tả cảnh và nhận mình như một chứng nhân hơn là người trong cuộc, nhập thân. Khi theo vua đi thăm hồ Tây, ông tiếp tục lối thơ đề vịnh, cho đến câu kết mới nhắc đến nhà vua như một lời xã giao phải phép:
Chấp chính giữa thời vua Lê chúa Trịnh và lại gắn bó, hệ lụy nhiều hơn với nhà chúa, chắc chắn Bùi Huy Bích luôn bị lâm tình thế bởi cơ chế “lưỡng đầu chế” tạo ra. Trong thực tiễn sáng tác, Bùi Huy Bích không quá vọng tưởng vào vương triều chính thống. Ngay cả khi theo vua tòng tế Nam Giao, ông cũng thiên về tả cảnh và nhận mình như một chứng nhân hơn là người trong cuộc, nhập thân. Khi theo vua đi thăm hồ Tây, ông tiếp tục lối thơ đề vịnh, cho đến câu kết mới nhắc đến nhà vua như một lời xã giao phải phép:
Nhất hoằng vân thủy thiên nhiên kính,
Ưu tá ngô vuơng chiếu cổ câm.
(Mây nước tấm gương trải rộng khắp,
Giúp vua soi tỏ việc cổ kim)
Giúp vua soi tỏ việc cổ kim)
(Sau lập xuân hai ngày theo vua đi thăm hồ Tây – Bùi Quảng Thuận dịch)
Khác biệt với xu thế hướng tâm ngợi ca vương triều, ngợi ca thánh đế, Bùi Huy Bích thiên về bày tỏ những băn khoăn, nghi ngại, ngờ vực trước cuộc sống. Từ thực tế những điều trông thấy, trải nghiệm, ông lên tiếng trước việc quan binh làm hại người dân:
Khác biệt với xu thế hướng tâm ngợi ca vương triều, ngợi ca thánh đế, Bùi Huy Bích thiên về bày tỏ những băn khoăn, nghi ngại, ngờ vực trước cuộc sống. Từ thực tế những điều trông thấy, trải nghiệm, ông lên tiếng trước việc quan binh làm hại người dân:
Kiến thuyết quan binh công lược bạo,
Dân gia phiến tịch đãng vô di.
Dân gia phiến tịch đãng vô di.
(Nghe nói quan binh công phá dữ,
Sạch không manh chiếu của dân này)
Sạch không manh chiếu của dân này)
(Ngủ ở Thạch Xá – Trúc Khê dịch)
Ngay trong cảnh Tết ông vẫn chạnh nhớ đến người dân, thấu hiểu khoảng cách quan – dân và đắng lòng trước sự thật nhãn tiền:
Ngay trong cảnh Tết ông vẫn chạnh nhớ đến người dân, thấu hiểu khoảng cách quan – dân và đắng lòng trước sự thật nhãn tiền:
Quanh năm vất vả cũng nên vui chơi,
Ta lười, gặp ngày xuân cũng muốn lòng thư thái.
Chỉ có điều nghĩ đến người dân thiếu ăn từ mùa thu năm ngoái,
Trước mâm cỗ, nâng chén lên lại thấy ngậm ngùi.
Ta lười, gặp ngày xuân cũng muốn lòng thư thái.
Chỉ có điều nghĩ đến người dân thiếu ăn từ mùa thu năm ngoái,
Trước mâm cỗ, nâng chén lên lại thấy ngậm ngùi.
(Thơ làm sau ngày mồng một tháng Giêng…)
Giữa ngày vui xuân sớm Thăng Long mà lòng ông trĩu nặng dự cảm về một mai vô phương, bất định:
Giữa ngày vui xuân sớm Thăng Long mà lòng ông trĩu nặng dự cảm về một mai vô phương, bất định:
Năm ngoái thiên tai làm mùa màng hao tổn,
Trộm cắp nhiều quấy nhiễu khắp nơi.
Sớm nay cảnh vật nơi này thật đẹp tươi,
Chẳng biết tình hình ngoài chốn kinh kỳ ra sao?
Trộm cắp nhiều quấy nhiễu khắp nơi.
Sớm nay cảnh vật nơi này thật đẹp tươi,
Chẳng biết tình hình ngoài chốn kinh kỳ ra sao?
(Xuân sớm…)
Khi khác, ông liên hệ, rộng mở tầm nhìn và tưởng vọng cuộc sống chúng dân lao khổ:
Khi khác, ông liên hệ, rộng mở tầm nhìn và tưởng vọng cuộc sống chúng dân lao khổ:
Thiên giáng cơ hoàng bệnh thử dân,
Cô cùng chuyển tỉ cực toan tân.
Dạ lai phong vũ hàn như thử,
Đạo lộ ưng đa thất sở nhân.
Cô cùng chuyển tỉ cực toan tân.
Dạ lai phong vũ hàn như thử,
Đạo lộ ưng đa thất sở nhân.
(Giời gieo tai ách khổ dân chưa,
Cùng kiệt muôn nhà đã xác xơ.
Mưa gió đêm qua trời lạnh lắm,
Ngoài đường chi thiếu kẻ bơ vơ)
(Vô đề 2 - Trúc Khê dịch)
Từ đây, ông đặt dấu hỏi về trách nhiệm của chính thể, những người ăn lộc nước, những kẻ sáo ngôn mà vô dụng trước thực tại:
Từ đây, ông đặt dấu hỏi về trách nhiệm của chính thể, những người ăn lộc nước, những kẻ sáo ngôn mà vô dụng trước thực tại:
Mùa hạ hạn hán, mùa thu sương giá, mùa đông có nạn côn trùng,
Mùa màng năm nay thật đáng xót xa.
Kẻ bỉ nho đừng nói đến chuyện xoay chuyển vận nước,
Những kẻ hưởng bổng lộc ở triều đình là những ai?
Mùa màng năm nay thật đáng xót xa.
Kẻ bỉ nho đừng nói đến chuyện xoay chuyển vận nước,
Những kẻ hưởng bổng lộc ở triều đình là những ai?
(Vô đề 1)
Điều quan trọng hơn, Bùi Huy Bích không thuộc kiểu người quan liêu, sáo rỗng, cao cao tại thượng, tự cho mình cái quyền “trừ mình ra” trước mọi thăng trầm thế sự. Chính vì thế mà ông luôn cảm nhận những giới hạn, thấy đáng hổ thẹn vì bất lực trước thực tại đất nước cũng như trước những phẩm chất cao đẹp của những Chu Văn An trong bài Quang Liệt xã Giang Thượng ngâm (Khúc ngâm trên sông xã Quang Liệt), ngậm ngùi trước Thân Nhân Trung trong bài Quá Thân công Nhân Trung cố lý (Qua làng cũ ông Thân Nhân Trung), tự cảm thẹn lòng với nhà ẩn sĩ Nguyễn Thiếp và hân hoan khi tiễn đưa thầy Lê Quý Đôn đi trấn thủ Thuận Hóa…
Trong chiều hướng ly tâm, mở rộng tầm nhìn về chúng dân trăm họ và khả năng tự nhận thức, thức tỉnh, hướng đến tự phản tỉnh và lên tiếng tự phán xét, tự trào:
Điều quan trọng hơn, Bùi Huy Bích không thuộc kiểu người quan liêu, sáo rỗng, cao cao tại thượng, tự cho mình cái quyền “trừ mình ra” trước mọi thăng trầm thế sự. Chính vì thế mà ông luôn cảm nhận những giới hạn, thấy đáng hổ thẹn vì bất lực trước thực tại đất nước cũng như trước những phẩm chất cao đẹp của những Chu Văn An trong bài Quang Liệt xã Giang Thượng ngâm (Khúc ngâm trên sông xã Quang Liệt), ngậm ngùi trước Thân Nhân Trung trong bài Quá Thân công Nhân Trung cố lý (Qua làng cũ ông Thân Nhân Trung), tự cảm thẹn lòng với nhà ẩn sĩ Nguyễn Thiếp và hân hoan khi tiễn đưa thầy Lê Quý Đôn đi trấn thủ Thuận Hóa…
Trong chiều hướng ly tâm, mở rộng tầm nhìn về chúng dân trăm họ và khả năng tự nhận thức, thức tỉnh, hướng đến tự phản tỉnh và lên tiếng tự phán xét, tự trào:
- Sơ dung bệnh tẩu tri hà dụng,
Đãn mờ qua thử mộ giai.
(Già yếu làm chi thân biếng nhác,
Cuốc vườn vui với thú giồng dưa)
Đãn mờ qua thử mộ giai.
(Già yếu làm chi thân biếng nhác,
Cuốc vườn vui với thú giồng dưa)
(Nhà thôn đêm lạnh… - Trúc Khê dịch)
- Chỉ tàm nhiếp lý hào vô bổ,
Diệc xỉ thiên gia pháp dụng thần.
(Chỉ thẹn không giúp ích gì cho chính sự,
Vậy mà vẫn được xếp vào hàng tụng thần)
Diệc xỉ thiên gia pháp dụng thần.
(Chỉ thẹn không giúp ích gì cho chính sự,
Vậy mà vẫn được xếp vào hàng tụng thần)
(Ngày mồng một Tết Nhâm Dần)
Nhìn chung, có thể thấy tiếng thơ của Bùi Huy Bích không quá qui phạm, khuôn thước, chính thống, một chiều hướng tâm tụng ca vương triều, thánh đế mà in đậm tiếng nói hiện thực, hướng về chúng dân trăm họ cũng như bộc lộ sắc nét tâm trạng con người cá nhân trong sinh quyển nền văn học nhân văn nhân đạo giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.
Nguồn nguoihanoi.com.vn, PGS- TS Nguyễn Hữu Sơn
Nhìn chung, có thể thấy tiếng thơ của Bùi Huy Bích không quá qui phạm, khuôn thước, chính thống, một chiều hướng tâm tụng ca vương triều, thánh đế mà in đậm tiếng nói hiện thực, hướng về chúng dân trăm họ cũng như bộc lộ sắc nét tâm trạng con người cá nhân trong sinh quyển nền văn học nhân văn nhân đạo giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.
Nguồn nguoihanoi.com.vn, PGS- TS Nguyễn Hữu Sơn