Đặng Dung: Kỳ tài danh tướng, vang danh sử Việt
.
Đặng Dung là một danh tướng tài ba trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng cha mình là Đặng Tất (cũng là một tướng tài) phò tá các vua nhà Hậu Trần, ôm chí khôi phục quốc thống. Hai cha con Đặng Dung lập công đầu trong trận Bô Cô (địa danh nay thuộc Nam Định), đánh bại tướng nhà Minh là Mộc Thạnh, loại khỏi vòng chiến tới 100 nghìn quân địch.
Đặng Dung (1373-1414) là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người xã Tả Hạ, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ Anh (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Cha của ông là Đặng Tất, người theo phò vua Giản Định đế của nhà Hậu Trần, sau bị Giản Định đế giết chết cùng với tướng Nguyễn Cảnh Chân. Giận vì cha mình chết oan, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) rời đi, lập Trần Quý Khoáng tức vua Trùng Quang tiếp tục khởi nghĩa.
Tháng 5/1407, cha con họ Hồ bị bắt ở cửa biển Kỳ La, Chiêm Thành nhân đó dấy quân hòng chiếm lại đất Thăng Hoa. Đặng Tất xin với Trương Phụ cho mình cai trị đất Hóa châu, Trương Phụ chấp thuận, sau đó quân Chiêm Thành rút về.
Tháng 10/1407, người con thứ của vua Trần Nghệ Tông, tên là Trần Ngỗi, tự lập làm vua lên ngôi ở Tràng An, xưng là Giản Định đế. Do quân mới lập, nhà vua phải chạy vào Nghệ An, Đặng Tất lúc ấy làm Đại tri châu Hóa châu nghe tin, liền giết viên quan nhà Minh đem quân từ Hóa châu ra Nghệ An phò giúp. Đặng Tất dâng con gái cho vua Giản Định đế, sau đó được phong làm Quốc công.
.
Đặng Dung là một danh tướng tài ba trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng cha mình là Đặng Tất (cũng là một tướng tài) phò tá các vua nhà Hậu Trần, ôm chí khôi phục quốc thống. Hai cha con Đặng Dung lập công đầu trong trận Bô Cô (địa danh nay thuộc Nam Định), đánh bại tướng nhà Minh là Mộc Thạnh, loại khỏi vòng chiến tới 100 nghìn quân địch.
Đặng Dung (1373-1414) là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người xã Tả Hạ, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ Anh (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Cha của ông là Đặng Tất, người theo phò vua Giản Định đế của nhà Hậu Trần, sau bị Giản Định đế giết chết cùng với tướng Nguyễn Cảnh Chân. Giận vì cha mình chết oan, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) rời đi, lập Trần Quý Khoáng tức vua Trùng Quang tiếp tục khởi nghĩa.
Tháng 5/1407, cha con họ Hồ bị bắt ở cửa biển Kỳ La, Chiêm Thành nhân đó dấy quân hòng chiếm lại đất Thăng Hoa. Đặng Tất xin với Trương Phụ cho mình cai trị đất Hóa châu, Trương Phụ chấp thuận, sau đó quân Chiêm Thành rút về.
Tháng 10/1407, người con thứ của vua Trần Nghệ Tông, tên là Trần Ngỗi, tự lập làm vua lên ngôi ở Tràng An, xưng là Giản Định đế. Do quân mới lập, nhà vua phải chạy vào Nghệ An, Đặng Tất lúc ấy làm Đại tri châu Hóa châu nghe tin, liền giết viên quan nhà Minh đem quân từ Hóa châu ra Nghệ An phò giúp. Đặng Tất dâng con gái cho vua Giản Định đế, sau đó được phong làm Quốc công.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: sưu tầm. |
Năm 1409, sau trận đại chiến ở Bô Cô (xã Hiếu Cổ, huyện Ý Yên, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay). Vì nghe lời khuyên của hoạn quan là Nguyễn Quỹ và học sinh Nguyễn Mộng Trang, nói rằng Đặng Tất chuyên quyền, vua Giản Định Đế đem lòng ngờ vực đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung tức giận bỏ Trần Ngỗi, cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) đem binh Thuận hóa về Thanh Hóa, rước Trần Quý Khoáng đến Nghệ An lập làm vua.
Trần Quý Khoáng là con Mẫn vương Ngạc và là cháu Trần Nghệ Tông, trước kia Quý Khoáng làm quan nhập nội thị trung. Trần Quý Khoáng lên ngôi vua ở Chỉ Là, đổi niên hiệu là Trùng Quang, dùng Nguyễn Súy làm Thái phó, Cảnh Dị làm Thái bảo, Đặng Dung làm Đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã.
Lúc này Giản Định đế đang ở thành Ngự Thiên, chống nhau với nhà Minh. Trùng Quang đế sai Nguyễn Súy mang quân đến đánh úp, bắt được Giản Định đế. Mẹ Giản Định đế và bầy tôi là Lê Tiệt, Lê Nguyên Đỉnh bàn nhau khởi binh đánh úp lại Trùng Quang đế – Trần Quý Khoáng. Việc bị tiết lộ, Trùng Quang đế bắt giết Lê Tiệt và Nguyên Đỉnh. Khi ấy Nguyễn Súy đưa Giản Định đế đến Nghệ An, Trùng Quang đế thay mặc mũ áo thường ra đón tiếp. Trùng Quang đế bèn tôn Giản Định đế làm Thượng hoàng, cùng nhau mưu tính việc khôi phục.
Giản Định đế và Trùng Quang đế chia quân làm 2, Giản Định đế tiến quân đến Hạ Hồng, vua Trùng Quang tiến quân đến Bình Than, các người hùng kiệt ở các lộ đều hưởng ứng; gặp lúc Trương Phụ dẫn quân đến, Giản Định đế bỏ thuyền lên bộ, Trương Phụ chia quân đi đằng sau, bắt được giải về Kim Lăng. Cánh quân vua Trùng Quang giữ nhau với Trương Phụ ở Bình Than, chia cho Đặng Dung giữ cửa Hàm Tử, vì thiếu lương thực, quân tan vỡ, vua Trùng Quang được tin, tự liệu không chống nổi, lại về Nghệ An, Trương Phụ đuổi theo, đến đâu cũng chém giết người vô số.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: sưu tầm. |
Năm 1410, vua Trùng Quang dẫn quân tiến ra bắc, thắng một số trận nhưng vì hiệu lệnh không thống nhất, quân Minh tiến đến đâu, quân Hậu Trần tan vỡ đến đó. Vua Trùng Quang lại rút binh về Nghệ An.
Đầu năm 1411, vua nhà Minh sai Trương Phụ mang 24.000 quân tiếp viện cho Mộc Thạnh, năm sau Trương Phụ dẫn binh vào Nghệ An gặp Nguyễn Suý, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung ở Mô Độ. Hai bên liều chết đánh nhau chưa phân thắng bại, thì Nguyễn Súy và Nguyễn Cảnh Dị vượt biển chạy, Hồ Bối bỏ thuyền lên bờ. Đặng Dung thế cô, không có cứu viện, liền đi thuyền nhẹ vượt biển trốn đi. Năm 1413, Trương Phụ lại tiến đánh Nghệ An, đến đây nhà Hậu Trần phải lui vào Hóa Châu, đất cố thủ cuối cùng của nhà Hậu Trần.
Tháng 9/1413, quân Trương Phụ vào đến Thuận châu, Nguyễn Suý và Đặng Dung giữ sông Thái Gia, đặt phục binh, nhân đêm đánh úp dinh Trương Phụ. Đặng Dung nhảy lên thuyền Trương Phụ toan bắt sống, nhưng không biết mặt, vì thế Trương Phụ mới nhảy xuống sông lấy thuyền nhỏ mà chạy thoát được. Bấy giờ quân Hậu Trần còn rất ít, Trương Phụ thấy vậy đem binh đánh úp lại, bọn Đặng Dung địch không nổi phải bỏ chạy.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Trận đánh ở Sái Già, Đặng Dung, Nguyễn Súy, đem tàn quân trơ trọi chống lại bọn giặc mạnh, quân tướng đều tinh nhuệ. Dung nửa đêm đánh úp doanh trại giặc làm cho tướng giặc sợ hãi chạy trốn, đốt hết thuyền bè, khí giới của chúng, không phải người thực sự có tài làm tướng, thì có làm được như thế hay không?. Thế nhưng cuối cùng vẫn bại vong, đó là do trời. Tuy thất bại, cũng vẫn vinh quang. Trong khoảng 5 năm, kiên trì chiến đấu với giặc, dẫu có bất lợi, nhưng ý chí không núng, khí thế càng hăng, đến kiệt sức mới chịu thôi. Lòng trung vì nước của người bề tôi, dẫu trăm đời sau vẫn còn tưởng thấy được!”
Đặng Dung sau này bị bắt giải về Trung Hoa nhưng giữa đường đã tuẫn tiết để giữ tròn khí tiết. Ông có để lại một bài thơ tên là “Cảm hoài”, tỏ rõ lòng yêu nước và khí phách của mình, trong đó có những câu như: “Thù trả chưa xong đầu đã bạc. Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày“.
Nguồn danviet.vn