388 lượt xem

Dân Tộc Giao : Tổng quát kỳ 1

Dân Tộc Giao


I- NGUỒN GỐC

Theo kết quả nghiên cứu của Đề án “Sưu tầm kiểm kê kho sách cổ người Dao” do Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin – Thể thao Lào Cai) chủ trì có đăng tại thì: Người Dao có nguồn gốc xa xưa ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) gồm 7 nhóm. Người Dao ở Việt Nam và ở Lào Cai có 3 nhóm: Dao Tuyển, Dao Nga Hoàng và Dao Làn Tẻn (còn gọi là Dao Chàm) họ bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê (vào khoảng cuối thế kỷ 17). Để đến được đất Việt, sống ở vùng núi như ngày nay, người Dao đã phải trải qua cuộc hành trình vượt biển, vượt núi, vượt sông muôn phần gian khổ.

Điều này phản ánh rõ trong nhiều phong tục, nghi lể của người Dao và được ghi lại rất tỉ mỉ trong sách cổ.

14632899_997158023729609_5989061530605802248_n

Nguồn: Sưu tập 


Người Dao di cư sang Việt Nam theo nhiều đợt, bắt đầu từ đảo Hải Nam họ qua Phòng Thành rồi tới Bắc Giang. Từ đây, họ di chuyển theo các hướng khác nhau:

– Theo sông Lô tới Hà Giang hình thành nên người Dao áo dài.

– Theo sông Chảy tới Lào Cai, hậu duệ ngày nay gọi là Dao Tuyển.

– Nhóm ở lại vùng Nga Hoàng thuộc Yên Lập, Yên Phúc một thời gian, sau đó di chuyển tới Văn Chấn (Yên Bái), rồi Văn Bàn (Lào Cai) là tổ tiên người Dao quần chẹt ngày nay.

Dân tộc Dao còn có các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu .v.v…
Dân tộc Dao là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, theo điều tra dân số năm 1999 là 620.538 người, đến năm 2009 là 751.067 người, cư trú tại 61 trên tổng số 63 Tỉnh, Thành phố. Người Dao cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (109.708 người, chiếm 15,1% dân số toàn tỉnh và 14,6% tổng số người Dao tại Việt Nam), Tuyên Quang (90.618 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 12,1% tổng số người Dao tại Việt Nam), Lào Cai (88.379 người, chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số người Dao tại Việt Nam), Yên Bái (83.888 người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh và 11,2% tổng số người Dao tại Việt Nam), Quảng Ninh (59.156 người, chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh), Bắc Kạn (51.801 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh), Cao Bằng (51.124 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh), Lai Châu (48.745 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh), Lạng Sơn (25.666 người), Thái Nguyên (25.360 người) …

Người Dao cũng là 1 trong số 56 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc (tiếng Hán là Pinyin: Yáo zú, nghĩa là Dao tộc) với dân số là 2.637.000 người.
Dân tộc này cũng là một dân tộc thiểu số ở Lào, Myanma, Thái Lan.



III- DÂN TỘC DAO ĐỎ Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông, cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh Trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. Các bản làng của họ trải rộng khắp các miền rừng núi phía Bắc: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang … đến một số Tỉnh Trung du như: Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y).

Mặc dù, họ có “nhiều nhóm người khác nhau” như vậy, nhưng “ngôn ngữ của họ là thống nhất” để đảm bảo mối quan hệ gắn kết giữa các cộng đồng người Dao với nhau. Ngoài ra, người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục-tập quán, mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài, Dao Quần Trắng …

Người Dao Đỏ có dân số đứng thứ hai sau người H’Mông ở Sa Pa, cũng có nguồn gốc từ Vân Nam – Trung Quốc, người Dao Đỏ là một bộ phận nhỏ của tộc người Dao di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XIII đến những năm 40 của thế kỷ trước.

Họ sống tập trung đông nhất ở các xã Tả Phìn, Nậm Cang, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải. Nếu người H’Mông thường chọn những nơi núi cao để sống thì người Dao lại chọn thung lũng hoặc lưng chừng núi để trỉa ngô, trồng lúa và thảo quả. Các lái buôn thường đến tận nhà thu mua mang bán sang Trung Quốc nên cuộc sống của họ được nâng cao. Nhiều nhà có những tiện nghi và phương tiện tốt như xe máy, tivi, thậm chí là cả ô tô, máy kéo dùng trong nông nghiệp.

Tộc người Dao có nhiều nhóm nhưng sinh sống ở Sa Pa chủ yếu là người Dao Đỏ bởi phụ nữ thường quấn khăn hay đội mũ đỏ, áo xanh đen có nhiều hoa văn đỏ và trắng ở cổ, vạt và tà áo. Trong trang phục truyền thống, người Dao nam mặc quần và áo đơn giản, còn người Dao nữ trang phục phong phú hơn với những trang trí hoa văn truyền thống, đầu đội khăn. Nên trang phục của họ được xem là đẹp nhất ở mỗi phiên chợ Sa Pa.

Họ cũng có chữ viết riêng dựa theo chữ cổ của Hán ngữ gọi là chữ Nôm – Dao (kiểu chữ dùng mẫu tự Trung Quốc để ghi tiếng Dao), nhưng loại chữ này nay chỉ người cao tuổi mới đọc hiểu và viết được.

Sách cổ đã sưu tầm và kiểm kê có tới 68% là các bộ kinh thư, các sách về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán. Sách văn học tuy chiếm một tỉ lệ nhỏ (22,8%) nhưng có giá trị quan trọng. Bên cạnh một số dân ca (nhất là dân ca giao duyên) được những người biết chữ cổ chép lại còn khá nhiều tập truyện văn học, bao gồm một số bộ tiểu thuyết cổ của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu lúc đầu chỉ sưu tầm được 2 truyện thơ, trong một dự án đã tìm thấy 23 truyện thơ lần đầu tiên được phát hiện ở vùng người Dao như: “Hàn Bằng”, “Đàm Thanh”, “Bát Nương”, “Lâu Cảnh”, “Trạng Nghèo”, “Đô Nương truyện”, “Đặng Nguyên Huyện truyện”, “Bá Giai truyện”, “Thần sắt ca”… Trong số đó, truyện thơ kể về hành trình tìm đất vất vả của người Dao chiếm số lượng nhiều hơn cả (40%).

Một số truyện tuy có chủ đề khác nhưng trước khi đề cập đến nội dung chính cũng kể về cuộc hành trình của người Dao.

IV- NHÀ CỬA CŨA NGƯỜI DAO

Ở Việt Nam, người Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, và gần đây mới có một số nhỏ chuyển vào Tây Nguyên … Tuy nhiên, dù cư trú phân tán và có nhiều nhóm Dao khác nhau như Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao quần trắng …

Chúng ta vẫn có thể nhận ra nét đặc trưng về nhà ở của tộc người này.
Về cơ bản, người Dao có ba loại hình nhà ở chính: nhà đất, nhà sàn (người Dao quần trắng ở Yên Bái – Nhà sàn là kiểu đặc trưng vùng rừng núi để chống thú dữ, rắn rết. Mát về mùa hè và ấm về mùa đông) và nhà nửa sàn nửa đất (người Dao đỏ ở Tả Phìn – Sa Pa – Lào Cai).
Song, cùng với sự phát triển chung của xã hội, những nét đặc trưng này đang phai nhạt dần, nhất là từ sau năm 1945 và đặc biệt là những năm gần đây.


Để tìm hiểu quá trình phát triển nhà ở của dân tộc Dao cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, người ta đặc biệt quan tâm đến kết cấu của bộ khung nhà mà đơn vị kết cấu của bộ khung nhà là các kiểu vì (vì cột, vì trung gian giữa vì kèo – vì cột và vì kèo). Nhà ở của người Dao là các kiểu vì kèo và một yếu tố khác vô cùng quan trọng là tổ chức mặt bằng sinh hoạt. Bởi vì sự khác biệt giữa nhà ở của dân tộc nước ta chủ yếu ở hai yếu tố đó, còn yếu tố khác chỉ là thứ yếu.

V- TÍN NGƯỠNG CŨA NGƯỜI DAO

Người Dao thờ tổ tiên là BÀN HỒ, vì họ có tín ngưỡng rằng loài chó là Tổ tiên của họ nên chó luôn luôn được quý trọng.

Bàn Hồ là nhân vật huyền thoại, Thủy tổ của dân tộc Dao, đã được nhắc tới trong truyện kể dân gian, thần tích và các truyện thơ, trong đó đặc biệt phải kể tới sách “Quá Sơn bảng văn, Bàn Hồ (truyện thơ) và Đặng hành và Bàn Đại Hộ (truyện thơ). Các tác phẩm nêu trên vừa được truyền miệng trong dân gian, vừa được các trí thức người Dao ghi chép thành sách bằng “chữ Nôm Dao”.

“Quá Sơn bảng văn” hay “Bảng Văn, Bình Hoàng khoán điệp”, được viết trên tấm vải dài, rìa được đệm vải cho cứng chắc. Toàn bộ tài liệu này được ghi bằng chữ Nôm Dao, hai đầu có vẽ cảnh Triều Đình, Vua ngồi trên ngai vàng, dưới chân là con chó Bàn Hồ, nội dung của Quá Sơn bảng văn có thể tóm tắt lại như sau:

“Bàn Hồ là con long khuyển mình dài ba thước, lông đen vằn vàng, mướt như nhung, từ trên trời giáng xuống trần, được Bình Vương yêu quý, nuôi trong cung vua. Một hôm Bình vương nhận được chiến thư của Cao Vương liền hội triều đình lại để bàn cách đánh lại Cao Vương. Trong khi mọi người còn đang yên lặng vì chưa tìm ra được kế gì, thì con long Khuyển Bàn Hồ nhảy ra phủ phục trước nhà vua xin đi giết Cao Vương. Trước khi Bàn Hồ đi, vua hứa nếu Bàn Hồ giết được Cao Vương thì sẽ gả công chúa cho. Bàn Hồ phải mất 7 ngày 7 đêm mới tới được chỗ Cao Vương. Cao vương thấy con chó Bàn Hồ từ chỗ Bình Vương tới thì cho đó là điềm may, liền mang Bàn Hồ về cung cấm nuôi. Một hôm nhân lúc Cao Vương uống rượu say Bàn Hồ cắn chết Cao Vương, ngoạm đầu mang về báo công với Bình Vương. Giữ lời hứa, Bình Vương gả con gái cho Bàn Hồ. Sau lể cưới, Bàn Hồ mang vợ về núi Cối Kê (Chiết Giang), sau đó vợ chồng Bàn Hồ sinh được 6 con trai và 6 người con gái. 12 người con của Bàn Hồ đều được Bình Vương ban sắc thành 12 họ. Riêng con cả lấy họ cha là họ Bàn, còn các con khác lấy tên họ sau: Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Lý, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu.

Con cháu Bàn vương sinh sôi ra ngày một nhiều. Tới thời Hồng Vũ (1368-1398), bị hạn ba năm liền không có gì ăn, nhà Vua cung cấp cho mỗi người một cái búa, một con dao để đốn rừng làm rẫy. Con cháu Bàn Hồ phát hết rừng núi của Bình Vương, khiến cho nhà Vua phải cấp cho ‘Quá Sơn bảng văn’ để phân tán đi các nơi tìm đất sinh sống”. Ngày nay, người ta có thể xác định dòng họ và thứ bậc của người Dao qua tên đệm.

VI- PHONG TỤC & LỄ HỘI NGƯỜI DAO

Tục “ở rể” cũa người Dao có 2 cấp độ: có thời hạn và vĩnh viễn.

Ma chay của người Dao được làm theo tục lệ xa xưa (vài vùng còn có tục hỏa táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên).

Gia đình nào đang nấu rượu thì phải cắm lá trước cửa nhà, không cho người lạ vào vì họ quan niệm rằng người lạ vào nhà rượu sẽ bị chua và khê, nên khi thấy có dấu hiệu cắm lá kiêng bạn không nên bước vào nhà.
Trong gia đình có phụ nữ sinh nở cũng có dấu hiệu kiêng cắm lá trước cửa nhà, để không cho người lạ vào nhà, sợ đứa trẻ mới sinh khóc nhiều.


Người phụ nữ còn có tục cạo chân mày và một phần tóc phía trên trán cho đẹp.

Họ cũng có tục cử (kiêng) sờ đầu trẻ em, khi cắt tóc, cạo đầu họ vẫn để chỏm tóc ở đỉnh đầu vì cho đó là nơi trú ngụ các hồn vía con người (quan niệm để chỏm tóc như vậy trẻ em sẽ không hay ốm đau).

Họ cũng quan niệm là nam và nữ khi chưa kết hôn thì không được chụp ảnh cùng nhau vì như vậy là không tốt, có thể nói đó là một điều cấm kỵ đối với phụ nữ Dao. Người cầm máy ảnh nếu muốn chụp tốt nhất là nên xin phép họ trước.

Trong năm người Dao cũng có những lễ hội đặc sắc như là:

– Người đàn ông chỉ được coi là trưởng thành khi đã chịu “Lễ Cấp Sắc”.
– “Tết Nhảy” được tổ chức vào ngày mồng một và mồng hai tháng giêng.


– “Hội Hát Giao Duyên” vào ngày mồng mười tháng giêng ở bản Tả Phìn, một bản nhỏ của người Dao và người H’Mông cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 Km (bản này nổi tiếng với các loại thổ cẩm đủ kiểu dáng và sắc màu do bàn tay khéo léo tài hoa của người phụ nữ H’Mông, Dao tạo nên).


– Và đặc biệt là Bài Thuốc “Tắm Lá Cây Rừng” của tổ tiên người Dao Đỏ còn truyền lại cho đến ngày nay, rất tốt cho du khách đi đường xa mệt mỏi.

1- TRUYỀN THUYẾT


Nếu như ở những đồng bào các dân tộc thiểu số khác ở vùng Tây Bắc có tục “ngủ thăm”, “chọc sàn”, “bắt vợ” để chàng trai có thể lấy được người con gái mà mình yêu về làm vợ thì ở dân tộc Dao đỏ lại có tục “kéo vợ” …
“Truyện kể rằng, ngày xưa có một chàng trai nhà nghèo nhưng trót đem lòng si mê một cô gái xinh đẹp nhà giàu. Không đủ bạc trắng, không có trâu, dê để cưới hỏi cô, nên anh chỉ biết thương thầm trộm nhớ. Trong khi đó cô gái thì hoàn toàn không đoái hoài gì tới chàng. Thế rồi một ngày kia, tấm chân tình của chàng đã thấu tận Thần Phật và Đấng linh thiêng. Thần đã báo mộng cho chàng rằng hãy làm sao bắt cóc được cô gái về rồi nhân duyên sẽ thành. Chàng làm theo và đã bắt được người mình yêu về giữ trong nhà mình. Tính tình ương ngạnh của cô gái đã được tình cảm chân thành của chàng trai cảm hóa, họ yêu nhau, sống với nhau, sinh con đẻ cái và sống đến trọn đời”.


Chuyện xưa thể hiện ước muốn của những người nghèo không có khả năng trả nổi tiền cheo, tiền thách mà lấy được người mình mơ ước. Tính nhân văn của câu chuyện đã kéo dài và được thể hiện đầy đủ trong cuộc sống hôn nhân của thanh niên dân tộc Dao đỏ cho đến tận bây giờ …

Đó là truyền thuyết, còn chuyện ngày xưa khi còn chế độ quan Lang ở xứ này, các quan lang tạo ra luật để ngăn cản những đôi trai gái nên vợ, nên chồng, chàng trai muốn đến xin cưới người mình yêu để làm vợ phải nộp cho nhà gái và dân bản 70 đồng bạc trắng, 70 vò rượu và 2 con lợn. Nếu không có bạc trắng để cưới vợ mà về ở với nhau rồi sinh con đẻ cái thì bị quan Lang bắt vạ, suối đời phải làm nô lệ, phục dịch cho nhà quan Lang. Số lễ vật này tương đương với một gia tài lớn mà một đời người làm lụng vất vả cũng không thể làm ra. Chính hủ tục đã cản trở bao đôi trai gái đến với nhau và tạo nên nhiều cuộc tình oan trái do quá nghèo. Người Dao ở Vàng Ma Chải mới nghĩ ra cách kéo vợ để tìm hạnh phúc và đối phó với luật của quan Lang. Kéo vợ là một hình thức lách luật để những chàng trai, cô gái nghèo có thể tìm hạnh phúc và nên vợ, nên chồng (tạo luật để … lách luật).

Người Dao đỏ chỉ kéo vợ vào mùa xuân. Những đám kéo rầm rộ nhất là bắt đầu từ ngày mùng 1 Tết âm lịch đến hết rằm tháng Giêng (kéo vợ ngày Tết thì không bị bắt vạ). Thủ tục kéo vợ cũng rất đơn giản: Những đôi trai gái phải lòng nhau rồi, chỉ việc hẹn hò ở trên rừng rồi chàng trai nhờ một vài người bạn lên điểm hẹn kéo về nhà mình. Theo phong tục, khi chàng trai kéo thì cô gái phải chống đối, càng chống đối thì gia đình sau này có nhiều con cái và hạnh phúc. Khi chàng trai kéo vợ chỉ cần một người trong bản nhìn thấy rồi loan tin cho cả bản biết thì trong quan niệm của người Dao đỏ, đôi trai gái đó đã nên vợ nên chồng.

Từ đó, những ngày giáp Tết đến hết tháng Giêng, khi nhà nào thóc cũng đã đầy bồ, thịt đã treo kín bếp, người người được nghỉ ngơi chuẩn bị cho vụ mùa mới thì cũng là lúc nam thanh, nữ tú đến tuổi trưởng thành lại hướng theo tiếng gọi tình yêu đôi lứa, lo chuyện xây dựng mái ấm gia đình. Trời Tây Bắc vào xuân, thiên nhiên giao hòa, nẩy lộc cũng là lúc những chàng trai người Dao đỏ hòa vào điệp khúc xuân, điệp khúc tình yêu đang ngập tràn trên khắp núi đồi bằng một tục lệ riêng của mình. Giữa lưng chừng những vách đá còn phủ mờ sương sớm, các chàng trai, cô gái người Dao đỏ dường như đã hẹn từ trước, họ ngồi bên nhau, nhìn nhau, trao nhau những lời nói yêu thương, hứa hẹn, tình tứ. Thế rồi, trời ngả bóng về chiều, dường như đã hiểu nhau hơn, chàng trai cùng với bè bạn của mình bắt đầu: “kéo” người mình yêu về … làm vợ.

Theo cái lý của người Dao, không phải kéo vợ là cứ thấy cô nào xinh xắn, giỏi giang, muốn lấy làm vợ thì kéo về nhà mình. Vì trước khi diễn ra “lễ kéo vợ”, đôi nam nữ đã có thời gian tìm hiểu nhau rất cặn kẽ, rồi ưng nhau. Kéo vợ chỉ là cái tục “buộc phải có” để người con gái chính thức bước chân về nhà chồng.

Sau khi “được” kéo về nhà chàng trai, cô gái được giữ ở lại trong nhà 3 ngày và vẫn sinh hoạt bình thường, được cha mẹ chàng trai xem như con cái trong nhà. Hết thời hạn 3 ngày, chàng trai hỏi xem cô gái có đồng ý làm vợ mình không? Nếu cô gái đồng ý thì chỉ việc mang con gà, chai rượu sang nhà bố mẹ vợ báo cáo rồi làm thủ tục đăng ký kết hôn. Còn nếu ba ngày sau cô gái không đồng ý thì chàng trai phải thả cô gái về rồi đợi mùa xuân sau đi kéo tiếp.

Chính vì thế, tục kéo vợ với tính nhân văn, đậm tình người đã thực sự đi vào trong tâm thức và sinh hoạt của người Dao đỏ nơi miền cao Tây Bắc.
Tục lệ của người Dao đỏ ở Vàng Ma Chải quy định rằng: “Sau khi kéo cô gái về nhà thì nghiễm nhiên đôi trai gái đó đã nên vợ, thành chồng. Họ có thể sống với nhau, sinh con đẻ cái làm ăn đến khi của cải dư thừa rồi mới tổ chức đám cưới”.


2- CÂU CHUYỆN KÉO VỢ Ở XẢ VÀNG MA CHẢY – LAI CHÂU

Từ Dào San, con đường quanh co, uốn lượn như dải lụa vắt qua những dãy núi trùng điệp đưa chúng tôi lên xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, Lai Châu.

Tới nơi cũng vừa lúc trời tối, từng tốp thanh niên đang trò chuyện rôm rả. Ghé vào ngôi nhà phía đầu bản Sì Choang, sau khi nghe giới thiệu, anh chủ nhà năm nay ngoài 45 tuổi, tên Lý Phủ Vảng nhiệt tình mời tôi ở lại. Bên bếp lửa bập bùng, sau vài chén trà ấm, tôi mở lời hỏi về tập tục kéo vợ của đồng bào nơi đây.

Vừa nhâm nhi chén trà xanh, anh Vảng cho biết:

– Tục kéo vợ của người Dao đỏ có từ rất lâu đời rồi, thủ tục cũng đơn giản thôi: những đôi trai gái đến tuổi cập kê phải lòng nhau, hẹn hò ở trên rừng, trên đường, hay phiên chợ rồi chàng trai nhờ một vài người bạn lên điểm hẹn kéo về nhà mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số đám kéo vợ đôi trai gái chưa có sự tìm hiểu trước hay sự đồng ý của cô gái mà các chàng trai gặp là “bắt về” nhà. Và tục lệ kéo vợ có tự khi nào chẳng ai biết, chỉ biết phong tục này do người đời trước truyền cho người đời sau. Và hầu hết các chàng trai người Dao ở Vàng Ma Chải đều kéo vợ khi muốn lập gia đình. Thời đại ngày nay, việc kéo vợ của người Dao đã có nhiều đổi mới, phù hợp với điều kiện cuộc sống, xã hội.

Để giúp tôi tận mắt chứng kiến phong tục độc đáo này, anh Vảng bảo cậu con trai năm nay 18 tuổi tên Siểu, dẫn tôi đi xem kéo vợ. Siểu phấn khởi nói:

– Ngày mai không chỉ xem, anh nhớ giúp một tay kéo bạn gái em về nhé.
Như đã hẹn, từ sáng sớm, Siểu đã diện bộ trang phục dân tộc truyền thống cùng vài người bạn đợi tôi ngoài cửa. Siểu nói:


– Hôm nay, em rủ anh và bạn đi kéo giúp người yêu em ở xã Mồ Sì San về. Em đã thông báo với bố mẹ rồi, hôm nay sẽ kéo con dâu về nhà.
Qua vài người bạn của Siểu, tôi được biết: Lý Y Siểu sinh ra và lớn lên ở mảnh đất bản Sì Choang, còn Lý San Mẩy (người yêu Siểu) lại lớn lên từ bản Xéo Hồ Thầu, xã Mồ Sì San. Hai người đều là dân tộc Dao và cũng đến tuổi cập kê. Họ quen nhau trong một lần tình cờ chàng trai đi thăm họ hàng bên xã cô gái. Chỉ mới lần đầu gặp nhau là con mắt đã ưng, cái lòng đã thuận và tình yêu đã nảy nở giữa hai người. Ngày tháng trôi qua, tình cảm của đôi trai gái ngày càng thắm đượm, họ đã thề nguyền cùng chung sống bên nhau suốt đời và hẹn ngày đến “kéo về”.


Sau nửa tiếng đi xe máy, tại địa điểm cũ hai người thường hẹn nhau, Siểu dặn chúng tôi phải núp đi và khi có tín hiệu thì chạy đến giúp. Như đúng kế hoạch đang lúc tâm sự thì chúng tôi nhận được lệnh đến giúp Siểu kéo cô Mẩy về nhà trai. Sự giằng co quyết liệt giữa 2 bên, cô gái cố vùng vẫy, các chàng trai dồn hết sức kéo cô gái về. Siểu và các bạn đã thành công khi đưa được Mẩy về nhà Siểu. Lúc này mẹ Siểu đã đứng đợi sẵn ở ngoài cửa để đón cô gái.

Ngày hôm đó nhà trai mổ gà thiết đãi con dâu, cô gái phụ giúp mẹ nấu cơm cho gia đình. Theo “cái lý” của người Dao thì chàng trai luôn phải ở bên cạnh cô gái canh không cho cô gái trốn về nhà và ngày hôm sau gia đình chàng trai phải đến thông báo cho nhà gái biết con gái họ đang ở nhà mình.

Để chuẩn bị cho ngày kéo vợ, gia đình chàng trai chuẩn bị cho con trai và con dâu quần áo, vòng bạc, dây cúc bạc để khi con dâu mới về biết được rằng cô cũng được bố mẹ chồng quan tâm, yêu thương như con đẻ. Ba ngày sau, nếu cô gái đồng ý làm vợ mình thì chàng trai mang một con gà, chai rượu ngon sang nhà bố mẹ vợ thông báo và xin phép đưa gia đình nhà mình sang bàn chuyện kết hôn. Còn ngược lại, nếu cô gái không đồng ý thì chàng trai phải thả cho cô gái về rồi đợi đến mùa xuân năm sau đi kéo tiếp.

Ông Lý Phủ Hành – Chủ tịch UBND xã Vàng Ma Chải, cho biết:

– Xã có tổng số 541 hộ với 3.184 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc Dao và Hà Nhì sống đoàn kết, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 90%. Trước đây, các chàng trai thấy cô gái mình thích ở đâu thì kéo bằng được cho dù cô gái không đồng ý. Hiện nay, đôi trai gái được tự do tìm hiểu và tự quyết định hôn nhân của mình. Khi đôi trai gái gặp gỡ, tìm hiểu nhau, ưng thuận họ sẽ về báo cáo với bố mẹ, dòng họ biết việc sẽ lấy cô gái đó làm vợ. Trong thực tế kể cả bố mẹ nhà trai hay nhà gái không đồng ý cuộc hôn nhân thì đám cưới vẫn được diễn ra và phải chấp nhận đôi vợ chồng này.

Hôn nhân chính là kết quả của tình yêu tự nguyện đến với nhau, cũng có những cuộc kéo vợ đã không thành khi có sự ép buộc của bên phía chàng trai đối với cô gái. Song nhìn về phía tích cực, các cuộc “kéo vợ” đều chứa đựng những yếu tố nhân văn khẳng định thêm cho tình yêu mãnh liệt, khát vọng về một gia đình hạnh phúc.Tục kéo vợ nơi vùng cao này được ví như “ông tơ, bà nguyệt” se duyên cho hạnh phúc lứa đôi. Và mùa xuân, mùa của những đôi trai thanh, gái sắc người Dao tìm đến với nhau, yêu nhau, rồi thành vợ thành chồng trên “Chiếc cầu se duyên” của tục kéo vợ.

VIII- LỂ RỬA MẶT CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ

Lể Rửa Mặt là lể diễn ra để xử phạt những người mắc lỗi, sống không đúng mực trong quan hệ vợ chồng, anh em, dòng họ, làng bản.
Lể diễn ra trong 1 ngày tại nhà Trưởng Họ, những người trong gia đình, dòng họ chỉ dự chứ không được trực tiếp tham gia mà phải nhờ một số người có uy tín của dòng họ khác (cùng làng) đứng ra làm Lể thì mới khách quan.


Việc nhờ ai thực hiện nghi lể phải có sự bàn bạc, thống nhất 3 bên: Gia đình, dòng họ của người mắc lỗi và người uy tín của dòng họ khác được mời đến.

Trước hôm diễn ra nghi lễ, Trưởng Dòng Họ mời khoảng 30 người (ông, bà, bố, mẹ, anh, em, cô, dì, chú, bác trong dòng họ) để thống nhất xử phạt, có thể xử phạt bằng hiện vật như: Lợn, gà, gạo, rượu hoặc tiền, bạc trắng …

Gia đình người có tội phải chuẩn bị 1 chiếc khay trong đó đựng hai chén rượu, 2 hào bạc trắng và một chiếc khăn mặt mới. 2 – 3 người có uy tín của dòng họ khác (được ấn định từ trước) yêu cầu người có tội bưng chiếc khay đến trước mặt các thành viên trong dòng họ và tất cả những người (ngoài dòng họ) được mời đến … vái mỗi người một cái, miệng xin được tha lỗi và hứa từ nay trở đi không gây ra tội lỗi nữa. Khi vái đến ai, người đó đều dặn dò, khuyên nhủ người có tội phải thay đổi hành vi, sống có nghĩa, có tình với họ hàng, làng bản, không được gây xích mích, thù oán nhau, chịu khó lao động phát triển kinh tế gia đình …

Kết thúc nghi lể, gia đình người có tội phải làm bữa cơm thịnh soạn mời tất cả mọi người có mặt tại buổi lể. Người có tội mang rượu đến cụng chén các vị cao niên trong và ngoài dòng họ để cảm ơn và hứa sẽ không tái phạm.

Nguồn: daotaohuongdanvien.wordpress.com