404 lượt xem

Dân Tộc Giao : Tổng quát kỳ 2

IX- NẤM NGỌC CẨU TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ

Tỏa dương còn có tên “cu chó” (ngọc cẩu) vì nó có hình thù như dương vật của chó, lại có ý kiến vì nó có tác dụng tráng dương như dương vật chó (cẩu pín).
 

15037295_1002593299852748_7864229483050563345_n.jpg

Nguồn: Sưu tập 


Tỏa dương còn có tên gọi khác là: Nhục thung dung Sapa, Củ dó đất, củ ngọc núi, hoa đất, xà cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu, hoàng cốt lương … và củ cu chó như nói trên. Nấm ngọc cẩu có tên khoa học là Balanophoraceae. Là loại cây có hình dạng như cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bởi cán hoa lớn, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, có mùi hôi. Cán hoa nạc và mềm, sần sùi, không có lá. Tỏa dương thường mọc và sống ký sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp … ở các vùng rừng núi phía Bắc.

Đối với người đồng bào dân tộc miền núi ở khu vực có nấm Ngọc Cẩu, thì loại thảo dược này đối với họ không có gì là xa lạ, đặc biệt là đối với người Dao đỏ, họ đã sử dụng nấm ngọc cẩu để chăm sóc sức khỏe từ rất lâu đời nay và biết đến nó như một loại thuốc vô cùng quý hiếm. Người Dao đỏ gọi cây thuốc này là nấm ngọc cẩu vì nó có hình dạng giống của quý của loài chó và còn gọi vui là loại nấm làm “tan cửa nát nhà” bởi vì phụ nữ dùng nấm sẽ đẹp ra, sinh lý tăng mạnh, nên nếu chồng không đáp ứng được thì dễ sinh ra ngoại tình, còn đàn ông dùng nấm này thường xuyên rất dễ năm thê bảy thiếp, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Đó là lý do mà người Dao đỏ chỉ thường sử dụng nấm ngọc cẩu khi có vấn đề về sinh lý hay bị suy nhược cơ thể chứ không dùng để uống thường ngày.

Cộng đồng dân tộc Dao đỏ sinh sống ở vùng núi phía bắc luôn sử dụng Nấm Ngọc cẩu trong phục hồi sức khỏe sau khi sinh của người phụ nữ bằng cách sắc nấm uống một vài lần là có thể bình phục. Ngoài ra, trong một số bài thuốc để bổ máu, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu … thì đều có thành phần là Nấm ngọc cẩu trong đó. Theo những lang y dân tộc Dao thì Nấm Ngọc Cẩu còn tăng cường thể trạng, ngăn ngừa tàn nhang, trị nám, tiêu viêm.

1- NẤM NGỌC CẨU KHÔNG PHẢI LÀ THẦN DƯỢC

Thực hư công dụng của nấm ngọc cẩu đối với chuyện phòng the?
So với nhiều vị thuốc khác, nấm ngọc cẩu có tác dụng tỏa dương ở mức độ vừa phải, không như những thông tin đã được đồn thổi.


Thời gian gần đây, nhiều người truyền tai nhau về một loài “nấm” có tên là nấm ngọc cẩu, có những công dụng ngoài sức tưởng tượng dành cho chuyện vợ chồng. Trên nhiều trang mạng, loại “nấm” này được rao bán tràn lan và đã có lúc đội giá lên tới cả triệu đồng/kg. Tuy nhiên, sự thật về công dụng của nó dường như đã bị thổi phồng quá mức và nhiều thương lái đang trục lợi trong việc bán sản phẩm. nhưng đây thực sự không phải là “thần dược”.

Theo quảng cáo của những người bán hàng, đây là loại nấm hiếm có, chỉ mọc trên những đỉnh núi cao của các tỉnh như Yên Bái, Hà Giang … Ban đầu, loài nấm này được tìm thấy trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), được những người Dao đỏ dùng từ nhiều năm trước. Theo quảng cáo về loại nấm này, vì công dụng của nấm quá mạnh nên nếu chỉ vợ hoặc chồng uống thì có nguy cơ “tan cửa nát nhà”. Muốn an toàn cho hạnh phúc gia đình thì chỉ có cách vợ chồng cùng phải uống. Theo họ, loại nấm này tăng nhu cầu tình dục nam hoặc nữ quá mạnh, nếu chỉ 1 trong 2 vợ chồng uống sẽ xảy ra “tình dục ngoài luồng”. Chính vì những lời quảng cáo có cánh như trên mà nhiều người đã lùng sục mua bằng được “nấm ngọc cẩu” về ngâm rượu. Ban đầu, nhiều người lên tận các tỉnh miền núi để mua. Tuy nhiên, hiện nó đã được các thương lái nhanh nhạy chuyển về bán rất nhiều ở Hà Nội. Các thương lái bán “nấm ngọc cẩu” với nhiều loại giá khác nhau. Mới đây, thị trường Hà Nội có nơi bán 180.000 đồng/kg, có nơi bán 400.000 đồng và chỗ bán cao nhất là 500.000 đồng/kg.

Một quảng cáo đã đính kèm rất nhiều công dụng cho “nấm” có hình thù đặc biệt này: “Nấm ngọc cẩu được sử dụng trong các bài thuốc làm bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương, đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh …”.

Tuy nhiên, theo ThS. Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Đông Y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì “nấm ngọc cẩu” thực chất là vị thuốc tỏa dương hết sức thông dụng trong việc chữa bệnh thường nhật của y học cổ truyền, được xếp trong nhóm thuốc bổ dương của Đông dược. Các thầy thuốc Đông y thường sử dụng tỏa dương cùng với các thuốc bổ dương khác như: ba kích, tiên mao, nhục thung dung, phá cố chỉ, dâm dương hoắc … để chữa các chứng bệnh như suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, lãnh cảm, muộn con … Nhưng so với nhiều vị thuốc khác, tác dụng này của tỏa dương cũng chỉ ở mức độ vừa phải, nếu như không muốn nói là khiêm tốn, không như những thông tin đã được đồn thổi. Vị thuốc này vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận trợ dương, nhuận tràng thông tiện, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, lưng đau gối mỏi, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, viêm dạ dày, viêm thận, xuất huyết do giảm tiểu cầu nguyên phát (tử điến), táo bón người già … dưới hình thức độc vị hoặc phối hợp với tang phiêu tiêu, thục địa, ma nhân và các vị thuốc khác. Khi có nhu cầu sử dụng, nên tìm mua dược liệu này ở các cơ sở Đông dược có tư cách pháp nhân và cần có sự tư vấn của các thầy thuốc chuyên khoa y học cổ truyền.

PV Báo GĐ&XH đã liên hệ với một cán bộ Sở Y tế Hà Giang để hỏi thêm về “nấm ngọc cẩu” và được biết: “Thực ra ‘nấm ngọc cẩu’ chỉ là cách gọi chứ đó chỉ là một loài cây ký sinh, không phải nấm. Đây là loại cây dược liệu dân gian vẫn thường được đồng bào dân tộc bán nhiều. Tuy nhiên, trước đây người sử dụng không nhiều. Cách đây vài tháng, ‘nấm ngọc cẩu’ bắt đầu được săn lùng ở Hà Giang và có lúc nó lên đến hơn 1 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, đến nay thì người bán khai thác rất nhiều và đã rớt giá ghê gớm, hiện ‘nấm ngọc cẩu’ được bán tại Hà Giang chỉ còn khoảng 50.000 đồng/kg”.

2- NẤM NGỌC CẨU ĐẦU MÙA & CÔNG DỤNG

Nấm ngọc cẩu đầu mùa là loại dược liệu quý hiếm được tin dùng từ xa xưa trong dân gian, thường mọc tự nhiên tại những vùng núi có độ ẩm cao và trong những bụi rậm ẩm ướt. Đặc trưng của nấm ngọc cẩu đầu mùa là khi ngửi có mùi hôi, phần hoa nấm mềm và không mọc lá. Bạn có thể phân biệt được hoa đực và hoa cái rất rõ ràng. Khi còn non thì nấm ngọc cẩu đầu mùa trông như cây nấm màu đỏ, nâu sẫm giống quả mít non mọc ngược lên trên mặt đất thành từng cụm một, có hoa tím mùi hôi, có ở Hà Tây, Hòa Bình, Yên Bái, Lao Cai. Với những cây nấm lâu năm hơn thì có hoa màu trắng thường được tìm thấy ở những tỉnh vùng núi Bắc Bộ như: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang …

Nấm ngọc cẩu có tác dụng đặc biệt tốt trong việc hỗ trợ chữa di tinh, xuất tinh sớm, yếu sinh lý, đau nhức xương khớp … nên là vị thuốc rất quen thuộc trong nhiều phương thuốc cổ truyền dân gian.

Người Dao đỏ còn dùng củ nấm ngọc cẩu để chữa hậu sản, những phụ nữ sau khi sinh sức khỏe suy kiệt, chỉ cần dùng thảo dược này sắc nước uống vài lần là khỏe như bình thường, có thể leo núi, lên nương để làm việc.

a- THEO CÁC LANG Y NGƯỜI DAO

“Ngoài việc tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, nấm ngọc cẩu còn xóa mờ tàn nhang, nám da, tiêu những khối u lành tính trong cơ thể. Sở dĩ có được tác dụng thần kỳ đó là do củ nấm có tác dụng mạnh trong tăng cường nội tiết tố estrogen (là một hoocmoon quan trọng giúp duy trì sức sống, quyết định đến sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý cho chị em phụ nữ). Phụ nữ ở độ tuổi trung niên thường hàm lượng nội tiết tố được sinh ra ngày càng ít đi, vì thế bệnh tật sinh ra (xuất hiện tàn nhang, nám da, da khô sạm …), và đặc biệt là ham muốn chuyện vợ chồng cũng giảm. Cân bằng nội tiết tố estrogen trong cơ thể sẽ giúp duy trì sự trẻ trung và tăng sức sống cho các chị em phụ nữ.

Không chỉ riêng phụ nữ, mà còn đối với cánh mày râu, loài nấm này chính là thần dược có tác dụng tăng cường sinh lực, bổ dương cực mạnh. Thậm chí, nhiều người hỏng hẳn chức năng sinh lý, sử dụng nấm này bồi bổ, vẫn có thể trở lại cường tráng như xưa”.

b- THEO BIỂN THƯỚC TÂM THƯ

Già lão thì khí suy nên chân tay không ấm, nguyên khí ở đan điền bị hư tổn, hoạt động ngày càng chậm chạp, khó khăn ; dương khí toàn thân không có đầy đủ thì nơi xa nhất như đầu ngón chân tay mỏi, bị lạnh, tê nhức với cảm giác kiến bò trong xương (không phải phong thấp) … Để bổ sung dương khí lúc này nên dùng tỏa dương. Người bị dương khí hư do hoạt động tình dục quá mức đến nỗi dương vật không còn sức cương được nữa, phải dùng đến thuốc thì dùng tỏa dương. Trong đó nguyên khí hư kết hợp nhân sâm, trung khí hư kết hợp bạch truật, vệ khí hư kết hợp hoàng kỳ … Muốn ôn bổ thận dương nên tư bổ thận âm, nhằm quân bình âm dương. Ở trường hợp này tỏa dương và nhục thung dung có tác dụng giống nhau thì tỏa dương mạnh hơn nhưng lại gây ôn táo. Còn nhục thung dung tráng dương yếu hơn nhưng lại có tác dụng ích âm và sinh huyết. Có thể thay tỏa dương và nhục thung dung cho nhau nấu cháo ăn rất tốt. Khi tư âm mà lo địa hoàng gây nê trệ có thể dùng tỏa dương là vị tư âm trợ dương. Về phương diện bổ thận tráng dương, thì tỏa dương chữa liệt dương, xuất tinh sớm (tảo tiết), chưa kịp giao hợp tinh đã xuất. Ngoài ra tỏa dương được dùng để bổ máu làm ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe, bệnh mới khỏi, sau sinh đẻ, chữa tê mỏi chân, tay, lưng, gối.

c- THEO CÁC BÁC SĨ
Theo bác sĩ Hoàng Sầm, qua nhiều năm nghiên cứu cho thấy các cây thuộc họ dó đất có một số tác dụng đối với chuyện “chăn gối”. Tuy nhiên, nó cũng không hơn gì một số vị thuốc như: ba kích, bạch tật lê, dâm dương hoắc … vốn là những vị thuốc được biết đến với tác dụng tăng cường sinh lý. Theo ông, việc nói “quá sự thật” về dó đất chỉ có hại cho sự đa dạng quần thể thiên nhiên Việt Nam. Viện Y học bản địa Việt Nam đã có vùng khoanh nuôi bảo vệ loại cây này và thường thu mua với giá 30.000 đồng/kg tươi hoặc 110.000 đồng/kg khô.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, dân gian có nhiều cây dược liệu để chữa bệnh. Tuy nhiên, việc uống các vị thuốc Đông y thì đều phải có chỉ định từ các thầy thuốc. Mỗi cơ thể người khác nhau nên không có công thức chung nào trong việc uống các loại thuốc kể cả từ cây cỏ. Việc uống bừa bãi không theo liều lượng hoặc có thể uống nhầm sẽ dẫn tới những hậu quả không tốt cho sức khỏe.

Đối với cây “tỏa dương”, các tài liệu của cố GS. TS Đỗ Tất Lợi (một danh y tài năng trong việc dùng các cây thuốc dân gian chữa bệnh) cũng chỉ ghi rất ngắn gọn về công dụng của loại cây này như sau: “Nhân dân dùng vị tỏa dương làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, còn dùng chữa nhức mỏi chân tay, đau bụng, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh nở. Dùng dưới dạng thuốc rượu …”.

d- CÔNG DỤNG CỦA NẤM NGỌC CẨU (TỎA DƯƠNG)

Trong cây có nhiều tinh bột và các L-arginine (là một hợp chất hữu cơ là một loại acid amin) kích thích tăng trưởng và quy trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, chỉ cần 1 liều lượng đầy đủ sẽ làm tăng cường sức khỏe đáng kể. L-arginine này:

– Tăng lượng kích thích tố tăng trưởng HGG (một dạng hormone tăng cường sinh lý)

– Tăng nhanh quá trình hồi phục các tổn thương phần mềm

– Giảm huyết áp

– Cải thiện các rối loạn chức năng tình dục (xuất tinh yếu, khí huyết suy yếu)

– Điều hòa lưu thông hệ tuần hoàn

Nấm ngọc cẩu có tác dụng điều tiết hệ miễn dịch, nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, làm tăng chức năng của tuyến nội tiết như tuyến yên (nữ giới), tuyến thượng thận, chống lão hóa, chống loét, ức chế ngưng tiểu cầu, tổng hợp các kháng thể DNA và RNA. Người dân tộc Giao thường sử dụng lọai cây này điều trị các bệnh và đường tiêu hóa như thông tiểu, niệu tiết. Bổ máu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng cụ thể là khi làm việc mệt mỏi hay đi tiểu đau buốt, đường tiêu hóa không tốt khi sử dụng thuốc sắc từ cây này uống sẽ hết mệt mỏi và đau buốt, hệ tiêu hóa ổn định. Đối với chuyện quan hệ vợ chồng để tăng cường sinh lý cũng như kéo dài thời gian quan hệ thì nam giới hay sử dụng bằng cách ngâm rượu uống, nữ giới sắc thuốc uống thường xuyên sẽ kéo dài tuổi xuân và có làn da đẹp xóa các vết nám, tàn nhang, làm lành các khối u trong cơ thể.

3- SƠ CHẾ & SỬ DỤNG NẤM NGỌC CẨU ĐẦU MÙA

Mua Nấm Ngọc Cẩu về bạn phải rửa thật sạch phần củ bởi rễ cây nhiều đất cát, sau đó xắc mỏng nấm phơi khô trong bóng râm cho tới khi se lại sẽ thu được Nấm khô màu đen sậm, có mùi thơm của thuốc bắc. Vì nấm khô rất dễ bị mốc nên các bạn phải bảo quản nấm thật kín bằng túi nilon.

a- PHA NƯỚC UỐNG THEO KIỂU NƯỚC TRÀ

Theo những người dân tộc Dao đỏ thường sử dụng Nấm Ngọc Cẩu để pha nước uống tương tự theo kiểu pha trà bằng cách thả vào cốc hoặc ấm trà rồi đổ nước sôi, hãm trong 5 phút lắc đều là có thể uống được (bởi nếu đem đun sẽ có mùi nồng rất khó uống và không nên đem nấm ngọc cẩu tươi để đun lấy nước uống bởi củ tươi có vị chát và nồng).
Lưu ý, nên uống ngay khi nước còn nóng bởi nếu để nguội sẽ có vị khá chát, bạn có thể cho thêm một chút mật ong hoặc đường kính tăng vị ngọt cho dễ uống.


b- NGÂM RƯỢU

Ngày nay, không chỉ với người Dao đỏ, nấm ngọc cẩu đã được phổ biến rộng rãi hơn và được nhiều quý ông ưa chuộng sử dụng để ngâm rượu uống hỗ trợ vấn đề sinh lý, tăng cường chức năng thận, tráng dương để hâm nóng tình cảm vợ chồng, tăng thêm hạnh phúc gia đình tốt hơn. Quý ông có thể tham khảo thêm một số cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu với các vị thuốc khác tốt cho sinh lý như: Ba Kích Tím, dâm dương hoắc … để gia tăng thêm tác dụng bổ trợ sức khỏe của thảo dược này. Chỉ nên sử dụng đúng liều lượng, không nên lạm dụng các quý ông nhé!

Nguồn: daotaohuongdanvien.wordpress.com