Di tích kiến trúc Nhà vườn An Hiên tọa lạc tại số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, Thành phố Huế. Khu vực này vốn thuộc địa phận làng Xuân Hòa, xã Hương Long, nằm về tả ngạn sông Hương, thuộc ngoại ô thành phố Huế. Đây là một địa chỉ lịch sử văn hóa Huế mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phát xuất và liên quan đến hai danh gia vọng tộc xứ Huế là gia tộc Phạm Đăng và gia tộc Tuần Chi (Tuần phủ Nguyễn Đình Chi).
1.1.GIA TỘC PHẠM ĐĂNG
Khu nhà vườn này trước đây vốn là phủ An Hiên do ông Phạm Đăng Thập xây dựng từ cuối thế kỉ XIX. Theo Khâm Tu Phạm Đăng thị Bính chi phổ thì ông Phạm Đăng Thập tự là Nhã Khánh, con ông Phạm Đăng Truyền và bà Lê Thị Ái, sinh ngày 25/4/Quý Sửu (1/6/1853) và mất ngày 15/2/Quý Sửu (22/3/1913), làm quan đến chức Triều Liệt đại phu Quang Lộc tự thiếu khanh.
Thông tin có được từ gia phả cho biết Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng có 4 người con trai là Phạm Đăng Tuấn, Phạm Đăng Tá, Phạm Đăng Thiệu/Chiếu, Phạm Đăng Thuật. Trong đó người con trai đầu Phạm Đăng Tuấn có 10 người con (6 trai, 4 gái), thì người con trai thứ tư là Phạm Đăng Truyền (Bính Tý 1816 – Mậu Dần 1878, mẹ là bà Hồ Thị Tánh). Năm Tự Đức thứ 2, ông Đăng Truyền được tập ấm Phó Quản cơ, hưởng bổng Tòng Tứ phẩm, Giám thủ từ đường Đức Quốc công. Năm Tự Đức thứ 21, thăng Cấm binh Phó Vệ úy, 10 năm sau thăng Cấm binh Vệ úy, hưởng bổng Chánh Tam phẩm, được cấp triều bào, sung Giám thủ Đức Quốc công từ và Tích Thiện từ. Chánh thất là Dương Thị Nhiều và thứ thất Lê Thị Ái (người Bình Định) đã sinh ra người con trai Đăng Thập, chủ nhân đầu tiên của phủ An Hiên.
Ông Phạm Đăng Thập được ban tước Triều liệt Đại phu Quang lộc tự Thiếu khanh, Giám thủ Đức Quốc công từ và Tích Thiện từ ở Kinh. Ông có ba bà vợ là Thị Lễ, Thị Uyển (chưa rõ họ), rồi sau cưới bà Công Nữ Cung Ngôn (phòng Phú Lương), cả ba bà sinh ra 5 người con gái. Chỉ có bà thứ tư là Nguyễn Thị Chất sinh được 9 trai 3 gái (Đăng Nông, Đăng Tư, Đăng Thông, Đăng Ôn, Đăng Cung, Đăng Chung, Đăng Kỉnh, Đăng Văn, Đăng Cường và các bà Tịnh Trí, Tịnh Thù, Tịnh Nhất).(1)
Đầu thế kỉ XX, ông Phạm Đăng Thập đã có sự chuyển nhượng phủ An Hiên lại cho ông Tùng Lễ, vốn là người giám thủ ở nhà thờ Đức Quốc Công. Cho đến năm Bính Tý (1936) thì ông Tùng Lễ đã bán lại cho ông bà Tuần phủ Nguyễn Đình Chi.
1.2. GIA ĐÌNH TUẦN PHỦ NGUYỄN ĐÌNH CHI
Ông Nguyễn Đình Chi (1889 – 1940) là người làng Chí Long, huyện Phong Điền, từng ra làm quan đến chức Tuần phủ Hà Tĩnh, sau khi mất được truy thụ Tư thiện Đại phu, hàm Thượng thư. Đáng tiếc là hiện nay, chúng tôi chưa tiếp cận được nhiều tài liệu để có thể phác họa rõ nét hành trạng, thân thế sự nghiệp của vị Tuần phủ này.
Phu nhân của ông Tuần Chi, thường được gọi là bà Tuần Chi, bà Nguyễn Đình Chi, nhũ danh là Đào Thị Xuân Yến, sinh ngày 19/4/2009, người làng Hưng Thạnh, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Bà là con gái của ông Đào Thái Hanh (1871 – 1915), một người tham gia sáng lập Hội Đô thành hiếu cổ và thân mẫu là bà Trần Thị Giáo (1881 – 1967).
Thưở thiếu thời, bà Nguyễn Đình Chi sống với cha mẹ ở quê nhà. Năm 1923, bà ra Huế học trường Đồng Khánh.
Sau khi nhà yêu nước Phan Bội Châu bị Pháp bắt đưa về giam lỏng tại Bến Ngự (12/1925), cô nữ sinh Đào Thị Xuân Yến đã nhiều lần đến nghe cụ Phan nói chuyện và thấm nhuần, giác ngộ tư tưởng yêu nước thương nòi. Năm 1927, khi vừa tròn mười tám tuổi, Đào Thị Xuân Yến đã tham gia tổ chức lãnh đạo cuộc bãi khóa của nữ học sinh Đồng Khánh chống Pháp xâm lược nên bị nhà trường thực dân đuổi học. Bà liền tham gia Nữ công học hội của Nữ sử Đạm Phương rồi ra Hà Nội học nghề dệt vải, hưởng ứng phong trào thực nghiệp đang được giới phụ nữ dấy lên sôi nổi để canh tân tự cường. Năm 1933 là người phụ nữ Trung kỳ đầu tiên đậu Tú tài Tây.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, bà được đồng chí Nguyễn Chí Thanh mời giữ chức Phó Chủ tịch Hội Liên Việt Thừa Thiên. Năm 1952 làm Hiệu trưởng trường Đồng Khánh, đến năm 1955 bà xin từ chức. Với tư cách là Phó Chủ tịch Hội Hồng Thập tự miền Trung, bà được mời tham dự nhiều hội nghị phụ nữ quốc tế họp ở Tân Tây Lan, Philippines và Nhật Bản.
Trong cuộc Tổng tiên công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, bà thoát ly ra vùng giải phóng, giữ chức Phó Chủ tịch Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình thành phố Huế, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ năm 1969 đến 1976, bà là Ủy viên Hôi đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Từ năm 1973 đến năm 1975, bà là Ủy viên Ủy ban đòi chính quyền Việt Nam cộng hòa trao trả đồng bào yêu nước bị giam cầm trái phép.
Từ năm 1976 đến 1987, bà là đại biểu Quốc hội khóa VI và khóa VII, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa I và khóa II), Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa III), Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Trị Thiên. Tại Đại hội lần thứ IV Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bà được tín nhiệm cử làm ủy viên danh dự. Bà Nguyễn Đình Chi mất vào hồi 3 giờ 55 phút ngày 29/6/1997 tại Huế.(2)
Cấu trúc không gian
Sau khi mua lại phủ An Hiên, ông bà Tuần phủ Nguyễn Đình Chi vẫn giữ tên cũ An Hiên và toàn bộ các công trình kiến trúc đã có. Năm 1940, ông Nguyễn Đình Chi mất tại Hà Nội và từ đó, bà Nguyễn Đình Chi về sống tại An Hiên, chú tâm kiến tạo nơi đây thành một nhà vườn xinh đẹp, độc đáo. Nhà vườn An Hiên vì vậy gắn liền với tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của vị chủ nhân là một nhà hoạt động chính trị xã hội tích cực, một nhân sĩ trí thức yêu nước có nhiều công lao đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Nhà vườn An Hiên xây dựng trên lô đất có diện tích 4.608m2, mặt nhìn về hướng Nam, phía trước có sông Hương chảy ngang, bao gồm nhiều công trình kiến trúc dân dụng lớn nhỏ, chính phụ khác nhau nằm trong tổng thể cảnh quan hài hòa, mang nhiều ý nghĩa và được bố trí, sử dụng làm nơi ở, sinh hoạt, làm việc, thờ tự và nghỉ ngơi, di dưỡng tinh thần. Từ ngoài vào theo trục Nam Bắc, khu vườn nhà có các công trình được xây dựng theo thứ tự sau: bến nước, cổng và hàng rào, sân và bồn hoa, bình phong, hồ nước, nhà thờ chính, nhà ở và nhà bếp, vườn nhà, trong đó đáng lưu ý các công trình sau:
Hai bên cổng có hai đoạn thành, mỗi bên dài 2m, cao 2m, dày 0,45m, ngoài cùng có trụ vuông cao 2,50m. Tiếp giáp bờ thành với cổng có hai con lân nằm uốn khúc trườn mình về phía trước rồi quay lui nhìn hướng cổng. Thân lân đắp vỏ sò, vỏ ốc có kích cỡ đều đặn, đuôi và chân khảm sành. Cổng có hai cánh cửa gỗ lim chắc chắn khép mở dễ dàng.
Sau bình phong là hồ nước nhỏ nuôi trồng bông súng nằm trước sân nhà thờ chính. Hồ bốn mặt đúc xi măng, diện tích 38m2, sâu 1m, bờ thành cao 0,32m. Bên góc phải phía trước có trụ đèn cảnh và những cây cỏ lét thân lá nhỏ nhưng mọc thẳng vươn cao. Lá và hoa súng nở vào buổi ban mai biến mặt hồ thành một màu xanh dịu dàng, gợi cảm. Trong hồ có nhiều các loại cá cảnh nhỏ sinh sống. Nằm bên cạnh hồ nước là chiếc ghế đá xinh xắn phẳng phiu dùng để ngồi thưởng ngoạn cảnh sân vườn trong những đêm trăng thanh gió mát.
Trên sân nhà và ở ba mặt bao quanh hồ là những bồn hoa, khóm hoa và cây cảnh đặc sắc. Bên này sân là bụi hoa hường trắng, mận, bạch mai, bên kia đối diện là các khóm hoa hường, tường vi, trà mi đơm cánh sum suê. Nơi này là chậu bonsai trồng cây bồ đề, sâm và tóc tiên trên mô đá giả sơn, nọ là giàn hoa trồng hàng chục giò phong lan đủ loại như quế hương lan, nghinh xuân, trường kiếm, các hàng chậu cây hoa soái, lan ong, địa lan, thần tài, trí thủ, các bồn hoa song họ đào, trúc, mộc, bút tùng. Phần đất trống còn lại trên các bồn hoa này đều được phủ trồng cỏ non xanh mơn mởn, hài hòa.
An Hiên là một khu vườn được tạo lập trên vùng sinh thổ thích hợp cho việc nuôi trồng nhiều chủng loại cây trái khác nhau. Cơ cấu cây trồng, sinh vật cảnh ở đây đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ, nhiều thành phần, tầng tán cao thấp khác nhau bao gồm các loại cây ăn quả trồng lưu niên như măng cụt, hồng xiêm, mãng cầu, chanh, cam, mít, chuối, hồng, ổi, thanh trà, dứa, nhãn, dừa, khế, dâu, đào, vải, đu đủ, thanh long…; cây công nghiệp có hồ tiêu; cây lâm nghiệp có tre, nứa; cây dược liệu có ngãi cứu, cỏ cú. Chúng nằm cân đối thành hàng hoặc trồng đan xen và được chủ nhân khéo chọn, chăm bón cẩn thận, tỉ mỉ với nhiều công sức gian khó, vất vả, không kể tháng ngày, từ mùa này qua mùa nọ, từ năm này qua năm kia. Đặc biệt ở đây có những cây mai vàng trên dưới 50 tuổi, những cây lê 18, 20 năm; cây hồng Tiên Điền già tuổi nhất trong vườn do cụ Nghè Mai, chắt nội của nhà thơ lớn Nguyễn Du, tặng cho ông Nguyễn Đình Chi trước đây. Đây là giống hồng quý hiếm, hàng năm ra quả vào tháng 7, trái không hột, mùi thơm ngon. Ngoài ra còn có giống cây sầu riêng, măng cụt đặc sản miền đông Nam Bộ. Các chủng loại cây trồng phong phú, được bố trí hợp lí, cho thấy An Hiên là một khu vườn tổng hợp trong cái đa dạng của ba miền khí hậu, cây trái, một khu vườn không chỉ trang nghiêm, sang trọng mà còn bảo tồn tốt các hệ sinh thái, cảnh quan môi trường thiên nhiên trong lành ổn định. Nhờ vậy, nó đã giúp cho cây trái đặc sản quý hiếm từ trong Nam, ngoài Bắc đều được thích nghi, ra hoa kết trái.
– Nhà thờ chính: là tòa nhà quan trọng nhất nằm sâu trong khu vườn được xây dựng vào cuối thế kỉ XIX. Đây là một ngôi nhà rường cổ thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc và phương pháp kĩ thuật xây dựng truyền thống Huế thời Nguyễn. Ngôi nhà có diện tích xây dựng là 153m2, nền lát gạch bát tràng cỡ 30x 30cm, tường gạch ba mặt và mặt trước hai chái. Các bờ nóc, bờ quyết chạy thẳng sắc cạnh rõ ràng. Nóc mái đắp nổi hình hoa sen. Hai bờ nóc hơi vênh lên có trang trí hoa văn mềm mại uyển chuyển. Toàn bộ tòa nhà nằm ngang này có 48 cột gỗ khỏe chắc để mộc, bào nhẵn và đứng song hàng từng cặp tựa trên chân đá tảng hình vuông cỡ 0,40 x 0,40m. Hệ thống cột này có khả năng chịu lực lớn, chống đỡ bộ khung nhà bằng gỗ lim. Các cấu kiện trong hệ khung gỗ liên kết bằng kĩ thuật lắp ráp mộng và kèo chồng chắc chắn, tháo lắp dễ dàng. Hàng cột ngoài cùng là bốn cột đỡ mái phụ đưa ra phía trước cho mái hiên, bảo vệ khung nhà và làm cho ngôi nhà thấy cao hơn. Loại hình liên kết vì nóc ở đây thuộc kiểu vì kèo dân dụng biến thể đặc trưng xứ Huế. Bộ vì kèo nằm bên dưới mái có hai kẽ dài đan chéo nhau ăn mộng (giao nguyên) ở đỉnh vì, đỡ thượng lương (đòn dông) rồi chạy dài theo chiều dốc của mái xuống đầu cột cái ở hàng nhất. Kẽ tiếp tục ăn mộng cột quân và xuống tận cột biên. Ở mỗi đầu trếnh và đầu kéo có chạm khắc hình ảnh hoa văn mây lá phong phú. Nơi tiếp giáp giữa cột và mái hiên trên các rui, xà, kèo, cù đều có các đồ án trang trí điêu khắc chạm trổ khéo léo, tinh tế.
Ra vào nhà ở hàng cột biên có 18 lá cửa thượng song hạ bản nằm trên xà ngưỡng cao. Ở gian giữa bên trên hàng cột nhất (cột cái) treo hai bức hoành cuốn thư, bức trướng đề TRÁNG QUẬN QUẬN TRỌNG, bức sau cuốn thư thếp vàng đề VĂN VÕ TRUNG HIẾU với lạc khoản Bảo Đại mùa đông năm Đinh sửu (1937). Nằm giữa các hàng cột cái và hàng cột quân là các dải liên ba chia thành ô hộc hình vuông, hình chữ nhật khắc chạm chữ Thọ theo lối triện và hoa văn trang trí. Dọc các liên ba là hai dãy 12 tấm kính chép chữ thảo mấy bài thơ cổ, trong đó có bài Chính khí ca của Văn Thiên Tường thời cuối Tống. Dưới liên ba là thanh vọng có nách con bọ khảm xà cừ. Gian giữa nhà thiết bàn thờ đức Phật Thích Ca và bàn thờ gia tiên. Hai cột trước gian thờ treo đôi liễn chữ chân pha thảo:
Sức sống của một di sản
Dù trãi qua bao thăng trầm thì đến nay, nhà vườn An Hiên vẫn thực sự là một di sản văn hóa độc đáo ở đất Cố đô, gắn liền từ khởi nguyên của một danh gia vọng tộc quốc thích là Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng rồi vị Tuần phủ Hà Tĩnh Nguyễn Đình Chi – phu nhân Đào Thị Xuân Yến có nhiều dấu ấn, cuộc đời và sự nghiệp của một nhà hoạt động chính trị xã hội tích cực, nhân sĩ trí thức yêu nước có nhiều công lao đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Hiện nay, nhà vườn An Hiên đang có chủ sở hữu mới và đang có nhiều đầu tư hồi cố, tái hiện một cách đầy đủ nhất không gian và hiện vật của một An Hiên xưa, để thực sự trở thành một địa chỉ lịch sử và văn hóa ấn tượng trong thành phố văn hóa – du lịch Huế.
Việc bổ sung làm rõ lịch sử hình thành và phát triển gắn liền các thế hệ chủ nhân An Hiên sẽ càng làm nổi bật những giá trị văn hóa truyền thống kết tinh trong nó, tạo nên sức hấp dẫn đặc trưng riêng có của một khu nhà vườn tiêu biểu ở Cố đô Huế.
Tài liệu tham khảo
An Hiên, Tài liệu về nhà vườn An Hiên, tài liệu của gia đình An Hiên.
Hoàng Phủ Ngọc Tường (1983), “Hoa trái quanh tôi”, Tạp chí Sông Hương, số 3, tr.16.
Nguyễn Hữu Thông (2001), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí, Huế:Nxb. Thuận hoá.
Nguyễn Hữu Thông [Ch.b], Dương Phước Luyến, Lê Văn Sách, Mai Khắc Ứng, Trần Đại Vinh (1992), Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế, Tp. HCM: Nxb. Hội Nhà Văn.
Nguyễn Hữu Thông (2009), Nhà vườn xứ Huế, Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm Đăng tộc (1855), Phạm Đăng tộc phổ tự (Khâm tu Phạm Đăng thị Bính chi phổ), Ất Mão Tự Đức năm thứ 8 (1855), bản dịch Việt ngữ, hiện lưu tại từ đường.
Phương Phủ (1960), “Những di tích lịch sử ở cố đô Huế: Bia mộ cụ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng”, Khảo cổ tập san, số 56, tr. 205-238.
Trần Huy Thanh (1997), “Vĩnh biệt bà Nguyễn Đình Chi, vị nhân sĩ yêu nước đã cống hiến trọn đời cho Tổ quốc và nhân dân”, Báo Thừa Thiên Huế, số 981, ngày 05/7/1997.
Trần Huy Thanh (1997), “Di tích kiến trúc nhà vườn An Hiên”, trong UBND Thành phố Huế (1997), Phú Xuân – Huế, từ đô thị cổ đến hiện đại, Kỷ yếu HTKH, Phòng Văn hóa Thông tin Thành phố Huế.
UBND Thành phố Huế (1997), Phú Xuân – Huế, từ đô thị cổ đến hiện đại, Kỷ yếu HTKH, Phòng Văn hóa Thông tin Thành phố Huế.
Vĩnh Cao (2006), “Phong thuỷ trong vườn Huế (http://opac.nlv.gov.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id373200.html)”, Kiến trúc Việt Nam, Số 6, tr. 67-72.
(1) Tham khảo:
1.1.GIA TỘC PHẠM ĐĂNG
Khu nhà vườn này trước đây vốn là phủ An Hiên do ông Phạm Đăng Thập xây dựng từ cuối thế kỉ XIX. Theo Khâm Tu Phạm Đăng thị Bính chi phổ thì ông Phạm Đăng Thập tự là Nhã Khánh, con ông Phạm Đăng Truyền và bà Lê Thị Ái, sinh ngày 25/4/Quý Sửu (1/6/1853) và mất ngày 15/2/Quý Sửu (22/3/1913), làm quan đến chức Triều Liệt đại phu Quang Lộc tự thiếu khanh.
Thông tin có được từ gia phả cho biết Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng có 4 người con trai là Phạm Đăng Tuấn, Phạm Đăng Tá, Phạm Đăng Thiệu/Chiếu, Phạm Đăng Thuật. Trong đó người con trai đầu Phạm Đăng Tuấn có 10 người con (6 trai, 4 gái), thì người con trai thứ tư là Phạm Đăng Truyền (Bính Tý 1816 – Mậu Dần 1878, mẹ là bà Hồ Thị Tánh). Năm Tự Đức thứ 2, ông Đăng Truyền được tập ấm Phó Quản cơ, hưởng bổng Tòng Tứ phẩm, Giám thủ từ đường Đức Quốc công. Năm Tự Đức thứ 21, thăng Cấm binh Phó Vệ úy, 10 năm sau thăng Cấm binh Vệ úy, hưởng bổng Chánh Tam phẩm, được cấp triều bào, sung Giám thủ Đức Quốc công từ và Tích Thiện từ. Chánh thất là Dương Thị Nhiều và thứ thất Lê Thị Ái (người Bình Định) đã sinh ra người con trai Đăng Thập, chủ nhân đầu tiên của phủ An Hiên.
Ông Phạm Đăng Thập được ban tước Triều liệt Đại phu Quang lộc tự Thiếu khanh, Giám thủ Đức Quốc công từ và Tích Thiện từ ở Kinh. Ông có ba bà vợ là Thị Lễ, Thị Uyển (chưa rõ họ), rồi sau cưới bà Công Nữ Cung Ngôn (phòng Phú Lương), cả ba bà sinh ra 5 người con gái. Chỉ có bà thứ tư là Nguyễn Thị Chất sinh được 9 trai 3 gái (Đăng Nông, Đăng Tư, Đăng Thông, Đăng Ôn, Đăng Cung, Đăng Chung, Đăng Kỉnh, Đăng Văn, Đăng Cường và các bà Tịnh Trí, Tịnh Thù, Tịnh Nhất).(1)
Đầu thế kỉ XX, ông Phạm Đăng Thập đã có sự chuyển nhượng phủ An Hiên lại cho ông Tùng Lễ, vốn là người giám thủ ở nhà thờ Đức Quốc Công. Cho đến năm Bính Tý (1936) thì ông Tùng Lễ đã bán lại cho ông bà Tuần phủ Nguyễn Đình Chi.
1.2. GIA ĐÌNH TUẦN PHỦ NGUYỄN ĐÌNH CHI
Ông Nguyễn Đình Chi (1889 – 1940) là người làng Chí Long, huyện Phong Điền, từng ra làm quan đến chức Tuần phủ Hà Tĩnh, sau khi mất được truy thụ Tư thiện Đại phu, hàm Thượng thư. Đáng tiếc là hiện nay, chúng tôi chưa tiếp cận được nhiều tài liệu để có thể phác họa rõ nét hành trạng, thân thế sự nghiệp của vị Tuần phủ này.
Phu nhân của ông Tuần Chi, thường được gọi là bà Tuần Chi, bà Nguyễn Đình Chi, nhũ danh là Đào Thị Xuân Yến, sinh ngày 19/4/2009, người làng Hưng Thạnh, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Bà là con gái của ông Đào Thái Hanh (1871 – 1915), một người tham gia sáng lập Hội Đô thành hiếu cổ và thân mẫu là bà Trần Thị Giáo (1881 – 1967).
Thưở thiếu thời, bà Nguyễn Đình Chi sống với cha mẹ ở quê nhà. Năm 1923, bà ra Huế học trường Đồng Khánh.
Sau khi nhà yêu nước Phan Bội Châu bị Pháp bắt đưa về giam lỏng tại Bến Ngự (12/1925), cô nữ sinh Đào Thị Xuân Yến đã nhiều lần đến nghe cụ Phan nói chuyện và thấm nhuần, giác ngộ tư tưởng yêu nước thương nòi. Năm 1927, khi vừa tròn mười tám tuổi, Đào Thị Xuân Yến đã tham gia tổ chức lãnh đạo cuộc bãi khóa của nữ học sinh Đồng Khánh chống Pháp xâm lược nên bị nhà trường thực dân đuổi học. Bà liền tham gia Nữ công học hội của Nữ sử Đạm Phương rồi ra Hà Nội học nghề dệt vải, hưởng ứng phong trào thực nghiệp đang được giới phụ nữ dấy lên sôi nổi để canh tân tự cường. Năm 1933 là người phụ nữ Trung kỳ đầu tiên đậu Tú tài Tây.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, bà được đồng chí Nguyễn Chí Thanh mời giữ chức Phó Chủ tịch Hội Liên Việt Thừa Thiên. Năm 1952 làm Hiệu trưởng trường Đồng Khánh, đến năm 1955 bà xin từ chức. Với tư cách là Phó Chủ tịch Hội Hồng Thập tự miền Trung, bà được mời tham dự nhiều hội nghị phụ nữ quốc tế họp ở Tân Tây Lan, Philippines và Nhật Bản.
Trong cuộc Tổng tiên công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, bà thoát ly ra vùng giải phóng, giữ chức Phó Chủ tịch Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình thành phố Huế, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ năm 1969 đến 1976, bà là Ủy viên Hôi đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Từ năm 1973 đến năm 1975, bà là Ủy viên Ủy ban đòi chính quyền Việt Nam cộng hòa trao trả đồng bào yêu nước bị giam cầm trái phép.
Từ năm 1976 đến 1987, bà là đại biểu Quốc hội khóa VI và khóa VII, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa I và khóa II), Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa III), Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Trị Thiên. Tại Đại hội lần thứ IV Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bà được tín nhiệm cử làm ủy viên danh dự. Bà Nguyễn Đình Chi mất vào hồi 3 giờ 55 phút ngày 29/6/1997 tại Huế.(2)
Cấu trúc không gian
Sau khi mua lại phủ An Hiên, ông bà Tuần phủ Nguyễn Đình Chi vẫn giữ tên cũ An Hiên và toàn bộ các công trình kiến trúc đã có. Năm 1940, ông Nguyễn Đình Chi mất tại Hà Nội và từ đó, bà Nguyễn Đình Chi về sống tại An Hiên, chú tâm kiến tạo nơi đây thành một nhà vườn xinh đẹp, độc đáo. Nhà vườn An Hiên vì vậy gắn liền với tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của vị chủ nhân là một nhà hoạt động chính trị xã hội tích cực, một nhân sĩ trí thức yêu nước có nhiều công lao đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Nhà vườn An Hiên xây dựng trên lô đất có diện tích 4.608m2, mặt nhìn về hướng Nam, phía trước có sông Hương chảy ngang, bao gồm nhiều công trình kiến trúc dân dụng lớn nhỏ, chính phụ khác nhau nằm trong tổng thể cảnh quan hài hòa, mang nhiều ý nghĩa và được bố trí, sử dụng làm nơi ở, sinh hoạt, làm việc, thờ tự và nghỉ ngơi, di dưỡng tinh thần. Từ ngoài vào theo trục Nam Bắc, khu vườn nhà có các công trình được xây dựng theo thứ tự sau: bến nước, cổng và hàng rào, sân và bồn hoa, bình phong, hồ nước, nhà thờ chính, nhà ở và nhà bếp, vườn nhà, trong đó đáng lưu ý các công trình sau:
- Cổng: ra vào An Hiên có một cổng chính hình vòm quay mặt ra sông Hương, rộng 1,82m, cao 4,96m, lòng cổng 2m, xây bằng gạch, vôi vữa, tường quét vôi màu xám tro, nóc mái trang trí hình hổ phù, hai bên có hoa văn cách điệu. Chính giữa cổng, ở mặt ngoài, bên dưới mái là bức hoành cuốn thư đắp nổi ốp tường, biển ngạch đề hai chữ Hán “An Hiên” khảm sành hai màu xanh trắng trên nền tường đen. Phía trên hai bức hoành còn có hai con dơi nằm đối xứng sãi cánh nhìn xuống cổng. Sát dưới bức hoành là hình hổ phù không ốp tường, nhiều màu sắc, dáng thanh thoát nhẹ nhàng đặt nằm trong hình bán nguyệt. Tả hữu cổng có hai cột thẳng tròn đỡ mái, mũ trụ và chân cột có chạm hoa văn. Nằm giữa hai trụ và sát lối vào có hai con dơi miệng ngậm câu đối bằng chữ Hán khảm sành màu xanh, viết trên tàu lá chuối dọc theo cổng đọc được như sau:(3)
Bình sơn ái đãi vân thiên đóa,
Hương thủy trùng ngưng nguyệt nhất huyền.
(Bình sơn mờ mịt mây nghìn đóa
Hương thủy trong veo nguyệt một vầng).
Hương thủy trùng ngưng nguyệt nhất huyền.
(Bình sơn mờ mịt mây nghìn đóa
Hương thủy trong veo nguyệt một vầng).
Hai bên cổng có hai đoạn thành, mỗi bên dài 2m, cao 2m, dày 0,45m, ngoài cùng có trụ vuông cao 2,50m. Tiếp giáp bờ thành với cổng có hai con lân nằm uốn khúc trườn mình về phía trước rồi quay lui nhìn hướng cổng. Thân lân đắp vỏ sò, vỏ ốc có kích cỡ đều đặn, đuôi và chân khảm sành. Cổng có hai cánh cửa gỗ lim chắc chắn khép mở dễ dàng.
- Bình phong: Từ cổng chính đi theo con đường đất dài 34m sẽ thấy bức bình phong lớn nằm uốn mình hơi chếch về hướng Tây che chắn nhà thờ chính. Đây là bức bình phong có dáng vẻ riêng đặc biệt ít thấy ở các công trình kiến trúc cổ khác tại Huế. Bình phong xây bằng gạch, quét vôi màu tro, cấu trúc dạng cuốn thư cách điệu, chiều
Xuân thủy liên vân nhạn tằng cạnh độ,
Hòa phong nhập thụ hoa tín tài văn
Tạm dịch:
Mây rợp sông xuân chập chờn nhạn liệng,
Mây vờn gió nhẹ thoang thoảng hoa thơm.
– Sân: bồn hoa, hồ nước và nhà vườn: bao quanh bốn mặt và xen kẽ với các công trình là sân trước và vườn nhà rộng rãi, dịu mát. Đây là khu vực quan trọng nhất và chiếm diện tích nhiều nhất trong tổng mặt bằng nhà vườn An Hiên. Từ cổng vào vườn có một con đường đất nhỏ rộng 2,50m, đến bình phong con đường chia ra hai ngã đông tây. Ở hướng đông, đường rẽ thành hai lối, một lối vào nhà thờ chính, lối kia dẫn vào vườn. Ở hướng tây, đường cũng phân thành hai hướng tương tự. Nằm dọc song song hai bên con đường là hai bồn hoa viền lề đá trồng địa lan, hoa nở sáng đẹp. Nằm gần cổng ở bồn hoa bên trái là cây ngô đồng, đối diện bồn hoa bên kia là cẩn đỏ, tiếp hai bên hai cây trắc, hai cây anh đào. Từ đây trở vào là hai hàng mai trắng nằm xen kẽ với bông trang vàng tím đỏ. Đăng đối trước bình phong là hai cây hải đường nở hoa đỏ say đắm, hân hoan, rực rỡ, làm cho con đường hiện ra như một bức tranh nhiều màu sắc tươi thắm. Bồn hoa mỗi bên còn có các trụ đèn hình tứ giác mái uốn cong nằm trên trụ tròn nhỏ tạo ánh sáng lung linh huyền hảo khi đêm về. Phân cách bồn hoa với vườn nhà là hai hàng chè tàu được cắt xén thẳng hàng, tươm tất, tỉ mỉ, tuy cao nhưng không quá rậm làm che tầm mắt của khách khi muốn ngắm nhìn sâu vào vườn cây.Hòa phong nhập thụ hoa tín tài văn
Tạm dịch:
Mây rợp sông xuân chập chờn nhạn liệng,
Mây vờn gió nhẹ thoang thoảng hoa thơm.
Sau bình phong là hồ nước nhỏ nuôi trồng bông súng nằm trước sân nhà thờ chính. Hồ bốn mặt đúc xi măng, diện tích 38m2, sâu 1m, bờ thành cao 0,32m. Bên góc phải phía trước có trụ đèn cảnh và những cây cỏ lét thân lá nhỏ nhưng mọc thẳng vươn cao. Lá và hoa súng nở vào buổi ban mai biến mặt hồ thành một màu xanh dịu dàng, gợi cảm. Trong hồ có nhiều các loại cá cảnh nhỏ sinh sống. Nằm bên cạnh hồ nước là chiếc ghế đá xinh xắn phẳng phiu dùng để ngồi thưởng ngoạn cảnh sân vườn trong những đêm trăng thanh gió mát.
Trên sân nhà và ở ba mặt bao quanh hồ là những bồn hoa, khóm hoa và cây cảnh đặc sắc. Bên này sân là bụi hoa hường trắng, mận, bạch mai, bên kia đối diện là các khóm hoa hường, tường vi, trà mi đơm cánh sum suê. Nơi này là chậu bonsai trồng cây bồ đề, sâm và tóc tiên trên mô đá giả sơn, nọ là giàn hoa trồng hàng chục giò phong lan đủ loại như quế hương lan, nghinh xuân, trường kiếm, các hàng chậu cây hoa soái, lan ong, địa lan, thần tài, trí thủ, các bồn hoa song họ đào, trúc, mộc, bút tùng. Phần đất trống còn lại trên các bồn hoa này đều được phủ trồng cỏ non xanh mơn mởn, hài hòa.
An Hiên là một khu vườn được tạo lập trên vùng sinh thổ thích hợp cho việc nuôi trồng nhiều chủng loại cây trái khác nhau. Cơ cấu cây trồng, sinh vật cảnh ở đây đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ, nhiều thành phần, tầng tán cao thấp khác nhau bao gồm các loại cây ăn quả trồng lưu niên như măng cụt, hồng xiêm, mãng cầu, chanh, cam, mít, chuối, hồng, ổi, thanh trà, dứa, nhãn, dừa, khế, dâu, đào, vải, đu đủ, thanh long…; cây công nghiệp có hồ tiêu; cây lâm nghiệp có tre, nứa; cây dược liệu có ngãi cứu, cỏ cú. Chúng nằm cân đối thành hàng hoặc trồng đan xen và được chủ nhân khéo chọn, chăm bón cẩn thận, tỉ mỉ với nhiều công sức gian khó, vất vả, không kể tháng ngày, từ mùa này qua mùa nọ, từ năm này qua năm kia. Đặc biệt ở đây có những cây mai vàng trên dưới 50 tuổi, những cây lê 18, 20 năm; cây hồng Tiên Điền già tuổi nhất trong vườn do cụ Nghè Mai, chắt nội của nhà thơ lớn Nguyễn Du, tặng cho ông Nguyễn Đình Chi trước đây. Đây là giống hồng quý hiếm, hàng năm ra quả vào tháng 7, trái không hột, mùi thơm ngon. Ngoài ra còn có giống cây sầu riêng, măng cụt đặc sản miền đông Nam Bộ. Các chủng loại cây trồng phong phú, được bố trí hợp lí, cho thấy An Hiên là một khu vườn tổng hợp trong cái đa dạng của ba miền khí hậu, cây trái, một khu vườn không chỉ trang nghiêm, sang trọng mà còn bảo tồn tốt các hệ sinh thái, cảnh quan môi trường thiên nhiên trong lành ổn định. Nhờ vậy, nó đã giúp cho cây trái đặc sản quý hiếm từ trong Nam, ngoài Bắc đều được thích nghi, ra hoa kết trái.
– Nhà thờ chính: là tòa nhà quan trọng nhất nằm sâu trong khu vườn được xây dựng vào cuối thế kỉ XIX. Đây là một ngôi nhà rường cổ thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc và phương pháp kĩ thuật xây dựng truyền thống Huế thời Nguyễn. Ngôi nhà có diện tích xây dựng là 153m2, nền lát gạch bát tràng cỡ 30x 30cm, tường gạch ba mặt và mặt trước hai chái. Các bờ nóc, bờ quyết chạy thẳng sắc cạnh rõ ràng. Nóc mái đắp nổi hình hoa sen. Hai bờ nóc hơi vênh lên có trang trí hoa văn mềm mại uyển chuyển. Toàn bộ tòa nhà nằm ngang này có 48 cột gỗ khỏe chắc để mộc, bào nhẵn và đứng song hàng từng cặp tựa trên chân đá tảng hình vuông cỡ 0,40 x 0,40m. Hệ thống cột này có khả năng chịu lực lớn, chống đỡ bộ khung nhà bằng gỗ lim. Các cấu kiện trong hệ khung gỗ liên kết bằng kĩ thuật lắp ráp mộng và kèo chồng chắc chắn, tháo lắp dễ dàng. Hàng cột ngoài cùng là bốn cột đỡ mái phụ đưa ra phía trước cho mái hiên, bảo vệ khung nhà và làm cho ngôi nhà thấy cao hơn. Loại hình liên kết vì nóc ở đây thuộc kiểu vì kèo dân dụng biến thể đặc trưng xứ Huế. Bộ vì kèo nằm bên dưới mái có hai kẽ dài đan chéo nhau ăn mộng (giao nguyên) ở đỉnh vì, đỡ thượng lương (đòn dông) rồi chạy dài theo chiều dốc của mái xuống đầu cột cái ở hàng nhất. Kẽ tiếp tục ăn mộng cột quân và xuống tận cột biên. Ở mỗi đầu trếnh và đầu kéo có chạm khắc hình ảnh hoa văn mây lá phong phú. Nơi tiếp giáp giữa cột và mái hiên trên các rui, xà, kèo, cù đều có các đồ án trang trí điêu khắc chạm trổ khéo léo, tinh tế.
Ra vào nhà ở hàng cột biên có 18 lá cửa thượng song hạ bản nằm trên xà ngưỡng cao. Ở gian giữa bên trên hàng cột nhất (cột cái) treo hai bức hoành cuốn thư, bức trướng đề TRÁNG QUẬN QUẬN TRỌNG, bức sau cuốn thư thếp vàng đề VĂN VÕ TRUNG HIẾU với lạc khoản Bảo Đại mùa đông năm Đinh sửu (1937). Nằm giữa các hàng cột cái và hàng cột quân là các dải liên ba chia thành ô hộc hình vuông, hình chữ nhật khắc chạm chữ Thọ theo lối triện và hoa văn trang trí. Dọc các liên ba là hai dãy 12 tấm kính chép chữ thảo mấy bài thơ cổ, trong đó có bài Chính khí ca của Văn Thiên Tường thời cuối Tống. Dưới liên ba là thanh vọng có nách con bọ khảm xà cừ. Gian giữa nhà thiết bàn thờ đức Phật Thích Ca và bàn thờ gia tiên. Hai cột trước gian thờ treo đôi liễn chữ chân pha thảo:
Thử chí tại cao sơn lưu thủy,
Kì nhân như thúy trúc bích ngô.
(Chí ấy ở non cao nước chảy,
Người kia như trúc biếc ngô xanh).
Trong gian thờ có bức trướng gấm thêu câu đối:
Hồng Lĩnh nãi Hà Bắc chi hùng, quốc tráng phiên hàn tư trọng thọ;
Long Cương thị ngô châu chi thắng; gia liên phiệt duyệt xuất danh thần.
(Cõi bắc có Hồng Lĩnh hào hùng, đất nước cõi bờ thêm trọng thọ,
Quê ta có Long Cương thắng cảnh, nếp nhà dòng dõi nảy danh thần).
Gắn bó với vùng đất Kim Long lịch sử, thủ phủ xứ Đàng Trong, nhà vườn An Hiên đã kế thừa và phát huy các nhà vườn được tạo lập từ các thế kỉ trước, thật sự trở thành một hình mẫu nhà vườn có giá trị đặc trưng tiêu biểu cho loại hình nhà vườn truyền thống Huế. Thật vậy, trong số hàng trăm nhà vườn còn tồn tại hiện nay ở các khu vực thượng lưu và hạ lưu sông Hương, ở ngoại ô và nội thị, nhà vườn An Hiên nhờ được chăm sóc chu đáo, cẩn thận nên đã hiện sáng lên như một viên ngọc quý và may mắn vẫn còn bảo lưu, gìn giữ khá nguyên vẹn kiểu thức và những nét đẹp truyền thống đầy tinh thần nhân văn của một nhà vườn cổ kính đậm nét bản sắc văn hóa Huế. Trong nhà vườn, các công trình kiến trúc cổ như cổng, bình phong, nhà rường đều có những nét riêng đặc sắc ít nơi nào có về mặt mĩ thuật trang trí điêu khắc, trong việc chọn lựa các vật liệu, chất liệu xây dựng và những hình ảnh mô típ trang trí, tạo dáng cho mỗi công trình. Tuy nhiên, những công trình kiến trúc ấy chỉ mới là một bộ phận của nhà vườn. Yếu tố quyết định có ý nghĩa lớn lao làm cho An Hiên có giá trị tiêu biểu đích thực và điển hình là ở chỗ nghệ thuật kiến trúc phong cảnh tổng hợp nhà vườn, ở mối quan hệ gắn bó, phối trí tài tình, hòa quyện, điểm xuyết cho nhau giữa nhà và vườn, con người và tạo vật, giữa công trình kiến trúc và cảnh quan môi trường thiên nhiên, cảnh sắc kì diệu cỏ cây, sông hồ mây nước bao quanh. Đó là hai bộ phận chủ đạo tạo nên một khung cảnh, một chỉnh thể nhà vườn hòa nhập, toàn bích. Vì vậy không lạ gì, khi bước chân vào nhà vườn An Hiên, ai cũng cảm thấy như được sống trong một vũ trụ thu nhỏ, một thế giới hữu tình riêng biệt, êm đềm, thư thái, nếp nhà, nếp vườn quy củ mà nên thơ, thanh bình và yên tĩnh đúng như ý nghĩa và tên gọi của nó. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường luoon cảm nhận “cứ thấy bị bất ngờ về những bí mật ấp ủ trong hoa trái” và ông đã phải thốt lên rằng: “Khu vườn đối với tôi vẫn giữ mãi sức hấp dẫn của một cuốn sách hay chưa đọc hết”.(4)Kì nhân như thúy trúc bích ngô.
(Chí ấy ở non cao nước chảy,
Người kia như trúc biếc ngô xanh).
Trong gian thờ có bức trướng gấm thêu câu đối:
Hồng Lĩnh nãi Hà Bắc chi hùng, quốc tráng phiên hàn tư trọng thọ;
Long Cương thị ngô châu chi thắng; gia liên phiệt duyệt xuất danh thần.
(Cõi bắc có Hồng Lĩnh hào hùng, đất nước cõi bờ thêm trọng thọ,
Quê ta có Long Cương thắng cảnh, nếp nhà dòng dõi nảy danh thần).
Sức sống của một di sản
Dù trãi qua bao thăng trầm thì đến nay, nhà vườn An Hiên vẫn thực sự là một di sản văn hóa độc đáo ở đất Cố đô, gắn liền từ khởi nguyên của một danh gia vọng tộc quốc thích là Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng rồi vị Tuần phủ Hà Tĩnh Nguyễn Đình Chi – phu nhân Đào Thị Xuân Yến có nhiều dấu ấn, cuộc đời và sự nghiệp của một nhà hoạt động chính trị xã hội tích cực, nhân sĩ trí thức yêu nước có nhiều công lao đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Hiện nay, nhà vườn An Hiên đang có chủ sở hữu mới và đang có nhiều đầu tư hồi cố, tái hiện một cách đầy đủ nhất không gian và hiện vật của một An Hiên xưa, để thực sự trở thành một địa chỉ lịch sử và văn hóa ấn tượng trong thành phố văn hóa – du lịch Huế.
Việc bổ sung làm rõ lịch sử hình thành và phát triển gắn liền các thế hệ chủ nhân An Hiên sẽ càng làm nổi bật những giá trị văn hóa truyền thống kết tinh trong nó, tạo nên sức hấp dẫn đặc trưng riêng có của một khu nhà vườn tiêu biểu ở Cố đô Huế.
Tài liệu tham khảo
An Hiên, Tài liệu về nhà vườn An Hiên, tài liệu của gia đình An Hiên.
Hoàng Phủ Ngọc Tường (1983), “Hoa trái quanh tôi”, Tạp chí Sông Hương, số 3, tr.16.
Nguyễn Hữu Thông (2001), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí, Huế:Nxb. Thuận hoá.
Nguyễn Hữu Thông [Ch.b], Dương Phước Luyến, Lê Văn Sách, Mai Khắc Ứng, Trần Đại Vinh (1992), Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế, Tp. HCM: Nxb. Hội Nhà Văn.
Nguyễn Hữu Thông (2009), Nhà vườn xứ Huế, Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm Đăng tộc (1855), Phạm Đăng tộc phổ tự (Khâm tu Phạm Đăng thị Bính chi phổ), Ất Mão Tự Đức năm thứ 8 (1855), bản dịch Việt ngữ, hiện lưu tại từ đường.
Phương Phủ (1960), “Những di tích lịch sử ở cố đô Huế: Bia mộ cụ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng”, Khảo cổ tập san, số 56, tr. 205-238.
Trần Huy Thanh (1997), “Vĩnh biệt bà Nguyễn Đình Chi, vị nhân sĩ yêu nước đã cống hiến trọn đời cho Tổ quốc và nhân dân”, Báo Thừa Thiên Huế, số 981, ngày 05/7/1997.
Trần Huy Thanh (1997), “Di tích kiến trúc nhà vườn An Hiên”, trong UBND Thành phố Huế (1997), Phú Xuân – Huế, từ đô thị cổ đến hiện đại, Kỷ yếu HTKH, Phòng Văn hóa Thông tin Thành phố Huế.
UBND Thành phố Huế (1997), Phú Xuân – Huế, từ đô thị cổ đến hiện đại, Kỷ yếu HTKH, Phòng Văn hóa Thông tin Thành phố Huế.
Vĩnh Cao (2006), “Phong thuỷ trong vườn Huế (http://opac.nlv.gov.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id373200.html)”, Kiến trúc Việt Nam, Số 6, tr. 67-72.
(1) Tham khảo:
- Phương Phủ (1960), “Những di tích lịch sử ở cố đô Huế: Bia mộ cụ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng”, Khảo cổ tập san, số 56, tr. 205-238.
- Phạm Đăng tộc (1855), Phạm Đăng tộc phổ tự (Khâm tu Phạm Đăng thị Bính chi phổ), Ất Mão Tự Đức năm thứ 8 (1855), bản dịch Việt ngữ, hiện lưu tại từ đường, tr.13-16.
- Trần Huy Thanh (1997), “Vĩnh biệt bà Nguyễn Đình Chi, vị nhân sĩ yêu nước đã cống hiến trọn đời cho Tổ quốcvà nhân dân”, Báo Thừa Thiên Huế, số 981, ngày 05/7/1997
- Phần phiên âm, dịch nghĩa các tài liệu Hán Nôm trong chính văn là của nhà nghiên cứu Hán Nôm Lê NguyễnLưu, Bảo tàng Văn Hóa dân gian Huế.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường (1983), “Hoa trái quanh tôi”, Tạp chí Sông Hương, số 3, tr.16.