551 lượt xem

Thuyết minh tuyến Nha Trang - Đà Lạt ( 120km)

Tuyến Tp Nha Trang-Tp Đà Lạt ( 120km)

Cây dầu đôi:

Cây dầu đôi bên thành cổ Diên Khánh (Khánh Hòa) đã hơn 200 tuổi. Cây gắn liền với ngôi miếu thờ Bình Tây đại tướng Trịnh Phong, là chứng tích lịch sử của Khánh Hòa.

Theo nhiều người thì cây dầu đôi (cây có hai nhánh từ gốc mọc lên) nằm trên con đường Thiên Lý kia là cây dầu lớn nhất trong cánh rừng đại ngàn ngày xưa ở khu vực Diên Khánh, Khánh Hòa này. Vào thế kỷ thứ 19, khi đó dân cư nơi này rất thưa thớt, con đường từ Nha Trang lên thành chỉ là con đường đất nhỏ, chủ yếu phục vụ cho xe ngựa và người đi bộ. Vì thế cánh rừng trên vẫn còn rất nhiều cây cối. Cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc mở con đường từ Nha Trang đi thành tiến hành và dân cư bắt đầu phát triển khi cánh rừng kia lần lượt biến thành khu dân cư và đồng ruộng. Cây dầu đôi khi ấy  nằm ở bên trong vệ đường, cành lá phát tán xum xuê tươi tốt được giữ lại như biểu trưng của một vùng đất.

Xác định niên đại của cây dầu đôi bằng khoa học thì chưa ai làm. Nhưng theo dẫn chứng của lịch sử thì vào năm 1793, thành Diên Khánh bắt đầu được xây dựng thì cây dầu đã có mặt. Chuyện tiếp theo là vào mùa xuân năm Quý Tỵ (1653)  chúa Nguyễn Phúc Tần ra lệnh cho cai cơ Hùng Ngọc Hầu tiến hành  mở mang bờ cõi từ đèo Cả vào đến bờ Bắc sông Phan Rang. Trong quá trình mơ cõi ấy,  khi đến Khánh Hòa, giữa cánh rừng, cây dầu đôi cao lớn khác thường nổi bật đã được giữ lại và ở lại cho đến bây giờ.

Cũng từ đó, cây dầu đôi được gắn liền với huyền thoại. Người ta cho rằng nguyên đây là cây dầu một nhánh, nhưng có một đêm mưa sấm chớp đã đánh trúng cây dầu khiến chúng tẻ thành hai nhánh như bây giờ. Tuy nhiên, nhiều lần đến cây dầu đôi quan sát chúng tôi nhận thấy cây dầu lớn lên tự nhiên, đây là cây dầu có hai nhánh chẻ ra tự nhiên chứ không hề có tác động từ bên ngoài.

Câu chuyện cây dầu đôi còn gắn liền với vị chiến sĩ yêu nước chống Pháp. Đó là Trịnh Phong. Bên cạnh cây dầu đôi có Miếu Trịnh Phong.

Miếu Trịnh Phong không to, bị nhiều hộ dân chen lấn nên rất chật chội, đã liên tiếp nhiều lần trùng tu. Miếu được xây dựng vào thập niên 90 của thế kỷ 14. Cửa miếu thay vì xoay ra con lộ lại xoay về hướng Bắc. Lúc đầu miếu thờ thần, cho đến sau khi xử chém Bình Tây đại tướng Trịnh Phong, Pháp treo đầu ông lên cây dầu đôi để thị uy, người dân đã đổi thành Miếu Trịnh Phong và thờ cúng ông. Miếu thờ Trịnh Phong cùng cây dầu đôi đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1991. Hiện miếu  còn lưu hai đạo sắc của các vua Thành Thái và Khải Định phong tặng.  Mỗi năm, vào ngày 16/3 (Âm lịch), tại Miếu đã làm lễ cúng trọng thể tưởng nhớ đến vị anh hùng.

Trịnh Phong quê ở  Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang. Khi vua  Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương (tháng 8-1885) thì ông đang là một vị quan của triều đình đóng ở thành Diên Khánh. Ông đã chiêu binh chống PHáp dưới ngọn cờ “Bình Tây đại tướng” và đã quy tụ được nhiều nhân tài.

Đầu tháng 8-1886,  Pháp do đại úy Lhermitte chỉ huy với các loại vũ khí hạng nặng như sơn pháo 80, đội quân đánh thuê hơn 300 tên, bằng đường bộ và đường thủy tiến ra đánh Khánh Hòa nhằm tiêu diệt lực lượng yêu nước. Sau khi thành Diên Khánh bị thất thủ, Trịnh Phong đã  rút binh lên núi Hèo tiếp tục kháng chiến. Nhưng lực lượng ngày càng yếu, cuối tháng 8-1886 Trịnh Phong bị Pháp bắt, xử trảm ông tại Hòn Khói (11-9-1886). Phần mộ của Trịnh Phong được đặt ngay trong khuôn viên của dòng họ tại thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh,  Nha Trang.

Thành cổ Diên Khánh:

Thành Diên Khánh nằm cách thành phố Nha Trang 10 km về phía Tây, bên phải quốc lộ 1. Năm 1793, sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh. Sau khi đẩy lùi được nghĩa quân Tây Sơn, thấy nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng lâu dài, Nguyễn Ánh quyết xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự kiên cố từ xa.

Diện tích khoảng 36.000 m², là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ 17 – thế kỷ 1818 ở Tây Âu. Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau, dài 2.693 m đắp bằng đất, cao khoảng 3,5 m. Trên mỗi cạnh, tường thành lại chia thành nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn, nên các góc thành không nhô hẳn ra mà vẫn đảm bảo quan sát được hai bên. Mặt ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được đắp thành hai bậc, tạo đường vận chuyển thuận lợi ven thành. Bên ngoài thành có hào nước sâu từ 3 đến 5 m bao quanh. Ban đầu thành có 6 cửa (cổng thành), hiện nay chỉ còn 4 cửa Ðông – Tây – Tiền (phía Nam) – Hậu (phía Bắc).

Trước đây trong thành có hoàng cung, bên trái là dinh Tuần Vũ, phía sau là dinh Án Sát, sau nữa là dinh Lãnh Binh, phía dưới là dinh Tham Tri, có nhà kho, nhà lao kiên cố. Khi xây xong, thành Diên Khánh do hoàng tử Cảnh và Bá Đa Lộc chỉ huy trấn giữ. Theo một số tư liệu cũ, bên trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh ám sát, nhà kho.Thành Diên Khánh cũng có thời kỳ trở thành tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương, Khánh Hòa trong những ngày đầu chống Pháp.


TĨNH LỘ 723-BI DOUP NUI BA

Đường tỉnh 723 là tên gọi của con đường nối thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa với thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng củaViệt Nam. Đường tỉnh 723 nối đoạn cuối của quốc lộ 20 với phần quốc lộ 1 đi qua Khánh Hòa, liên thông vùng biển miền Trung với cao nguyên Lâm Đồng, nên được mệnh danh là “con đường nối biển và hoa”.

Đường tỉnh 723 được khởi công ngày 20 tháng 4 năm 2004, dài 131,5 km. Đường đi từ Đà Lạt đến huyện Lạc Dương rồi huyệnKhánh Vĩnh và Diên Khánh của tỉnh Khánh Hòa. Đoạn qua đèo Hòn Giao cao 1700m. Đèo Hòn Giao còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như đèo Khánh Lê, đèo 723, đèo Omega, hay đèo Long Lanh  dài lên đến 33 km được mệnh danh là đèo dài nhất và một trong những cung đèo đẹp nhất Việt Nam.

Đường đèo đi qua nhiều đồi núi hiểm trở từ rừng thông bạt ngàn đến những cánh rừng nguyên sinh quý hiếm bậc nhất Việt Nam của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà.

Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt50 km theo tỉnh lộ 723. Nơi đây hiện đang được đề nghị UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Có diện tích khoảng 64.800 ha  Bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và và các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm gắn kết với các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên kế cận để tạo thành một vùng thiên nhiên rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây nguyên và vùng Nam Trung bộ. Góp phần phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai và các hồ chứa nước ở hạ lưu nhằm phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội của Tỉnh Lâm Đồng, vùng Nam Tây nguyên, Đông Nam bộ và duyên hải cực Nam Trung bộ.

Bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt, bảo tồn các đặc trưng văn hoá bản địa nơi cội nguồn của thành phố Đà Lạt, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng nhiệt đới, phát triển du lịch sinh thái và góp phần củng cố an ninh quốc phòng của Tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây nguyên.

Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là một trong hai mươi tám vườn quốc gia nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt NamNơi đây được các nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ và cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam).

KHÁI QUÁT LÂM ĐỒNG


Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, đồng thời tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên Di Linh- Lâm Viên và cao nguyên B’lao. Nhưng phần lớn Nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên – Di Linh với độ cao 1500 mét so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Bắc, đồng thời cách cảng biển Nha Trang 210 km về hướng Tây.

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình 800 – 1.000 m so với mặt nước biển, địa hình đa số là núi và cao nguyên, diện tích đất tự nhiên là 9.765 km2. Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Lâm Đồng đạt gần 1.218.700 người, mật độ dân số đạt 125 người/km²

Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18 – 250C, thời tiết ôn hoà và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ.

Mặc dù địa hình chủ yếu là đèo, núi, tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ vẫn phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh. Các tuyến đường Quốc lộ tại Lâm Đồng như Quốc lộ 20, Quốc lộ 28, Quốc lộ 55, Quốc lộ 27.

Các con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh như sông Đa Dâng,sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Đa Nhim, nhưng vì tốc độ chảy khá cao, ngắn và dốc nê n không thuận lợi cho giao thông đường thuỷ. Mặc khác đối với đường hàng không thì tỉnh có sân bay Liên Nghĩa và sân bay Đà Lạt, với các hãng Vietnam Airlines, Air Mekong và Vietjet Air có các chuyến bay thẳng nối Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tới Sân bay quốc tế Liên Khương, nằm ở ngoại ô thành phố Đà Lạt

Vùng đất Lâm Đồng ngày nay từ lâu đã có con người sinh sống, mà hậu duệ của họ cho đến lúc bấy giờ là các cộng đồng người Mạ, Cơ Ho, MNông, Chu Ru, Rắc Lây,… Đến cuối thế kỷ XIX, các dân tộc bản địa có phương thức sản xuất chính là du canh du cư, đốt rừng làm rẫy, kinh tế mang tính chất tự cấp tự túc. Trồng trọt là ngành sản xuất chính, ngoài ra còn săn bắn hái lượm, chăn nuôi gia súc gia cầm, các ngành thủ công như dệt vải, rèn, đan lát mới bước đầu phát triển, giao lưu kinh tế còn rất hạn chế.

Chiến tranh ngày càng ác liệt, luồng di dân từ các tỉnh miền Trung vào Lâm Đồng ngày càng nhiều cũng góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Cho đến giữa những năm 1960, Lâm Đồng có khoảng 8.000ha chè, sản lượng rau thương phẩm cung cấp cho Sài Gòn và các tỉnh miền Trung tương đối lớn. Đồng thời, chiến tranh cũng làm cho nông nghiệp không phát triển liên tục, diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Với chính sách dồn dân lập ấp chiến lược, sản phẩm nông lâm nghiệp ngày càng giảm sút, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Trong thời kỳ này sản xuất công nghiệp tuy phát triển với mức độ cao hơn trước năm 1954 nhưng vẫn còn nhỏ bé, chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến chè, chế biến gỗ, sản xuất điện nước, đồ sứ; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như chế biến mứt, rượu, làm đồ gỗ, đồ mỹ nghệ chỉ phát triển chủ yếu ở Đà Lạt, còn hầu hết các địa phương khác chưa phát triển.


Ta có thể điểm qua vài mốc Lịch sử Lâm Đồng qua các thời kỳ:

Ngày mồng 01 tháng 11 năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province du Haut Donnai), tỉnh lỵ đặt tại Di Linh

Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình Thuận cai trị

Năm 1913, nhập đại lý Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận

Ngày mồng 06 tháng 01 năm 1916: thành lập tỉnh Lâm Viên, gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình Thuận. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên

31 tháng 10 năm 1920: xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt

Ngày mồng 8 tháng 01 năm 1941, lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh

Ngày mồng 19 tháng 05 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo Lộc (Blao) và Di Linh. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Như vậy tỉnh Lâm Đồng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt bao gồm 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức do Việt Nam Cộng hòa đặt.

Tháng 2 năm 1976, sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng mới.

Thông Đà Lạt:

 Thông Đà Lạt hay còn gọi là thông năm lá . Là một loài thực vật đặc hữu của Việt Nam. Ở nước ta có 5 loại thông là: Thông 5 lá (pinus excelsa wall) mọc nhiều ở Lâm Đồng – Đà Lạt và Tây Nam Thừa Thiên – Huế, có sức chịu lạnh cao, thông 5 lá mọc ở độ cao 1500-2000m. Thông lá dẹp (pinus ducampo krempfii) ở tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận. Thông 3 lá (pinus khasya rogle) còn gọi là “ngo” tại Đà Lạt và “Tòng thú” (tên gọi của dân tộc Mèo) ở Lai Châu. Cũng có ở Lâm Đồng, Đăk Lăk, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Sơn La. Thông ba lá dễ tái sinh từ các cây mẹ gieo hạt, chính trong cuộc đua chen để thích nghi và tồn tại được giữa tự nhiên, thông ba lá mọc ở độ cao 1000-1500m. Thông 2 lá (thông nhựa), mọc ở Lâm Đồng, Kon Tum, Đăk Lăk, Gia Lai, Thừa Thiên Huế, Hà Bắc và Hà Tây, thích hợp với nhiệt độ trung bình từ 24oC đến 27oC, thông 2 lá mọc ở độ cao 500-1000m. Thông đuôi ngựa, còn gọi là thông Mã Vĩ (theo Hán Ngữ là Mã Vĩ tùng) mọc ở Lạng Sơn, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Cao Bằng, chịu nhiệt độ trung bình từ 21oC đến 27oC. Thông lá đỏ mọc ở độ cao 2000m thường chỉ có ở Sapa.

-Thông không kén đất, nhưng trên đất tơi xốp, thoát nước tốt là thích hợp nhất.

Cây gỗ to, có tán hình nón thưa, thường xanh, cao đến hơn 30m và đường kính thân 0,6 – 0,8m. Ở cây non, vỏ thân nứt dọc, nhưng ở cây già vỏ bong từng mảng. Các cành ngắn mọc thành cụm trên đầu cành. Mỗi cành ngắn mang 5 lá ở đỉnh, hình kim, dài 6 – 11 cm, rộng 0,6 – 0,7mm, mặt cắt mang hình tam giác đều, cạnh có răng cưa nhỏ, hai mặt bên, mỗi mặt mang 2 – 5 hàng lỗ khí. Nón đơn tính, cùng gốc; nón cái thành thục hình trụ, dài 5,5 – 10 cm, đường kính 2,5 – 4 cm; gồm 25 – 50 vảy dài 2,5 cm, rộng 1,5 – 2,5 cm, mái vảy ở tận cùng. Khi chín vảy màu xám đen. Hạt hình trứng, màu nâu, dài 0,8 – 1 cm, đường kính 0,4 – 0,5 cm, mang cánh dài 1,5 cm ở phía trên đĩnh.Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi trung bình, ở độ cao 1500–2000 m, cùng với một số loài lá kim và lá rộng khác như Pơ mu (Fokienia hodginsii), Tô hạp đá vôi (Keteleeria davidiana), Hoàng đàn giả (Dacrydium pierrei), Chắp tay (Symingtonia populnea) và một số loài khác thuộc họ Long não (Lauraceae) và Thích (Aceraceae). Trên đất vàng alít hay đất xám đen, tần mỏng phong hóa từ đá granít hay đá cát.

Loài đặc hữu của Việt nam. Gặp từ Thừa thiên Huế (Phú Lộc: Thừa Lưu) đến Tây Nguyên: Kontum (Dác Glây: núi Ngọc Linh và dãy núi Top Rec, Ngọc Áng), Dắc Lắc (Krông Bông: núi Chư Yang Sin), Lâm Đồng (Lạc Dương: xã Lát, thác Uyên Ương, Langbiang, Đà Lạt: Trại Mát).Nguồn gen hiếm, loài cho gỗ. Nói chung các loài thông đều có thể sử dụng trong công nghiệp sản xuất bột giấy.

Ngày nay, vì lợi nhuận cá nhân mà người dân đã tự ý phá hoại thông để lấy gỗ làm cho diện tích thông hiện nay bị thu hẹp. Làm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống của rất nhiều loài thực vật.

Cây Atiso

Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.

Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ởĐà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut.

Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Hoạt chất chính của atisô làcynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê,Natri… Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thôngtiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.

Atisô là cây thảo lớn, cao 1 – 1,2m, có thể đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng

Atisô là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải Dương cây vẫn phát triển tốt.

Tác dụng dược lý

Các nhà khoa học Pháp, Liên Xô cũ, Nhật và Thụy Sĩ đã chứng minh các tác dụng của atisô:

Tiêm tĩnh mạch dung dịch atisô sau 2 – 3 giờ lượng mật bài tiết gấp 4 lần.

Cho uống hoặc tiêm dung dịch atisô làm hạ cholesterol và urê trong máu. Tăng lượng nước tiểu, tăng hàm lượng urê trong nước tiểu.

Hoa atisô có tác dụng giảm viêm, hạ cholesterol trong máu.

Atisô không độc.

Artichol tiêm và viên uống là sản phẩm tinh chế của atisô. Sau 30 năm có mặt trên thị trường Pháp * nay kiểm tra lại tác dụng dược lý và lâm sàng thấy không có tác dụng như dung dịch toàn phần atisô đã thử nghiệm trước. (Vì vậy Pháp đã ngừng sản xuất Artichol).

Lợi ích từ cây atiso

Chứa nhiều chất chống ôxy hóa: Kết quả nghiên cứu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy, atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác. Một số chất chống ôxy hóa có trong atisô như quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư), cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh).

Ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư: Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây atisô cho thấy, atisô có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú. Thí nghiệm ở nước Ý cho biết một chế độ ăn uống giàu chất chống ôxy hóa có trong atisô sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

Điều tiết sự lưu thông của mật: Lá atisô chứa một loại chất chống ôxy hóa được gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.

Tốt cho gan: Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.

Cải thiện khả năng tiêu hóa: Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.

Điều trị chứng buồn nôn: Những tác dụng tích cực của atisô đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế bạn nên sử dụng lá atisô nếu như có triệu chứng buồn nôn.

Giảm cholesterol: Các thành phần hóa học có trong lá của atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase ( hợp chất tổng hợp cholesterol). Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).

Lượng chất xơ cao: Một cây atisô lớn chứa ¼ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một cây atisô cỡ vừa sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn là 1 cốc mận khô.

KHÁI QUÁT ĐÀ LẠT

Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam.

Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20°C, ngay cả trong những tháng nóng nhất. Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11°C, cao nhất trong những tháng mùa khô, lên tới 13 – 14°C, và thấp nhất trong những tháng mùa mưa, chỉ khoảng 6 – 7°C. Ngược lại, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm lại nhỏ, tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất cũng chỉ chênh lệnh 3,5°C.

Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11.

Thành phố Đà Lạt rộng 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển.Vớitọa độ địa lý 11°48′36″ đến 12°01′07″ vĩ độ bắc và 108°19′23″ đến 108°36′27″ kinh độ đông, Đà Lạt nằm trọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng.

Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sỹ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố 211 ngàn dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.

Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện… một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.

Mặc dù là một đô thị du lịch nổi tiếng, nhưng Đà Lạt lại là một thành phố thiếu vắng các địa điểm văn hóa, giải trí đa dạng. Quá trìnhđô thị hóa ồ ạt khiến thành phố ngày nay phải chịu nhiều hệ lụy. Nhiều cánh rừng thông dần biến mất, thay thế bởi các công trình xây dựng hoặc những vùng canh tác nông nghiệp. Do không được bảo vệ tốt, không ít danh thắng và di tích của thành phố rơi vào tình trạng hoang tàn, đổ nát. Sự phát triển thiếu quy hoạch trong những thập niên gần đây khiến kiến trúc đô thị Đà Lạt chịu nhiều biến dạng và trở nên nhem nhuốc. Trong khắp thành phố, nhiều ngôi biệt thự cùng không ít những công trình kiến trúc chịu sự tàn phá của thời gian mà không được bảo tồn, gìn giữ.

Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, dòng suối Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng bắc – nam, trong đó đoạn từ khoảng hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát, hay suối của người Lát. Trong một bài phỏng vấn đăng trên tạp chí Revue Indochine tháng 4 năm 1944, công sứ Cunhac, một trong những người tham gia xây dựng thành phố từ ngày đầu, đã nói: “Cho mãi tới những năm sau này, khung cảnh ban sơ vẫn không có gì thay đổi. Ở tại chỗ của cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lát đã chảy qua và người ta đã gọi suối này là Đà Lạt”. Vào thời kỳ đầu, các bản đồ cũng như sách báo thường chỉ nhắc đến địa danh Dankia hay Lang Biang. Nhưng sau khi Đà Lạt được chọn làm nơi nghỉ dưỡng thay vì Dankia, và đặc biệt từ khi nơi đây trở thành một thành phố, địa danh Đà Lạt mới xuất hiện thường xuyên.

Những người có công kiến thiết thành phố còn sáng tạo một câu cách ngôn khéo léo bằng tiếng La Tinh: Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem, có nghĩa Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe. Tác giả André Morval đã viết câu cách ngôn chiết tự này ở đầu một bài báo nhan đề Dalat: Cité de la Jeunesse với nội dung: “Những người khai sinh ra nơi nghỉ mát trên miền núi danh tiếng của chúng ta đã xác định một cách rất hợp lý những nét hấp dẫn và những đặc tính tốt bằng một câu cách ngôn ghép chữ đầu rất khéo léo để liền theo huy hiệu thành phố”. Năm 1937, khi xây dựng chợ Đà Lạt mới thay cho ngôi chợ cũ bằng gỗ bị cháy, người ta đã đề dòng chữ Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem trên tường đầu hồi của công trình, phía trên là huy hiệu thành phố hình tròn, tạc hình một đôi thanh niên nam nữ người dân tộc. Với khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và những di sản kiến trúc Pháp phong phú, Đà Lạt còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.

Vùng cao nguyên Lâm Viên từ xa xưa là địa bàn cư trú của người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, nhiều nhà thám hiểm người Pháp đã thực hiện những chuyến đi xuyên sâu vào vùng đất này. Tiên phong trong số họ là bác sỹ Paul Néis và trung úy Albert Septans với chuyến thám hiểm thực hiện đầu năm 1881. Năm 1893, nhận nhiệm vụ từ Toàn quyền Jean-Marie de Lanessan, bác sỹ Alexandre Yersin đã tiến hành khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên qua vùng đất của người Thượng và kết thúc ở một địa điểm trên bờ biển Trung Kỳ. Ngày 21 tháng 6 năm 1893, trên hành trình thám hiểm, Alexandre Yersin đã tới cao nguyên Lâm Viên.Năm 1897, trong khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng (station balnéaire d’altitude) cho người Pháp ởĐông Dương, Toàn quyền Paul Doumer gửi thư hỏi ý kiến Alexandre Yersin.Khi nhận được thư của Paul Doumer, Alexandre Yersin gợi ý chọn cao nguyên Lâm Viên, một vùng đất lý tưởng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện: độ cao thích hợp, diện tích đủ rộng, nguồn nước bảo đảm, khí hậu ôn hòa và có thể thiết lập đường giao thông. Cuối tháng 3 năm 1899, Paul Doumer cùng với Alexandre Yersin đích thân đến khảo sát thực tế tại cao nguyên Lâm Viên.

Dự án xây dựng Đà Lạt bị gián đoạn khi Toàn quyền Paul Doumer trở về Pháp vào năm 1902 và Toàn quyền Paul Beau, người kế vị, thì không sốt sắng gì về việc xây dựng thị trấn miền núi. Mặc dù vậy, trong khoảng thời gian tiếp theo, nhiều đoàn khảo sát vẫn được gửi đến cao nguyên Lâm Viên để nghiên cứu và các tuyến đường giao thông tới Đà Lạt cũng dần hình thành. Giữa thập niên 1910, Thế chiến thứ nhất bùng nổ khiến nhiều người Pháp không thể về quê hương trong những kỳ nghỉ, Đà Lạt dần trở thành nơi họ tìm đến để tìm chút gì của nước Pháp miền ôn đới. Ngày 20 tháng 4 năm 1916, Hội đồng Phụ chính của vua Duy Tân thông báo Dụ thành lập thị tứ Đà Lạt. Toàn quyền Maurice Long đi thêm bước nữa khi bổ nhiệm Ernest Hébrard làm chủ sự quy hoạch thị trấn Đà Lạt. Hébrard là người chủ trương dùng mẫu kiến trúc cổ điển Âu châu nhưng thêm vào đó một số trang trí thuộc mỹ thuật Việt Nam để tạo ra phong cách riêng mà ông gọi là une architecture indochinoise. Hébrard đã thực hiện lối kiến trúc này trong những công trình khác như tòa nhà của Viện Viễn Đông Bác cổ, Hà Nội. Nay lối kiến trúc này được áp dụng quy mô hơn ở Đà Lạt. Đặc biệt là Hébrard vẽ đồ án có vườn hoa, trường sở, sân vận động, biệt thự nhưng hoàn toàn không có công xưởng sản xuất để giữ y nguyên không gian trong lành và yên tĩnh của thị trấn này.

Tới thập niên 1940, Đà Lạt bước vào giai đoạn cực thịnh của thời kỳ Pháp thuộc, “thủ đô mùa hè” của toàn Liên bang Đông Dương. Trong những năm chiến tranh, thành phố vẫn giữ vai trò một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và khoa học giáo dục của Việt Nam Cộng hòa. Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều trường học, trung tâm văn hóa và các công trình kiến trúc tiếp tục ra đời.Đà Lạt cũng là nơi định cư của nhiều người di cư từ miền Bắc. Nhưng kể từ năm 1964, khi cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt, việc phát triển đô thị ít được coi trọng, thay vào đó là sự xuất hiện của những công trình phục vụ cho mục đích quân sự.

Sau chiến tranh, Đà Lạt tiếp tục bước vào một thời kỳ khó khăn khi phải đối mặt với vấn đề lương thực và thực phẩm, việc xây dựng phát triển thành phố vì thế không còn được chú trọng.Diện tích canh tác nông nghiệp mở rộng đã ảnh hưởng nhiều tới cảnh quan thiên nhiên và môi sinh của thành phố. Du lịch Đà Lạt giai đoạn này cũng trầm lắng bởi sự khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam. Từ cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, thành phố dần phát triển trở lại với làn sóng khách du lịch tìm tới ngày một đông và hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục được xây dựng. Sau năm 1975, thành phố Đà Lạt có 6 phường (đánh số thứ tự từ 1 đến 6). Ngày 10 tháng 3 năm 1977, chuyển xã Lát thuộc huyện Đức Trọng về thành phố Đà Lạt quản lý. Ngày 14 tháng 3 năm 1979, chia xã Lát thành 3 xã: Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường. Ngày 6 tháng 6 năm 1986, giải thể 6 phường hiện hữu, thay thế bằng 12 phường mới (đánh số thứ tự từ 1 đến 12). Ngày 6 tháng 3 năm 2009, chia xã Xuân Trường thành 2 xã: Xuân Trường và Trạm Hành. Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II và ngày 23 tháng 3 năm 2009, Đà Lạt chính thức trở thành thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Trải qua hơn một trăm năm lịch sử, từ một trung tâm nghỉ dưỡng trở thành một đô thị lớn, cộng đồng dân cư Đà Lạt thay đổi theo quá trình hình thành và phát triển của thành phố. Vào năm 1893, khi bác sĩ Alexandre Yersin đến cao nguyên Lâm Viên, nơi đây chỉ là một vùng dân cư thưa thớt, một vài ngôi làng của người Lạch tập trung ở chân núi.Đến tận năm 1902, khi dự án xây dựng một thành phố của Toàn quyền Paul Doumer dừng lại, cư dân Đà Lạt vẫn chỉ là những nhóm dân tộc thiểu số người Lạch, người Chil cùng một nhóm nhỏ người Việt di cư lên đây từ trước đó. Năm 1906, một lần nữa, nơi đây được chọn làm nơi nghỉ dưỡng dành cho công chức và binh sỹ Pháp, ngoài các cư dân bản địa, ở Đà Lạt bắt đầu có các công chức người Pháp, những du khách châu Âu, và người Việt cũng bắt đầu tới đây nhiều hơn trước.Giai đoạn sau Thế chiến thứ nhất là thời kỳ thành phố phát triển mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng cùng đường xá được xây dựng khiến dân cư từ nhiều nơi tới Đà Lạt định cư, du lịch và nghỉ dưỡng. Dân số Đà Lạt đã tăng lên đáng kể từ 1.500 người vào năm 1923 lên 11.500 người năm 1939. Những năm Thế chiến thứ hai, nhiều người Pháp không thể trở về nghỉ ở quê hương và Đà Lạt trở thành điểm đến của họ. Thành phố tiếp tục được mở rộng và dân số tăng lên nhanh chóng, từ 13.000 người năm 1940 lên 25.500 người vào năm 1944.

Những biến cố của cuộc chiến tranh Đông Dương ảnh hưởng mạnh mẽ tới dân số Đà Lạt. Thời kỳ này rất nhiều cư dân của thành phố lánh về Cầu Đất, Đơn Dương, Ninh Thuận, Bình Thuận hoặc trở về quê hương cũ. Vào năm 1946, dân số Đà Lạt chỉ còn khoảng 5.200 người, khiến người Pháp gọi nơi đây là “thành phố quạnh hiu”.Nhưng khoảng thời gian tiếp theo, khi Đà Lạt một lần nữa thuộc về người Pháp, các hoạt động kinh tế, xã hội dần ổn định trở lại. Vào cuối năm 1952, dân số thành phố đạt 25.041 người, trong đó có 1.217 người châu Âu, 752 người Hoa, 22.232 người Kinh và 840 người dân tộc bản địa.Cuối năm 1953, đầu năm 1954, cuộc chiến tranh Đông Dương bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, Đà Lạt trở thành nơi dân cư các tỉnh lân cận tìm đến để tỵ nạn chiến tranh. Năm 1954, sau hiệp định Genève, thành phố đón nhận một lượng lớn những di dân từ miền Bắc cùng làn sóng người miền Trung đến lập nghiệp, khiến dân số Đà Lạt tăng vọt từ 25.000 người năm 1954 lên 58.958 người vào năm 1956. Dân số thành phố gia tăng điều hòa trong thập niên 1960, nhưng giảm sút trong thập niên 1970, khi chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn căng thẳng. Khoảng thời gian đầu sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhiều người phục vụ trong quân đội, chính quyền Việt Nam Cộng hòa trở về quê quán khiến dân số Đà Lạt giảm xuống, nhưng sau đó được bổ sung bởi các di dân mới từ miền Bắc và miền Trung. Cuối thế kỷ 20, địa giới hành chính Đà Lạt được mở rộng, dân số thành phố tăng lên mạnh mẽ và có sự gia tăng dân số cơ học đáng kể.

Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, Đà Lạt có điều kiện để phát triển nhiều loại cây ôn đới. Trừ một vài giống rau từ miền Bắc, hầu hết các giống rau của thành phố đều được nhập về từ Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ…Cây rau chiếm diện tích canh tác chủ yếu tại Đà Lạt cả trước đây và hiện nay là cải bắp, nhiều nhất là giống cải bắp của Nhật Bản, được trồng quanh năm. Các cây cải thảo và cải bông cũng có mặt ở khắp các địa phương, tập trung vào vụ đông xuân hàng năm. Một loại cây rau ngắn ngày nổi tiếng của Đà Lạt là xà lách, có thời gian sinh trưởng ngắn nên được trồng xen với những chủng loại cây rau khác.Trên các vùng trồng rau của Đà Lạt còn có thể thấy các giống cây nông nghiệp như khoai tây, cà rốt, hành tây, đậu Hà Lan, rau chân vịt… Đà Lạt được biết đến như vùng đất của những loài hoa, với các giống hoa lan, hoa hồng, hoa lys, hoa lay ơn, hoa cẩm tú cầu, hoa bất tử, hoa cẩm chướng… Các giống lan nhập nội vào Đà Lạt thuộc các chi Lan kiếm, Lan hoàng thảo, Lan hài, Lan hoàng hậu… với trên 300 giống. Từ năm 2000, một số giống lan vùng nhiệt đới và á nhiệt đới cũng được trồng thành công như giống lai trong chi Hồ điệp, Hoàng y Mỵ Nương, Lan nhện. Các loài lay ơn, hoa hồng, hoa lys đều được trồng ở Đà Lạt từ khoảng giữa thế kỷ 20.Trên các vùng đất ngoại ô thành phố, còn có thể thấy những vườn cây ăn trái như đào, mận, hồng, dâu tây… các vùng trồng cây công nghiệp như chè,cà phê, hay atisô, loài cây dược liệu nổi tiếng của Đà Lạt.

Thành phố Đà Lạt được ví như một bảo tàng kiến trúc phương Tây đầu thế kỷ 20 với nhiều công trình nổi tiếng và những biệt thự xinh đẹp.

Trải qua một thời gian dài xây dựng thành phố, phong cách kiến trúc đã có nhiều thay đổi, từ phong cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản với những cửa cuốn vòm và hành lang bao quanh, tới phong cách Tân cổ điển với những trang trí phong phú, đến phong cách kiến trúc địa phương Pháp của những ngôi biệt thự, và phong cách kiến trúc Hiện đại với nhiều hình khối, bố cục phi đối xứng ở các dinh thự. Tuy Đà Lạt mang đậm dấu ấn của những kiến trúc sư người Pháp, nhưng các nhà kiến trúc này khi thiết kế những công trình cho Đà Lạt cũng đã chịu ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên, đặc biệt là các điều kiện về khí hậu thời tiết, cảnh quan môi trường nơi đây. Hiện tượng giao thao này đã đem lại cho Đà Lạt một phong cách kiến trúc riêng độc đáo và nhiều bản sắc

CHÙA LINH PHƯỚC

Linh Phước tự tọa lạc trên một khu đất nằm bên phải quốc lộ 20 – đường từ Đà Lạt đi Cầu Đất, thuộc địa bàn Trại Mát, phường 11. Gọi là chùa Ve chai vì ở đây có con rồng dài 49m, vây được đắp bằng các mảnh vỡ của 12 nghìn vỏ chai bia.

Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949 và hòan thành vào năm 1952 do Phật tử địa phương phát tâm đóng góp. Năm 1990 dưới sự thiết kế và chỉ huy thi công của Thầy Trụ trì đời thứ năm là Thượng Tọa Thích Tâm Vị và sự đóng góp của Phật tử địa phương cùng Phật tử các nơi, Chùa đã được xây dựng lại toàn bộ như ngày nay.

Công trình đầu tiên gây được ấn tượng với khách hành hương là Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49 m quanh tượng đài Phật Di Lạc. Vây rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lạc ngự trên đỉnh.

Chánh điện và Tiền đàng bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: chánh điện dài 33 m, rộng 22 m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng. Lầu 1 có gian thờ 108 tượng “Thiên thủ thiên nhãn”. Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía là bức phù điêu cảnh Bồ Đề Thọ rất sống động.

Tượng Đại lão hòa thượng Minh Hạ Đức được tạc bằng sáp và đặt tại chánh điện chùa Linh Phước (Đà Lạt, Lâm Đồng) từ tháng 12/2011. Theo Thượng tọa Thích Tâm Vị, trụ trì chùa Linh Phước, pho tượng Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức được nhà chùa đặt làm tại Thái Lan với giá 300 triệu đồng vào năm 2011. Thời gian để hoàn thành pho tượng trong 6 tháng. Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức, thế danh Nguyễn Khắc Dần, sinh năm 1901 tại Quảng Ngãi. Năm 17 tuổi, ông xuất gia tu học tại chùa Sắc Tứ Phước Quang ở Quảng Ngãi. Ông là người rất tinh thông về Nho học và còn học thêm về đông y để cứu đời, khai đạo.

Năm 1940, Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức được chư tăng, phật tử cung thỉnh trụ trì tổ đình Long Bửu ở Nghĩa Hành. Năm 1960, ông trụ trì chùa Linh Phước, Đà Lạt. Đến năm 1984, ông về lại chùa Bửu Long ở Quảng Ngãi để an dưỡng và qua đời tại đây một năm sau.

Dịp kỷ niệm 26 năm ngày giỗ, do mộ phần của Hòa thượng Minh Hạ Đức xuống cấp nên được cải táng. Tuy nhiên, khi khai quật, thi hài ông vẫn nguyên vẹn, phật tử coi đây là điều linh thiêng. Những hình ảnh cải táng ông đang được trưng bày tại chánh điện chùa Linh Phước, Đà Lạt.

Dọc hai bên chính điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù điêu khảm sành mô tả lịch sử Đức Phật Thích Ca từ giáng sinh đến nhập niết bàn. Hai bên vách chánh điện từ ngoài thẳng vào trong phần dưới khảm chai đà trông giống như đóng lam-ri bằng cây trúc. Phía trên điêu khắc những bức tranh về những điển tích kinh A-di-đà, Quán Vô Lượng Thọ và kinh Pháp Hoa. Phía sau Tổ đường thờ Tổ Bồ-đề-đạt-ma, bức phù điêu Thập bát La Hán và Thập mục Ngưu đồ.

Trước Long Hoa Viên là tòa Linh tháp 7 tầng, cao 37 m (được xem là tháp chuông cao nhất Việt Nam hiện nay được Vietbooks xác lập số 528/KLVN/2008 vào ngày 05/05/2008) đây là nơi thờ các tôn tượng Phật quý và cũng là bảo tàng viện. Lầu 1 còn có Đại hồng chung (đúc vào cuối năm Kỷ Mão 1999), Chuông cao 4,3 m, đường kính 2,3 m và nặng tới 8,5 tấn. Toàn bộ ngôi Tháp trang trí rồng phượng hoa văn điển tích tứ thời, tứ quý, bát âm, bát bửu … từ mái đến vách trong ngoài lancan, cột cửa đều khảm sành rất công phu. Mua hàng trăm tấn miểng sành sứ từ Bát Tràng Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh Song Bé, Bình Dương về tôn tạo chùa và bảo tháp.

Sáng 31/12, bức tượng Phật khổng lồ được kết bằng 600.000 bông hoa bất tử đã chính thức hoàn thiện và ra mắt du khách tại chùa Linh Phước, TP Đà Lạt, chào đón Festival Hoa Đà Lạt 2010 bắt đầu diễn ra từ ngày 1-4/1/2010. Tượng hoa nặng khoảng 3 tấn, cao gần 20m, được hơn 600 chuyên gia, nghệ nhân thi công và phật tử chung tay thực hiện từ 600.000 bông hoa bất tử – một loài hoa đặc trưng của TP hoa Đà Lạt. Đáng chú ý, ngoài tượng hoa còn có một đài sen có đường kính 4m cũng được kết bằng 20.000 bông hoa đủ màu sắc.

Hình ảnh của Bồ tát Quan Thế Âm tay cầm nhành Dương liễu và bình nước Cam lồ, như người Mẹ hiền khả kính, luôn luôn dõi ánh mắt từ bi và đôi tay dang rộng, đón nhận giúp đỡ cho đứa con thơ dại. Với lòng Từ vô lượng, Bồ Tát thể hiện sức mạnh huyền diệu cứu giúp mọi chúng sinh. Tâm nguyện của Bồ Tát oán thân bình đẳng, trùm khắp và rõ biết niềm đau nỗi khổ của chúng sanh, khi nghe âm thanh xưng danh hiệu Ngài, liền cảm ứng hiện thân cứu độ. Vì thế danh hiệu Quan Thế Âm, nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ.

Công trình Bảo điện Quan Âm, chính giữa là tượng Mẹ hiền Quan Âm với dung nghi từ hòa cao 17m, xung quanh là 324 tượng cao 3,7m, được thiết kế ba tầng, thể hiện sự trường tồn của ngôi Tam bảo. Ngoài ra còn có công trình tái hiện cảnh giới Mục Kiền Liên Tìm Mẹ qua 18 cửa ngục, dựng lại bức tranh sống động về nhân quả nghiệp báo và lòng hiếu thảo. Tôn giả Mục Kiên Liên gian nan qua các cửa ngục để cứu mẹ mình, thoát khỏi cảnh khổ ác đạo. Cảnh địa ngục này cũng chính là nhắc cho chúng ta biết tránh con đường âm u tăm tối khổ sở, khuyên con người làm lành lánh dữ, tu tập hướng thiện để tự cứu mình và báo hiếu ơn nghĩa sinh thành.

Đồng thời nhân dịp này Trung Tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập hai kỷ lục cho Chùa Linh Phước: Công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam và Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát trong nhà bằng bê tông cốt thép cao nhất Việt Nam.

Chùa Linh Phước là một trong những danh thắng nổi tiếng của Thành phố Đà Lạt, là công trình kiến trúc khảm sành đặc sắc, đậm đà bản sắc Á Đông. Hằng năm thường xuyên đón tiếp du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước đến lễ bái và tham quan công trình khảm sành độc đáo này.

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM

Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trênnúi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng, mà còn là điểm tham quan và chiêm bái của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Thiền viện bắt đầu được xây dựng vào năm 1993, đến năm 1994 thì hoàn thành, bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc vẽ và có sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập – nay là Dinh Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh) trên ý tưởng thiết kế và quy hoạch của HT Thiền sư Thích Thanh Từ.

Thiền viện được chia ra làm 4 khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni. Thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập. Đây chính nơi mà hòa thượng Thích Thanh Từ hiện nay cư ngụ chính và thường xuyên đi giáo hóa và tu hành. Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Thông Phương. Ngài là một trong những cao đệ của Hòa thượng Viện trưởng Thích Thanh Từ.

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện. Chính điện có diện tích 192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng “Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu” (vì miêu tả theo điển tích “Niêm Hoa Vi Tiếu”). Bên phải đức phật là Bồ TátVăn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 tướng thị hiện của đức phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền. Phía bên phải của chính điện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn, trên mình khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát mang đầy đạo lý.

Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương. Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.

Những lúc đông nhất, thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền. Đây là một thiền viện nghiên cứu và thực hành về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần). Mỗi ngày, các tu sĩ ngồi thiền 3 thời trong ngày, mỗi thời 2 giờ đồng hồ và thời đầu tiên là từ lúc 3 giờ sáng. Chia làm 2 khu chính trong các hoạt động thiền.

Nội viện tăng: Khu này nằm trong khu chính tham quan, du khách có thể tham quan, tuy nhiên, giờ thiền du khách không được phép vào.

Nội viện ni: Nội viện ni nằm tách biệt với bên ngoài, đây là khu dành cho nữ tu, nên du khách không thể tham quan khu vực này.

Nhà Tổ (Tổ Đường)

Nằm phía sau chánh điện, ở đây thờ tượng tổ sư Bồ Đề Đạt Ma bằng đá trắng khá, tượng tam tổ Trúc Lâm là sơ tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà Trần Nhân Tông, nhị tổ Pháp Loa và tam tổ Huyền Quang. Khu vực này du khách có thể tham quan.

Phòng tiếp khách Phòng này dành tiếp khách từ phương xa nên khá rộng lớn và trang trọng.

Phòng phát hành kinh sách và hình ảnh lưu niêm của hòa thượng. Các vật lưu niệm khi Hòa thượng thượng Thanh hạ Từ đi giáo hóa các nơi trong nước và quốc tế.

Phòng phát hành kinh sách với các tác phẩm do chính người viết nên và các ấn phẩm Phật Giáo khác.

Thiền viện được báo Sài Gòn Tiếp Thị trao giải “Điểm du lịch được hài lòng nhất” nhiều năm liền.

Có thể nói vườn hoa của thiền viện là một trong những điểm du khách không thể bỏ qua và là vườn hoa hiếm hoi sưu tập nhiều loại hoa lạ. Các giống hoa được các tăng ni ươm trồng và có hẳn một vườn ươm và cấy ghép. Các giống hoa được hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về ươm trồng. Nổi tiếng nhất là giống: sim tím, bông gòn Úc, phù dung,…

ĐƯỜNG HẦM ĐIÊU KHẮC

Đường hầm điêu khắc là sự đột phá về chất liệu. Từ đất đỏ kết hợp với một số phụ gia không nung, chủ nhân công trình đã sáng tạo ra một chất liệu xây dựng mới. Độc đáo hơn, những nguyên liệu đến từ đất mẹ cũng được tận dụng tạo thành màu sơn bền với thời gian, thân thiện với môi trường.

Chuyến hành trình khám phá câu chuyện về sự hình thành Đà Lạt qua hàng trăm năm được gói gọn trong vài chục phút đi bộ bắt đầu từ đuôi rồng và kết thúc ở đầu rồng. Đằng sau công trình kiến trúc là một câu chuyện dài bất tận. “Lịch sử hình thành Đà Lạt được khắc hoạ từ thưở hồng hoang, chưa có dấu chân người, chỉ có đá và nước cùng các loài muông thú trong rừng như rắn, rùa, voi, cho đến khi xuất hiện người dân tộc với những hoạt động sinh hoạt thường ngày như giã gạo, uống rượu cần, đánh cồng chiêng… Những nếp nhà rông của đồng bào cũng được tái hiện. Hình ảnh điêu khắc rùa cha dẫn đàn con tháo chạy trong khi rùa mẹ trụ lại chiến đấu sinh tồn với loài rắn khổng lồ như một ẩn dụ về chế độ mẫu hệ trong đời sống của người Cơ Ho – dân tộc sinh sống lâu đời ở Lâm Đồng”, anh Nghĩa giới thiệu khi dẫn tôi đi thăm công trình.Cuộc hành trình tiếp tục với những kiến trúc mang đậm dấu ấn Pháp như: Trường Cao Đẳng Sư phạm Đà Lạt, nhà ga Đà Lạt, Viện Pasture, Hồ Xuân Hương, khu biệt thự cổ…

“Trong đoạn đường sau năm 1975, các nghệ sỹ điêu khắc những đàn cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm, những cánh đồng dâu, hoa, đồi chè Trại Mát, rẫy cà phê Cầu Đất. Điểm nhấn không thể thiếu là một chiếc máy bay Airbus 321 dài 37m bay trên nóc nhà sân bay Liên Khương với hướng cất cánh lên bầu trời”, anh Dũng nhấn mạnh.

Hợp phần đầu tiên của công trình được thực hiện hoàn tất là ngôi nhà đất. Ngôi nhà có thế dựa lưng vào núi, hướng mặt ra hồ, trên nóc nhà nổi bật hình ảnh tấm bản đồ Tổ quốc thiêng liêng. Mặt tiền ngôi nhà được điêu khắc đầy đủ bộ chữ quốc ngữ và câu chuyện ngụ ngôn thú vị: “Cá ăn kiến, kiến ăn cá”.

Toàn bộ nội thất trong nhà đều được làm từ đất và hoàn toàn có thể sử dụng được như: bàn ghế, giường ngủ, nhà tắm, bồn rửa tay, lò sưởi,… Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận hai kỷ lục từ tháng 9/2013. Kỷ lục thứ nhất là Ngôi nhà bằng đất đỏ không nung đầu tiên và có phong cách độc đáo nhất, kỉ lục thứ 2 là Ngôi nhà bằng đất đỏ không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên và có diện tích lớn nhất.

Nhìn ngắm công trình bề thế, kiên cố, khách thăm quan khó lòng hình dung ra một khu đồi không đường, không điện bên hồ Tuyền Lâm chỉ vài năm trước đây. Đà Lạt mộng mơ là cái duyên đưa đẩy những người con từ những mảnh đất khác, bỏ phố lên rừng để cộng hưởng nguồn sáng tạo.

ể có được công trình này, những chủ nhân của nó đã phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết, công sức, tiền của. Với địa hình đất đồi, việc vật chuyển nguyên vật liệu phải huy động tổng lực từ sức người cho đến xe cút, xe cơ giới hạng nặng.Không biết bao nhiêu lần chúng tôi dính phải mưa trong quá trình thi công, có lần phải huy động 2 cần cẩu để trục vớt chiếc xe đào sa lầy dưới đường hầm sâu 5m”, anh Dũng kể lại một kỉ niệm khó quên.

Không chỉ đột phá về mặt ý tưởng và chất liệu, công trình Đường hầm Đà Lạt thu nhỏ còn thể hiện nhân sinh quan sâu sắc của chủ nhân. Đằng sau câu chuyện về kiến trúc, không khó để nhận ra câu chuyện về văn hoá và giáo dục.

Chỉ một câu chuyện nhỏ trên bức tường của ngôi nhà đất nhưng có tính giáo dục rất cao. Bức tranh tường đắp nổi câu chuyện ngụ ngôn “Cá ăn kiến, kiến ăn cá” gửi gắm thông điệp: Trong cuộc sống con người hãy yêu thương nhau thay vì tìm cách đối phó, hãm hại nhau. Bất luận trong trường hợp nào nếu cố tình đè nén người khác, khi hoàn cảnh đổi thay, tình hình có thể xảy ra theo chiều hướng bất lợi.

Câu chuyện về “Cá ăn kiến, kiến ăn cá” hay câu chuyện cảm động về cuộc đấu tranh sinh tồn của loài rùa là những ví dụ sinh động để người lớn kể cho các em nhỏ khi đến đây. Mới đây, hàng nghìn học sinh tiểu học của thành phố Đà Lạt đã được đến thăm quan công trình để các em có thêm hiểu biết và tự hào về quê hương mình, cố gắng học tập, xây dựng thành phố xanh – sạch – đẹp.

Kỳ vọng lớn hơn của những người thực hiện là sau khi hoàn thiện công trình sẽ xác lập kỷ lục Guiness thế giới để người nước ngoài biết đến Việt Nam nhiều hơn nữa.

DINH BẢO ĐẠI ( DINH III)

Dinh III, còn gọi là dinh Bảo Ðại, được xây trong khoảng từ năm 1933 đến 1938 là nơi gia đình Bảo Đại sinh sống và làm việc ở thành phố Đà Lạt.

Dinh III do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Dinh III nằm giữa rừng Ái Ân, trên đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Ðà Lạt của Ernest Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Toàn thể công trình chịu nặng phong cách kiến trúc Châu Âu, điển hình là trước biệt điện và sau biệt điện đều có vườn hoa.

Tương tự như dinh II, dinh III là một công trình kiến trúc đồ sộ với mái bằng và các hình khối cân đối nhưng không đăng đối một cách cứng nhắc. Biệt điện có 2 tầng:

Tầng trệt: dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng triều cương thổ. Cửa chính diện rộng vừa phải (khoảng 4m), có sảnh trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng làm việc: bên phải là văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện; bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng giải trí. Ðiều đáng chú ý là việc thiết kế các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc không gian phía trong và ngoài thông với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên. Tại phòng khánh tiết vẫn còn một kỷ vật là bức tranh đền Angkor Wat do hoàng thân Shihanouk (Campuchia) tặng cho Bảo Đại.

Tầng lầu:Toàn bộ tầng 2 của dinh được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng ngủ của Vua Bảo Ðại, của hoàng hậu Nam Phương, của các công chúa và hoàng tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng. Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng nguyệtkhá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.

Vua Bảo Đại có một bà vợ chính thức là hoàng hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam Phương đưa các con sang sống, học tập bên Pháp thì Bảo Đại chung sống với 3 thứ phi là Bùi Mộng Điệp, Phi ánh và bà Jeny Woong (người Hương Cảng).

Sau khi Bảo Đại qua Pháp sống lưu vong, dinh là nơi nghỉ mát cao cấp của chính phủ Ngô Đình Diệm và sau này là Dinh của Nguyễn Văn Thiệu. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, trong nhiều năm, dinh thuộc Ban tài chính quản trị tỉnh uỷ Lâm Đồng và mới được giao về cho Công ty du lịch dịch vụ Xuân Hương quản lý từ giữa năm 2000.

Ngoài giá trị Dinh là một trong những kiến trúc Châu Âu đặc sắc, Dinh còn chứa đựng nhiều cổ vật cung đình Huế mà còn chứa đựng hầm rượu chìm dưới đất. Ngoài ra, Dinh còn chứa những sản vật mà Bảo Đại săn bắt được như: 3 bộ da cọp, ngà voi.

Tại giữa lòng thành phố Đà Lạt có một công viên thật to nằm bên cạnh hồ Xuân Hương đó là công viên Yersin. Ở Nha Trang cũng có một công viên mang tên Yersin nằm trên đường Trần Phú. Vì sao người ta lại thành lập công viên một công viên mang tên một người nước ngoài như vậy? Tôi xin giới thiệu sơ nét về Bác sĩ Yersin và các thành tựu mà ông mang lại cho người dân ở Thành Phố Nha Trang và Thành phố Đà Lạt mà ngày nay người dân nơi đây vẫn nhớ đến ông và thành lập công viên mang tên ông.

TIỂU SỬ BÁC SĨ YERSIN

Một trong những người Pháp được nhiều người Việt biết đến đó là Bác sĩ Alexandre Yersin (1863-1943). Alexandre Yersin là Giám đốc của Viện Pasteur tại Đông Dương. Ông cũng là người sáng lập và là Viện Trưởng đầu tiên của Viện Đại Học Y Khoa Hà Nội. Bác sĩ Alexandre Yersin cũng là một nhà thám hiểm, một nhà nghiên cứu về canh nông và là một khoa học gia nổi tiếng trên thế giới về vi trùng học.

Alexandre Yersin là một người Thụy Sĩ, gốc Pháp, nhưng ông sống phần lớn cuộc đời của ông tại Việt Nam và chọn Việt Nam làm quê hương. Trong khi nhiều người biết Alexandre Yersin là một khoa học gia nổi tiếng, ít người biết ông là người Tin Lành, và ít người biết động cơ chính yếu đã thúc đẩy Alexandre Yersin đến Việt Nam.

Alexandre Yersin sinh ngày 22/9/1863 tại Lavaux, một làng nhỏ tại tổng Vaud của Thụy Sĩ. Vào nửa đầu của thế kỷ thứ 19, các nhà truyền giáo Tin Lành tại Trung Hoa thường kêu gọi những thanh niên có trình độ học vấn tham gia vào chương trình truyền giáo qua phương tiện y khoa. Đáp lời kêu gọi đó, sau khi tốt nghiệp trung học, Yersin theo học y khoa tại Đại học Lausanne được một năm  Yersin sang Đức học y khoa tại University of Marburg. Đây là trường đại học xưa nhất do người Tin Lành sáng lập từ năm 1527 cũng là trường đại học y khoa rất uy tín tại Đức. Tại đây, Yersin theo học với Emil Adolf von Behring, người vài năm sau đó đã đoạt giải Nobel Y Khoa đầu tiên của thế giới vào năm 1901. Một thời gian sau, Alexandre Yersin sang Paris (1885-1888) thực tập tại Hôtel-Dieu Paris.

Năm 1886, Yersin gặp Louis Pasteur nhà nghiên cứu vi trùng học nổi tiếng nhất thế giới vào thời đó. Ngưỡng mộ tài năng của Pasteur, Yersin xin vào làm nhân viên kỹ thuật của phòng thí nghiệm Pasteur tại École Normale Supérieure để có cơ hội nghiên cứu. Tại đây, Yersin trở thành phụ tá của Emile Roux, một học trò thân tín của Pasteur.

Năm 1888, Yersin hoàn tất luận án tiến sĩ với đề tài Etude sur le Développement du Tubercule Expérimental (Nghiên Cứu Về Sự Phát Triển Của Bệnh Lao Bằng Thực Nghiệm). Luận án của Yersin rất ngắn chỉ hơn 20 trang với 6 minh họa, nhưng đây là những khám phá mới và quan trọng của ngành y khoa nên Yersin được ban Giáo sư của trường Đại Học Y Khoa Paris tặng huy chương đồng vào năm 1889.

Trong thời gian chờ bảo vệ luận án, Alexandre Yersin cộng tác với nhóm nghiên cứu của Emile Roux nghiên cứu về các độc tố bạch hầu. Alexandre Yersin và Emile Roux sang Đức làm việc vài tháng. Đây là những nghiên cứu tiên phong của ngành vi trùng học vào thời đó. Như đã nói ở trên, vị giáo sư dạy ông trong lĩnh vực này về sau đã được trao giải Nobel về y khoa là Emil Adolf von Behring (Nobel 1901).

Louis Pasteur và Emile Roux quí mến ý chí, tính tình và tài năng của Yersin. Hai khoa học gia này muốn mời Yersin cùng nghiên cứu lâu dài nên đã khuyên Yersin nhập tịch Pháp để được phép ở lại làm việc tại Pháp. Yersin đã làm theo lời khuyên của những người bảo trợ mình. Yersin nhập tịch Pháp vào năm 1888, tuy nhiên ông có một dụng ý xa hơn.

Hơn một năm sau khi Alexandre Yersin tốt nghiệp, ngày 14/11/1889 Viện Pasteur tại Paris được khánh thành. Yersin được mời vào làm việc tại đây với vai trò là cộng sự viên của Emile Roux. Ngoài việc nghiên cứu, Alexandre Yersin còn có trách nhiệm dạy môn vi sinh vật cho các sinh viên. Emile Roux và Alexandre Yersin là những người đầu tiên soạn giáo trình và dạy môn vi sinh vật trên thế giới.

Mới 26 tuổi, tốt nghiệp với văn bằng tiến sĩ y khoa, được mời làm việc trong một viện nghiên cứu y khoa nổi tiếng, tại một thành phố tráng lệ vào thời đó, cuộc sống tốt đẹp và tương lai sáng lạng dọn sẵn cho nhà khoa học trẻ tuổi. Tuy nhiên, Alexandre Yersin không dừng lại ở đó. Ông đi theo một tiếng gọi cao cả hơn.

Từ nhỏ, Alexandre Yersin ngưỡng mộ David Livingstone (1813-1873), một bác sĩ và là một nhà truyền giáo Tin Lành người Anh. David Livingstone là một trong những người đã sốt sắng hưởng ứng việc truyền giáo qua phương tiện y khoa. Đáp ứng lời kêu gọi của Mục sư Charles Gützlaff, một nhà truyền giáo Tin Lành tại Trung Hoa, David Livingstone đã thuyết phục cha của ông cho ông học y khoa và sau đó sẽ tình nguyện đi truyền giáo qua lãnh vực y khoa tại Trung Hoa. Chẳng may sau khi David Livingstone tốt nghiệp, cuộc Chiến Tranh Nha Phiến diễn ra tại Trung Hoa. Vì tình hình tại Trung Hoa bất an nên Hội Truyền Giáo London quyết định gởi Livingstone sang Phi Châu.

Khi đến Phi Châu, bên cạnh chức vụ giáo sĩ trong lĩnh vực y khoa, David Livingstone đã trở thành một nhà thám hiểm. Ông thực hiện nhiều chuyến hành trình xuyên Phi Châu. Ông khám phá thượng nguồn sông Nile và giúp cho thế giới biết về vẻ đẹp và sự phong phú của châu Phi. Sau khi nổi tiếng, David Livingstone dùng uy tín của mình để đấu tranh cho việc bãi bỏ nô lệ, cải tổ chế độ phong kiến và cổ võ cho việc kinh doanh. Để thay đổi Phi Châu, lúc đó được gọi là lục địa đen, khỏi tình trạng hoang sơ, David Livingstone đã hoạt động với phương châm bắt đầu bằng ba chữ C: “Christianity, Commerce and Civilization” – Cơ Đốc giáo, Kinh Doanh và Khai Hóa.

Noi gương David Livingstone, Alexandre Yersin cũng học y khoa và chờ ngày đi truyền giáo. Ông giấu kín ý định đi truyền giáo của mình cho bạn bè và những người cộng sự. Ngoài chuyện học hành nghiên cứu, Yersin đã dành nhiều thì giờ nghiên cứu bản đồ Trung Hoa và Đông Dương.

Thế kỷ 19 là thế kỷ phấn hưng của phong trào truyền giáo Tin Lành. Các giáo sĩ tiên phong thường kêu gọi các thanh niên Âu Châu tận hiến cuộc đời để truyền bá tình yêu của Chúa cho những dân tộc tại các quốc gia xa xôi. Prong trào phục hưng trong cộng đồng Tin Lành khởi đầu từ thập niên 1730 tại Anh với các Mục sư John Wesley và George Whitefield. Trong suốt hơn 150 năm kế tiếp, các giáo sĩ Tin Lành đã hoạt động gần như mọi miền trên thế giới; tuy nhiên có vài nơi có đông dân nhưng các giáo sĩ Tin Lành vẫn chưa đặt chân tới.

Vào cuối thế kỷ 19, các tạp chí truyền giáo thường đăng lời kêu gọi: Sudan, Tây Tạng và Đông Dương là những khu vực rộng lớn đông dân nhưng vẫn chưa có giáo sĩ Tin Lành nào đến hoạt động. Alexandre Yersin và Albert Schweitzer – người nhận giải Nobel Hòa Bình 1952 – là những bác sĩ Tin Lành đã đáp ứng lời kêu gọi đó. Alexandre Yersin đến Đông Dương và Albert Schweitzer đến Gabon, Phi Châu. Bên cạnh việc chia xẻ tình yêu của Chúa cho những dân tộc đang sống trong vùng đất xa xôi, những người này đã dùng những kiến thức y tế và khoa học nâng cao cuộc sống của các dân tộc đó.

Làm việc tại Viện Pasteur Paris chưa trọn một năm, tháng 9 năm 1890 Alexandre Yersin từ chức lên tàu Messangeries Maritimes sang Đông Dương. Vì không hiểu động lực sâu kín của Yersin, các cộng sự viên và bạn bè ông kinh ngạc khi ông từ bỏ công việc nghiên cứu, giảng dạy và một vị trí quan trọng tại viện Pasteur nổi tiếng tại Paris để làm một bác sĩ trên một chiếc tàu viễn dương. Sau khi Yersin ra đi, Louis Pasteur viết trong nhật ký vào ngày 21/10/1890 như sau: “Sự thôi thúc đi đến các quốc gia xa xôi thình lình cuốn hút Yersin, và không có cách nào để giữ anh ở lại với chúng ta.”

Là người Tin Lành gốc Pháp, Alexandre Yersin hiểu được những khó khăn mà người Tin Lành phải đối diện khi sống trong lãnh thổ Pháp. Yersin biết được lý do lúc đó vì sao tại Đông Dương những nhà truyền giáo Tin Lành không được phép hoạt động. Do đó, Yersin không xin làm giáo sĩ cho London Mission Society hoặc Paris Mission Society, những cơ quan truyền giáo Tin Lành. Yersin chỉ xin nhập tịch Pháp. Như Sứ Đồ Phao Lô trong Thánh Kinh dùng quốc tịch Roma và nghề may trại của mình đi từ nơi này sang nơi khác hầu việc Chúa, Alexandre Yersin đến Đông Dương với tư cách là một khoa học gia Pháp chứ không phải là một nhà truyền giáo Tin Lành thuần túy. Tháng 10 năm 1890, Yersin đến Sài Gòn. Tháng 7 năm 1891, trên chuyến tàu từ Sài Gòn đi Hải Phòng, Yersin bị chinh phục bởi vẻ đẹp của bờ biển Nha Trang. Yersin đã chọn thị trấn ven biển này làm nơi định cư.

Theo gương David Livingstone, vài tháng sau khi đến Nha Trang, Yersin bắt đầu chuyến thám hiểm đầu tiên. Vì đã đi lại nhiều lần dọc bờ biển Việt Nam bằng đường thủy, Yersin tin rằng ông sẽ tìm được đường bộ từ Nha Trang vào Sài Gòn. Từ Nha Trang, Yersin cỡi ngựa vào Phan Rí. Từ đây, ông thuê một người sắc tộc giúp ông vượt rừng lên cao nguyên Lâm Đồng.

Trong cuộc thám hiểm này, Yersin dự định tìm đường lên thượng nguồn sông Đồng Nai rồi từ đó xuôi dòng về Sài Gòn. Đoạn đường dài khỏang 500 cây số. Sau hai ngày gian nan, người dẫn đường dẫn Yersin đến Djiring (Di Linh), nhưng người này từ chối không chịu đi tiếp vì nguy hiểm. Yersin phải một mình quay lại Phan Thiết rồi từ đó trở ra Nha Trang. Thất bại không làm Yersin nản lòng, ông đã chuẩn bị chuyến thám hiểm khác.

Năm 1891, Albert Calmette, một học trò của Emile Roux, được cử sang Đông Dương thành lập phòng thí nghiệm của Viện Pasteur tại Sài Gòn. Biết được Alexandre Yersin là một nhân tài, Louis Pasteur và Emile Roux đã dặn Albert Calmette cố gắng mời Alexandre Yersin quay lại con đường nghiên cứu. Trước lời khuyên của các đồng nghiệp, Alexandre Yersin nhận lời làm việc cho Sở Y Tế Thuộc Địa tại Sài Gòn. Mối quan hệ giữa Albert Calmette và Alexandre Yersin được hình thành từ đó. Luận án tiến sĩ của Yersin nghiên cứu về nguồn gốc bệnh lao. Về sau, Albert Calmette cùng với Camille Guérin đã nghiên cứu và chế ra thuốc chủng ngừa bệnh lao mang tên Bacillus Calmette-Guérin (BCG).

Động lực khiến Yersin đến Đông Dương không lọt khỏi tầm mắt của chính quyền Pháp. Biết được khả năng của Yersin, chính quyền Pháp tại Đông Dương đã khéo léo dùng ông cho mục đích của họ. Toàn quyền Đông Dương Jean Marie Antoine de Lanessan đã nhờ Yersin lãnh đạo ba cuộc thám hiểm xuyên vùng cao nguyên Việt Nam, và về sau chính quyền Pháp yêu cầu Yersin làm những công việc cao quý khác, có lợi cho chính quyền Pháp, và để ông không còn nhiều thời giờ cho việc truyền giáo.

Ngày 29/3/1892, chính quyền Đông Dương yêu cầu Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên. Tại Phi Châu có sông Nile, tại Đông Dương có sông Cửu Long. Từ Nha Trang, Yersin ra Ninh Hòa rồi vượt vùng núi Pleiku, Kontum, theo hướng tây bắc tiếp tục đi đến sông Cửu Long tại Stung Treng thuộc miền bắc Campuchia. Từ đó, Yersin thuê thuyền xuôi dòng xuống Phnom Penh vào ngày 15/5/1892. Sau đó, Yersin đi tiếp ra Phú Quốc rồi từ đó về Sài Gòn.

Thành công của chuyến thám hiểm đầu tiên khiến Toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan trao cho Yersin trách nhiệm khảo cứu việc mở một con đường từ Sài Gòn lên cao nguyên Trung Phần. Trong chuyến thám hiểm thứ hai này, Yersin đi đường bộ từ Biên Hòa ra Đồng Nai, lên Di Linh rồi đi tiếp đến cao nguyên Lâm Viên. Trong nhật ký ngày 21/6/1893 ghi lại hành trình chuyến đi, Yersin cho biết, có vài làng của người sắc tộc Lạt (D’Lat) nằm rải rác trong vùng này. “Từ trong rừng thông bước ra tôi sửng sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu giống như mặt biển tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Lang Bian hòa lẫn vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này.”

Trước phong cảnh xinh đẹp, khí hậu mát dịu, có hồ, thác nước, rừng thông, Yersin nhớ lại quê hương tại Thụy Sĩ. Yersin nghĩ rằng đây là một nơi rất tốt để xây dựng một thành phố nghỉ mát. Ông đề nghị chính quyền Pháp tại Đông Dương nên làm điều đó. Về sau Toàn quyền Paul Doumer trong nổ lực phát triển kinh tế Đông Dương đã thực hiện đề nghị của Yersin. Vùng đất của người D’Lat đã ở là thành phố Đà Lạt ngày nay. Cuối thập niên 1930, người Pháp dự định phát triển Đà Lạt thành thủ đô mới của Đông Dương. Sau đó Đệ Nhị Thế Chiến diễn ra và Pháp không còn kiểm soát Đông Dương nên dự án này bị hủy bỏ.

Nhiều người muốn biết tên Đà Lạt xuất phát từ đâu? Có người cho rằng đó là chữ viết tắt của Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperem – “Nơi mang lại niềm vui cho một số người và đem lại sức khỏe cho những người khác.” Tuy nhiên, tên Đà Lạt xuất phát từ chữ D’Lat trong nhật ký của Yersin. Theo Mục sư Phạm Xuân Tín, một nhà truyền giáo Tin Lành kỳ cựu tại cao nguyên miền Trung Việt Nam và cũng là một nhà ngôn ngữ học đã đặt chữ viết cho các sắc tộc thiểu số, Đa có nghĩa là xứ, Lạt là Lạch. Đa Lạt là xứ của người Lạch. Về sau, người Việt viết thành Đà Lạt. Thành ngữ La Tinh là do những người Âu Châu đặt ra từ tên Đà Lạt khi họ kinh nghiệm được những ích lợi của thành phố này. Một tên khác cũng có cùng nguồn gốc tương tự. Dran hay Đơn Dương là tên một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Tuyên Đức; và D’Ran hay Đà Rằn là tên một con sông nhỏ ở Di Linh.

Cuối năm 1893, Yersin thực hiện cuộc thám hiểm thứ ba dọc cao nguyên Trường Sơn. Từ Biên Hòa đến Đà Lạt, Yersin đi tiếp đến cao nguyên Đắc Lắc, vào tỉnh Attopeu phía nam của nước Lào. Từ đó, ông đi về hướng đông ra biển. Yersin đến Đà Nẵng vào ngày 17/5/1894. Cuộc khảo sát lần thứ ba này thăm dò một vùng đất rộng lớn trải rộng từ vĩ tuyến 11 ở phía nam đến vĩ tuyến 16 ở phía bắc, và từ sông Mekong ở phía tây đến bờ biển Việt Nam ở phía đông.

Yersin chuẩn bị cho cuộc thám hiểm thứ tư. Ông dự định khảo cứu các vùng núi cao tại Cao Bằng, Lạng Sơn qua các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam tại Trung Hoa tìm đến thượng nguồn sông Cửu Long. Tuy nhiên, chuyến khảo cứu thứ tư này phải bỏ dỡ vì trong năm 1894, dịch hạch bộc phát tại Quảng Đông giết chết khoảng 60.000 người. Sau đó, dịch hạch lan tràn tại Hong Kong và có nguy cơ lây sang Đông Dương. Tỷ lệ tử vong của trận dịch năm 1894 rất cao: 95% người nhiễm bệnh chết. Trước tình hình đó, chính quyền Pháp cử Yersin đến Hong Kong để nghiên cứu và tìm cách giúp đỡ.

Yersin rời Sài Gòn đi Hải Phòng ngày 2/6/1894. Từ đó, ông đón tàu đi Hong Kong. Khi Yersin đến nơi, gần phân nửa dân số Hong Kong đã di tản. Yersin lập một phòng thí nghiệm dã chiến tại Hong Kong và tập trung nghiên cứu nguồn gốc dịch hạch. Với khả năng chuyên môn về vi trùng học, chỉ trong một tuần lễ, ngày 20/6/1894, Yersin đã phát hiện ra mầm bệnh hạch. Về sau các khoa học gia đặt tên trực khuẩn đó là yersina pestis, theo tên của Yersin. Yersin là người đầu tiên chứng minh trực khuẩn này sống trong chuột và có thể lây sang người. Nguồn gốc dịch hạch đã giết hàng trăm triệu người trên thế giới suốt mấy ngàn năm qua đã được Yersin khám phá.

Việc khám phá ra vi trùng bệnh dịch hạch làm Yersin nổi tiếng; tuy nhiên, điều quan trọng đối với ông không phải là việc tìm ra mầm bệnh mà là làm thế nào để tìm thuốc chữa bệnh. Là một người nhạy cảm và đầy lòng yêu thương, trước việc chứng kiến hàng chục ngàn người phải chết vì dịch hạch vào năm đó, năm 1895 Alexandre Yersin gạt bỏ những dự tính khác qua một bên, ông trở lại Viện Pasteur Paris cộng tác với Émile Roux, Albert Calmette và Amédée Borrel tìm cách chế huyết thanh chữa bệnh dịch hạch.

Sau khi việc nghiên cứu hoàn tất, vài tháng sau, Yersin quay lại Nha Trang thành lập một phòng thí nghiệm để chế tạo huyết thanh tại Đông Dương. Yersin tin rằng nếu Đông Dương có khả năng sản xuất đủ huyết thanh với lượng lớn thì giúp ích rất nhiều cho việc chữa trị khi dịch bệnh xảy ra tại Trung Hoa, bởi vì chỉ trong vài ngày thuốc có thể đến tay người bệnh, trong khi đó, nếu chở thuốc từ Pháp gởi sang thì phải mất hằng tháng và người nhiễm bệnh sẽ không sống sót trong khoảng thời gian đó. Cùng với phòng thí nghiệm của Albert Calmette ở Sài Gòn, cơ sở nghiên cứu tại Nha Trang là tiền thân của Viện Pasteur Đông Dương.

Để có huyết thanh chế tạo thuốc, cần phải có nhiều máu. Với uy tín sẵn có, Yersin xin chính quyền Đông Dương cấp đất để ông lập một trại nuôi ngựa cho mục đích này. Năm 1896, chính quyền Đông Dương cấp cho Yersin trại Suối Dầu. Ba năm sau (1899), Thường Trú Sứ của Pháp tại Trung Kỳ cấp cho Yersin thêm 500 mẫu đất tại Khánh Hiệp gần Diên Khánh. Huyết thanh sản xuất từ những trại nuôi ngựa này đã giúp cứu sống hằng trăm người mắc bệnh dịch hạch tại Ấn Độ và Trung Hoa trong những năm về sau.

Sống với dân Việt Nam, Yersin biết trâu bò là nguồn năng lực cho nhà nông. Sẵn có đất, Yersin mở rộng nghiên cứu việc chữa bệnh cho gia súc. Trung tâm thí nghiệm của Yersin trở thành viện thú y đầu tiên ở Đông Dương.

Biết được uy tín của Yersin, năm 1902 Toàn Quyền Paul Doumer yêu cầu Yersin ra Hà Nội giúp thành lập Đại Học Y Khoa Hà Nội. Hai năm sau, Đại Học Y Khoa Hà Nội khánh thành (1904). Đây là trường đại học y khoa đầu tiên của Đông Dương. Alexandre Yersin là Viện Trưởng đầu tiên của trường này.

Bên cạnh việc sáng lập, Yersin có trách nhiệm chiêu sinh cho trường Đại Học Y Khoa Hà Nội. Vào thời gian đó, chính quyền Đông Dương muốn lấy lòng dân Việt Nam nên tổ chức nhiều chương trình giáo dục, văn hóa, thể thao cho giới trẻ nhưng đa số thanh niên Việt Nam vì tinh thần chống Pháp nên bất hợp tác. Làm thế nào để kêu gọi sự hợp tác của thanh niên Việt Nam, đó là điều mà chính quyền Đông Dương lúc đó rất quan tâm. Đối với Yersin, việc chiêu sinh Việt Nam không khó, bởi vì ông có lòng thương người và ông được thanh niên Việt Nam quý mến. Nhiều thanh niên trên toàn cõi Đông Dương, phần lớn là người Việt, đã xin học tại Đại Học Y Khoa Hà Nội.

Yersin không phải là người thích quyền hành và ông cũng không thích chính sách cai trị của người Pháp tại Đông Dương. Tuy nhiên, một số chương trình chính quyền Đông Dương yêu cầu Yersin tham gia, ông đã sẵn lòng hợp tác vì Yersin tin rằng những điều ông làm có ích cho nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Trong hai năm đầu, dầu giữ chức vụ Viện Trưởng Đại Học Y Khoa Hà Nội, Yersin dành nhiều thì giờ tại Nha Trang hơn tại Hà Nội. Đến năm 1904, ông xin từ chức để dành trọn thì giờ nghiên cứu tại Nha Trang.

Năm 1905, phòng thí nghiệm của Yersin ở Nha Trang được nâng cấp trở thành Viện Pasteur Đông Dương. Đây là Viện Pasteur thứ hai trên thế giới. Bên cạnh các phòng thí nghiệm tại Nha Trang và Sài Gòn, trong những năm về sau, Yersin mở thêm các trung tâm nghiên cứu tại Hà Nội (1920) và Đà Lạt (1936).

Trở lại việc thám hiểm khảo sát Đông Dương, trước Yersin, người Pháp đã thực hiện vài cuộc thám hiểm Đông Dương do Doudart de Lagree và Francois Garnier (1860) và Auguste Pavie (1879), tuy nhiên những cuộc khảo cứu này không chính xác và không phân tích rõ ràng như của Yersin. Trong bản tường trình về cuộc khảo cứu của mình, Yersin viết như sau: “Ở miền Nam, đất đai trù phú phù hợp cho việc làm nông. Miền Trung thích hợp cho việc chăn nuôi. Miền Bắc giàu khoáng sản. Đây là tài nguyên của dân địa phương. Chúng ta có thể trồng thêm các cây nhiệt đới như trà, cà-phê, các loại rau, trại chăn nuôi và dầu thực vật.”

Trong khi cuộc thám hiểm của Doudart de Lagree và Francois Garnier (1860) dẫn đến chiến tranh tại miền Bắc, Yersin muốn mục tiêu cuộc thám hiểm của mình mang lại hòa bình và thịnh vượng. Yersin khuyên chính quyền Pháp không nên tham lam chỉ giành lợi cho mình nhưng phải chú trọng đến quyền lợi của người bản xứ. Về sau, chính quyền Pháp tại Đông Dương đã làm theo rất nhiều đề nghị của Yersin.

Không chờ chính phủ Pháp thực hiện lời đề nghị của ông, khi có đất, Yersin bắt đầu thực hiện việc nghiên cứu những cây trồng mang lại ích lợi lâu dài cho Việt Nam. Hai mươi lăm năm còn lại của cuộc đời, Yersin đã chú tâm vào việc nghiên cứu thực vật. Yersin cho nhập các giống trà, cà phê, ca cao, cao su, cọ, dừa, các loại cây ăn trái, dâu, mận, cà-rốt, bắp cải, sú-lơ. Ông cho trồng thí nghiệm những loại cây và rau này trên những loại đất và địa hình khác nhau. Sau khi nghiên cứu, Yersin hướng dẫn cách trồng và giới thiệu cho nhà nông. Năm 1915, Yersin cho trồng cây ký ninh tại Hòn Bà để chiết dược thảo làm thuốc trừ sốt rét.

Năm 1943, sau hơn 50 năm sống tại Việt Nam, Alexandre Yersin qua đời tại Nha Trang. Học giả Thái Văn Kiểm viết: “Và sáng sớm ngày 1/3/1943, từ Viện Pasteur Nha Trang, ông nhìn lần cuối cùng về biển Nam Hải, rồi ông nhắm mắt từ giả cõi đời trở về nước Chúa.”

Lúc Yersin qua đời, người Nhật đã chiếm Đông Dương, tại Pháp nước Pháp cũng mất vào tay người Đức, do đó chính quyền Pháp không thể làm gì để vinh danh ông. Theo ước nguyện của Alexandre Yersin, ông được an táng tại Suối Dầu. Do Yersin không có thân nhân tại Việt Nam, một số người Việt vì lòng yêu mến Yersin đã chăm sóc phần mộ của ông. Vì không biết Yersin là người Tin Lành, nhiều người đã thắp hương, cúng giỗ, trái với niềm tin của ông.

Khi đến Đông Dương, Yersin đã không nói cho chính quyền Pháp động cơ của ông là làm giáo sĩ trong lĩnh vực y khoa. Tuy nhiên, Yersin đã không giấu điều đó với mẹ ông. Trong một bức thư gởi cho mẹ mình, Yersin đã viết:

Tu me demandes si je prends goût à la pratique médicale. Oui et non. J’ai beaucoup de plaisir à soigner ceux qui viennent me demander conseil, mais je ne voudrais pas faire de la médecine un métier, c’est-à-dire que je pourrais jamais demander à un malade de me payer pour des soins que j’aurais pu lui donner. Je considère la médecine comme un sacerdoce, ainsi que le pastorat. Demander de l’argent pour soigner un malade, c’est un peu lui dire la bourse ou la vie.

Lược dịch:

Mẹ hỏi con có thích hành nghề y khoa hay không. Có và không. Con có nhiều niềm vui khi điều trị những người đã đến gặp con để được hướng dẫn, nhưng con không bao giờ coi y khoa là một nghề, phải nói rằng không bao giờ con có thể đòi tiền người bệnh cho việc chăm sóc họ. Con coi y khoa như là một chuyên môn và là một mục vụ. Đòi tiền để chăm sóc bệnh nhân chẳng khác nào nói với người đó rằng: tiền hay mạng sống.

Yersin là người trầm lặng. Không giống như những nhà truyền giáo bình thường, Alexandre Yersin đã không giảng về Chúa nhưng đã trình bày tình yêu của Chúa theo cách riêng của ông. Giống như Chúa Giê-xu, Yersin đã sống để bày tỏ tình yêu. Những người Việt sống gần Yersin biết ông và quý mến ông. Họ thấy Yersin có một điều gì là lạ, khác với nhiều người Pháp vào lúc đó, nhưng không biết đó là điều gì. Những người đã tiếp xúc với Yersin đều biết ông là một người đạo đức và đầy lòng nhân ái.

Trong Thánh Kinh, Chúa Giê-xu dạy rằng người chăn bầy chân thật phải hy sinh cho bầy chiên của mình. Yersin đã chọn những người nghèo tại Việt Nam là bầy chiên của ông và Yersin đã hy sinh phần lớn cuộc đời của ông cho họ. Noel Bernard, cựu Giám đốc Viện Pasteur tại Sài Gòn đã viết rằng Yersin đã hy sinh cuộc sống cá nhân cho lý tưởng. Ông xem thường danh vọng và những cơ hội thăng tiến.

Yersin không phải là một nhà truyền giáo bình thường. Trong suốt hơn 50 năm Yersin sống tại Việt Nam, chúng ta không rõ có bao nhiêu người tin nhận Chúa qua chức vụ của ông. Mục sư Jacques Pannier cho biết một số phụ tá của Yersin là tín hữu Tin Lành. Điều mà chúng ta biết là nhiều người Việt quý mến Alexandre Yersin. Ngày nay, một số địa phương tại Việt Nam có những đường phố và trường học mang tên Alexandre Yersin. Đây là một vinh dự hiếm hoi ít người Tây Phương nào có được tại Việt Nam.

Bên cạnh di sản tình cảm đó, Yersin đã góp phần quan trọng trong việc truyền Tin Lành tại cao nguyên Việt Nam. Như David Livingstone ở Phi Châu, Alexandre Yersin đã thực hiện nhiều cuộc thám hiểm khảo cứu Đông Dương. Trong khi chính quyền Đông Dương chỉ yêu cầu Yersin thăm dò địa hình và tài nguyên, Alexandre Yersin đã chú trọng đến việc nghiên cứu con người. Những ghi chú của Yersin trong các cuộc thám hiểm ghi lại sự phân bố các dân tộc thiểu số cùng phong tục và tập quán của họ. Những tài liệu căn bản về nhân chủng học này đã giúp các nhà truyền giáo Tin Lành trong việc truyền giáo cho các dân tộc thiểu số tại Việt Nam trong những năm về sau.

Alexandre Yersin cũng giữ liên lạc với các mục sư người Pháp tại Việt Nam. Mục sư Jacques Pannier, quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Pháp tại Hà Nội, trong bút ký Trois ans en Indochine (Ba Năm Ở Đông Dương), cho biết ông đã đến thăm Yersin vào cuối tháng 11 năm 1901 tại Nha Trang. Một lần khác, Mục sư đã ăn tối với Yersin, cùng một người cháu của triết gia Jean-Jacques Rousseau, vào ngày 26/5/1902 tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm ba năm Yersin làm Viện Trưởng Đại học Y Khoa Hà Nội. Có lẽ qua sự cố vấn của Yersin, Paul Monet, một nhà truyền giáo Tin Lành Pháp, đã tập trung nổ lực truyền giáo cho sinh viên và thanh niên tại Hà Nội. Một số sinh viên Việt Nam tham dự Câu Lạc Bộ Thanh Niên của Paul Monet là sinh viên Đại Học Y Khoa Hà Nội, là trường đại học do Yersin sáng lập; cùng sinh viên học sinh của những trường khác. Một trong những người đã tham gia sinh hoạt tại Câu Lạc Bộ Thanh Niên Tin Lành Hà Nội là Phạm Duy Khiêm, anh trai của nhạc sĩ Phạm Duy, về sau đã trở thành Đại sứ của Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp.

Nguồn: SGT Tổng Hợp