Hổ Quyền hay còn gọi là Hổ Khuyên tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, thành phố Huế. (Hổ Quyền: ý nghĩa bao hàm là một chuồng nuôi hổ), song bên cạnh đó nó còn có chức năng của một đấu trường hết sức độc đáo, đấu trường của những cuộc chiến tử giữa voi và hổ. Hổ Quyền không chỉ là di tích đặc biệt và độc đáo của Việt Nam mà còn là một đấu trường duy nhất hiện còn ở Đông Nam Á.
Hổ Quyền đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 2009/1998 QĐ/BVHTT ngày 26/09/1998. Ngày 11/12/1993 UNESCO công nhận quần thể di tích Huế là di sản văn hoá thế giới. Quần thể ấy gồm 16 công trình kiến trúc triều Nguyễn, trong đó có Hổ Quyền.
1. Lịch sử xây dựng
Sự ra đời của Hổ Quyền dưới triều Nguyễn có thể nói là hệ quả tất yếu của một loạt sự kiện xảy ra trong một quá trình lịch sử kéo dài đến mấy trăm năm. Những trận đấu giữa voi và hổ được tổ chức sớm nhất là vào thời các chúa Nguyễn (1558-1775), tuy nhiên không phải tổ chức ở Hổ Quyền vì lúc bấy giờ công trình này chưa được xây dựng. Một học giả người Pháp tên là Pierre Poivre cho biết, ông đã từng thấy những trận đấu giữa voi và hổ do chúa Nguyễn tổ chức ở đảo Dã Viên trên sông Hương. Ông cũng kể thêm là vào năm 1750, có một lần chúa Nguyễn Phúc Khoát cùng với triều thần đi trên 12 chiếc thuyền đến hòn Dã Viên để xem một cuộc đấu giữa voi và hổ, đây là trận đấu đẫm máu và khủng khiếp, khán giả đã chứng kiến từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc, khi mà 40 con voi đã tàn sát đến con hổ cuối cùng trong số 18 con được thả ra làm vật tế thần trong ngày hội.
Dưới thời các vua Nguyễn, Hổ quyền được tổ chức thường xuyên hơn, mang tính chất như lễ hội lớn cho cả triều đình và dân chúng. Song trong giai đoạn đầu vì chưa có xây trường đấu hẳn hoi để đảm bảo tính an toàn nên những sự cố vẫn thường xảy ra. Dưới thời vua Gia Long, trong một trận đấu được tổ chức ở bãi đất trống phía trước Kinh thành, giới hạn bằng một hàng rào lính tráng cầm khí giới đứng vòng quanh bảo vệ, một con hổ đã bứt được dây trói nhảy chồm lên tát người Quản Tượng rơi xuống đất và ông đã bị chính con voi do mình huấn luyện dẫm chết. Sự lồng lộn của con thú đã gây thương tích cho nhiều người và trở thành nổi kinh hoàng cho khán giả.
Dưới thời vua Minh Mạng cũng đã từng xảy ra sự cố tương tự, nhận thấy việc tổ chức Hổ quyền giữa bãi đất trống trải là rất nguy hiểm đối với người xem, nên ngay đầu năm 1830 vua Minh Mạng đã cho xây dựng đấu trường kiên cố để tổ chức an toàn tại gò Long Thọ ở làng Nguyệt Biều (nay thuộc thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế). Thời điểm ấy, ghi trong sách Đại Nam thực lục, cũng phù hợp với ngày tháng năm khắc trên tấm biển bằng đá xanh gắn vào mép tường trong đấu trường hiện vẫn còn đọc rõ: “Minh Mạng thập nhất niên chính nguyệt cát nhật tạo” (xây dựng vào một ngày tốt tháng Giêng năm Minh Mạng thứ 11). Tháng Giêng năm đó tương ứng từ ngày 25/01 đến 22/02 dương lịch năm Canh Dần 1830.
2. Cấu trúc đấu trường
Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn, cấu trúc đơn giản nhưng rất chắc chắn. Vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch vồ, đất nén, đá và vôi trộn mật. Hổ Quyền được kết cấu bởi hai vòng tường thành hình tròn đồng tâm. Vòng thành trong cao 5,90m, thành ngoài cao 4,75m ( kể cả lan can).Thành Dưới thời vua Minh Mạng cũng đã từng xảy ra sự cố tương tự, nhận thấy việc tổ chức Hổ quyền giữa bãi đất trống trải là rất nguy hiểm đối với người xem, nên ngay đầu năm 1830 vua Minh Mạng đã cho xây dựng đấu trường kiên cố để tổ chức an toàn tại gò Long Thọ ở làng Nguyệt Biều (nay thuộc thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế).
Thời điểm ấy, ghi trong sách Đại Nam thực lục, cũng phù hợp với ngày tháng năm khắc trên tấm biển bằng đá xanh gắn vào mép tường trong đấu trường hiện vẫn còn đọc rõ: “Minh Mạng thập nhất niên chính nguyệt cát nhật tạo” (xây dựng vào một ngày tốt tháng Giêng năm Minh Mạng thứ 11). Tháng Giêng năm đó tương ứng từ ngày 25/01 đến 22/02 dương lịch năm Canh Dần 1830. Cấu trúc đấu trường Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn, cấu trúc đơn giản nhưng rất chắc chắn. Vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch vồ, đất nén, đá và vôi trộn mật. Hổ Quyền được kết cấu bởi hai vòng tường thành hình tròn đồng tâm.
Vòng thành trong cao 5,90m, thành ngoài cao 4,75m ( kể cả lan can).Thành quyền lực đó luôn luôn phải chiến thắng nên trong các trận đấu giữa voi và hổ, người ta làm bằng mọi cách để chiến thắng luôn thuộc về voi. Ngày có tổ chức cuộc thi đấu tại Hổ quyền thời Nguyễn thực sự là ngày lễ hội lớn, tưng bừng và hấp dẫn. Từ sáng sớm khán giả đã nô nức kéo tới đứng chật quanh khu vực đấu trường. Dân địa phương đặt hương án, bày đồ bái vọng la liệt suốt từ bờ sông Hương vào, quanh đấu trường đều trang hoàng cờ hoa rực rỡ. Một đoàn lính mặc áo nỉ đỏ, đội nón sơn, cầm vũ khí đứng dàn hầu hai bên đường từ bờ sông đến cổng chính đấu trường. Đúng giờ Ngọ, Vua mới ngự thuyền rồng đến, khi thuyền áp sát bờ sông, Vua lên kiệu che bốn lọng vàng và bốn tàn vàng. Đi đầu là đoàn lính Ngự lâm quân, tiếp đến là đoàn Thị vệ cầm cờ Tam tài, cờ Ngũ hành, cờ Nhị thập bát tú, kế tiếp sau đó là đội nhạc cung đình.
Các quan nghênh đón quỳ ở chiếu hoa trải trên đường, rồi theo Vua vào cổng chính lên khán đài. Khi Vua quan yên vị, cổng từ từ đóng lại, có tiếng loa vang, dân chúng im lặng chờ đợi. Một viên quan võ đánh trống khai cuộc, cửa chuồng hổ mở để hổ nhảy ra; voi cũng từ bên kia tiến vào, cuộc đấu quyết liệt bắt đầu trong tiếng reo hò cổ vũ, tiếng trống, tiếng pháo hiệu nổ, tiếng hổ gầm thét… Cảnh sôi động và dữ dội ấy kéo dài suốt cả buổi chiều. C ó một thực tế là tại các cuộc đấu sức giữa voi và hổ ở đấu trường Hổ Quyền, voi luôn luôn giành phần thắng. Điều này là do quan niệm của các vua chúa Nguyễn thời xưa, voi luôn đại diện cho cái thiện, còn hổ đại diện cho cái ác. Chính vì vậy ác không bao giờ thẳng được thiện, cũng như voi nhất định sẽ thắng hổ. Để đảm bảo voi luôn thắng trong quyền lực đó luôn luôn phải chiến thắng nên trong các trận đấu giữa voi và hổ, người ta làm bằng mọi cách để chiến thắng luôn thuộc về voi. Ngày có tổ chức cuộc thi đấu tại Hổ quyền thời Nguyễn thực sự là ngày lễ hội lớn, tưng bừng và hấp dẫn.
Từ sáng sớm khán giả đã nô nức kéo tới đứng chật quanh khu vực đấu trường. Dân địa phương đặt hương án, bày đồ bái vọng la liệt suốt từ bờ sông Hương vào, quanh đấu trường đều trang hoàng cờ hoa rực rỡ. Một đoàn lính mặc áo nỉ đỏ, đội nón sơn, cầm vũ khí đứng dàn hầu hai bên đường từ bờ sông đến cổng chính đấu trường. Đúng giờ Ngọ, Vua mới ngự thuyền rồng đến, khi thuyền áp sát bờ sông, Vua lên kiệu che bốn lọng vàng và bốn tàn vàng. Đi đầu là đoàn lính Ngự lâm quân, tiếp đến là đoàn Thị vệ cầm cờ Tam tài, cờ Ngũ hành, cờ Nhị thập bát tú, kế tiếp sau đó là đội nhạc cung đình.Các quan nghênh đón quỳ ở chiếu hoa trải trên đường, rồi theo Vua vào cổng chính lên khán đài. Khi Vua quan yên vị, cổng từ từ đóng lại, có tiếng loa vang, dân chúng im lặng chờ đợi. Một viên quan võ đánh trống khai cuộc, cửa chuồng hổ mở để hổ nhảy ra; voi cũng từ bên kia tiến vào, cuộc đấu quyết liệt bắt đầu trong tiếng reo hò cổ vũ, tiếng trống, tiếng pháo hiệu nổ, tiếng hổ gầm thét… Cảnh sôi động và dữ dội ấy kéo dài suốt cả buổi chiều.
Có một thực tế là tại các cuộc đấu sức giữa voi và hổ ở đấu trường Hổ Quyền, voi luôn luôn giành phần thắng. Điều này là do quan niệm của các vua chúa Nguyễn thời xưa, voi luôn đại diện cho cái thiện, còn hổ đại diện cho cái ác. Chính vì vậy ác không bao giờ thẳng được thiện, cũng như voi nhất định sẽ thắng hổ. Để đảm bảo voi luôn thắng trong mọi trận chiến, trước mỗi trận đấu, người ta thường bỏ đói hổ mấy ngày trong khi voi thì được cho ăn uống, chăm sóc đầy đủ. Không dừng lại ở đó, người ta còn bẻ 02 răng nanh và tuốt hết móng chân của hổ.
Trong cuộc chiến không cân sức đó, hổ chắc chắn sẽ thất bại. Trận đấu cuối cùng tại Hổ Quyền được tổ chức vò năm 1904 dưới thời vua Thành Thái. Trãi qua một thời gian dài di tích Hổ Quyền đã bị xuống cấp nghiêm trọng.Vì vậy trong những năm vừa qua Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã tiến hành công tác bảo tồn, tu bổ với rất nhiều hạng mục từ bức tường thành có hình vành khăn, khán đài, bậc cấp, cánh cửa… giai đoạn 01 (2017 – 2018) với kinh phí 9,4 tỷ. Về cơ bản, việc bảo tồn, tu bổ đấu trường này gần hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn một vài hạng mục nên vẫn chưa thể mở cửa đón du khách.
Nguồn bài viết: Khám Phá Di Sản