224 lượt xem

Lê Vĩnh Khanh

Danh sĩ  Lê Vĩnh Khanh đời Thiệu Trị (紹治; 1807-1847) quê làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang thượng, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Năm Quý Mão 1843 đậu Giải nguyên, nên thường gọi là Giải Khanh.

Giáp Thìn 1844, đậu phó bảng, sau được bổ làm Tri huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Khi làm quan ông rất thanh liêm, nên bị đồng liêu ghen ghét. Tương truyền khi ông ngồi Tri huyện Phù Cát, bị mất mùa, nơi đây nhân dân đói kém, trộm cướp sinh ra nhiều, nhân đó có lịnh ông phải theo sứ bộ sang Pháp cùng Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ... ông từ chối không đi. Ngay lúc đó, viên Tuần vũ Bình Định có tư hiềm với ông (vì Tuần vũ mới đậu cử nhân, nhờ thế lực nên được bổ Tuần vũ, còn ông đỗ Phó bảng lại chức Tri huyện) lén tâu về Tự Đức cho rằng ông phản vua. Tự Đức triệu về Huế để hỏi tội:

“- Để cho dân đói.

– Trộm cướp sinh nhiều,

– Thuế khóa chưa thanh toán xong,

– Không đi sứ”.

Được lệnh triệu hồi, ông không về Huế mà chỉ trả lời bằng một tờ sớ theo thủ tục hành chính để tỏ ý phản đối. Điều đáng chú ý là trong văn bản chỉ xưng danh mà không xưng thần. Đại ý tờ sớ như sau:

"Dân đói khát là vì thiên tai mất mùa, đã mất mùa mà triều đình không cho chẩn cấp tất nhiên sinh ra trộm cướp, dân đã đói túng thì làm sao có tiền nộp thuế cho thanh thỏa? Còn đi sứ Tây thì phải biết tiếng Tây, chớ qua xứ người mà mù chữ nước ngoài sao cho khỏi làm bia cười cho người”.

Sau đó, ông qua đời trong năm 1884 an táng tại Phù Cát, tỉnh Bình Định. Con cháu ông sau này phần lớn đều tham gia phong trào Duy tân, Quang Phục ở Quảng Nam.

Nguồn: http://mobile.coviet.vn