281 lượt xem

Lữ Gia - Kỳ 1

Mở đầu

Để đáp ứng được nguyện vọng bao đời nay của cộng đồng dòng tộc họ Lã- Lữ trên mọi miền của đất nước Việt Nam và đang sinh sống ở ngoài nước về tìm hiểu nguồn gốc của dòng họ và ai là người được tôn vinh là Cụ Tổ của dòng họ, chúng tôi là những người con của dòng tộc đã sưu tầm, lựa chọn các thông tin ít ỏi, tản mạn trên Bách khoa Toàn thư mở (Wikipedia) và qua các đợt đi tìm hiểu các lưu tích còn ghi lại về dòng họ tại các làng, đình, đền thờ, …để đáp ứng phần nào các nguyện vọng trên.

Trong nội dung thông tin này chúng tôi mới giới hạn tìm hiểu về thân thể và sự nghiệp của Cụ Lữ Gia, người đầu tiên mang dòng máu của dòng tộc họ Lã – Lữ được lịch sử thừa nhận có công xây dựng và bảo vệ đất nước cách đây hơn 21 thế kỷ.

Do thiếu hoặc không có các tư liệu lịch sử được ghi chép nên các thông tin về thân thể và sự nghiệp của Cụ Lữ Gia chủ yếu dựa trên Bách khoa Toàn thư mở từ những quan điểm, nhận định còn mang tính truyền thuyết, thậm chí trái ngược nhau. Vì lý do trên, chúng tôi cố gắng lựa chọn các thông tin chung nhất có sự đồng thuận cao và biên soạn lại theo trật tự logic của các sự kiện và minh họa thêm các dẫn chứng cụ thể để có các khắc họa chân dung Cụ Lữ Gia để cố gắng tiệm cận với sự thật lịch sử. Đó là tâm huyết và trách nhiệm của chúng tôi- những người con cháu dòng tộc họ Lã- Lữ.

Tài liệu này là tài liệu tham khảo mở nên rất mong có sự đóng góp của Cộng đồng họ Lã- Lữ trong và ngoài nước về góp ý, bổ sung, thêm tư liệu để hy vọng con cháu chúng ta có thêm tự hào về cội nguồn dòng tộc.

Hà Nội, tháng 4 năm 2019

Thay mặt những người Biên soạn  PGS.TS. Lã Thanh Hà

 

1-SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NAM VIỆT (204-111 TCN)

(Tập hợp từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

·       Nước Nam Việt thành lập – Triều đại Triệu Vũ Vương (204- 137TCN)

Năm 206 TCN, nhà Tần sụp đổ, các bộ tộc Bách Việt ở Quế Lâm và Tượng quận trở nên xa rời hơn với Trung Nguyên. Theo truyền thuyết, thủ lĩnh An Dương Vương ở phía nam đã thành lập Vương quốc  Âu Lạc (chữ Hán: 甌駱).


Bản đồ vị trí nước Âu Lạc thời An Dương Vương (Nguồn: sưu tầm)

Năm 204 TCN, Triệu Đà lập nước Nam Việt, định đô ở thành Phiên Ngung (Quảng Châu, Trung Quốc ngày nay) và tự xưng Nam Việt Vũ Vương (chữ Hán: 南越武王), sử quen gọi là Triệu Vũ Vương. Khu vực thuộc lãnh thổ Nam Việt ban đầu gồm 3 quận Nam Hải (đại bộ phận tương đương tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày nay, Quế Lâm (đông bộ Quảng Tây) và Tượng (tây bộ Quảng Tây, nam bộ Quý Châu). Nước Nam Việt phía bắc giáp Mân Việt và phong quốc Trường Sa của nhà Hán, phía tây giáp Dạ Lang, phía tây nam giáp  u Lạc, phía đông nam giáp biển.

Khoảng năm 179 TCN, Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc của An Dương Vương, chia đất  u Lạc làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi sáp nhập vào Nam Hải, Quế Lâm, Tượng quận. Lữnh địa gồm 5 quận của Nam Việt ổn định cho tới khi nước này bị diệt cùng nhà Triệu.

 
Bản đồ vị trí nước Nam Việt thời nhà Triệu (Nguồn: sưu tầm)

·       Diễn biến quan hệ Nhà Nam Việt và Nhà Hán (202 TCN – 220 SCN)

Năm 202 TCN, sau khi đánh bại Hạng Vũ, Lưu Bang thống nhất Trung Nguyên và thành lập  nhà Hán. Cuộc chiến của Lưu Bang đã khiến nhiều khu vực của Trung Quốc bị tàn phá nặng nề và dân số suy giảm. Các Lãnh chúa phong kiến tiếp tục nổi loạn khắp nơi, trong khi lãnh thổ ở phía Bắc thường xuyên bị người Hung Nô tấn công. Tình trạng bất ổn đó buộc triều đình nhà Hán phải cư xử hòa hảo với Nam Việt.

Năm 196 TCN, Hán Cao Tổ đã cử Lục Giả (陸賈) đến Nam Việt với hi vọng lấy được sự trung thành của Triệu Vũ Vương. Sau khi đến nơi, Lục Giả gặp Triệu Vũ Vương và được cho là đã thấy Triệu Vũ Vương đón tiếp ông trong trang phục và phong tục của người Bách Việt. Điều đó khiến cho Lục Giả nổi giận. Lục Giả quở trách Triệu Vũ Vương, chỉ ra rằng ông là người Hoa Hạ chứ không phải người Việt, và nên giữ cách ăn mặc cùng lễ nghi của người Trung Nguyên, không được quên truyền thống của tổ tiên mình. Lục Giả ca ngợi sức mạnh của nhà Hán và cảnh báo một vương quốc nhỏ như Nam Việt chống lại nhà Hán sẽ là liều lĩnh. Sau khi đe dọa giết thân thích của Triệu Đà ở đất Hán và phá hủy mồ mả tổ tiên, cũng như ép buộc dân Bách Việt phế truất ông, Triệu Vũ Vương đã quyết định nhận con dấu của Hán Cao Tổ và quy phục nhà Hán. Quan hệ buôn bán được thiết lập tại biên giới của Nam Việt và phong quốc Trường Sa thuộc Hán. Mặc dù chính thức là một nước chư hầu của nhà Hán nhưng Nam Việt dường như không mất đi quyền tự chủ trên thực tế.

Sau khi Lưu Bang mất năm 195 TCN, quyền lực rơi vào tay Lữ Hậu (vợ đầu của Lưu Bang). Bà sai người đến quê hương của Triệu Vũ Vương là Chân Định (真定) (nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) giết nhiều họ hàng thân thích và mạo phạm mộ tổ tiên của Triệu Đà. Triệu Vũ Vương tin rằng Trường Sa vương Ngô Thần đã tạo ra những lời buộc tội dối trá chống lại ông để Lữ Hậu cắt đứt buôn bán giữa hai nước và để chuẩn bị đánh chiếm Nam Việt sáp nhập vào phong quốc Trường Sa của Ngô Thần. Để trả thù, Triệu Vũ Vương xưng là Hoàng đế (tức Nam Việt Vũ Đế) và đánh chiếm Trường Sa. Lữ Hậu cử tướng Chu Táo chỉ huy quân đội để trừng phạt Triệu Vũ Đế. Thời tiết nóng ẩm ở phương Nam khiến binh sĩ của Chu Táo đổ bệnh, không thể đi tiếp xuống phía nam, rốt cuộc họ phải rút lui. Sau đó Triệu Vũ Đế dùng của cải vỗ về các vùng phụ cận như Mân Việt ở phía đông và Tây  u Lạc ở phía nam.

Năm 179 TCN, Lưu Hằng lên ngôi trở thành Hán Văn Đế. Ông đã đảo ngược nhiều kế sách trước đó của Lữ Hậu và tiến hành hòa giải đối với Triệu Vũ Đế. Hán Văn Đế ra lệnh cho các quan lại đi kinh lý Chân Định, sai quân canh giữ bảo vệ huyện trấn và thường xuyên chăm lo hương hỏa tổ tiên của Triệu Vũ Đế. Thừa tướng Trần Bình đề nghị cử Lục Giả đến Nam Việt vì họ đã biết nhau từ trước. Lục Giả đến Phiên Ngung thêm một lần nữa và giao bức thư của Hán Văn Đế cho Triệu Vũ Đế nhấn mạnh rằng những chính sách của Lữ Hậu là nguyên nhân gây ra sự thù địch giữa Nam Việt với triều đình nhà Hán và đem đến nỗi đau khổ cho dân thường ở biên giới. Triệu Vũ Đế lại quyết định quy phục nhà Hán lần nữa, rút lại danh xưng Hoàng đế và trở lại xưng Vương, Nam Việt lại trở thành nước chư hầu của nhà Hán. Tuy vậy, hầu như những sự thay đổi đó chỉ là bề ngoài, Triệu Đà tiếp tục được gọi là Hoàng đế khắp Nam Việt. Ngoài 5 quận (hoặc 4 quận) trực tiếp cai trị, nhà Triệu còn gây ảnh hưởng đến mấy nhóm Bách Việt xung quanh như Đông  u (Chiết Giang), Mân Việt (Phúc Kiến).

·       Triều đại Triệu Văn Đế (137 -125 TCN)

Năm 137 TCN, Triệu Đà mất vì tuổi cao (ước khoảng hơn 100 tuổi), Trưởng nam của ông vốn đã mất từ trước, vì vậy cháu của Triệu Đà là Triệu Mạt trở thành vua Nam Việt, tức Triệu Văn Đế (Triệu Văn Vương).

Năm 135 TCN, vua nước Mân Việt láng giềng mở cuộc tấn công vào các thị trấn dọc biên giới giữa Nam Việt và Mân Việt. Vì Triệu Văn Đế chưa kịp củng cố quyền lực của mình, nên buộc phải cầu xin Hán Vũ Đế gửi quân đến giúp Nam Việt chống lại bọn mà ông gọi là “những kẻ nổi loạn Mân Việt”. Hán Vũ Đế khen Triệu Mạt là một chư hầu trung thành và phái Đại hành Vương Khôi, một viên chức cai trị người dân tộc thiểu số, và Đại tư nông Hàn An Quốc chỉ huy quân đội, ra lệnh chia quân thành 2 đạo tấn công Mân Việt từ hai hướng, một từ Dự Chương, hướng khác là từ Cối Kê (nay thuộc Thiệu Hưng). Nhưng trước khi quân Hán hành quân đến nơi thì vua Mân Việt là Dĩnh đã bị em trai là Dư Thiện ám sát, sau đó Dư Thiện đã nhanh chóng đầu hàng.

Hán Vũ Đế sau đó cử sứ giả là Nghiêm Trợ đến Phiên Ngung để đưa bản tuyên bố đầu hàng chính thức của Mân Việt cho Triệu Văn Đế. Triệu Văn Đế bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Hán Vũ Đế cùng lời hứa rằng ông sẽ vào kinh đô triều kiến Hán Vũ Đế tại Trường An. Và sau đó, thậm chí Triệu Văn Đế đã phái con trai của mình là Triệu Anh Tề cùng đến Trường An với Nghiêm Trợ. Trước đây Triệu Văn Đế chưa bao giờ tới Trường An. Một cận thần của ông đã ra sức khuyên không nên đi vì sợ rằng Hán Vũ Đế sẽ tìm ra một vài nguyên nhân để ngăn cản ông quay trở về, điều đó sẽ dẫn đến sự diệt vong của nước Nam Việt. Triệu Văn Đế vì vậy đã cáo bệnh và không bao giờ đến Trường An.

Ngay sau khi Mân Việt đầu hàng quân Hán, Vương Khôi đã phái Đường Mông, huyện lệnh Phiên Dương, đến để đưa tin Mân Việt đầu hàng cho Triệu Văn Đế. Khi ở Nam Việt, Đường Mông đã được giới thiệu ăn một loại nước chấm truyền thống của Nam Việt được làm từ quả sơn trà mua từ đất Thục. Ngạc nhiên rằng đó là một sản vật sẵn có, và Đường Mông đã được biết rằng có một tuyến đường từ Thục (nay là tỉnh Tứ Xuyên) đi đến Dạ Lang, rồi sau đó dọc theo sông Tang Kha (ngày nay là sông Bắc Bàn chảy qua tỉnh Vân Nam và Quý Châu) đi thẳng đến kinh đô Phiên Ngung của Nam Việt. Ngay sau đó Đường Mông đã phác thảo một kế hoạch trình lên Hán Vũ Đế đề nghị tập hợp 100.000 quân tinh nhuệ tại Dạ Lang, sau đó dùng thuyền vượt sông Tang Kha để mở cuộc tấn công bất ngờ vào Nam Việt.

Hán Vũ Đế đồng ý với kế hoạch của Đường Mông, phong ông làm Lang Trung tướng và cho phép ông dẫn đầu 1000 quân cùng nhiều quân lương và xe hàng từ hẻm Ba Phù (ngày nay gần huyện Hợp Giang, tỉnh Tứ Xuyên) tiến vào Dạ Lang. Nhiều xe hàng mang theo là quà tặng cho các Lữnh chúa phong kiến của Dạ Lang như là quà hối lộ để họ tuyên bố trung thành với nhà Hán, điều mà sau đó họ đã làm và Dạ Lang trở thành quận Kiền Vi của nhà Hán.

Sau hơn một thập kỷ trị vì, Triệu Văn Đế đổ bệnh và qua đời khoảng năm 125 TCN.

·       Triều đại Triệu Minh Vương (125-113 TCN)

Sau khi nghe tin cha đổ bệnh nặng, Triệu Anh Tề nhận được sự chấp thuận từ Hán Vũ Đế quay trở về Nam Việt. Sau khi Triệu Văn Đế băng hà, Triệu Anh Tề lên ngôi vua Nam Việt, tức là Triệu Minh Vương. Trước khi được phái đến Trường An, Triệu Anh Tề đã kết hôn với một người đàn bà Nam Việt (chưa rõ tên) và có một con trai tên là Triệu Kiến Đức. Trong khoảng thời gian Triệu Anh Tề sống ở Trường An, ông lại cưới một người đàn bà Hàm Đan là Cù Hậu (có lẽ vì quê hương của Triệu Đà cũng ở vùng đó). Họ đã có một con trai tên là Triệu Hưng. Ông đã chủ động xin Hán Vũ Đế lập người vợ Hán thành Vương hậu và Triệu Hưng thành Thế tử, việc làm này cuối cùng đã mang đến thảm họa cho Nam Việt. Ông mất khoảng năm 113 TCN.

·       Triều đại Triệu Ai Vương (112 TCN)

·       Triều đại Triệu Dương Vương (112 -111 TCN)

Số năm của Nhà Nam Việt: 94 năm

Trong phần tiếp theo, giới thiệu diễn biến chính trường 2 Triều đại cuối cùng của nước Nam Việt dẫn tới sự sụp đổ của triều đại này.

2. THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA THỪA TƯỚNG (TỂ TƯỚNG) LỮ GIA TRONG TRIỀU ĐẠI NAM VIỆT

·      Thân thế:

Lữ Gia (chữ Hán: 吕嘉,? –111 TCN, còn được phiên âm là Lã Gia), tên hiệu là Bảo Công (保公)  là Thừa tướng của bốn đời vua nhà Triệu nước Nam Việt. Ông là người nắm chính trường nước Nam Việt những năm cuối và cuối cùng thất bại trước cuộc xâm lăng của nhà Hán.

Theo “Việt Nam tiền cổ vĩ nhân liệt truyện”, tác phẩm khuyết danh xuất hiện vào khoảng cuối thời Nguyễn (bản tiếng Việt dịch từ chữ Hán, lưu trữ tại Thư viện Viện Văn học), thì Lữ Gia quê ở huyện Lôi Dương phủ Thiệu Thiên trấn Thanh Hoa, nay là huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.

Trong “Cổ Lôi ngọc phả truyền thư” thì quê hương Lữ Gia là Tiên Lữ thuộc bộ Vũ Ninh nước Nam Việt của Triệu Vũ Đế – một triều đại của nước ta. Mẹ là Trần Thị Lan ở Hương Trang Nghiêm huyện Thiên Bản (Vụ Bản – Nam Định).

Về gia đình, Ngài có 3 anh em, thừa tướng là trưởng, thứ là Lữ Nhạc và Lữ Cường. Có tài liệu cho rằng thừa tướng có cha Lữ Gia là hào trưởng Lữ Tạo, mẹ là Trương Vĩ con gái hào trưởng Vũ Ninh (Bắc Ninh ngày nay).

Lữ Gia là thần đồng, đầy năm tuổi đã nói sõi, ba tuổi đã thông âm luật, tám tuổi thông cả Bách gia chư tử, Binh thư nên gọi là Bảo. Do hào trưởng họ Hàn hung nghịch, tàn bạo vốn là thấy Lữ Gia chí khí hơn người nên muốn thu nạp làm tay chân nhưng Lữ Gia không chịu khuất phục nên đã thâm thù hãm hại.

Biết không thể sống được ở quê, toàn gia quyến đã chuyển đến huyện Thiên Thi (huyện Ân Thi, Hưng Yên ngày nay). Khi đến trang Nam Trì (thuộc xã Đặng Lễ huyện Ân Thi, Hưng Yên ngày nay) thấy khu đất nơi ngã ba sông Kim Ngưu, Nguyệt Đức, khe nước chảy vòng chín khúc, thế đất Phượng Hoàng Hàm thư, nhân dân hiền lương nên ở lại lập quán, hành nghề lang y giúp dân.

Lữ Gia nhận một người Nam Trì là Nguyễn Danh Lang là em kết nghĩa (gọi là Lang Công). Sau Lữ Gia về quê và kết hôn với công chúa Lâu nương con quân trưởng Hùng Lữ, một chi phái Hùng Vương lánh nạn ở châu Ô Lý.

·       Sự nghiệp của thừa tướng Lữ Gia trong triều đại Nam Việt

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, Lữ Gia là Tể tướng (Thừa tướng) bốn đời vua Triệu, từ Triệu Văn Vương (136 – 125 TCN), Triệu Minh Vương (124 – 113 TCN), Triệu Ai vương (112 TCN) và Triệu Dương Vương (Thuật Dương Vương) (112-111 TCN).

Thừa tướng văn võ song toàn được Triệu Văn Vương tín nhiệm. Khi Minh Vương lên ngôi thì lấy Lữ Gia làm thái phó (124 TCN). Lữ Gia tuổi đã cao làm tướng trải qua 3 triều họ càng hiếm quý, họ hàng thân thuộc làm trưởng lại hơn 70 người. Con trai đều lấy con gái vua, con gái thì gả con cho em vua và người trong tôn thất, cùng thông gia với Tần Vương ở Thương Ngô. Ở trong nước ông rất được lòng dân hơn cả vua, các quan đại thần đều kính nể.

Năm 113 TCN, Minh Vương chết. Trước đó, Minh Vương Triệu Anh Tề đã có con lớn là Triệu Kiến Đức với một bà vợ người Việt, nhưng vì yêu Cù Hậu là người Hán nên lập con nhỏ của Cù Hậu là Triệu Hưng lên thay. Hưng nối ngôi, tức là Ai Vương.

Trước kia, Thái hậu chưa lấy Minh Vương, đã từng thông dâm với An Quốc Thiếu Quý người Bá Lăng. Năm ấy nhà Hán thấy nước Nam Việt có vua nhỏ nên sai An Quốc Thiếu Quý sang dụ Ai Vương và Thái hậu vào chầu, như đối với các chư hầu nhà Hán, lại sai biện sĩ là bọn Gián nghị đại phu Chung Quân tuyên dụ, dũng sĩ là bọn Ngụy Thần giúp việc, vệ úy Lộ Bác Đức đem quân đóng ở Quế Dương để đợi sứ giả.

Triệu Hưng còn ít tuổi, Cù Thái hậu là người Hán, Thiếu Quý đến, lại tư thông. Người trong nước biết, phần nhiều bất bình không theo Thái hậu. Thái hậu sợ, muốn dựa uy nhà Hán, nhiều lần khuyên Triệu Hưng và các quan xin nội phụ nhà Hán, bèn nhờ sứ nhà Hán dâng thư, xin theo như các chư hầu của nhà Hán, cứ 3 năm một lần vào chầu, triệt bỏ cửa quan ở biên giới. Vua Hán bằng lòng, ban cho Ai Vương và Thừa tướng Lữ Gia ấn bằng bạc và các ấn nội sử, trung úy, thái phó, còn các chức khác được tự đặt lấy.

Vua còn ít tuổi thừa tướng là người giữ nước, trọng trách này đặt gánh nặng lên vai thừa tướng. Trong nước Vua và Thái Hậu muốn lệ thuộc vào nhà Hán, oái oăm thay nhà Hán cho thiếu úy sang dụ Nam Việt về chầu nhà Hán. Thiếu úy là tình nhân cũ của Cù Thị đến khi sang Nam Việt gặp nhau lại tư thông với nhau rồi dỗ dành ái Vương đem nước Nam Việt về dâng cho nhà Hán, lại sai bọn biện sỹ là ngụy thần đi theo để giúp việc đi theo khi cần thiết và sai lệ úy Lộ Bát Đức đem quân mã đóng ở Quê Dương để uy hiếp. Lại sai sứ ban riêng cho Thừa tướng Lữ Gia một quả ấm bạc, bào tía, đai ngọc thảo xanh để mua chuộc.

Lộ Bác Đức tâu với Vua Hán: nước Nam Việt chỉ có Bảo Công (Lữ Gia), Lang Công (Nguyễn Danh Lang) hai tướng tài, mưu lược trí dũng như Thánh như Thần, quân ta khó mà thắng được. Kế tốt nhất là dùng mưu chứ không thể dùng vũ lực.

Lộ Bác Đức bèn sai quân mang nghìn nén vàng đến đút lót bọn cận thần của Ai Vương, dùng kế ly gián vua tôi. Bọn gian thần Ngô Quyền, Lý Ước bị mua chuộc đã tâu Ai vương: Hai tướng Bảo, Lang bắt được tướng Hán lại tha không giết là vì có âm mưu phản quốc, giảng hoà với nhà Hán nên mẹ con Ai Vương giáng chức Nguyễn Danh Lang làm Huyện lệnh Thiên Thi ( n Thi, Hưng Yên ngày nay), Lữ Gia làm Huyện lệnh Phong Châu. Nguyễn Danh Lang về đến quê thì mất, còn Lữ Gia về Phong Châu xây thành đắp lũy chống Hán.

Đến năm 112 TCN vua và thái hậu sửa sang hành trang của cải và đổ vào chầu vua Hán, thừa tướng can ngan mà không được. Ông nhiều lần không vào chầu mà thường cáo ốm. Không tiếp sức giả nhà Hán, các sứ giả đều chú ý đến thừa tướng, nhưng chưa thể giết được. Vua và thái hậu cũng sợ Lữ Gia khởi sự trước muốn nhờ sứ giả nhà Hán trừ mưu giết Lữ Gia nên mở tiệc mời quan đại thần cùng sứ giả, Lữ Gia hầu rượu. Em Lữ Gia là tướng Lữ Cường đem đóng ở ngoài cung.

Khi uống rượu Thái hậu bảo Lữ Gia rằng :

“Nam Việt nội thuộc Trung Quốc là lợi cho nước nhà mà tướng quân lại không bằng lòng vì cớ gì?”. Sứ giả còn đang hoài nghi chần chừ, đã thấy Lữ Gia tai mắt họ có vẻ khác thường lập tức đứng dậy ra đi. Thái Hậu giận lắm muốn lấy giáo đánh Lữ Gia thì vua ngăn lại. Lữ Gia bèn ra chia lấy quân của em là tướng Lữ Cường rồi cáo về ốm, từ đây Lữ Gia không chịu gặp vua và sứ giả cùng các đại thần khởi nghiệp.

Vua Ai Vương không có ý giết Lữ Gia. Lữ Gia cũng biết vì mấy tháng trời không hành động gì, chỉ có một mình Thái Hậu muốn giết Lữ Gia nhưng thế của Thái Hậu không giết nổi. Hán để nghe tin Lữ Gia không tuân lệnh mà vua và Thái Hậu đơn chiếc yếu đuối không chế ngự được, sứ giả thì nhút nhát không quyết đoán, lại thấy rằng Vua và Thái hậu đã nội phụ rồi, chỉ còn Lữ Gia làm loạn không đáng rấy quân muốn sai Trang Sâm đem 2000 người sang sứ. Trang Sâm nói : “ Lấy sự hòa hiếu mà sang thì vài người cũng đủ rồi, lấy võ lực thì sang thì 2000 người không làm gì được” Sâm từ chối không nhận.

Hán đế bèn bãi chức Trang Sâm. Tướng Tề Bắc cũ là Hán Thiên Thu hăng hái nói : ‘Một nước Việt cỏn con lại có Vương và Thái hậu làm nội ứng chỉ một mình thừa tướng làm loạn tôi xin cấp 300 dũng sỹ thế nào cũng chém được đầu Lữ Gia báo về.” Bấy giờ Hán Thiên Thu và em Cù Thái Hậu là Cù Lạc đem 2000 người tiến vào đất Nam Việt.

Thừa tướng Lữ Gia hạ lệnh cho trong nước rằng: “ Vua còn nhỏ tuổi, Thái hậu vốn là người Hán cùng với sứ giả nhà Hán dâm loạn, chuyên ý muốn nội phụ đem hết đồ châu báu của Tiên Vương dâng cho nhà Hán để nịnh, đem nhiều người đi theo đến Trường An bắt bán làm đầy tớ, chỉ nghĩ đến mỗi lợi một thời chứ không nghĩ đến xã tắc và lo gì đến mưu kế muôn đời”. Bèn cùng với em là Lữ Cường đem quân đánh vua, giết vua và Thái hậu, giết chết bon sứ giả người Hán. Sai người báo cho Tân Vương hầu Kiến Đức lên ngôi Vua là con người nước Việt. Cơ nghiệp Nam Việt bị lung lay là do chiều yêu Cù Thị Hậu gây ra. Nhưng trọng trách giờ lại do thừa tướng Lữ Gia là người gánh vác giang sơn.

Bấy giờ là mùa Đông tháng 10 năm 112 TCN thừa tướng Lữ Gia đã lập Kiến Đức lên ngôi vua hiệu là Triệu Dương Vương. Quân của Hàn Thiên Thu đã kéo vào cõi đánh phá một số ấp nhỏ.

Hàn Thiên Thu còn 40 dặm đến Phiên Ngung thì Lữ Gia xuất quân giết bọn Thiên Thu, sai người đem sứ tiết của nhà Hán đóng vào hòm để trên cửa ải dùng lời tạ tội và phát binh giữ chỗ hiểm yếu.

Hán đế đã nghe tin, sai Phục Ba tướng quân Lộ Bát Đức xuất phát từ Dự Chương. Qua thuyền, tướng quân Nghiêm xuất phát từ Linh Lăng, Hạ Lăng tướng quân giáp đem quân xuống Thương Ngô. Tri Nghĩa Hầu Quý đem quan Dạ Lang xuống sông Tường Kha.

Tất cả 7 đạo quân đều hợp tại Phiên Ngung số quân lên tới 30 vạn người kéo vào nước Nam Việt.

Holaluvietnam.com