308 lượt xem

Mạc Cửu

MẠC CỬU (Mo Jiu; 1655 - 1735), tướng nhà Minh, có công khai thác đất Hà Tiên. 

Quê gốc ở Lôi Châu (Quảng Đông, Trung Quốc).Không thần phục nhà Thanh, năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.

1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.

Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).

Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.

Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.

Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh.

Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.

Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên.

Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu).

Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam), nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc, Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.

Mạc Cửu làm Tổng Binh cai trị Hà Tiên đến năm Bính Thìn 1735 thì qua đời (theo Nhất Thống Chí ghi năm Ất Mão 1935). Chúa Nguyễn cho con là Mạc Thiên Tứ (Tích) kế nghiệp, lại gia ơn cho mở lò đúc tiền "Tứ chia đặt văn võ nha thuộc tuyển lựa quản binh, dựng công thự, đắp thành bảo, chia đặt đường sá chợ quán sau đó thương thuyền các nước vãng lai đông đảo. (theo Trinh Hoài Đức Gia Định Thành Thông Chí).

Tượng Khai trấn quốc công Mạc Cửu cao 10 m tại công viên Mũi Tàu.

Mạc Thiên Tứ là người trọng văn học, thường mời các bạn văn sĩ tài nghệ tới đàm đạo thơ văn. Họ là những người gốc Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu hay cả từ phủ Triệu Phong, phủ Qui Nhơn hoặc phủ Gia Định cùng đến tham dự. Tứ mở Chiêu Anh Các, mua sách vở, cùng bạn văn xướng họa có thơ vịnh Hà Tiên Thập Cảnh. Từ đó văn phong mới truyền bá ra khắp miền biển này. Tứ cho khắc bản Hà Tiên Thập Vịnh & Minh Bột Di Ngư truyền lại cho đời. Đây là những áng văn tỏ tình ca ngợi và yêu thương đất nước cũng con người Hà Tiên. Thật đáng trân trọng.

Hà Tiên thập vịnh là mười bài thơ làm để vịnh mười cảnh đẹp của Hà Tiên do Mạc Thiên Tích đề xướng từ năm Bính Thìn 1736

Kim dự lan đào
Bình san điệp thuý
Tiêu tự thần chung
Gianh thành dạ cổ
Thạch động thôn vân
Châu nham lạc lộ
Đông hồ ấn nguyệt
Nam phố trừng ba
Lộc trĩ thôn cư
Lư khê ngư bạc

Mười bài thơ này khi đọc lên sẽ làm cho bạn càng thêm thích thú nhất là khi bạn đang ở Hà Tiên. Và bạn sẽ tự hỏi mình sẽ đi thăm cảnh đẹp nào trong mười cảnh đẹp này đây? Mười cảnh này nơi nào cũng đáng xem cả, mỗi nơi một vẻ nhưng “Bình san điệp thúy” là nơi đáng đến, một nơi rất đáng xem. Bình là tấm bình phong, san là núi. Bình san là dãy núi dựng như bức bình phong sau thành Hà Tiên. Điệp là trùng trùng điệp điệp, lớp lớp, từng từng. Thúy là màu xanh chi trả. Bình san điệp thúy là ngọn núi như tấm bình phong sắc xanh lớp lớp. Từ trên núi Bình San, Hà Tiên hiện ra thơ mộng đến vô cùng: một bên là biển Đông mênh mông, một bên là núi Voi Phục, điểm xuyết là những núi đá vôi cô độc càng tôn thêm vẻ đẹp riêng của xứ sở Hà Tiên mà không nơi nào có được! Đã đến Hà Tiên không thể nào không ghé thăm từ đường của dòng họ Mạc được khởi đầu từ Tổng binh Mạc Cửu. Khi ông qua đời, nhà Nguyễn đã phong tặng tước hiệu Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghị công. Những bậc thang đá đưa du khách viếng thăm nơi an nghỉ của những người đã có công khai phá xứ Hà Tiên hơn 300 năm trước. Mạc Cửu giỏi tài dụng binh, Mạc Thiên Tích giỏi văn, người có công lập ra tao đàn Chiêu Anh Các để mỗi mùa trăng tròn ngắm trăng làm thơ tại Bảo nguyệt liên trì (đối diện đền thờ Mạc Công)...

Tổng hợp: SGT Group