267 lượt xem

Nghi lễ Phật giáo Nam tông gắn liền với văn hóa dân tộc Khmer

Nghi lễ Phật giáo Nam tông gắn liền với văn hóa dân tộc Khmer

Phật giáo Nam tông đã trải tồn tại và phát triển 2554 năm, các Nghi lễ đều được tổ chức theo truyền thống Phật giáo và được cụ thể hóa phù hợp theo từng thời kỳ lịch sử Phật giáo nhất định và tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Phật giáo Nam tông đã trải tồn tại và phát triển 2554 năm, các Nghi lễ đều được tổ chức theo truyền thống Phật giáo và được cụ thể hóa phù hợp theo từng thời kỳ lịch sử Phật giáo nhất định và tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nghi lễ Phật giáo Nam tông Khmer rất khác với Nghi lễ Phật giáo Bắc tông, nhưng cùng chung giáo lý. Theo dòng lịch sử, từ thế kỷ XIII, Phật giáo Nam tông là chổ dựa tinh thần của cộng đồng dân tộc Khmer.

Hiện nay, cộng đồng dân tộc Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, tại tỉnh Cà Mau nói riêng là xã hội được tổ chức theo quy mô của đạo Phật theo truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer. Theo quan niệm chung của cộng đồng dân tộc Khmer, ngôi chùa là trung tâm văn hóa, nơi học Kinh, học chữ, học giáo lý làm người, nơi lưu giữ các pho kinh điển đạo Phật và cùng là nơi sinh hoạt văn hóa, giải trí vui chơi của chư Tăng và đồng bào tín đồ Phật tử tín đồ Phật tử, đồng bào dân tộc Khmer. Cho nên đời sống tinh thần cũng như nét văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer gắn chặt với giáo lý đạo Phật, sắc thái văn hóa mang dân tộc mang đậm dấu ấn đạo Phật, được thể hiện rõ ở các phong tục, tập quán, lối sống, phương thức ứng xử, nghệ thuật và tư duy.

Các nghi lễ mang tính trang trọng của Phật giáo Nam tông Khmer như: Phật đản, nhập hạ, ra hạ, dâng y, thọ giới, xuất gia, thọ đầu đà … Mỗi nghi thức nghi lễ đều mang ý nghĩa và tính chất khác nhau, tính truyền thống dân tộc vẫn gìn giữ và lưu truyền từ xưa đến nay. Ngoài ra các nghi thức lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer đều thể hiện theo nghi thức của đạo Phật như tết, lễ cúng trăng, cúng ông bà, đua ghe ngo … Nói chúng mọi nghi thức hội, lễ của đồng bào dân tộc Khmer đều có chư Tăng, chùa chiền hiện diện. Các nghi thức trong hội, lễ thường gắn liền với truyền thống Phật giáo nên đồng bào dân tộc Khmer luôn giữ gìn và truyền tụng cho con cháu như lễ đắp núi, đua ghe ngo, cúng trăng … Đây là một vài nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer.

Hội, lễ theo Phật giáo:


- Lễ Phật đản được tổ chức vào ngày Rằm tháng 4 (theo Mahasankaran – lịch của người Khmer), Phật giáo hệ phái bắc tông là ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch.


- Lễ nhập hạ, được bắt đầu từ 15/6 đến 15/9 âm lịch.


- Lễ đặt cơm vắt (Boonh phchum bônh), trước kia lễ này kéo dài 15 ngày, từ ngày 16 đến ngày 30 tháng 8 âm lịch.


- Lễ ra hạ được diễn ra chiều ngày 14 đến trưa 15/9 âm lịch.


- Lễ dâng y thường được tổ chức một ngày một đêm, trong khoảng 29 ngày kể từ ngày 16/9 đến 15/10 âm lịch.


- Lễ hội không định kỳ.


- Lễ kiết giới xaayma.


- Lễ an vị Phật.

Các lễ hội Phật giáo và lễ hội dân gian của đồng bào dân tộc Khmer đã được cải tiến theo chiều hướng tích cực, bằng cách rút ngắn thời gian so với trước đây sao cho phù hợp với sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng, nhưng nghi thức và nội dung không thay đổi, vẫn giữ tính truyền thống của nó.

Tóm lại, nét văn hóa dân tộc Khmer tại vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với Phật giáo Nam tông Khmer. Về nghi lễ cũng gắn liền với văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer và các ngày lễ hội dân gian của đồng bào dân tộc Khmer. Việc tiến tới thống nhất các ngày lễ trọng của Phật giáo Việt Nam, phải theo từng hệ phái và phù hợp với tình hình thực tế cũng như sự tín ngưỡng tôn giáo của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
 

Nguồn: chuaphapminh.com