Ý nghĩa pháp khí Mật tông Tây Tạng
Pháp khí là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự, để dân cúng lên chư Phật hoặc các đạo tràng nghiêm trang, hoặc làm dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Pháp khí của Phật giáo Tây Tạng đại khái có thể chia làm sáu loại lớn là kính lễ, tán tụng, cúng dường, trì nghiệm, hộ thân và khuyến giáo.
Pháp khí hay còn gọi là Phật khí, là dụng cụ trong tu chứng Phật pháp, giúp người tu hành thực hiện các nghi thức Phật giáo và sinh hoạt Phật pháp. Những dụng cụ được sử dụng trong các Phật sự như tu pháp, cúng dường, pháp hội, hay những vật dụng mà giáo đồ Phật giáo thường mang theo người như tràng hạt, tích trượng, đều được gọi là pháp khí .
Phật giáo Tây Tạng sở hữu một lượng pháp khí phong phú, được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, chủ yếu đúc bằng vàng, bạc, đồng, tạo hình sâu sắc, mỗi loại pháp khí mang một hàm nghĩa tôn giáo khác nhau, mang đậm màu sắc thần bí. Về cơ bản pháp khí có thể chia làm sáu loại lớn là kính lễ, tán tụng, cúng dường, trì nghiệm, hộ thân, khuyến giáo. Như cà sa, vòng cổ, kha-ta là pháp khí kính lễ; chuông, trống, sáo xương, vỏ ốc, đàn lục huyền, kèn thuộc loại pháp khí tán tụng; tháp, đàn thành, bát bảo, thất bảo, đàn cúng, lọng hoa thuộc loại pháp khí cúng dường; Tràng hạt, mõ, chùy kim cương, bình quán đỉnh, bát sọ người thuộc loại pháp khí trì nghiệm; Phật hộ pháp, bùa bí mật là pháp khí hộ thân; đèn mani, bánh xe mani, đá có khắc hoặc viết chân ngôn sáu chữ thuộc loại pháp khí khuyến giáo.
CHUÔNG CHÀY KIM CANG
Chày và chuông cũng là những pháp khí không thể thiếu trong các pháp đàn, các nghi quỹ tu trì của Mật Tông. Chày và chuông thường được làm bằng bạc hoặc đồng. Vì do những rung động của những phân tử kim loại này có ảnh hưởng tốt tới khí mạch trong cơ thể con người.
Nguồn: Sưu tập
Chuông: tượng trưng cho phương tiện.
Chày: tượng trưng cho trí tuệ.
DAO PHURBA (KILAYA)
Kila hay Kilaya là một con dao găm có dạng tam giác, là đại diện cho thực tế tận cùng của ba cánh cửa giải thoát - tính trống rỗng, sự độc nhất, vô sở cầu - là sự đồng nhất của Tam Thân Phật, các năng lực này được huy động hết tất cả vào tại một điểm để chiến thắng tất cả mọi tội lỗi và chuyển hoá nó thành tốt lành.
Vajrakilaya, hay kila, có nghĩa là một thứ gì đó sắc nhọn, một thứ dùng để đâm, chọc xuyên qua các thứ khác, đại loại như là một con dao găm. Một con dao găm mà nó quá bén đến mức có thể đâm xuyên mọi thứ, trong khi không thể có cái gì đâm xuyên qua được. Sự sắc bén và năng lượng xuyên thủng mọi thứ này là những gì được sử dụng trong thực hành và là phương pháp quan trọng nhất trong những phương tiện vô lượng không thể tính đếm của Kim Cang Thừa.
Dao phurba và hành giả thực hành pháp này ở đâu thì nơi đó sẽ được an bình, tránh được các não hại, ma chướng. Sự thực hành các pháp bí mật lại sớm được thành tựu do oai lực bất khả tư nghì của pháp khí + đàn pháp này.
Nguồn: Sưu tập
Tương truyền ngài Liên Hoa Sanh (Guru Rinpoche) cũng đã từng thực hành đàn pháp kilaya với pháp khí này để thành tựu
Vajrakilaya là một trong những bổn tôn phổ biến nhất được biến đến khi dùng để tiêu diệt những chướng ngại. Guru Rinpoche đã đạt được giác ngộ thông qua sự thực hành Yangdag Heruka, tuy nhiên trước đó ngài đã phải thực hành Vajrakilaya để dẹp, cũng như làm sạch những chướng ngại, và sau đó, thông qua đó, ngài thực hiện những phần còn lại và đạt được những gì ngài mong muốn. Do vậy, Vajrakilaya được biết đến thông qua sự dọn sạch những chướng ngại.
Vajrakilaya được biết đến như là những hiện thân của tất cả mọi hoạt động của chư Phật. Khi nói đến Vajrakilaya, thì chúng ta còn được biết đến ngài như là một hoá thân phẫn nộ của Vajrasattva (Kim Cang Tát Đoả)
TRỐNG DAMARU
Trống Damaru là loại trống hai mặt từ Ấn Độ và Tây Tạng. Trống thường được làm từ gỗ, với mặt trống làm bằng da. Đôi khi trống có thể được làm từ xương sọ. Có nhiều loại trống có cái nhỏ khoảng chừng gần 10 cm cho đến cái lớn có thể tới 30cm. Sử dụng trống damaru bằng một tay. Lắc trống bằng cử động của cổ tay. Trống Damaru được dùng trong các nghi thức của Phật Giáo Tây Tạng, đặc biệt là với sự thực hành Chod.
Nguồn: Sưu tập
Trống Damaru rất nổi tiếng trong Ấn Độ. Nó liên quan tới thần Shiva ở dạng Nataraja đang trình diễn điệu vũ của tanvada. Âm thanh của damaru đại diện cho âm thanh và nhịp điệu nguyên thủy.
CỜ TÂY TẠNG
Những là cờ nguyện cầu bay phấp phới trong gió có thể được tìm thấy cùng với những cọc đá mani bảo trên mái nhà, dọc đường núi, băng qua sông và những nơi linh thiêng khác. Cờ cầu nguyện thường được làm bằng vải hình vuông bằng các màu màu trắng, xanh dương, vàng, xanh lá và đỏ. Cờ được trang hoàng bởi những hình ảnh, thần chú và các lời cầu nguyện. Thông thường tại tâm của lá cờ cầu nguyện này, đó là hình ảnh của con ngựa gió là đại diện cho Tam Bảo của Phật Giáo. Ở bốn góc của lá cờ là những linh thú như là Garuda (Kim Xí Điểu), Rồng, Cọp và Sư Tử Tuyết đó là bốn linh thú đại diện cho bốn quyền năng: Trí tuệ, quyền năng, sự tự tin và vô úy
Thỉnh thoảng ta có thể thấy các biểu tượng cát tường của Phật Giáo ở các góc cạnh của lá cờ. Các khoảng trống ở giữa được in vào các hình ảnh, lời cầu nguyện và thần chú . Có 2 loại cờ cầu nguyện, loại ngang được gọi là Lungta và loại dọc được gọi là Darchor.
Nguồn: Sưu tập
Cờ ngang thì hình vuông và được nối với nhau tại cạnh đỉnh trên cùng bằng sợi dây dài. Cái ít phổ biến hơn là cờ dọc thì thường là những lá cờ vuông riêng biệt hoặc nhóm những lá cờ vuông được thêu trên cọc được trồng ở mặt đất hay trên mái nhà.
Người Tây Tạng tin rằng các lời nguyện cầu và thần chú sẽ được thổi tới các cung trời như là những phẩm vật cúng dường tới các hộ thần của họ và đem lại thật nhiều lợi lạc cho những ai treo cờ, cho hàng xóm của họ, và cho tất cả chúng sinh, thậm chí là các loài chim bay trên trời.
Tuy nhiên, nếu cờ được treo sai ngày, chúng sẽ chỉ đem lại những kết quả tiêu cực. Và càng được treo lâu bao nhiêu, thì chướng ngại được sinh ra sẽ lớn hơn. Cờ cũ được thay bởi cờ mới thường niên vào Tết của Tây Tạng.
VẬT KHÍ DÙNG CÚNG DƯỜNG MANDALA
Trong tu học Mật Tông, thì tích lũy hai bồ tư lương phước trí là việc cực kì trọng yếu. Chính sự tích tập cùng lúc 2 thứ này trong pháp tu là sự khác biệt chính yếu làm cho Mật Tông trở thành pháp tu mà mọi người hay gọi nôm na là “tu tắt” – do sức nhanh chóng trong việc tích tập đầy đủ hai tư lương này.
Nói về phương pháp tích tập phước đức, thì trong Mật Tông có rất nhiều pháp. Nhưng trong các pháp, pháp đơn giản và đem lại lợi lạc nhiều nhất có thể nói đến pháp cúng dường Mandala. Pháp cúng dường Mandala được đề cập nhiều trong pháp tu ngondro dự bị trong tất cả mọi dòng truyền thừa của Mật Tông Tây Tạng.
Nguồn: Sưu tập
Pháp cúng dường Mandala khi thực hiện thì dùng đồ cúng dường mandala. Vừa cất lời tụng, tay vừa rãi các hạt gạo, cát, hoặc đá quý….lên từng vòng, theo thứ lớp để tạo thành mandala. Ở đây sự cúng dường này không chỉ mang ý nghĩa là chỉ cúng dường gạo, cát hoặc đá quý…mà là sự dâng hiến lên cho Bổn Sư, cho dòng truyền thừa, cho Tam Bảo tất cả những thứ tốt đẹp nhất mà mình sở hữu.
Ngoài phước báu lợi lạc do sự cúng dường này, thực cúng dường mandala còn là một phương pháp tuyệt vời để cắt bỏ tâm chấp trước, chấp ngã….
KÈN ỐC LOA
Kèn ốc loa thường được làm bằng vỏ ốc. Âm thanh được tạo ra của kèn ốc loa khi thổi vào tượng trưng cho âm Om là âm thanh khởi đầu của vũ trụ ( theo quan niệm của Phật Giáo và Hindu giáo). Trong kinh, kèn ốc loa còn được xem như Pháp loa là biểu tượng cho chánh pháp được lưu truyền khắp nơi do sức vang rền, chấn dộng không gian của nó.
Nguồn: Sưu tập
Theo Mật Tông Phật Giáo thì Kèn ốc loa là một trong 8 thứ quý báu để cúng dường cho Bổn Tôn (hay còn được gọi là Bát Cúng Dường - bao gồm có nước, rượu, hoa, ánh sáng - nến, trầm, nước hoa, trái cây và Kèn ốc loa). Kèn ốc loa cũng là thứ bảo vật mà ta thường thấy ở trong Bát Báu Kiết Tường mà Chakravatin ( Chuyển Luân Thánh Vương) thường hay sử dụng.
LUÂN MẠN ĐÀ LA KALACHAKRA
Biểu tượng Kalachakra (Kim Cang Thời Luân) là sự kết hợp của 10 chủng tự mật tông kết hợp với nhau. Là biểu tượng cho 10 quyền lực của Phật (thập lực). Là tinh hoa của tất cả tinh hoa.
Nguồn: Sưu tập
Tương truyền rằng biểu tượng này còn là đại diện cho bàn thờ thập phương chư Phật. Nếu không có bàn thờ, nếu không có hình ảnh, tôn tượng của chư vị. Thì chỉ cần thờ hình ảnh của biểu tượng này, cũng xem như là đã có bàn thờ hướng tới thập phương chư Phật. Công năng, diệu dụng của Kalachakra thật không thể nghĩ bàn và diễn tả hết được. Nơi nào có biểu tượng kalachakra, nơi đó sẽ không bị nạn về đất, nước, gió, lửa và được cát tường.
TRỐNG CHOD
Một trong pháp môn hành trì của Mật tông nổi tiếng là Chöd để dứt trừ chấp ngã, theo đó hành giả đi vào trong nghĩa địa lúc 12 giờ đêm và xướng tụng bài kệ. Chöd trong khi bàn tay phải thì quay một cái trống lớn.
Nguồn: Sưu tập
KÈN KANGLING
Chiếc còi làm bằng xương xương đùi làm thoát ra âm thanh như muốn xé nát không gian .
Nguồn: Sưu tập
RÌU KIM CƯƠNG
Với hình dáng tương tự như một loại rìu dùng trong chiến đấu thời cổ đại, ngụ ý Phật pháp là không thể xâm phạm. Thể hiện sự bảo vệ đối với Phật pháp. Như tạo hình các vị Không Hành Mẫu(Dakini) đầu hổ, Không hành mẫu đầu sư tử, Đại Uy Đức Kim Cương (Vajrabhairava) trong Phật giáo Tây Tạng đều mang rìu kim cương.
Nguồn: Sưu tập
Ngoài rìu, rìu cong cũng là một loại pháp khí của Mật Tông, với vẽ ngoài tượng trưng cho chùy kim cương, nhưng phần đuôi có hình chóp nhọn. Ở chính giữa gắn vào một cán dài, pháp khí này thường thấy trong các bức họa Thang-kar, thế nhưng số liệu rùi cong trên thực tế rất ít ỏi. Rìu cong tượng trưng cho đức nhiếp triệu của Như Lai, đưa tất thảy chúng sinh vào trí tuệ Phật.
Còn Tiếp...
Nguồn: vuonhoaphatgiao.com