526 lượt xem

NGÔ THÌ DU

Nhà thơ, nhà văn Ngô Thì Du, là con trai duy nhất của Văn Túc công Ngô Thì Đạo – em ruột Ngô Thì 5 tên chữ :Trưng Phủ và Văn Bác. Quê gốc : làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông ra đời tại Hoan Châu (Nghệ An) nơi cha ông mang theo cả gia đình vào làm quan. Ông học rất giỏi, song không đỗ đạt gì. Năm 1787, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, Chiêu Thống chạy ra Chí Linh, Hải Dương, Ngô Thì Đạo cũng bỏ quan, mang Thì Du chạy về Kim Bảng, cùng nhiều nơi khác đến chín mùa xuân, sau đó mới trở về quê hương dựng lại nhà bị cháy, cày cấy nuôi thân, song thường chẳng đủ ăn. Năm 1792, sau khi cha mất, Thì Du phải đưa vợ con về quê bên vợ, rau muối nuôi mẹ ,già, được ít lâu mẹ cũng qua đời. Năm Thì Du đã ngoại tứ tuần, Gia Long xuống chiếu về việc tiến cử người có tài học ra làm quan, bạn bè thương ông nghèo, khuyên ra làm quan, viên quan trấn thủ bèn ghi tên ông gửi lên, ông được bổ chức Đốc học tỉnh Hải Dương.Năm 1827, ông xin từ chức và được ,chuẩn y, từ đó về quê cho đến ngày mất.

Thơ văn để lại tập hợp trong Trưng Phủ công thí văn tập gồm 76 bài, với nội dung hầu hết là gửi gắm tâm tư tình cảm và cảnh ngộ của mình. Ông ưa dùng các thể văn xuôi, thư, phú, thơ cổ thể trường thiên để chuyển tải được nội dung trên. Số thơ văn này cho biết thời gian đầu, Ngô Thì Du tỏ ra phấn khởi với chức quan Đốc học. Ông soạn một số bài văn làm mẫu để dạy học trò, ca ngợi triều đình mang lại cuộc sống thanh bình cho dân chúng (Khánh Tân đi tàu từ – Lời ông già triều trước  ở Khánh Tân), ca ngợi chính sách mở mang việc học của nhà vua và hạ quyết tâm chấn hưng Nho học để Hải Dương có nhiều nhân tài (Hải Dương trấn học đường mình – Bài mình ở nhà học trấn Hải Dương). Nhưng chẳng bao lâu, Thì Du không còn giữ được nhuệ khí ban đầu nữa. Ông nhớ quê da diết (Vọng đểu ca – Bài ca nhìn sao Bắc đẩu, Lão lâm trường phú – Bài phú về lâm trường cũ), xem ra công việc của quan Đốc học tỉnh lẻ không đơn giản xuôi chiều, bổng lộc lại chẳng có là bao mà trách nhiệm lại nặng nề, hoạn lộ không suôn sẻ. Thì Du thể chất vốn ốm yếu, lúc này càng đau ốm nhiều hơn : tính ra trong một năm, ngồi trên chiếu giảng chỉ được bốn tháng, còn thì ban ngày đóng cửa, ngồi trông thang thuốc bắc, biến công sở học đường thành nhà riêng dưỡng bệnh (Dữ Binh thị Nguyễn đài thư – thư gửi Binh bộ thị lang họ Nguyễn). Như vậy, quãng đời làm quan Đốc học của Thì Du không êm đẹp, toại nguyện như có nhà nghiên cứu đã suy luận. Đọc thơ văn ông, ta thấy ông nghèo túng, ốm đau, song bệnh tật chỉ như là cái cớ để ông vin vào mà xin cáo quan, còn “tâm bệnh” mới là lý do thực sự. Tâm bệnh của ông là nỗi khó khăn, lắt léo, sâu hiểm của đường đời (Hành lộ nan – Đường đi khó, Nhân sinh khổ – Đời người khổ). Lại thêm cái chết đột ngột trên đường đi sứ của người anh con bác Ngô Thì Vị năm 1820 và cái chết của người cháu hiển năm sau, đã tác động mạnh đến việc cáo quan của ông. Làm quan đã không giúp được gì cho đời sống gia đình mà cái nghèo vẫn đi theo (Ức tích – Nhớ xưa, Tống cùng – Tiễn nghèo, Bẻu bệnh giải – Giải thích nghèo ốm) khiến ông tự dằn vặt mình nhiều lần, vì lầm lẫn đã ham phu danh với bánh vẽ (Cảm hoài – Trong lòng xúc cảm, Tỉ lợi thán – Than cho hám lợi). Chỉ sau khi được phép về quê dưỡng bệnh năm Đinh Hợi (55 tuổi), rồi được cáo quan về hẳn nhà vào năm 67 tuổi (Can cách yếu thoại – Dặn dò điều thiết yếu tận tim gan), tuy thanh bạch : những yên tĩnh, Ngô Thì Du mới lại được tự do tìm thấy sự hào hứng trong tâm hồn (Ủy nông phú – Phú an ủi nhà nông). Có phần chắc trong thời gian hơn mười năm trên đây, một loạt bài phú không bị níu kéo bởi việc quan, đã vượt lên trên đời sống eo hẹp để ra đời (Hãn mạn ngâm – Ngâm ngợi sự mênh mông, Tây Phương sơn phú – Phú nói Tây Phương ; Nghĩ tao phú – Phú theo thể ly tao).


Nhìn chung, Ngô Thì Du là người hiểu nhiều biết rộng, thành thực chân chất, có tình cảm sâu nặng với gia đình, đặc biệt với người anh họ Ngô Thì Chí (Thứ tẩu Trần phụ nhân lỗi từ – Bài văn khóc chị dâu thứ hai là bà họ Trần) và đối với bè bạn. Văn viết già đặn về nhiều thể loại và để tài mà một số bài: trong đó cho thấy ông ham thích đọc truyện và tỏ bày ham thích này qua một số bài như Phục Long Phụng Số phú (Phú về Gia Cát Lượng và Bàng Thống), Bần phú truyện (Truyện một người giàu và một người nghèo), Søn trắng câm tháo (Tiếng đàn trên mồ giữa núi), Hồng lân khúc (Khúc lầu hông kể truyện Huyền Trân) v.v…

Theo Ngô gia thế phá, Ngô Thì Du là tác giả bảy hồi tiếp theo của Hoàng Lê nhất thống chí. Chưa có chứng cứ thuyết phục nào để bác bỏ điều này, vì vậy cũng nên tìm hiểu ông như một tác giả có đóng góp to lớn cho văn học cổ.

Nguồn: https://vanmau.com