452 lượt xem

Nguồn gốc một số tên gọi địa danh ở Đồng Tháp

Dứt Gò Suông
Trước hết phải hiểu “dứt” là một loại địa danh chỉ địa hình (giống như bưng, trấp, vàm, xẻo,...), dùng để chỉ “phần đất vừa hết độ cao của gò hoặc giữa hai gò tạo nên dòng chảy giống như xẻo, rạch,...”. Loại địa danh địa hình này phổ biến ở huyện Tân Hồng (dứt Gò Suông, dứt Gò Muống, dứt Họng Giang,...).

Dứt Gò Suông ở huyện Tân Hồng dài khoảng 4,5km, ngang 12m, kéo dài từ cầu Thành Lập (xã Tân Công Chí) đến gần tượng đài Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung (xã An Phước). Đây một cái dứt, dọc theo triền gò và dưới lòng dứt, cây suông (giống như cây nghễ, rất ngứa) mọc ken dày, có lúc ghe xuồng không qua được, thành tên Dứt Gò Suông.



Ngã ba Ông Bầu
Về tên gọi, có hai giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất, ngày xưa, bên bờ rạch là gò đất cao, cây cối rậm rạp, tập trung nhiều ong bầu, nên gọi là rạch Ong Bầu, dần dần nói trại thành Ông Bầu. Giả thuyết thứ hai, Bầu là tên người hoặc là ông bầu gánh hát bội, đã quy tụ dân về đây khai hoang, lập ấp. Ngã ba đường từ Quốc lộ 30 vào Tháp Mười sát bên rạch Ông Bầu nên có tên gọi ngã ba Ông Bầu.


Gáo Giồng
Trên địa bàn lúc bấy giờ có 1 cụm Gáo rộng khoảng 1.000 m² trong tuy nhiên đã bị người dân địa phương khai thác chỉ còn lại 1 cây Gáo cổ thụ rất to vài người vòng tay ôm ko hết. Để bảo vệ cây Gáo này lực lượng 705 đã làm 1 đoạn đường giồng qua tránh cây Gáo và đặt bản thông báo cho người dân biết về chủ trương bảo tồn cây Gáo này. Tuy nhiên một thời gian sau cây Gào bị sét đánh cháy rụi nên đã được sẻ gỗ. Để ghi nhớ nơi này từng có 1 cây Gáo cổ thụ người ta đặt tên địa phương này là Gáo Giồng.

 
Tổng hợp: SGT Group.
Tài liệu tham khảo:
- Theo baodongthap.vn
 
- Theo baodongthap.vn