Chùa Phật Tích còn có tên là “Vạn Phúc Tự”, nằm ngay dưới chân núi Phật Tích (còn gọi là Lạn Kha, Non Tiên…)
Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích.
Chùa Bút Tháp
Đời vua Tự Đức, năm 1876, khi vua qua đây thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm.
Chùa Dâu
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu. hùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự.
Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, "thần mây"), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, "thần mưa"), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, "thần sấm"), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電寺 "thần chớp") và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ Tứ Pháp.
Đền Bà Chúa Kho
Tương truyền, Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Bà được miêu tả là người con gái rất đẹp. Sau khi lấy vua nhà Lý và được phong là Linh Từ Quốc Chế. Thấy ruộng đất làng Quả Cảm còn bị hoang hóa nhiều, Bà đã xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang.
Sau đó, mở rộng khai hoang vào đến vùng Nghệ An hiện nay. Cũng vào khoảng thời gian này, Bà còn có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh).
Ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (năm 1077), trong lúc phát lương cứu giúp dân làng Bà đã bị giặc sát hại. Nhà vua thương tiếc hạ chiếu phong Bà là Phúc Thần. Người dân tỏ lòng biết ơn đã lập đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với sự tôn kính là Bà Chúa Kho.
Theo Quốc Khánh
Chùa Dạm
Chùa Dạm, hay chùa Rạm, tên chữ là Đại Lãm Thần Quang tự, hay còn gọi là chùa Bà Tấm, chùa Cao, chùa Trăm Gian (vì ngày xưa chùa có 100 gian nhưng không phải chùa Trăm Gian thuộc địa phận Hà Nội), cũng được gọi là chùa Lãm Sơn, theo tên núi.
Chùa dựa vào núi Dạm, nhìn về phía sông Đuống, ngày xưa thuộc xã Lãm Sơn Trung, tổng Lãm Sơn Nam, huyện Quế Dương, nay là xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, là đại danh lam từ thời Lý và là một di tích quan trọng của tỉnh Bắc Ninh ngày nay với lịch sử gần 1.000 năm.
Theo Mai An - Anh Nhy
Luy Lâu
Luy Lâu là tên phiên âm cổ của Dâu, một trong những bộ lạc lớn và quan trọng, hợp thành nước Văn Lang - Âu Lạc. Bộ lạc Dâu với trung tâm là Đền Bà Dâu, sau là trị sở Quận Giao Chỉ, là bộ lạc vùng đất bãi Sông Dâu, Sông Đuống, vốn làm nông nghiệp, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải. Và Dâu trước thời Hán xâm lược có thể đã là trung tâm kinh tế, trung tâm buôn bán như một thị trấn. Luy Lâu được coi là “Cái ổ từ đó người Việt tràn ra chiếm lĩnh miền trung châu”…
Tổng hợp: SGT Group.