Bình Phước có tên gọi từ ngày 30/1/1971, khi Trung ương Cục miền Nam ra nghị quyết sáp nhập 2 tỉnh Bình Long, Phước Long thành một đơn vị trực thuộc Trung ương Cục.
Đồng Xoài
Tại khu vực Đồng Xoài ngày nay có một đồn lính đóng tại khu vực rừng xoài, nhân dân, những người thợ săn, người đi lấy lâm sản thường gọi là Đồn Xoài. Đồn Xoài lâu dần đọc trại thành Đồng Xoài.
Tại khu vực Đồng Xoài ngày nay có một đồn lính đóng tại khu vực rừng xoài, nhân dân, những người thợ săn, người đi lấy lâm sản thường gọi là Đồn Xoài. Đồn Xoài lâu dần đọc trại thành Đồng Xoài.
Phước Long
Phước Long theo tiếng Hán - Việt có thể dịch như sau: “Phước” là phúc, “Long” trong trường hợp này không có nghĩa là rồng, mà có nghĩa là đầy đặn, lớn lao, phồn vinh. Dưới triều nhà Nguyễn, khu vực Phước Long nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, năm 1808 thuộc huyện Bình An, phủ Phước Long, trấn Biên Hòa đến năm 1832 thuộc huyện Bình An, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa.
Đồng Phú
Tháng 10 năm 1976, huyện Đồng Phú được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đồng Xoài và Phú Giáo. Chữ Đồng lấy từ Đồng Xoài, chữ Phú lấy từ Phú Giáo.
Chơn Thành
Về tên gọi Chơn Thành được giải thích như sau: Một lần trong tình thế khó khăn khi trốn chạy nhà Tây Sơn, chạy đến địa phận Chơn Thành ngày nay, Nguyễn Ánh đã được nhân dân địa phương giúp đỡ lương thực và che chở. Sau này khi lên ngôi, Nguyễn Ánh (Vua Gia Long) nhớ đến ơn cưu mang của người dân nơi đây đã đặt tên cho vùng đất có những người chân tình, thành thật ấy là Chân Thành, lâu dần Chân Thành đọc trại thành
Chơn Thành như ngày nay.
Hớn Quản
Tên gọi Hớn Quản đã có từ thời Nhà Nguyễn, tương truyền rằng: Trong số những người theo chân lính lưu đồn từ xứ Quảng đến đây lập nghiệp, có cha con ông Hớn rất đức độ, được mọi người yêu mến, kính phục vì thường giúp đỡ người dân tìm kế sinh nhai, chỉ bảo những điều hay, lẽ phải và khuyên nhủ mọi người sống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Khi ông mất đi, bà con lấy tên ông Hớn người xứ Quảng đặt tên cho làng, gọi là Hớn Quảng, lâu dần tiếng địa phương đọc là Hớn Quản.
Bù Đốp
“Bù Đốp là tiếng bản ngữ S’tiêng, Bù có nghĩa là làng, sóc, còn Đốp là con dọc, một loại khỉ lớn. Theo truyền thuyết kể rằng, vùng đất Bù Đốp xưa kia là rừng thiêng, nơi có nhiều đàn khỉ lớn sinh sống, khi người S’tiêng đến vùng đất này tìm nơi cất nhà thì vô tình nhặt được một con dọc chết bên bờ suối, vì vậy họ quyết định đặt tên cho sóc là Bù Đốp”
Bù Đăng
Bù Đăng nguyên là tên một sóc của đồng bào dân tộc S’tiêng. Năm 1941, khi người Pháp cho mở đường 14, địa điểm này được chọn làm nơi đặt trạm công chánh nên sóc Bù Đăng dời đi cách khoảng 2km về hướng Buôn Mê Thuột. Lúc này Bù Đăng có tên gọi là làng Công Chánh hay trạm Công Chánh, đồng thời cũng có tên gọi là Bu Tullier-Minh (tên ghép của ông Tullier - Trưởng ty công chánh Thủ Dầu Một và ông Minh Giám thị công trình). Có người còn gọi là “Bù Đăng 55” có nghĩa là từ Đồng Xoài đến Bù Đăng cách xa 55 km.
Bù Gia Mập
Bù Gia Mập là tên gọi bản ngữ của đồng bào S’tiêng, Bù là làng, sóc, Gia Mập là tên riêng, trong một số tài liệu trước đây viết Bù Jamap, trong giới hạn tìm hiểu, người viết chưa đủ cơ sở để giải thích ý nghĩa của từ “Gia Mập”.
Lộc Ninh
Sách Từ điển Ðịa danh Hành chính Nam bộ (Nguyễn Ðình Tư, NXB Chính trị Quốc gia, xuất bản năm 2008, trang 622) có ghi từ Lộc Ninh, đấy là: “là tổng thuộc huyện Bình An, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa triều Thiệu Trị, Tự Đức” như vậy, tên gọi Lộc Ninh đã có từ thời triều Thiệu Trị, Tự Đức.
Tổng hợp: SGT Group.
Tài liệu tham khảo:
- baotangbinhphuoc.org.vn
- Lưu Ty (1972). Non nước Phước Long, trang 21
- chonthanh.binhphuoc.gov.vn
- Trần Nhật Giáp
- baotangbinhphuoc.org.vn
- Lưu Ty (1972). Non nước Phước Long, trang 21
- chonthanh.binhphuoc.gov.vn
- Trần Nhật Giáp