370 lượt xem

Nguồn gốc tên gọi một số địa danh ở Đắk Lắk

Buôn Đôn
Buôn Đôn là tên huyện mới đặt khi thành lập huyện mới, còn Bản Đôn cũ theo tên gọi tiếng Lào ngày xưa (sắc dân Lào chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của Sông Serepôk.


Đá voi cha – đá voi mẹ
Theo người dân trong vùng thì không ai biết chính xác Đá Voi có từ bao giờ. họ chỉ được nghe tổ tiên từ đời trước truyền lại rằng hai hòn đá này bỗng dưng không còn ở vị trí mà người ta đã từng nhìn thấy trước đây và cho đến bây giờ vẫn chưa có lời giải thích cho sự dịch chuyển kì lạ đó.

Theo như lời kể thì đá Voi Mẹ sau nhiều lần dịch chuyển đã tiến về sát chân núi. Còn đá Voi Cha ban đầu ở phía Bắc, hướng mặt ra hồ Lăk nhưng chỉ sau một đêm, người ta đã nhìn thấy nó nằm giữa một cánh đồng lúa mênh mông, cạnh đó vẫn còn hai mương nước dài được cho là đường đi của hòn đá. Người ta tin rằng hai hòn đá này dịch chuyển để tiến lại gần nhau. Người dân trong vùng còn tin rằng hòn đá voi có khả năng chuyển mình từ thể lỏng sang thể rắn.



Thác Đray Sáp
Hay Thác Dray Sap là thác trên dòng Serepôk. Thác Đray Sáp còn có tên gọi nữa là thác Chồng. Theo tiếng Ê Đê, Dray Sap có nghĩa là "thác khói" (dray: thác, sap: Khói), bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là như màu sương khói.



Buôn AKô Đhông
Hay còn gọi là buôn Cô thôn của làng Ma Rin – một buôn làng của người Ê Đê. “Ako” tiếng Ê Đê có nghĩa là đầu nguồn, “Dhong” là lũng. Buôn Ako Dhong cũng có nghĩa là lũng đầu nguồn của con suối Ea Nhôn, có nghĩa là buôn giàu có, còn được gọi là “buôn nhà ngói”.
Người Kinh láy sang Buôn Cô Thôn để dễ gọi nhưng thật ra tên gọi gốc của buôn làng là Ako Dhong. Lý do bởi vì nơi đây là điểm bắt nguồn của nhiều con suối như Như Ea giang, Ea Dung, Ea Ding, Ea Pủi, Thun M’nung và đặc biệt có cả con suối lớn nhất ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl.



Ea Đăh và Ea Puč
Chuyện kể rằng: Ngày xưa tại một buôn làng Êđê có chàng trai tên là Đăm Ji, tướng mạo phi thường, chân tay chàng rắn chắc như đá. Đăm Ji giỏi nghề săn bắn, mỗi nhát kiếm của chàng vun ra là muôn thú phải khiếp sợ, nhưng tính chàng lại rất nóng nảy, hung hăng, nếu ai làm trái ý của chàng lập tức chàng thẳng tay trừng trị người đó, nên dù rất tài giỏi nhưng chàng Đăm Ji không được mọi người nể phục, ngược lại người em ruột của chàng lại hiền lành, tốt bụng nên được mọi người yêu thương và quý trọng.

Một hôm hai anh em Đăm Ji vào rừng săn thú, chưa săn được con thú nào mà cái miệng lại khát nước, trong rừng không có giọt nước để uống. Trong lúc tuyệt vọng vì khát, đang cầm cây kiếm trên tay chàng Đăm Ji nổi nóng liền vung một nhát xuống đất, nhát kiếm vừa đâm xuống đất bỏng trời đất rung chuyển và một dòng suối hiện ra trước mặt, chàng hét to vui sướng vì đã có nước cứu được cơn khát. Chàng đưa tay vung một mạch bảy nhát kiếm nữa xuống đất, thế rồi ở cách dòng suối không xa tự nhiên đá lở, rất rung, muôn thủ hoảng loạn, chàng liền tới nơi xem thấy hiện ra trước mặt một dòng suối nữa. từ đó trong khu rừng mà chàng trai hay đến săn có hai dòng suối, suối phía Tây được mọi người đặt tên Ea Đăh và suối phía Đông được mọi người đặt tên Ea Puč.

 
Tổng hợp: SGT Group.

Tài liệu tham khảo:
- Theo buondon.daklak.gov.vn
- Theo baogialai.com.vn
- Theo vntrip.vn
- Theo daklak.gov.vn