455 lượt xem

Nơi thờ xá lợi tóc của Đức Phật ở đâu?

Nơi thờ xá lợi tóc của Đức Phật ở đâu?

Ở Myanmar, chùa Shwemawdaw có một bảo tháp cao 114 m – đây là ngôi bảo tháp cao nhất xứ này để lưu giữ xá lợi tóc của Đức Phật.

Ngôi chùa dát gần trăm tấn vàng, hàng ngàn viên kim cương và hồng ngọc.

Đến với đất nước Myanmar, chúng ta sẽ được khám phá rất nhiều ngôi chùa cổ kính, kiến trúc độc đáo. Đến với mỗi công trình kiến trúc kỳ vĩ, quý Phật tử sẽ biết được những điều bí ẩn, thú vị ẩn sau. Đặc biệt nhất là chùa Shwedagon - ngôi chùa được xem là biểu tượng của đất nước Myanmar, là kiệt tác kiệt trúc có một không hai.
 

Chùa Shwedagon hiện đang lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với tín đồ Phật giáo.
Nguồn: Sưu tập

Chùa Shwedagon hiện đang lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với tín đồ Phật giáo. Đó là gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.

Theo ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa Shwedagon đã có từ trước khi Phật qua đời, nghĩa là vào khoảng thời gian 2.500 năm về trước. Tuy nhiên, đứng trên lập trường của khoa học, các nhà khảo cổ học cho rằng ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ thứ 10. 

Theo truyền thống Phật giáo Myanmar, Trapusa và Bahalika là 2 anh em thương gia đến buôn bán ở Balkh (nay thuộc Afghanistan), trên đường quay về họ đã được gặp Phật Thích Ca Mâu Ni. Họ đã dâng cúng đồ ăn và được Phật thu nhận làm 2 cư sĩ đệ tử đầu tiên, đồng thời ban cho 8 xá lợi tóc. Khi trở về, họ đến Myanmar và được vua Okkalapa giúp dỡ tìm ra Đồi Singuttara, gần kinh thành Pokkharavati để xây bảo tháp thờ phụng 8 sợi tóc. Nơi này về sau chính là Chùa Shwedagon.
 

Ngôi chùa Shwedagon được coi là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, của bản sắc quốc gia. Ảnh: Internet.

Ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học

Chùa Shwedagon xuất hiện trong văn bản lịch sử từ năm 1485, khi truyền thống dát vàng các tháp Phật hình thành. Thành viên hoàng gia thường cúng số lượng vàng bằng hoặc gấp nhiều lần cân nặng của mình để làm lá vàng dát lên tháp. Sau nhiều thế kỉ, chùa Shwedagon đã trải qua những giai đoạn khó khăn. Nơi này đã phải hứng chịu các trận động đất, xâm lược, cướp bóc, và một trận hỏa hoạn vào năm 1931 đã thiêu cháy nhiều di tích cổ. Từng thảm họa qua đi đều để lại thiệt hại lớn cho ngôi chùa, nhưng Shwedagon vẫn kiên cường đứng vững và dần dần được cải tạo. 
Ngôi chùa Shwedagon được coi là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, của bản sắc quốc gia. Đây là nơi diễn ra các hoạt động chính trị trong quá trình giành độc lập của Myanmar.

Nguồn: Phatgiao.org.vn