695 lượt xem

Phật Kim Cương Trì - Kỳ 1

Phật Kim Cương Trì
 

Nguồn: Sưu tập

Phật Kim cương trì – Vajradhara

Vajradhara nghĩa đen là bậc trì giữ kim cương. Đức Phật Kim Cương Trì Vajradhara là Đức Phật nguyên thủy, hiện thân của tất cả chư Phật trong ba đời và là tinh túy của tam thân – thân của chư Phật. Đức Phật Kim Cương Trì cũng biểu trưng cho Pháp thân Phật và khía cạnh tuyệt đối của sự giác ngộ.

Phật Vajradhara là sự biểu lộ cao nhất của giác ngộ, sự đại diện thấy được của Pháp thân. Nghĩa đen của “Vajra” là kim cương, nhất là trong phương diện cứng chắc không thể bể nát của nó. Trong nghĩa cao hơn, Vajra để chỉ bản tánh nội tại của giác ngộ – sự hợp nhất bất khả hoại và bất khả phân của trí huệ siêu việt và lòng bi vô hạn, cũng như lạc tối thượng và tánh không tối hậu.

Là sức mạnh vũ trụ tối cao khởi từ cõi giới Pháp thân, Vajradhara tượng trưng sức mạnh hợp nhất tối thượng và nguồn bi mở khắp. Trong Vajradhara mọi hình tướng Báo thân, mọi phẩm tính và công năng của chúng được thống nhất. Từ đó Vajradhara được diễn tả là sự thống nhiếp toàn khắp của mọi thuộc tính của giác ngộ.
 


Đức Phật Kim Cương Trì Vajradhara
Nguồn: Sưu tập

Ngài là hiện thân của sự tinh túy siêu việt của Phật tính với tay phải trì giữ chày Kim cương (biểu thị phương tiện), tay trái của Ngài giữ linh (biểu hiện trí tuệ). Hai tay bắt chéo trước ngực, Kim cương trì là sự đại diện tuyệt đối của Bất nhị và tánh Không đó là Mahamudha (Đại ấn), sự hợp nhất vĩ đại – sự chứng thực tuyệt đối. Đây là mục đích tối thượng mà tất cả các hành giả đều tinh tiến nỗ lực vươn tới.

Trong Truyền thống Mới, Ngài là Đức Phật nguyên thuỷ, nguồn mạch của mọi tantra. Trong Truyền thống Cũ, Vajradhara tượng trưng cho nguyên lý của vị Thầy như bậc trì giữ giác ngộ của giáo lý Kim Cương Thừa.

Trong mật thừa, Đức Phật Kim Cương Trì là tâm điểm của dòng truyền thừa Kagyu bởi vì tổ của dòng là Đức Tilopa đón nhận trực tiếp giáo pháp Kim Cương Thừa từ Đức Kim Cương Trì, đức Báo thân Phật. Trong dòng Nyingma, Đức Kim Cương Trì được coi là bất khả phân với Đức Liên Hoa Sanh. Trong hiển thừa, ngài chính là vị cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật đã giúp Phật Thích Ca dạy dỗ các đại đệ tử và bồ tát 2500 năm trước.
 

Phật Kim cương trì Vajradhara
Tượng Kim Cương Trì của Trung Hoa vào thế kỷ thứ 18
Nguồn: Sưu tập

Kim Cương Trì là một vị Bồ Tát Mật Tông – tên tiếng Phạn Vajradhara – hay Đức Phật nguyên thủy là tinh túy của Tam Thân, hóa thân của ba đời chư Phật. Vajradhara là biểu trưng Pháp Thân Phật, vì vậy cũng chính là biểu trưng sự chứng ngộ tuyệt đối. Trong Tạng Mật – Kim Cương trì xuất hiện trong hầu hết trong các tác phẩm điêu khắc và hội họa của Phật Giáo Tạng truyền với nhiều hình dáng và ứng thân khác nhau.

Thân thế và nhân dáng
 

Phật Kim cương trì Vajradhara
Kim Cương Trì trong một bức bích họa
Nguồn: Sưu tập

Đức Phật Vajradhara là hóa thân chân thực của tinh túy vô thượng Phật quả. Hai tay Ngài bắt chéo trước ngực, tay phải cầm chày kim cương hay kim cương chử (Phạt Chiết La – tượng trưng phương tiện), tay trái cầm chuông (Kim Cương Linh – tượng trưng trí tuệ). Vajradhara biểu trưng hữu không bất nhị cùng cứu kính bất nhị cũng chính là Đại Hợp nhất Mahamudra. Kim Cương Trì biểu thị trí lực kiên nghị của Bồ Tát ở Kim Cương bộ hàng phục ác ma. Kim Cương Chử cũng tượng trưng cho trí tuệ bền sắc như Kim Cương của Như Lai.

Kim Cương Trì trong các hóa thân

Kim Cương Trì là Đức Phật nguyên thuỷ, Kim Cương Trì là nguồn mạch của mọi tantra trong truyền thuyết mới. Ngược lại – trong truyền thuyết cũ, Vajradhara tượng trưng cho nguyên lý của vị Thầy như bậc trì giữ giác ngộ của giáo lý Kim Cương Thừa.Trong Phật Giáo Mật thừa, Đức Phật Kim Cương Trì là vị thần tối cao của dòng truyền thừa Kagyu bởi vì yếu tổ của dòng là Đức Tilopa đón nhận trực tiếp giáo pháp Kim Cương Thừa từ Đức Kim Cương Trì, đức Báo thân Phật. Trong dòng Nyingma, Đức Kim Cương Trì được coi là bất khả phân với Đức Liên Hoa Sanh. Trong hiển thừa, ngài chính là vị cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật đã giúp Phật Thích Ca dạy dỗ các đại đệ tử và Bồ Tát 2500 năm trước.

Kim cương trì diễn tả sức mạnh vũ trụ tối cao xuất phát từ cõi giới Pháp thân, Vajradhara tượng trưng sức mạnh hợp nhất tối cao và long từ bi. Ở Kim Cương Trì – một vị thể hiện hết mọi hình tướng của Báo thân, mọi phẩm chất và công năng được thống nhất. Từ đó Vajradhara được diễn tả là sự thống nhất của mọi thuộc tính giác ngộ.

Giới thiệu tóm lược về đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3

Đức Như Lai H.H.Dorje Chang Wan Ko Yeshe Norbu đời thứ 3 chính là đức Phật Kim Cương Trì, nghĩa là “vị lãnh đạo các bậc Kim cương”. Ngài là hóa thân hoàn hảo của đức Phật Kim Cương Trì, vị Phật báo thân nguyên thủy. Danh hiệu viết tắt của Ngài là H.H. Dorje Chang Buddha III – Đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3. (Trên thế giới này, Ngài còn được gọi một cách cung kính là Bậc Thầy Wan Ko Yee). Những thành tựu của Đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 là cao nhất trên thế giới. Không có vị thánh nhân nào trong đạo Phật có thể sánh với Ngài khi thể hiện những minh chứng thực tiễn về trí huệ và mức độ chứng ngộ mà Ngài đã đạt được thông qua sự thông tuệ Hiển và Mật thừa và sự làm chủ Ngũ Minh.

Các tiêu chuẩn mà  chư Phật thiết lập để đo lường sự  thành tựu của một vị chứng ngộ trong Phật pháp chính là mức độ thông tuệ trong Hiển thừa và Mật thừa và mức độ làm chủ của Ngũ Minh của vị đó. Trong lịch sử Phật giáo cho đến nay, chỉ có đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 mới thể hiện được toàn bộ và hoàn hảo Ngũ Minh. Ngài thực sự đã thị hiện cho tất cả, lần lượt những thành tựu về trí huệ sâu rộng của Ngài về Hiển thừa và Mật thừa cũng như sự làm chủ hoàn hảo ngũ Minh, như đã đặt ra bởi chư Phật. Ngài, vị cổ Phật, bậc thánh nhân đầu tiên trong lịch sử đã thị hiện sự chứng ngộ hoàn hảo và cao tột đó! Những minh chứng cụ thể hơn về những thành tựu của riêng Ngài đã được đề cập tại 30 chủ đề chính trong cuốn sách: Đức Phật Kim Cương Trì 3 – Một kho tàng quý báu của Phật pháp đích thực ( H.H. Dorje Chang Buddha III —A Treasury of True Buddha-Dharma.)

Đương nhiên, việc sắp xếp những thành tựu của Ngài vào 30 nhóm chính chỉ là vấn đề về hình thức. Trên thực tế, những thành tựu đề cập trong cuốn sách vượt xa 30 loại trên. Ví dụ, riêng nhóm Công Xảo Minh đã gồm 3 nhánh chính là: nhiếp ảnh, đồ họa 3 chiều và mỹ thuật trên gương kính. Tuy nhiên, Đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 đã tập hợp các nhóm này lại trở thành 1 nhóm chính, từ đó, giảm bớt được số lượng nhóm chính xuống còn 30. Trên thực tế, làm sao 30 nhóm chính đó có thể chứa đựng nổi những thành tựu của Ngài? Những thành tựu này thể hiện trí huệ của Phật pháp là vô hạn. Riêng thành tựu về Nội minh đã gồm sự chứng ngộ sự thật không giới hạn của Pháp có điều kiện và Pháp không điều kiện trong vũ trụ và sự làm chủ Tam tạng kinh điển và Mật điển.
 

tượng Đức Phật Kim Cương Trì Vajradhara
Nguồn: Sưu tập


30 nhóm chính được liệt kê trong cuốn sách gồm:
 
  1. Những lời chứng thực & chúc mừng;
 
  1. Đức hạnh của đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 và những sự kiện linh thánh;
 
  1. Sự chứng ngộ linh thiêng của Đấng Như Lai tối thượng
 
  1. Phật pháp tối thượng và sâu sắc khó gặp kể từ hàng triệu kiếp.
 
  1. Câu đối
 
  1. Thư Pháp
 
  1. Điêu khắc đá
 
  1. Thơ ca cổ điển
 
  1. Châm cứu Kim Cương tiêu diệt bệnh tật.
 
  1. Làm khỏi bệnh.
 
  1. Thuốc và sản phẩm chăn sóc sức khỏe
 
  1. Điêu khắc nhiều màu
 
  1. Tấm chạm khắc ngọc quý
 
  1. Châm ngôn triết lý về các vấn đề thế gian
 
  1. Thơ và văn xuôi cổ điển hiện đại
 
  1. Tác phẩm học thuật
 
  1. Tác phẩm chạm khắc trang trí thủ công.
 
  1. Sự tinh thông về âm thanh
 
  1. Tác phẩm điêu khắc chứa sương bí ẩn
 
  1. Làm những cây khô trở nên cổ kính
 
  1. Mỹ thuật Trung Hoa
 
  1. Mỹ thuật phương Tây
 
  1. Khung mỹ thuật
 
  1. Thiết kế hình ảnh Phật
 
  1. Hoa văn trên đá.
 
  1. Tác phẩm trang trí treo tường.
 
  1. Những công trình kiến trúc và thắng cảnh
 
  1. Trà
 
  1. Nghệ thuật công nghệ
 
  1. Cứu giúp chúng sanh bằng cách giải phóng họ.

Trong nhóm chính thứ  tư về “Phật pháp tối thượng và sâu sắc khó gặp kể từ hàng triệu kiếp qua, Ngài đã giảng hơn 2000 bài giảng về Phật pháp. Những Giáo lý này rộng và sâu tựa như đại dương. Kể từ xa xưa đến nay, ngoài Giáo Pháp của đức Phật Thích Ca Mầu Ni trong cõi giới này, không có bậc Thánh nhân nào đạt thành tựu về nhiều mặt như đức Phật Kim Cương Trì 3 đã làm được. Hơn nữa, mỗi thành tựu của Ngài đều đạt cấp độ tuyệt đỉnh.

Chúng ta đi đến hiểu rằng, câu “sự thông tuệ sâu sắc trong ngũ  minh chính và ngũ minh phụ” thực sự chỉ là những lời sáo rỗng khi khá nhiều “nhân vật” tự nói rằng mình có khả năng này. Bởi vì thực sự họ không thể nào phô diễn những kỹ năng thực sự. Họ thậm chí còn không thể mang tới một văn bản hay bức ảnh nào để đánh giá. Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn, khi những người này còn không thể theo kịp các nghệ nhân và chuyên gia trong xã hội. Làm sao họ có thể được coi là thông tuệ sâu sắc ngũ minh chính và ngũ minh phụ được? Làm sao họ có thể thể hiện sự thông tuệ về Phật giáo Mật thừa và Hiển thừa cũng như sự làm chủ Ngũ Minh như chư Phật đã nói về nó? Có thể nói rằng, cuốn A Treasury of True Buddha-Dharma là một cuốn sách về đạo Phật quý giá và chưa từng có, thể hiện sự chứng ngộ Phật pháp hơn bất kỳ cuốn sách nào trong lịch sử (đạo Phật). Khi nhìn thấy  bản thảo đầu tiên của cuốn A Treasury of True Buddha-Dharma, các vị lãnh đạo Phật giáo tối cao trên thế giới, vốn là hóa thân của các vị Phật hoặc Bồ tát, đã thực sự ngạc nhiên. Ngay lập tức, các Ngài tìm hiểu sự thật đằng sau cuốn sách này theo đúng với giáo pháp. Áp dụng những pháp hành Mật thừa liên quan đến việc chứng thực thân thế của một vị nào, các Ngài đã thâm nhập sâu vào pháp giới, áp dụng cái nhìn siêu nhiên và nhìn thấy nguồn gốc của sự thật. Ngay sau đó, các Ngài đã phát hành các tài liệu chứng thực riêng theo quy định, công bố rằng Đức Phật Kim Cương Trì 3 cao quý H.H. Wan Ko Yeshe Norbu chính là hóa thân của vị cổ Phật tối cao, và Ngài sở hữu sự thông tuệ chưa từng có về Phật giáoHiển thừa, Mật thừa và sự làm chủ hoàn toàn Ngũ Minh!

Tuy nhiên, điều làm chúng tôi ngạc nhiên khi Đức Phật Kim Cương Trì cho rằng, điều quan trọng không phải Ngài là hóa thân của vị  nào mà là việc giúp chúng sinh hiểu được nội dung “Thế nào là Tu tập?”. “Một hóa thân quan trọng là một người tu dưỡng đúng với giáo Pháp “Thế nào là Tu tập?”. Món quà thực sự mà ta ban cho các con chính là Phật pháp. Nếu các con có thể thực hành theo Giáo Pháp này và thực sự thấm nhuần một cách sâu sắc, ánh sáng sẽ ngập tràn khắp nơi, thế giới sẽ hòa bình và chúng sinh trở nên hạnh phúc mãi mãi, hưởng quả lành không giới hạn và đạt trọn vẹn phước báu và sự thông tuệ 

Tạm thời chúng tôi  đặt sang một bên 30 loại thành tựu chính này. Còn có  một bằng chứng chứng minh đức Phật Kim Cương Trì  đời thứ  3 là vị thánh nhân tối cao. Trong nhiều dịp trong giai đoạn 1995-2000, khi đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 truyền bá Giáo Pháp, Ngài bộc bạch một cách cởi mở rằng « Nếu ai hỏi ta một câu hỏi liên quan đến bất kỳ điều gì trong vũ trụ mà ta không thể trả lời được hoặc trả lời không đúng, ta không xứng đáng để truyền bá Phật pháp cho chúng sinh. Ta sẽ dành 5 năm để mọi người hỏi bất kỳ câu hỏi nào. Lời nguyện trong 5 năm này là sự thể hiện của Pháp. Sau thời gian này, ta sẽ không giữ lời nguyện này lâu hơn nữa”. Đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 đã nói lời nguyện này một cách cởi mở nhiều lần,  như đã ghi lại trên băng.

Năm năm đó đã trôi qua khá lâu. Nhiều người đã đặt vô số các câu hỏi tới Ngài. Bất kỳ những câu hỏi gì liên quan đến Phật pháp hoặc vấn đề thế tục, người hỏi đều nhận được câu trả lời chính xác và đáng hài lòng. Không một câu hỏi nào làm bối rối đức Phật. Trong những bản ghi âm những Giáo pháp truyền khẩu bởi đức Phật, chúng tôi thường nghe lời tuyên bố cởi mở này của Ngài, những câu hỏi đặt ra và câu trả lời đáp lại. Ngài không chỉ trả lời câu hỏi được đặt bởi người Châu Á, mà còn trả lời liên tiếp các câu hỏi của người phương Tây. Một ví dụ xảy ra ở St. Louis, Bang Missouri. Sau khi chủ tịch Liên đoàn các trường trung học và đại học Mỹ nghe ứng khẩu của Đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 trước những câu hỏi được đặt ra bởi các chủ nhiệm khoa, hiệu trưởng, giáo sư và tiến sĩ tại các trường trung và đại học, ông thực sự xúc động, tự tát má mình trước mặt nhiều người tham dự. Ông phát biểu một cách hào hứng rằng ông đã sống trong ảo tưởng bao nhiêu năm trời và nghe được những lời giải đáp của đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 thật sự làm lợi cho ông một cách sâu sắc.

Vũ trụ rộng lớn vô biên, không khởi đầu, không kết thúc, không giới hạn. Phải là một người thế nào mới có thể nói rằng “Không có một câu hỏi nào trong vũ trụ mà ta không thể trả lời?” Hơn nữa, đức Phật của chúng ta lại thề nguyện một cách cởi mở rằng, Ngài sẽ dành ra cho cả những bậc thánh nhân lẫn người thường 5 năm để đặt bất kỳ một câu hỏi nào tới Ngài. Một người thế nào mới có thể đạt được trình độ chứng ngộ và thành tựu cao đến vậy? Làm thế nào để một người bình thường lại có thể có sự toàn tri đến vậy? Hơn nữa, đây không phải là một sự bịa đặt. Sự thực không thể phủ nhận này minh chứng rằng sự chứng ngộ của đức Phật, vào thời điểm đó gọi là Bậc thầy Wan Ko Yee, không có gì mà Ngài không hiểu. Làm sao người đó lại là một bậc thánh nhân thông thường được? Người đó không thể đơn thuần là một bậc Bồ tát bình thường. Điều này đã từng là một bí ẩn trong một thời gian dài.

Rốt cục, ai là bậc thánh nhân với đức hạnh cao quý này vậy? Phải chăng Ngài đến từ cõi trời hay từ đất Phật? Đức Phật Kim Cương trì đời thứ 3 luôn giải đáp các câu hỏi trên bằng câu trả lời Ngài là người bình thường. Hơn nữa, Ngài không bao giờ tiết lộ cho bất kỳ ai về thân thế của Ngài trong kiếp trước. Ngài thường nói rõ ràng về niềm tin xác quyết của Ngài vào nhân quả và thường truyền bá giáo pháp Chân Như. Ngài thường nói Ngài là người phục vụ chúng sinh và Ngài là một hành giả bình thường. Nhưng chúng tôi có thể thấy từ những thành tựu rất chân thực rằng không có ai trong thế giới này có khả năng đạt được thậm chí một nửa những thành tựu của Ngài Kim Cương Trì đời thứ 3 đã thị hiện trước mắt chúng tôi. Nếu bất kỳ ai nghi ngờ điều này, có một giải pháp khá đơn giản. chúng tôi khuyến khích bất cứ ai xung phong và phá kỷ lục này của Ngài. Nếu bất kỳ ai đạt được những thành tựu như của Ngài chỉ trong 15 loại chính, khi đó, chúng tôi tin rằng người đó cũng là Phật hóa thân đến với thế giới này.

Tất cả mọi người đều biết rằng, những khả năng của người thường không thể vượt qua bậc thánh nhân, như những bậc cao tăng lỗi lạc, đạo sư vĩ đại hoặc những hành giả đạo hạnh tuyệt vời. Làm sao một hành giả bình thường lại có thể có sự thông tuệ Phật giáo Hiển thừa và Mật thừa, làm chủ hoàn hảo Ngũ Minh và sở hữu trí huệ vĩ đại ? Trái lại, làm sao mà một người không hiểu thấu Phật giáo Hiển và Mật thừa, không làm chủ được Ngũ Minh hoặc thậm chí còn không hiểu nổi một minh và trí huệ thấp kém lại có thể là một vị Phật hay Bồ tát ? Làm sao Phật pháp của chư Phật có thể phân loại những người đã chứng ngộ như là những kẻ khờ khạo và những kẻ chưa chứng ngộ thông thường lại là những bậc nắm giữ trí huệ tối hậu ? Sự thật trong Giáo lý của chư Phật là cấp độ chứng ngộ và đức hạnh càng cao thì sự thể hiện trí huệ càng cao. Chư Phật được đặt tên là chư Phật bởi trí huệ của các Ngài cao đến nỗi đạt được tầm mức chứng ngộ mà tại đó, không có điều gì là các Ngài không làm được. Điều này chúng ta, những người bình thường cũng có thể hiểu được. Vậy làm sao những vị thánh nhân linh thiêng ấy lại cần phải đắn đo với những vấn đề như vậy ? Thật nực cười nếu bất kỳ vị thánh nhân nào lại phải cân nhắc nghĩ suy trước những vấn đề như vậy. Làm sao những người như vậy lại được gọi là thánh nhân cơ chứ ?

Những tác phẩm điêu khắc nhiều màu kỳ diệu của đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 là những vật linh thiêng không thể bị sao lại bởi bất kỳ người nào khác trên thế gian này.  Nhưng hãy nghĩ đến điều khác. Liệu đức Phật Thích Ca Mầu Ni có thể  tạo ra những tác phẩm điêu khắc như vậy không ? Không có gì mà chư Phật lại không làm được. Đương nhiên, đây chỉ là một vấn đề rất nhỏ đối với chư Phật. Liệu Bồ tát Quan Âm hoặc Bồ tát Văn Thù có thể tạo ra những tác phẩm này không ? Đương nhiên, đối với họ, điều này chẳng có gì khó khăn. Bạn không thể không nhìn nhận trí huệ của chư Phật và các Đại Bồ tát bằng việc nói rằng, các vị không thể thành tựu một việc nhỏ như vậy. Nếu một ai đó thiếu thậm chí chỉ một phần nhỏ như vậy của sự chứng ngộ, làm sao người đó lại có thể được coi là hóa thân của chư Phật, Quán Âm, Văn Thù hoặc Phổ Hiền đại Bồ tát? Liệu chúng ta có thể chấp nhận rằng chư Phật và chư Đại Bồ tát không thể tạo ra những tác phẩm như vậy ? Ngược lại, chắc chắn chúng ta không thể nói rằng sự chứng ngộ và trí huệ của những người đã sáng tạo ra những các phẩm điêu khắc trên ở mức thấp, trong khi sự chứng ngộ và trí huệ của những ai không thể tạo ra những tác phẩm trên là ở mức cao. Chúng tôi lấy ví dụ về một tảng đá. Chúng ta không thể nói rằng những người nâng được tảng đá đó lên là có thể lực yếu, trong khi những người không thể nâng tảng đá đó lên lại có thể lực khỏe mạnh. Vấn đề trên và ví dụ này cùng một cách lý luận như nhau.

Mặc dù điều này là một chuỗi lý luận, vậy rốt cục, ai đã giáng lâm xuống thế gian này và hóa hiện thành Bậc Thầy H.H. Master Wan Ko Yee ? Làm thế nào mà không có bất cứ câu hỏi nào mà Ngài lại không thể trả lời được ? Làm sao mà không có vấn đề gì mà Ngài lại không hiểu thấu ? Làm sao mà Ngài lại có thể chứng đắc được nhiều thành tựu tột đỉnh đến vậy ? Làm sao mà không một ai khác có thể sao chép lại chỉ một vài tác phẩm nhỏ mà Ngài đã tạo ra ? Câu trả lời cho từng ấy câu hỏi tưởng như đã là một bí ẩn không bao giờ có lời giải đáp.

Thời gian chậm chạp trôi qua, những câu hỏi trên vẫn chưa thể được trả  lời. Khi đó, các bậc thánh tăng và các Pháp vương mà mức độ chứng ngộ của các Ngài ở cấp cao nhất trên toàn thế giới đã đọc cuốn A Treasury of True Buddha-Dharma. Cuốn sách này thực sự đã đem lại niềm cảm hứng lớn lao và các Ngài đã truyền cuốn sách cho những bậc thánh tăng và pháp vương cao cấp nhất để đọc. Những bậc thánh nhân đạo hạnh lỗi lạc ấy, vốn là hóa thân của chư Phật và Bồ tát, đã nhập vào trạng thái sâu sắc về giác quan siêu nhiên bằng thiền định hoặc thực hành Pháp. Các Ngài, liền sau đó, đã thông cáo về thân thế của Đức H.H Wan Ko Yeshe Norbu, vị từ lâu đã được công nhận bởi Đại Pháp vương H.H. Zunsheng (hóa hiện của Đức Đại Nhật Như Lai), là đức Phật Kim Cương Trì. Bằng Pháp hành nghiêm ngặt và thiền định, những vị thánh tăng này đã thâm nhập sâu vào Pháp giới và thực sự nhìn thấy cội nguồn đích thực.

Kết quả mà các Ngài nhận được về vị Thánh Tăng tôn quý  và đức hạnh vĩ đại này chính là hóa thân lần thứ hai của Ngài Duy Ma Cật và hóa thân lần thứ ba của Đức Phật Kim Cương Trì. Họ đã ban hành những chứng thực theo đúng quy ước trong đạo Phật trong đó họ chứng nhận bậc Thầy H.H. Wan Ko Yee chính là hóa thân đời thứ 3 của đức Phật Kim Cương Trì – Vị cổ Phật tối cao của cả Hiển Thừa, Mật thừa, Đại Thừa, Nguyên Thủy, và Phật giáo Kim Cương Thừa ; vị Thầy của Ngũ bộ Phật tại ngũ phương ; và cũng là vị Thầy của đấng đại Bồ tát Kim Cương Tát Đỏa. Điều này có nghĩa là, các Ngài đã thừa nhận rằng bậc Thầy H.H. Wan Ko Yee chính là đức Như Lai Wan Ko Yeshe Norbu, vị lãnh đạo vĩ đại nhất của đạo Phật trong toàn thể Pháp giới hiện nay! Bởi vì đức Ngài là hiện thân toàn diện, hoàn hảo, đích thực và trực tiếp về thân, khẩu, ý của đức Phật Kim Cương Trì. Ngài khác với hàng trăm triệu các vị Phật sống và các chư Bồ tát đã hóa hiện trên thế giới này. Bởi vì các vị Phật sống và các chư Bồ tát chỉ là hóa thân một phần của một vị Phật hoặc Bồ tát. Do đó, họ chỉ đại diện một phần sức mạnh về thân, khẩu, ý của vị Phật hoặc Bồ tát đó. Điều này giải thích tại sao, không có bậc thánh nhân nào trên thế giới hiện nay có thể thể hiện sự thông tuệ toàn hảo về cả Phật giáo Hiển thừa và Mật thừa và sự làm chủ hoàn toàn Ngũ Minh.

Những bậc thánh tăng xuất chúng và các vị Pháp vương này đã viết những lời ca ngợi đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 như là bậc Thánh nhân vĩ đại và cao quý nhất, là bậc toàn tri tôn quý duy nhất trong lịch sử Phật giáo đã thực sự phô diễn lần lượt những thành tựu trong ngũ Minh trước chúng sinh. Như đức Đại Pháp Vương Zunsheng tuyên bố chính thức rằng sự chứng ngộ của bất cứ vị cao tăng lỗi lạc hoặc bậc phạm hạnh nào trên thế gian này đều không thể sánh được với sự chứng ngộ của đấng Như Lai thiêng liêng Wan Ko Yeshe Norbu. Ngài còn đưa ra lời tuyên thệ về sự thật : « Nếu bất chúng sinh hoặc bậc thánh nhân nào có thể sao chép lại những kho tàng điêu khắc bí ẩn được tạo bởi đức H.H. Wan Ko Yeshe Norbu, khi đó những tuyên thệ chính thức của đức Đại Pháp Vương Zunsheng sẽ bị coi là lừa dối chúng sinh » (Kho tàng điêu khắc bí ẩn là “Những sắc màu quyến rũ của sự bí ẩn tột bực,” “Những tảng đá sương khói bí ẩn” và một số công trình điêu khắc Yun khác  với những tên gọi cụ thể.)

Còn tiếp...


Nguồn: phattuvietnam.org