377 lượt xem

Phật Kim Cương Trì - Kỳ 2

Theo trật tự hệ  thống và các quy định của Phật giáo trên thế  giới này chỉ có 2 đấng Tôn quý mà sự  tuyên Pháp của các Ngài có thể được gọi là  « kinh». Một trong số hai Ngài là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vị còn lại là bậc Thánh nhân, cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật. Ngoài ra, mọi thuyết giảng Pháp của các bậc thánh nhân khác chỉ được gọi là Luận, thay vì được gọi là Kinh. Điều này đúng cho bất kỳ cấp độ Bồ tát dù có vĩ đại đến đâu.

Một số người nói rằng Tổ Huệ Năng đã truyền bá Pháp Bảo Đàn Kinh. Trên thực tế, đây là do thế nhân không hiểu hệ thống và các quy định trong Phật giáo. Hệ quả là, từ « kinh » chỉ được dùng để ca ngợi một cách thái quá dành cho Ngài Huệ Năng. Ví dụ, Bồ tát Di Lặc là vị Phật tiếp theo, người sẽ dẫn dắt Pháp hội Long Hoa. Tầm cấp của Bồ tát Di Lặc cao hơn rất nhiều so với Ngài Huệ Năng. Tuy nhiên, sự giảng Pháp của Ngài Di Lặc cũng không thể được gọi là Kinh. Chúng chỉ được chấp nhận là Luận. Một ví dụ nữa là bộ Luận về Duy thức Du già (Luận về các giai đoạn thực hành thiền định).

Bậc Thánh giả, cư  sĩ vĩ đại Duy Ma Cật đã giáng lâm trong cõi thế gian này trong thời đại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài là vị cổ Phật duy nhất hóa hiện thân cư sĩ để truyền bá Giáo pháp. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trực tiếp truyền dạy cho bốn dạng đệ tử. Trong số họ có 500 tỳ kheo khó dạy dỗ và không muốn phát Bồ đề tâm của Đại Thừa. Một phương tiện thiện xảo đã được dùng để giáo huấn tất cả các tăng sĩ và 8000 vị Bồ tát. Sau khi vị cổ Phật Kim Cương Trì truyền Pháp tại Diệu hỷ Quốc (Abhirati – World of Wonderful Joy), Ngài đã ứng duyên nghiệp bằng cách chuyển thế thành bậc Thánh giả, cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật để giúp đức Phật dạy dỗ tăng đoàn, các Bồ tát và các vị đệ tử khác. Mục tiêu để bảo vệ và phát huy Phật pháp được truyền bá bởi đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cấp độ chứng ngộ đạt được bởi đức Duy Ma Cật tương đương với mức chứng ngộ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, Ngài không muốn hóa thân dưới tướng trạng của một vị lãnh đạo tôn giáo trong cõi giới loài người, gây bè phái và tăng thêm sự vị kỷ của các hành giả.

Thấy rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni trở nên một vị Phật trong cõi giới loài người, bậc Thánh giả, cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật biết rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị Phật và lựa chọn trợ giúp Ngài bằng cách thị hiện dưới thân tướng của một vị Bồ tát. Như vậy, Ngài Duy Ma Cật đã hành động giống như cách của vị Cổ Phật Chính Pháp Minh Như Lai khi Ngài thị hiện dưới thân tướng của Bồ tát Quan Âm, cùng cách với Bồ Tát Văn Thù –  bậc thầy của 7 vị Phật đã từng làm. Tất cả những điều này chỉ để làm lợi cho chúng sinh. Nếu hai vị Phật cùng một cấp độ ngang nhau xuất hiện đồng thời, điều này sẽ gây ra sự chia rẽ thế gian và ngăn trở sự phát triển của Phật Pháp và sự cứu giúp chúng sinh. Thực tế, chư Phật không quan tâm vị nào sẽ xuất hiện và lãnh đạo Phật giáo. Các vị Phật xuất hiện trong bất kỳ thân tướng và cách thức nào có lợi cho chúng sinh nhất. Mọi điều được thực hiện chỉ để làm lợi ích chúng sinh dựa trên Tâm bồ đề.

Do đó, chúng sinh không có cách nào biết rằng rằng sự chứng đắc và  giác ngộ của bậc thánh giả, cư sĩ Duy Ma Cật cao đến mức nào cũng như việc Ngài chính là hóa thân của đức Phật Kim Cương Trì, vị Phật cổ đầu tiên, tồn tại trước cả đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, Giáo pháp của Ngài Duy Ma Cật được gọi là Kinh, giống như Giáo pháp của đức Phật. Giáo pháp của đức Duy Ma Cật không phải là Luận. Trong hệ thống Phật giáo, giáo pháp của Ngài được gọi là Vilmalakirti-nirdesa Sutra (Duy Ma Cật sở thuyết kinh). Kinh này đến với chúng sinh trong thời đại của đức Thích Ca truyền bá Giáo pháp. Đây là một bộ kinh rất quan trọng. Kinh Duy Ma Cật đã được nghiên cứu và sử dụng trong cả Phật giáo Đại thừa và Kim Cương Thừa.

Trong Pháp giới, đức Duy Ma Cật là hóa thân của đức Phật Kim Cương Trì. Bởi Ngài là hóa thân của vị Phật báo thân cổ xưa này, Trí tuệ, sự chứng ngộ và cấp độ giác ngộ của ngài cao hơn hết thảy toàn bộ các vị Bồ tát. Như lời kinh đã nói ở trên, Khi đức Phật Thích Ca nói Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, lãnh đạo một nhóm các tăng ni đi thăm hỏi sức khỏe của ngài Duy Ma Cật, Bồ tát Di Lặc đã bạch đức Thế Tôn rằng « Thưa đức Thế Tôn, con không xứng đáng viếng thăm và hỏi han sức khỏe của Ngài Duy Ma Cật» Nguyên nhân mà Bồ tát Di Lặc thưa với đức Phật rằng khi Ngài đang thuyết Pháp cho chúng sinh, bậc thánh giả, cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật đã làm Ngài bối rối và đã nhân từ chỉ dạy Ngài. Do đó, Bồ tát Di Lặc không dám viếng thăm Ngài Duy Ma Cật. Những vị Bồ tát còn lại đều chắc chắn rằng, vị thánh giả, cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật sở hữu trí huệ đặc biệt thâm sâu và rằng họ cảm thấy còn chưa xứng đáng lãnh trách nhiệm này. Các Ngài sợ rằng các Ngài sẽ trở nên bối rối và không muốn tới.

Do đó, cuối cùng, Bồ tát Văn Thù, người vốn là một bậc cổ Phật và thầy của 7 vị Phật đã dẫn đầu rất nhiều các vị bồ Tát, A La Hán, và 500 vị Tỳ kheo đến thăm bệnh đức Duy Ma Cật. Bậc Thánh giả, cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật đã dùng thần thông và trí huệ của mình để giúp đỡ Phật Thích Ca chỉ dạy các vị khách này. Một ví dụ nữa, khi đức Duy Ma Cật thị hiện sự chứng ngộ và năng lực siêu nhiên của một vị Phật bằng cách di chuyển toàn bộ các bậc Bồ Tát, A La Hán, và cõi Phật gồm Bất Động Phật từ cõi Diệu Hỷ Quốc đến thế gian này để mọi học trò Phật tử có thể nhìn thấy. Tất cả chư Bồ tát của cõi Diệu Hỷ Quốc đều nghĩ rằng, đức Phật Bất Động đã di chuyển cõi của Ngài và các vị Bồ tát tới cõi giới loài người. Vào lúc đó, đức Phật Bất Động có nói rằng « Ta không làm điều đó. Điều này được thực hiện bởi sức mạnh siêu nhiên của Ngài Duy Ma Cật » Vào lúc đó, mười bốn nghìn tỷ chúng sanh đã phát tâm thành tựu Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Chỉ có đức Phật Kim Cương Trì, vị cổ Phật đầy năng lực siêu nhiên mới có thể di chuyển vị Phật khác đến một cõi giới khác. Không một bậc Bồ tát nào, dù ở cấp độ cao tới đâu, có thể có mức độ chứng ngộ cao để làm được một việc kỳ diệu như vậy.

Trong Kinh, Phật Thích Ca ca ngợi đức Duy Ma Cật với những lời sau : « Ai cúng đường tới bậc thánh nhân này cần biết rằng, họ đang cúng dường tới chư Phật. Ai sao chép lại kinh này hoặc giữ chúng trong phòng, cần biết rằng, đức Như Lai đang tồn tại trong phòng đó ». Đức Phật đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng, bậc thánh giả, cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật chính là một vị Phật. Tại sao ngài Duy Ma Cật lại có thể có được cấp độ chứng đắc và giác ngộ cao đến vậy? Bởi vì Ngài Duy Ma Cật chính là đức Phật Kim Cương Trì, thầy của Ngũ Bộ Phật ngụ tại ngũ phương và là thầy của tất cả các vị Phật. Đức Phật Kim Cương trì hóa hiện như là vị cổ Phật Nhiên Đăng, vị Phật đã nhận đức Thích Ca là học trò. Ngài là vị Tổ tối cao, vị Phật cổ nhất và cũng là vị lãnh tụ lớn nhất của toàn bộ các truyền thống Hiển và Mật của Phật giáo. Do đó, đức hạnh, sự chứng ngộ và trí huệ của bậc thánh giả, cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật là không thể so sánh trên toàn thế giới. Toàn bộ 4 dạng học trò của Đức Phật, cho dù họ là tu sĩ hay cư sĩ, bao gồm cả các bậc Bồ tát, đã cung kính lắng nghe và thực hành theo giáo Pháp của đức Duy Ma Cật. Ngài đã giúp đức Phật Thích Ca khai trí 500 tỳ kheo và 8000 bồ tát để đạt được thành tựu trong Pháp.  Ngài cũng đã hướng dẫn và khai trí không biết bao nhiêu vị Đại Bồ Tát, những bậc đã thức tỉnh tâm Bồ đề.  Đức Duy Ma Cật thứ 2 và là đức Phật Kim Cương Trì thứ 3 chính là đức H.H. Wan Ko Yeshe Norbu. Các vị Pháp vương cực kỳ linh thánh ở cấp độ Phật và Bồ tát đã thừa nhận sự thực này theo đúng với Pháp và đã ban hành chứng thực đúng theo quy ước trong Phật giáo.

Khi đức phật Kim Cương Trì đời thứ 3 đản sinh, những tiếng trống bất thần cất tiếng trên bầu trời, tiếng nhạc trời êm dịu phát ra. Ba cầu vồng vào khoảng 40-50 mét xuất hiện đồng thời trên bầu trời. Chiếc ở giữa có màu xanh nguyên thủy. Chiếc bên phải có màu đỏ nguyên thủy, và chiếc bên trái có màu trắng nguyên thủy. Ban đầu, thân thể của Ngài màu xanh thẫm. Không có tiếng khóc của Ngài cất lên và có thể được nghe thấy. Hơn nữa, Ngài mở miệng và tuyên bố rất rõ ràng « Ta đã đến thế giới này. Ta đã làm chủ hoàn toàn Hiển giáo và Mật giáo và có thể thị hiện Ngũ Minh một cách thần kỳ. Hãy so sánh và các con sẽ biết » Sau khi tuyên bố những lời trên, Ngài im lặng và trở thành một đứa trẻ giống như bình thường. Cha mẹ Ngài nghĩ rằng họ đã sinh ra một con người bí ẩn và lạ thường nhưng không nói cho ai biết về chuyện này. Ngài không nói cho đến tuổi lên ba.

Khi Ngài ba tuổi, đức Đại Nhật Pháp Vương Zunsheng đã hướng dẫn Ngài trong việc học Tam Tạng kinh điển. Vào thời gian này, Ngài được dạy để thuộc lòng tâm chú của đức Phật Kim Cương Trì bảy lần. Cậu bé bất thần cười một cách chân thành và ngay lập tức, thị hiện Ba Thân và Bốn trí huệ. Đức Đại Pháp Vương Zunsheng ngay lập tức, kiểm tra kiến thức của Ngài về Tam tạng kinh điển và Mật điển. Pháp tử nhỏ bé đã giải thích những bản kinh này một cách dễ dàng. Chẳng có gì mà Ngài lại không hiểu. Ngài đã nhận ra những học thuyết và nguyên tắc của những giáo lý đó.

Đức Đại Nhật Pháp Vương Zunsheng khi đó đã tuyên bố chính thức như thế này : « Đức Phật Kim Cương Trì đã tới thế gian này lần thứ 3. Bậc thánh giả, cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật đã giáng lâm từ cõi cao nhất lần thứ 2. Ngài hoàn toàn thông hiểu các kinh điển Giáo Pháp. Bốn trí huệ của Ngài hoàn hảo tuyệt vời. Ngài là một vị cổ Phật mà chúng sinh có thể nương tựa. không vị Đạo sư nào có khả năng dạy Ngài. Kho tàng chạm khắc bí ẩn của Ngài thật ấn tượng và độc nhất vô nhị trên thế giới. Ngài có khả năng đưa sương mù vào trong các tác phẩm điêu khắc của Ngài. Ngài có khả năng thể hiện sự chứng ngộ và kỹ năng tuyệt vời. Không vị thánh nhân nào trên thế giới có thể sao chép lại những tác phẩm đó. Nếu bất kỳ ai có thể làm được điều này một cách hoàn hảo giống như nguyên gốc, những lời nói của ta là lừa dối thế giới. Đức Duy Ma Cật Wan Ko chính là đức Phật Kim Cương Trì. Ngài sẽ triệu thỉnh chư Phật đến ban nước cam lồ mà nhiều người sẽ nhìn thấy từ bầu trời. Ngài đến vì lợi ích tốt nhất cho chúng sanh. Ngài sở hữu lòng từ bi và trí huệ của một vị cổ Phật. Ta nói những lời này để minh chứng cho sự chân thật trong công bố chính thức của ta » Đức Đại Nhật Pháp Vương Zunsheng cũng đặt Pháp danh cho Ngài là Pháp Tử Yangwo Yizhi, có nghĩa là Pháp Tử lãnh đạo tối cao của Phật giáo với trí huệ tột đỉnh.

Đức Đại Nhật Pháp vương H.H. Zunsheng khi đó còn nói rằng « Trong thời mạt pháp ở cõi thế gian này, sẽ có rất nhiều vị Thầy tà ác mạo danh là những thánh nhân. Để phân biệt chánh với tà, ta nay đưa ra một tuyên bố chính thức và nghiêm ngặt mà những lời này có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá. Những lời tuyên cáo này như sau : « Không có hóa thân lần thứ tư của đức Phật Kim Cương Trì trong cõi giới này trong 5.000 năm tới. Đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 sẽ là bậc thánh nhân duy nhất, không có hóa thân lần nữa của đức Phật Kim Cương Trì trong cõi giới này trong vòng 5000 năm. Dựa trên nhân duyên phù hợp với Pháp, ta nay đưa ra những thử thách để xác định một người tự xưng là hóa thân đích thực của vị Phật đó có thật hay không.

Người đó phải triệu thỉnh thành công chư Phật đến ban nước cam lồ. Người đó phải có khả năng tiến hành buổi lễ Rút thẻ từ chiếc bình vàng để xác định Nghiệp và dự đoán trước kết quả buổi lễ. Người đó phải có khả năng giải trừ nghiệp chướng một cách rõ ràng nhất. Người đó phải có khả năng sao chép được những tác phẩm điêu khắc nhiều màu kỳ diệu. Người đó phải có khả năng đưa sương mù vào trong tảng đá điêu khắc rỗng và duy trì chúng ở trong đó. Nếu một người có đủ khả năng làm được cả 5 điều trên mà không có sự ngoại lệ, người đó sẽ là hóa thân lần thứ tư của đức Phật Kim Cương Trì. Cho dù một bậc Khai Mật Tạng Pháp Vương có vĩ đại đến đâu, cho dù người nào để lại dấu chân và tay trên đá núi, cho dù người nào có năng lực siêu nhiên rộng lớn đến đâu, nếu người đó không làm được 5 điều linh thánh trên, người đó chắc chắn không phải là hiện thân đích thực của đức Phật Kim Cương Trì. Một vị cổ Phật đã giáng lâm xuống cõi thế này sẽ không gặp khó khăn nào để hoàn thành 5 thử thách trên. Ta đưa ra 5 bài thử thách có thể quan sát được này với mục đích ngăn chặn những kẻ mạo nhận trong tương lai ».

Pháp tử Wan Ko, vị  lãnh đạo Phật giáo, đã nhận người học trò đầu tiên khi Ngài 5 tuổi. Trong kiếp trước, người học trò này chính là một đệ tử của Đức Liên Hoa Sanh, người luôn ở bên cạnh Ngài. Người đệ tử đó cũng là một trong bốn môn đệ xuất sắc nhất của Bậc Thầy Shantaraksita, bậc sáng lập nên dòng phái Nyingma của Phật giáo Mật thừa Tây Tạng. Người đệ tử đó tên là Xirao Jiebu. Trong kiếp sống này, Ngài được công nhận là Đại đức Xirao Jiebu II và được trao tặng chiếc mũ của một bậc Pandita lỗi lạc bởi dòng Geluk.

Sau khi quy y Pháp Tử Wan Ko, đức Xirao Jiebu thường thấy năng lực siêu nhân kỳ diệu của đức Pháp Tử khi ở bên cạnh Ngài. Tuy nhiên, thật kỳ lạ sau khi đức Xirao Jiebu quy y, dân chúng trên thế giới hiếm khi nghe thấy Pháp Tử giảng Phật Pháp. Bằng cách đó, Pháp tử hành động y như bậc thánh giả, cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật đã làm khi Ngài nhận được nhiều giáo lý và những kiến thức khác nhau, dưới thân phận của một người bình thường, và học mọi điều một cách không mệt mỏi. Không ai biết tại sao Pháp tử lại làm như vậy.

Vào tuổi mười sáu, Pháp Tử viết một tác phẩm về giáo Pháp có tựa đề « A Monk Expounds the Absolute Truth to a Layperson – Một vị tu sĩ trao truyền sự thật tuyệt đối cho một cư sĩ ». Sau khi tác phẩm này bị chôn vùi, vị thầy vĩ đại Hui Yong đã đào và lấy lên. Đức Renqing Luozhu và Suolang Danbu đã cung kính dâng lên đức Đại Nhật Pháp Vương H.H. Zunsheng Yeshe Norbu để đánh giá. Ngài đã công bố về cuốn Giáo lý này trước 4 dạng Phật tử. Sau khi công bố về giáo pháp này, Ngài dẫn bốn dạng đệ tử quỳ xuống hướng về cuốn Giáo lý. Sau đó, Ngài tuyên bố chính thức « Một vị cổ Phật đã đến với phương Đông ». Ngài đã chứng nhận Pháp Tử chính là đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3, đặt pháp danh cho Ngài là Yangwo Wan Ko Yeshe Norbu, và nói rằng, Ngài chính làm đấng Như Lai thiêng liêng nhất. Ngài còn gọi cuốn Một vị tu sĩ trao truyền sự thật tuyệt đối cho một cư sĩ là Kinh.

Đương nhiên là đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 tiếp tục truyền bá giáo Pháp và cứu giúp chúng sanh. Ngoài đức Xirao Jiebu, Ngài tiếp tục nhận học trò. Khi duyên nghiệp chín muồi, những hóa thân của các thành viên của 4 vị đệ tử xuất sắc nhất của bậc Thầy Shantaraksita quy y và trở thành những học trò của đức Phật Kim Cương trì như Đức Muya Jiongzha III và Đức Xiangge Qiongwa IV. Một vị đệ tử khác, Đức H.E. Denma Tsemang II, là thị giả thân cận của Ngài, người mà kiếp trước là một trong 25 vị đệ tử xuất sắc nhất của đức Liên Hoa Sanh. Đức H.E. Gar Tongstan IV, kiếp trước của Ngài là thừa tướng của nhà vua Songstan Gampo, cũng là một học trò thân cận của đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3. Những người đệ tử khác gồm đức Palden Lodoe, hóa thân của vị sáng lập ra dòng Kagyu Macang, Hsi Jao Seng Ge; Đức Yundun Duojibai Gadu Rinpoche thuộc dòng Nyingma; đức Dachu Hengsheng, kiếp trước của Ngài là đệ tử xuất sắc của vị Tổ Dangba Sangjie thuộc dòng Jueyu; đức Khu-ston brTson-‘grus g.yung-drung thuộc dòng Kadampa, kiếp trước của Ngài là một trong bốn vị đệ tử xuất sắc nhất của đức Atisha; đức Danzeng Nuori Rinpoche thuộc dòng Geluk; và nữ tôn giả Akou Lamo.

Thậm chí, hóa thân của vị tổ vĩ đại thuộc dòng Shangpa Kagyu, Bồ tát Tangtong Gyalpo, bậc được biết đến ở khắp Tây Tạng, đã chính thức nhận đức Như Lai Wan Ko Yeshe Norbu là thầy của Ngài. Thêm vào đó, một số bậc thánh nhân vĩ đại cũng giáng lâm xuống cõi thế này để ở bên cạnh đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 và nhận được những Giáo Pháp thâm sâu từ đức Như Lai, như hóa thân của ngài Cấp Cô Độc, người đã dâng khu vườn Jetavana tới đức Phật Thích Ca Mâu Ni; hóa thân của ngài Xá Lợi Phất , vị đệ tử vĩ đại nhất của đức Thích Ca và Hóa thân của bậc sáng lập vĩ đại của dòng Nyingma, Đức Shantaraksita.

Hiện nay, theo quan kiến thế gian, nền tảng giáo dục của đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 đang ở cấp độ cao nhất. Ngài hoàn toàn thông thạo về Tứ thư  ngũ Kinh bằng tiếng Trung cổ. Đối với giáo dục hiện đại, Ngài là một học trò nổi bật  ở trường tiểu học, nhận học hàm tiến sĩ cấp cao tại một trường đại học, và trở thành giáo sư tại một trường đại học Mỹ nổi tiếng, nơi mà Ngài đã giảng dạy trong vòng 6 năm. Ngài nhận được những khen tặng đặc biệt từ ngôi trường đó. Ngài là người duy nhất trong lịch sử hơn 200 năm qua của Viện Hàn lâm nghệ thuật hoàng gia Anh nhận được tước vị “Thành viên”. Tuy nhiên, đối với đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3, những điều này chỉ là những vấn đề không quan trọng và hầu như không xứng đáng để nêu ra.

Đức Phật Kim Cương Trì  đời thứ 3 đã không tiết lộ thân phận và danh tích thực của Ngài. Mặc dù Ngài đã thể hiện trí huệ vĩ đại và sự chứng ngộ cho người khác một cách không cố ý khiến họ kinh ngạc trước những gì họ thấy, bậc Thầy tôn quý này không bao giờ bàn luận về nền tảng riêng của Ngài. Nhiều người hỏi Ngài về dòng truyền thừa của Ngài, thậm chí còn ban hành văn bản yêu cầu ngài giải đáp bí ẩn này. Đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 luôn trả lời rằng “Ta không biết. Ta chỉ  có Phật giáo. Ta là người phụng sự với một trái tim khiêm nhường”. Sự bày tỏ trên có thể thường được nghe thấy trong ghi âm những bài Pháp thoại của đức Như Lai trong nhiều năm.

Theo thời gian, người ta dần quen và nghĩ rằng, Ngài chỉ đơn thuần là một người tốt bụng, thông tuệ và có tài. Điều này cũng xảy ra với cả những thành viên trong học viện Văn hóa quốc tế của Bậc Thầy Wan Ko Yee, thành lập năm 1995, những người có thể coi là có sự hiểu biết tốt nhất về Ngài. Họ cũng vậy, không biết thân thế đích thực của ngài. Họ chỉ nghĩ một cách đơn giản rằng, Ngài là một bậc thánh nhân có đạo hạnh và trí huệ phi thường, gần giống với một vị Pháp vương Phật giáo như Dalai Lama hoặc Karmapa. Do đó, ngài chủ tịch của học viện trên, Longzhou Rinpoche, khi biết được danh tính đích thực của Ngài chính là đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3, đã sửng sốt và lắp bắp “Thảo nào. Thảo nào. Những vị Pháp vương vĩ đại cũng không thể sánh với vị Phật này! Làm điều đó có nghĩa là bất kính với Ngài và điều này sẽ thật là tội lỗi”

Thời gian trôi qua từng ngày. Vào một thời điểm nhất định, mọi người mới bắt đầu nhận ra rằng, đối với bất kỳ một dạng tri thức hay kỹ năng nào, Đức H.H. Wan Ko Yeshe Norbu cũng đều không cần phải học chúng. Ngay khi mới tiếp xúc, Ngài đã có thể dễ dàng hiểu được tri thức hay kỹ năng làm nên tác phẩm đó. Hơn nữa, Ngài ngay lập tức trở nên thông tuệ và thành thạo tri thức hay kỹ năng đó. Kết quả là, tác phẩm của Ngài còn vượt xa cả bản chính gốc mà Ngài đã nhìn thấy.

Những vị cao tăng lỗi lạc và Pháp vương giờ đây đã thông cáo về những chứng thực của các Ngài liên quan đến bậc thánh nhân linh thiêng này và những thông tin gây kinh ngạc về thân thế của Ngài. Chỉ lúc  đó, chúng tôi mới biết rằng, Ngài chính là bậc thánh giả, cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật thứ 2 và  là hóa thân đích thực của đức Phật Kim Cương Trì. Điều này cũng giải thích tại sao, đức Đại Nhật Pháp Vương công bố trong Tuyên cáo chính thức của Ngài rằng không một bậc Thầy đạo hạnh linh thánh nào có sự chứng ngộ cao hơn Ngài, đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 và không ai có đủ phẩm chất để trở thành thầy của Ngài. Thậm chí 500 vị tỷ kheo, 8.000 vịBồ tát, các vị cao tăng lỗi lạc, các bậc tôn giả đạo hạnh vĩ đại cũng đã được Ngài chỉ dạy khi Ngài còn là đức Duy Ma Cật, chưa kể đến những bậc có cùng cấp độ đang được Ngài dạy trong cuộc đời này.

Bởi vì đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 là một vị cổ  Phật đã giáng lâm xuống cõi thế này lần nữa, Ngài nắm giữ những nguyên lý của “sự không phân biệt giữa các truyền thống Mật và Hiển giáo; cũng như giữa các dòng phái và truyền thống khác nhau; giáo hóa chúng sanh tùy hoàn cảnh của họ; và truyền bá rộng rãi Giáo pháp của chư Phật cho tất cả chúng sinh”. Do đó, Ngài chính là đức Đại Pháp Vương – Đức Phật Kim Cương Trì thuộc “dòng truyền thừa Phật giáo”, đấng giải cứu toàn thể chúng sinh một cách không giới hạn. Dòng phái Phật giáo gồm toàn thể đạo Phật, không phân biệt các truyền thống khác nhau. Đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3 đã khuyên nhủ thính chúng nhiều lần rằng “Không có sự khác biệt giữa các dòng phái trong tâm ta. Chỉ có duy nhất đạo Phật. Tuy nhiên, nếu một Pháp Vương, Rinpoche, hay giáo thọ của bất kỳ truyền thống nào tuân thủ đúng giáo lý của chư Phật, đạt giải thoát và từ đó, cứu rỗi chúng sinh khác tùy thuận duyên nghiệp của họ, những vị đó xứng đáng được tán thán”.

Có những quãng thời gian nhất định gắn với việc truyền bá Phật Pháp và làm lợi ích chúng sinh của đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3. Trước tuổi 11 là  thời kỳ Ngài tham gia giảng dạy Tam tạng kinh điển của Phật giáo Hiển thừa. Độ tuổi 11 đến 15 là thời kỳ Ngài tham gia giảng dạy giáo lý mật thừa thuộc truyền thống Kagyu. Trong thời gian này, Ngài được coi là Pháp Tử Sư tử hống Dusum Khenpa. Kể từ độ tuổi 15, đây là thời kỳ Ngài giảng dạy giáo lý Mật thừa thuộc dòng Geluk. Trong thời gian đó, Ngài được coi là hóa thân của Bậc Thầy Tsongkhapa. Đây cũng là thời gian mà Ngài truyền bá một cách hoàn hảo các Mật điển thuộc dòng Sakya, Nyingma, và tất cả các truyền thống khác. Vào thời gian này, Ngài được gọi là đại diện cho Thân, Khẩu, Ý của đức Liên Hoa Sanh.

Trên thực tế, những danh xưng kính cẩn của những bậc tôn giả đạo hạnh vĩ đại và dân chúng khắp nơi dành cho Ngài đều không xứng đáng với danh tính đích thực của đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3. Danh tính đích thực của Ngài được tiết lộ khi duyên nghiệp với chúng sanh được chín muồi. Vào thời gian này, hóa thân chư Phật và chư đại Bồ Tát – Pháp vương đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhập định sâu hay đi vào Pháp giới. Mỗi người trong số họ đều nhìn thấy trực tiếp và bằng cách siêu nhiên cội nguồn đích thực. Từ đó, các Ngài đã công nhận một cách thống nhất và rõ ràng rằng đức H.H. Wan Ko Yeshe Norbu chính là vị cổ Phật Kim Cương Trì đã giáng lâm xuống thế giới này lần nữa. Điều này có nghĩa là, Ngài chính là bậc thánh giả, cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật thứ hai và là đức Phật Kim Cương Trì thứ 3.

Đức Như Lai Wan Ko Yeshe Norbu là vị lãnh đạo Phật giáo tối cao trong toàn thể Pháp giới và là hóa thân hoàn hảo của Đức Phật Kim Cương Trì. Trong vài ngàn năm gần đây, có rất nhiều bậc thánh nhân đã tới thế giới này và danh tính của các Ngài đã được công nhận. Tuy nhiên, Đức Như Lai Wan Ko Yeshe Norbu là vị cổ Phật Kim Cương Trì duy nhất và là vị lãnh đạo cao nhất của Phật giáo, người dẫn đầu 5 lãnh vực sau:

1. Ngài là bậc thánh nhân vĩ đại, đã nhận được những chứng thực bằng văn bản nhiều nhất và những lời ca tụng thành kính từ hóa thân các chư Phật và chư Đại Bồ tát của toàn bộ những dòng phái chính trong lịch sử Phật giáo (xem mục Những lời xác thực và Chúc Mừng).

2. Ngài là bậc thánh nhân vĩ đại, đã nhận được những đánh giá  cao nhất từ hóa thân chư Phật và chư Đại Bồ tát của toàn bộ các dòng phái chính trong lịch sử Phật giáo (xem những đánh giá trong mục Những lời xác thực và Chúc Mừng)

3. Ngài là bậc thánh nhân vĩ đại và là vị cổ Phật có  địa vị cao nhất trong toàn bộ chư Phật và  chư Bồ tát đã tới cõi giới loài người này (xem mục Những lời xác thực và Chúc Mừng trong đó có ghi Ngài chính là đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3)

4. Ngài là bậc thánh nhân vĩ đại nhất, đã làm nên những thành tựu cao nhất trong lịch sử nhân loại trong việc làm chủ Phật giáo Hiển thừa, Mật thừa, và Ngũ Minh. (xem 30 cách phân loại)

5. Ngài đã tạo ra sương mù tốt lành từ không trung và đưa nó  vào bên trong một tác phẩm điêu khắc đá rỗng và sáng tạo các tác phẩm điêu khắc linh thánh và kỳ diệu, đúng như lời đức H.H. Đại Pháp Vương Zunsheng tiên báo. Cho đến nay, trong lịch sử Phật giáo, không có vị thánh nhân vĩ đại nào hóa hiện trên cõi giới loài người có thể làm được những điều đó. Không ai có thể sao chép lại những tác phẩm tuyệt vời như vậy. (xem thêm Sự thật không thể chối bỏ tại trang 380 trong cuốn sách)

Những thành tựu nói trên không hề sáo rỗng hay dựa trên những lời nói không đáng tin cậy. Ngược lại, những lời nói trên dựa trên những tư liệu của các vị Rinpoche, Pháp vương, những vị cao tăng lỗi lạc, linh thánh và có đạo hạnh tuyệt vời trong thế giới ngày nay. Đó là những lời chân thực, được phát ngôn với một thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm và sự hiểu thấu Nhân quả. Tại sao các bậc sáng lập ra các dòng phái, các Pháp vương, các Rinpoches, những người đều là hóa thân của chư Phật, chư Bồ tát đều nhất trí công nhận rằng đức H.H Wan Ko Yeshe Norbu là bậc Thánh nhân cao quý và vĩ đại nhất trong thế giới ngày nay? Một sự công nhận thống nhất ở cấp độ cao như vậy đã không xảy ra trong vài ngàn năm qua.

Câu trả lời đã rõ ràng mà không cần đắn đo: Ngài chính là đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, có bậc thánh nhân hay học giả nào có thể đạt những thành tựu như Ngài đã đạt được? Không ai có thể tìm thấy người nào có khả năng thực hiện thậm chí chỉ một nửa trong số 30 danh mục chính về những thành tựu của Ngài. Không ai có thể tìm thấy người nào có khả năng sao chép lại thậm chí một trong nhiều tác phẩm điêu khắc nhiều màu tuyệt vời của Ngài

Bên cạnh đó, do duyên nghiệp đã chín muồi của chúng sinh, đức Phật Kim Cương trì đời thứ 3 đã mang lại cho cõi giới này Giáo Pháp Đại Viên Mãn Thành tựu Thân cầu vồng Xian Liang. Bất cứ ai nhận được quán đảnh Pháp này từ đức Phật Kim Cương trì III đều có thể thành tựu thân cầu vồng ngay trong ngày giáo pháp được trao truyền và lễ quán đảnh được tiến hành. Không cần thiết phải thực hành nhiều ngày, tháng hay nhiều năm để chứng ngộ trạng thái này. Có những người duyên nghiệp chín muồi để nhận được quán đảnh này như đức H.E. Gar Tongstan IV, đức H.E. Kaichu Rinpoche và những bậc tôn giả đạo hạnh vĩ đại khác. Kể từ ngày nhận được quán đảnh, các Ngài đã có thể ở trong trạng thái sáng ngời của pháp tính vào mọi lúc.

Người nào có thể đạt được trạng thái chứng ngộ như vậy ngoài đức Phật Kim Cương trì đích thực? Hơn nữa, cách đây rất lâu, khi đức Phật sống trong thế giới này, bậc thánh giả đáng tôn kính Duy Ma Cật đã là vị thầy khai trí và hướng đạo cho tất cả các bậc cao tăng lỗi lạc, các bậc tôn giả đạo hạnh vĩ đại, và các vị Bồ tát. Các vị Pháp vương ở cấp độ hóa thân Phật hoặc Đại Bồ tát đã công nhận bằng văn bản theo các nguyên tắc của đạo Phật rằng Đức H.H. Yangwo Wan Ko Yeshe Norbu chính là Đức Duy Ma Cật thứ 2; và cũng là đức Phật Kim Cương Trì đời thứ 3.

Căn cứ vào sự  chứng ngộ hiện tại của Ngài, thân thế của Ngài là một vị cổ Phật, hay vị trí  của Ngài trên cây quy y dòng truyền thừa Phật giáo, đức Như Lai Kim Cương Trì đời thứ 3 H.H. Yangwo Wan Ko Yeshe Norbu là bậc thánh nhân vĩ đại nhất trong tất cả các hóa thân chư Phật, chư Bồ tát, các vị cao tăng xuất sắc và các bậc tôn giả đạo hạnh tuyệt vời!

Nguồn: phattuvietnam.org