469 lượt xem

Tổ chức nông thôn

TỔ CHỨC NÔNG THÔN

Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy, người nông dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống. Cho nên nét đặc trưng số một của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng: Làng xã Việt Nam được tổ chức rất chặt chẽ đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau.
 
    1. Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc

Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là GIA ĐÌNH và đơn vị cấu thành là GIA TỘC. Đối với người Việt Nam, gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó có vai trò quan trọng thậm chí còn hơn cả gia đình: họ rất coi trọng các khái niệm liên quan đến gia tộc như trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ họ, từ đường, gia phả, ruộng kị, giỗ họ, giỗ tổ, mừng thọ… Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Việt, khái niệm truyền thống của Việt Nam là “làng nước”, còn “nhà nước” chỉ là sự sao phỏng khái niệm “quốc gia” của Trung Hoa.

Việt Nam, làng và gia tộc (họ) nhiều khi đồng nhất với nhau. Dấu vết hiện tượng “làng là nơi ở của một họ” còn lưu lại trong hàng loạt tên làng: Đặng Xá (nơi ở của họ Đặng), Ngô Xá, Đỗ Xá, Trần Xá, Nguyễn Xá, Châu Xá, Lê Xá… Trong làng, người Việt cho đến giờ vẫn thích sống theo lối đại gia đình: các cụ già rất lấy làm hãnh diện nếu họ đứng đầu một gia đình quần tụ được 3, 4 thế hệ (tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường). Ở nhiều dân tộc ít người phổ biến tình trạng các thế hệ của một đại gia đình, một gia tộc ở tập trung dưới một mái nhà dài – loại nhà này có thể dài tới trên 30 mét, với số lượng thậm chí tới hơn trăm người.

Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất: Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì; hỗ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần: Nó lú nhưng chú nó khôn; và dìu dắt nhau, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị: Một người làm quan, cả họ được nhờ.

Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian. Nó là cơ sở của tính tôn ti. Người Việt có hệ thống tôn ti trực tiếp rất chi li, phân biệt rạch ròi tới 9 thế hệ (gọi là cửu tộc):
 
1 Kị /Cố
2 Cụ
3 Ông
4 Cha
5 TÔI
6 Con
7 Cháu
8 Chắt
9 Chút

Hệ thống của tộc này thuộc loại rất ít gặp trên thế giới, bởi lẽ trong tiếng Việt, tất cả các thế hệ đều thể hiện bằng những từ đơn tiết, điều đó cho thấy sự phân biệt này có nguồn gốc rất lâu đời. Trong khi đó, ở các ngôn ngữ phương Tây chỉ phân biệt 1 thế hệ phía trên và 1 -2 thế hệ phía dưới; các thế hệ xa hơn được diễn giải bằng từ ghép, so sánh tiếng Anh: father (cha) – grandfather (ông) – great-grandfather (cụ) – forefather (cụ kị). Ngay cả tiếng Trung Hoa cũng vậy:
 
1 Cao tằng tổ
2 Tằng tổ
3 Tổ phụ
4 Phụ
5 NGÃ
6 Tử
7 Tôn
8 Tằng tôn
9 Huyền tôn (cao tằng tôn)

Tôn ti gián tiếp (con chú con bác, anh em họ) cũng được quy định rất nghiêm ngặt; các cụ thường dạy con cháu: Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú; Bé bằng củ khoai, cứ vai mà gọi…

Tính tôn ti dẫn đến mặt trái là óc gia trưởng. Tổ chức nông thôn theo huyết thống đi theo hướng ngày càng coi trọng vai trò của gia đình hạt nhân, nuôi dưỡng tính tư hữu.

1.2. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng

Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Sản phẩm của lối liên kết này là khái niệm LÀNG, XÓM.

Việc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú chính là bước thứ hai trong lịch sử phát triển của làng xã Việt Nam: Khi công xã thị tộc tan rã và chuyển thành công xã nông thôn thì các thành viên của làng không chỉ gắn bó với nhau bằng các quan hệ máu mủ mà còn gắn bó cả bằng những quan hệ sản xuất. Tuy nhiên, những quan hệ sản xuất này ở Việt Nam cũng khác hẳn phương Tây.

Ở phương Tây, các gia đình sống gần nhau cũng có quan hệ với nhau, nhưng họ sống theo kiểu trang trại, quan hệ lỏng lẻo, phần nhiều mang tính chất xã giao. K. Marx đã từng nhận xét một cách dí dỏm rằng nông thôn phương Tây là “cái bao tải khoai tây” (mà trong đó mỗi gia đình là một củ khoai tây!).

Ở Việt Nam thì khác:

– Thứ nhất, để đối phó với môi trường tự nhiên, đáp ứng nhu cầu cần đông người của nghề trồng lúa nước mang tính thời vụ, người dân Việt Nam truyền thống không chỉ cần đẻ nhiều mà còn làm đổi công cho nhau.

– Thứ hai, để đối phó với môi trường xã hội (nạn trộm cướp…), cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả. Chính vì vậy mà người Việt Nam liên kết với nhau chặt chẽ tới mức bán anh em xa, mua láng giềng gần. Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc Một giọt máu đáo hơn ao nước lã: Người Việt Nam không thể thiếu được anh em họ hàng, nhưng đồng thời cũng không thể thiếu được bà con hàng xóm.

Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang, theo không gian. Nó là nguồn gốc của tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tôn trọng, bình đẳng với nhau. Đó là hình thức dân chủ sơ khai, dân chủ làng mạc; trong lịch sử, nền dân chủ nông nghiệp này có trước nền dân chủ tư sản của phương Tây. Tính dân chủ bình đẳng kéo theo mặt trái là thói dựa dẫm, ỷ lại và thói đô kị, cào bằng.
 
    1. Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội

Trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp; tuy nhiên nhiều làng có những bộ phận cư dân sinh sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một nguyên tắc tổ chức thứ ba là tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành đơn vị gọi là PHƯỜNG. Ở nông thôn có thể gặp hàng loạt phường như phường gốm làm sành sứ, phường nề làm nghề xây cất, phường chài làm nghề đánh cá, phường vải làm nghề dệt vải, rồi những phường nón, phường giấy, phường mộc, phường thợ tiện, phường đúc đồng…

Bên cạnh phường để liên kết những người cùng nghề, ở nông thôn Việt Nam và mở rộng ra là xã hội Việt Nam nói chung, còn có HỘI là tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, thú vui, đẳng cấp: Hội tư văn liên kết các quan văn cùng làng, hội văn phả liên kết các nhà nho trong làng không ra làm quan, hội võ phả liên kết những người theo nghề võ, hội bô lão liên kết các cụ ông, hội chư bà liên kết các cụ bà đi chùa, rồi còn hội tổ tôm, hội chọi gà, hội cờ tướng, v.v. Phường và hội rất gần nhau, nhưng phường thì mang tính chất chuyên môn sâu hơn và bao giờ cũng giới hạn trong quy mô nhỏ.

Cũng giống như tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, tổ chức theo nghề nghiệp và sở thích là sự liên kết theo chiều ngang, cho nên đặc trưng của phường hội là tính dân chủ – những người cùng phường hội có trách nhiệm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
 
    1. Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp

Đây là hình thức tổ chức có lẽ xuất hiện muộn sau này. Nó tạo nên cái đơn vị gọi là GIÁP. Đứng đầu giáp là ông cai giáp (câu đương); giúp việc cho cai giáp là các ông lềnh – lềnh nhất, lềnh hai, lềnh ba (từ chữ lệnh mà ra).

Đặc điểm của giáp là:

(a) chỉ có đàn ông tham gia;

(b) mang tính chất “cha truyền con nối”, cha ở giáp nào thì con cũng vào giáp ấy. Trong nội bộ giáp phân biệt ba lớp tuổi chủ yếu: ti ấu (từ nhỏ đến 18 tuổi), đinh (hoặc tráng: đinh = đứa; tráng = khỏe mạnh) và lão.

Vinh dự tối cao của thành viên hàng giáp là lên lão. Thông thường tuổi lên lão là 60. Tuy nhiên, nhiều làng có lệ riêng quy định tuổi lên lão là 55 hoặc 50. Thậm chí có làng còn hạ tuổi lên lão xuống 49 (bởi lẽ 49 thường là tuổi hạn, tổ chức lên lão sớm cho chắc chắn). Lên lão là lên ngồi chiếu trên, được cả giáp, cả làng trọng vọng. Cách tổ chức nông thôn theo “giáp” ra đời muộn, nhưng nó lại xây dựng trên nguyên tắc trọng tuổi già là truyền thống rất lâu đời. Sở dĩ như vậy là vì, khác với các nền văn hóa gốc du mục trọng sức mạnh, cư dân nông nghiệp sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên cần những người giàu kinh nghiệm – điều chỉ có được ở tuổi già.

Ở các dân tộc miền núi, nơi hầu như không chịu ảnh hường của văn hóa Trung Hoa, từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay già làng, hội đồng già làng vẫn nắm toàn bộ quyền hành. Ở vùng người Việt (miền xuôi), quyền hành thực sự trong làng đã được chuyển giao cho lớp trẻ hơn; tuy nhiên, truyền thống trọng lão vẫn được duy trì – người ta vẫn kính lão đắc thọ; kính già, già để tuổi cho. Khi làng có việc, các cụ già tùy theo tuổi tác, được ngồi ngang hàng với các quan viên chức sắc; quy định phổ biến là các cụ già 60 tuổi ngang với tú tài, 70 tuổi ngang với cử nhân, 80 tuổi ngang với tiến sĩ. Có nơi tôn xưng gọi các cụ già là quan lão. Vị trí do tuổi tác mang lại gọi là xỉ tước (xỉ = răng, gãy răng là dấu hiệu của tuổi già) hoặc thiên tước (tước vị trời cho).

Giáp là một tổ chức mang tính hai mặt – nó vừa được tổ chức theo chiều dọc (theo lớp tuổi), lại vừa được tổ chức theo chiều ngang (những người cùng làng). Cho nên, một mặt, giáp mang tính tôn ti, nó là một môi trường tiến thân bằng tuổi tác: Sống lâu lên lão làng; mặt khác, giáp lại cũng có tính dân chủ: tất cả mọi thành viên cùng lớp tuổi đều bình đẳng như nhau, cứ đến tuổi ấy thì sẽ có địa vị ấy.

1.5. Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và Xã

Về mặt hành chính, làng được gọi là XÃ (đôi khi một xã cũng có thể gồm vài làng), xóm được gọi là THÔN (đôi khi một thôn cũng thể gồm vài xóm). Nông thôn Nam Bộ còn có ấp (ấp là xã thôn lập ra ở nơi mới khai khẩn hoặc thôn ở biệt lập).

Trong xã, sự phân biệt rõ rệt nhất là phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư (còn gọi là dân nội tịch và dân ngoại tịch). Dân chính cư là dân gốc ở làng ấy, còn dân ngụ cư là dân từ nơi khác đến trú ngụ. Sự phân biệt này hết sức gắt gao: dân chính cư có đủ mọi quyền lợi, còn dân ngụ cư luôn bị khinh rẻ. Sự đối lập này không phải là con đẻ của chế độ phong kiến như người ta thường nghe mà chính là sản phẩm của cơ chế văn hóa nông nghiệp: đó là một phương tiện duy trì sự ổn định của làng xã. Nó nhằm hạn chế việc người nông dân bỏ làng đi ra ngoài, cũng như hạn chế không cho người ngoài vào sống ở làng. Bất kì ai, ở bất kì làng nào, nếu bỏ làng mình ra đi thì sẽ không đâu dung nạp, sẽ rơi vào thân phận đáng sự của dân ngụ cư.

Người ta lại cũng hay nói tời việc người Việt Nam đời đời kiếp kiếp gắn bó với làng quê, với “quê cha đất tổ”, với nơi “chôn nhau cắt rốn” như một thứ tình yêu quê hương đặc biệt. Thực ra, đó không phải là cái gì khác mà chính là một hệ quả của sự phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư được điều khiển một cách vô thức bởi nhu cầu ổn định làng xã: người ta sợ rơi vào thân phận dân ngụ cư nên không dám đi đâu. Ngày nay, khi sự phân biệt đó không còn, các cụ, mặc dù về tình cảm văn gắn bó với quê cha đất tổ, đã hoàn toàn có thể yên tâm rời bỏ làng quê đi theo con cháu vào sống nơi thành phố.

Việc phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư như một công cụ để duy trì sự ổn định của làng xã còn thể hiện rõ ở những điều kiện cho phép chuyển dân ngụ cư thành dân chính cư. Muốn chuyển thành dân chính cư, dân ngụ cư phải thoá mãn 2 điều kiện: đã cư trú ờ làng từ 3 đời trở lên và phải có một ít điền sản (tài sản dưới dạng ruộng đất). Điều kiện thứ nhất đảm bảo rằng con cháu kẻ ngụ cư đã yên tâm với cuộc sống ờ đây. Điều kiện thứ hai đăm bảo sự gắn bó với đất đai – ruộng đất không do gì bỏ vào túi mà mang theo như tiền bạc được

Dân chính cư trong xã chia làm 5 hạng:
 
  1. Chức sắc gồm những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm;
 
  1. Chức dịch gồm những người đang làm việc trong xã;
 
  1. Lão gồm những người thuộc hạng lão trong các giáp;
 
  1. Đinh gồm trai đinh trong các giáp;
 
  1. Ti ấu là hạng trẻ con của các giáp

Hai hạng trên cùng – chức sắc, chức dịch (và một phần hạng thứ ba – những người cao tuổi nhất trong hạng lão) tạo thành một bộ phận gọi là quan viên hàng xã. Quan viên hàng xã thường lại chia thành ba nhóm: kì mục, kì dịch (lí dịch) và kì lão. Nhóm kì lão bao gồm những người cao tuổi nhất trong xã đóng vai trò tư vấn cho Hội đồng kì mục. Nhóm kì mục (ở miền Bắc và Trung gọi là Hội đồng kì mục, do Tiên chỉ và Thứ chỉ đứng đầu; ở các thôn ấp miền Nam sau này gọi là Hội tề, do Hương cả đứng đầu) có trách nhiệm bàn bạc tập thể và quyết định các công việc của xã. Nhóm kì dịch, hay lí dịch, thường do Hội đồng kì mục cử ra, có nhiệm vụ thi hành một quyết định của Hội đồng kì mục.

Trực tiếp làm việc. tiếp xúc với dân, với quan trên là lí dịch. Đối tượng quản lí chủ yếu của lí dịch là ba hạng dân bên dưới – lão, đinh và ti ấu – đó chính là ba lớp tuổi nằm trong các giáp, do các giáp cai quản. Chính nhờ biết dựa vào giáp như một tổ chức truyền thống hoàn toàn tự nguyện và rất ổn định (do mang tính cha truyền con nối) nên bộ máy hành chính của các làng xã Việt Nam cổ truyền rất gọn nhẹ. Đứng đầu ban lí dịch này là lí trưởng hay xã trưởng); dưới ông ta có phó lí (giúp việc), hương trưởng (lo việc công ích) và trương tuần (hay xã tuần, lo việc an ninh tuần phòng). Phương tiện quản lí chủ yếu của lí dịch chỉ có hai loại sổ: sổ đinh và sổ điền: một tay nắm nhân lực (trai đinh), và một tay nắm kinh tế (ruộng đất).

Cách thức tổ chức hộ máy hành chính xã thôn Việt Nam như vậy đã được hình thành dần dần như một sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển văn hóa dân tộc.

1.6. Tính cộng đồng và tính tự trị – hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam:

1.6.1. Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hưởng tới những người khác – nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại.

Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể làng xã mang tính tự trị: làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình phong kiến. Mỗi làng là một “VƯƠNG QUỐC” nhỏ khép kín với luật pháp riêng (mà các làng gọi là hương ước) và “tiểu triều đình” riêng (trong đó hội đồng kì mục là cơ quan lập pháp, lí dịch là cơ quan hành pháp; nhiều làng tôn xưng bốn cụ cao tuổi nhất làng là tứ trụ. Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống phép vua thua lệ làng. Tình trạng này thể hiện quan hệ dân chủ đặc biệt giữa nhà nước phong kiến với làng xã ở Việt Nam.

Ông Phạm Văn Đồng từng nhận định: “Trong lịch sử lâu đời của dân tộc, làng vừa có tính đẳng cấp phong kiến (= tôn ti), vừa có tính cộng đồng (= dân chủ) rất đáng quý. Lúc bấy giờ câu nói “Phép vua thua lệ làng” có cái đạo lí chân chính của nó thể hiện một dạng dân chủ mà phải biết nhìn với con mắt lịch sử thì mới thấy hết ý nghĩa độc đáo”.

Trải qua các triều đại, nhà nước phong kiến luôn tìm cách nắm chặt bộ máy xã thôn nhưng luôn thất bại. Cố gắng lớn nhất là vào đời Trần Thái Tông (1225-1258), nhà nước cử ra những “xã quan” đại diện cho quyền lợi của chính quyền trung ương vế nắm cạnh bộ máy làng xã nhưng đến đời Trần Thuận Tôn (1388-1397) thì phải bãi bỏ. Đời Lê, cố gắng này lại được lặp lại (Lê Thánh Tông đổi “xã quan” thành “xã trưởng”), nhưng tử thế kỉ XV trở đi, triều đình lại phải lùi bước xã trường trả về cho dân cử.

Ý đồ này được lặp lại một lần thứ ba dưới thời Pháp thuộc: Năm 1904 ở Nam Kì và 1921 ở Bắc Kì, thực dân Pháp ban bố những nghị định nhằm cải tổ lại bộ máy hành chính cấp xã (gọi là Chính sách Cải lương hương chính). Nhưng, cũng như những lấn trước, cuộc cái tổ này cũng không tránh khỏi thất bại, cho nên năm 1927 chính quyền thực dân phải ban bố một nghị định có chiếu cố nhiều hơn đến cơ cấu cố truyền và năm 1941 thì vai trò của dân làng trong việc tổ chức bộ máy hành chính địa phương lại được nới rộng hơn nữa. Năm 1905, sau 5 năm rưỡi giữ chức Toàn quyền Đông Dương, Paul Doumer trong cuốn hồi kí của mình đã rút ra kết luận: “Theo tôi, duy trì trọn vẹn, thậm chí tăng cường cách tổ chức cũ kĩ mà chúng ta đã thấy, là một điều tốt. Theo cách tố chức này thì mỗi làng xã sẽ là một nước cộng hòa nhỏ, đốc lập trong giới hạn những quyền lợi địa phương. Đó là một tập thế được tổ chức rất chặt chẽ, rất có kỉ luật, và rất có trách nhiệm đối với chính quyền cấp trên về cá nhân những thành viên của nó”.

Tính cộng đồng và tính tự trị chính là hai đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã; chúng tồn tại song song như hai mặt của một vấn đề.

1.6.2. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình – bến nước – cây đa.

Làng nào cũng có một CÁI ĐÌNH. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện. Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thu thuế, nơi giam giữ và xử tội phạm nhân… Thứ đến, đình là một trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các hội hè, ăn uống (do vậy mà có từ đình đám), nơi hiểu diễn chèo tuồng. Đình còn là một trung tâm rề mặt tôn giáo: Thế đất, hướng đình được xem là quyết định vận mệnh cả làng; đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng bảo trợ cho dân làng. Cuối cùng, đình là một trung tâm về mặt tình cảm: Nói đến làng là nghĩ đến cái đình với tất cả những tình cảm gắn bó thân thương nhất: Qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu ngói thương minh bấy nhiêu…

Có người cho rằng đình có nguồn gốc Trung Hoa. Thực ra, nó chỉ là một tên gọi mới, phổ biến trong người Việt miền xuôi để chỉ một khái niệm cũ, một kiến trúc truyền thống rất lâu đời mà cho đến tận ngày nay vẫn còn tồn tại vời tên gọi nhà rông. Nhà rông và đình chỉ là những tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm, chúng có cùng chức năng và kiểu kiến trúc, là hậu thân của những ngôi nhà làng thời Hùng Vương với sàn cao và mái cong hình thuyền mà ta vẫn thấy khắc trên các trống đồng. Đình làng Đình Bảng (Bắc Nunh) làm vào thế kỉ XVIII vần theo lối nhà sàn.

Do ảnh hưởng của trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của tất cả mọi nghi dần dần chỉ còn là chốn lui tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình, phụ nữ quần tụ lại nơi BẾN NƯỚC (ở những làng không có sông chảy qua thì có GIẾNG nước) – chỗ hàng ngày chị em gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo, giặt giũ, chuyện trò.

CÂY ĐA cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút – đó là nơi hội tụ của thánh thần: thần cây da, ma cây gạo, cú cáo cây đề; Sợ thần sợ cả lây da. Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ chân gặp gỡ chỉ những người đi làm đồng, những khách qua đường… Nhờ khách qua đường, gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thông làng với thế giới bên ngoài.

Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là LŨY TRE. Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không được, đào đường hầm thì vướng rễ không qua (chính vì vậy mà tiếng Việt gọi rặng tre là luỹ, thành luỹ). Luỹ tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp lí Trung Hoa có thành quách đắp bằng đất bao bọc.

Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng gốc rễ, chúng là nguồn gốc sản sinh ra hàng loạt ưu điểm và nhược điểm về tính cách của người Việt Nam:
 
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
Tinh thần đoàn kết tương trợ Sự thủ tiêu vai trò cá nhân
Tinh thần tập thể hoà đồng Thói dựa dẫm, ỷ lại
Nếp sống dân chủ bình đẳng Thói cào bằng, đố kị
Tinh thần tự lập Óc tư hữu, ích kỉ
Tính cần cù Óc bè phái, địa phương
Nếp sống tự cấp tự túc Óc gia trưởng tôn ti

1.6.3. Tính cộng đồng nhấn mạnh vào SỰ ĐỒNG NHẤT. Do đồng nhất (cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ) cho nên người Viết Nam luôn sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà: tay đứt ruột xót, chị ngã em nâng; là lành đùm lá rách… Do đồng nhất (giống nhau) cho nên người Việt Nam luôn có tính tập thể rất cao, hòa đồng vàocuộc sống chung. Sự đồng nhất (giống nhau) cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ – bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp.

Mặt khác, lại cũng chính do đồng nhất mà ở người Việt Nam, ý thức về con người cá nhân bi thủ tiêu: Người Việt luôn hòa tan vào các mối quan hệ xã hội (với người này là em, người kia là cháu, với người khác nữa là anh/chị…), giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng. Điều này khác hẳn với truyền thống phương đây, nó con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ.

Sự đồng nhất (giống nhau) còn dẫn đến chỗ người Việt Nam hay dựa dâm, ỷ lại vào tập thể: Nước trôi thì bè trôi, Nước nổi thì thuyền nổ. Tệ hại hơn nữa là tình trạng Cha chung không ai khóc; lắm sãi không ai đóng cửa chùa… Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an (an phận thủ thường) và cả nể, làm gì cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thường chủ trương đóng cửa bảo nhau…

Một nhược điểm trầm trọng thứ ba là thói cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình (để cho tất cả đều đồng nhất, giống nhau!): Xấu đều hơn tốt lõi; Khôn độc không bằng ngốc đàn; Chết một đống còn hơn sống một người…

Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt Nam, khái niệm “giá trị” trở nên hết sức tương đối (nó khẳng định đặc điểm tính chủ quan của lối tư duy nông nghiệp): Cái tốt, nhưng mà tốt riêng rẽ thì trở thành xấu (khôn độc không bằng ngốcđàn); ngược lại, cái xấu, nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường: Toét mắt là tại hướng đình, Có làng cùng toét, riêng mình đâu!

1.6.4. Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào SỰ KHÁC BIỆT. Khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng (làng, họ) này so với cộng đồng (làng, họ) khác. Sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị – tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lây môi việc. Vì phải tự lo liệu, nên người Việt Nam có truyền thống, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Nó cũng tạo nên lết sông tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá – tự đảm bảo nhu cầu về ăn; có bụi tre, rặng xoan, gốc mít – tự đảm bảo nhu cầu về ở.

Mặt khác, cũng chính do nhấn mạnh vào sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị – mà người Việt Nam có thói xấu là óc tư hữu ích kỷ Bè ai người nấy chống; Ruộng ai người nấy đắp bờ; Ai có thân người nấy lo, ai có bò người nấy giữ, Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu… Óc tư hữu ích kỉ nảy sinh ra từ tính tự trị của làng xã Việt và đã luôn bị chính người Việt phê phán: Của mình thì giữ bo bo. Của người thì để cho bò nó ăn; Của người bồ tát, lúa mình buộc lạt…

Thói xấu thứ hai có nguồn gốc từ tính tự trị là óc bè phái, địa phương cục bộ, làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vẹn cho địa phương mình: Trống làng nào làng nấy đánh, Thánh làng nào làng nấy thờ; Trâu ta ăn cỏ đồng ta; Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn…

Một biểu hiện thứ ba của tính khác biệt – cơ sở của tính tự trị – là óc gia trưởng – tôn ti: Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống, tự thân nó không phải là xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng, tạo nên tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lí: Sống lâu lên lão làng; Áo mặc không qua khỏi đầu, thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội, nhất là khi mà thói gia đình chủ nghĩa vẫn đang là một căn bệnh lan tràn.

Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy. Cả hai quy định tính cách của dân tộc. Cuộc sống nông nghiệp lúa nước và lối tư duy biến chứng, như ta đã biết, dẫn đến sự hình thành nguyên lí âm dương và lối ứng xử nước đôi. Cho nên tính chất nước đôi chính là một đặc điểm tính cách của dân tộc Việt. Người Việt đồng thời vừa có tinh thần đoàn kết tương trợ lại vừa có óc tư hữu, ích kỉ và thói cào bằng; vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc bè phái, địa phương; vừa có nếp sống dân chủ bình đắng lại vừa có óc gia trưởng tôn ti; vừa có tinh thần tự lập lại vừa xem nhẹ vai trò cá nhân; vừa có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự túc lại vừa có thói dựa dẫm, ỷ lại. Tất cả những cái tết và cái xấu ấy cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở người Việt Nam; bởi lẽ tất cả đều bắt nguồn từ hai đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị. Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt hoặc mặt xấu sẽ được phát huy: Khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe doạ sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tính tập thể; nhưng khi nguy cơ ấy qua đi rồi thì thói tư hữu và óc bè phái địa phương có thể lại nổi lên.

Nguồn: ditichlichsu-vanhoahanoi.com