231 lượt xem

TÔ TRUNG TỪ

Tô Trung Từ - Người đặt cơ sở cho xứ Đàng Trong


Người đặt cơ sở cho xứ Đàng Trong được lịch sử lựa chọn, đó chính là Nguyễn Hoàng, một tài năng lớn, với tính năng động và mềm dẻo.

Quá trình đất Champa nhập vào Đại Việt

Lịch sử Việt Nam được mở đầu bằng sự ra đời của ba vương quốc cổ đại đầu tiên là nước Văn Lang- Âu Lạc ở miền Bắc, nước Lâm Ấp- Champa ở miền Trung và nước Phù Nam ở miền Nam.

Vùng đất Thuận Quảng vốn thuộc lãnh thổ của Champa đã từ lâu nhập vào bản đồ Đại Việt và được khai thác trong nhiều thế kỷ. Thuận Hóa là đất Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, Ô Lý của Champa trở thành đất của Đại Việt vào thời Lý, Trần thế kỷ XI (1069). Vua Lý Thánh Tông đi đánh Champa, bắt được vua nước ấy là Chế Củ (Rudravarman IV), Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để được tha. Vua Lý Thánh Tông bằng lòng.

Năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình (nay là huyện Lệ Ninh, Quảng Bình), châu Ma Linh làm châu Minh Linh (nay là huyện Bến Hải, Quảng Trị), châu Bố Chính nay là đất các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Và thế kỷ XIV (năm Bính Ngọ 1306), vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa là Chế Mân, Chế Mân dâng đất hai châu Ô, Lý, làm lễ vật dẫn cưới. Năm Đinh Mùi (1307), đổi châu Ô làm châu Thuận, châu Lý làm châu Hóa.

 Quảng Nam đến đèo Cù Mông (ranh giới giữa tỉnh Bình Định và Phú Yên) cũng là một phần đất Champa được sát nhập vào Đại Việt thời Hồ Quý Ly (năm Nhâm Ngọ 1402) Hồ Quý Ly đánh Champa, chiếm 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, tức đất Chiêm Đông, Cổ Lũy của Champa- nay là đất Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm Tân Mão 1471 Lê Thánh Tông chinh phạt Champa lấy gần hết đất của Champa đặt thành thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa.

Thuở ban đầu của vùng đất Thuận Quảng

Trên những vùng đất mới sát nhập vào bản đồ nước ta, các triều đại quân chủ đã từng tiến hành chính sách di dân và khẩn hoang. Hồ Quý Ly cho chiêu mộ dân nghèo không có ruộng đất ở ngoài Bắc, bắt di cư vào Thăng Hoa khai khẩn và kêu gọi các nhà giàu nộp trâu bò, mua phẩm tước để cấp cho dân di cư.

Trong triều Lê Sơ, Thuận Quảng là nơi đi đày của những tội nhân bị khép tội lưu cận châu và lưu viễn châu. Nhà Lê đã sử dụng lực lượng tội nhân đó với các tù binh người Hoa, người Chăm... để tiến hành chính sách khẩn hoang lập đồn điền. Trong số 43 sở đồn điền thời Lê Thánh Tông, có 4 sở thuộc về đất Thuận Quảng là: Triệu Phong, Tân Bình, Thăng Hoa, Tự Nghĩa.

Dưới thời Hồng Đức (1470- 1497), Thừa tuyên Thuận Hóa gồm 2 phủ, 8 huyện, 4 châu với 732 xã trên tổng số toàn quốc là 6851 xã (Phủ biên tạp lục). Thừa tuyên Quảng Nam mới thành lập từ năm Tân Mão (1471) gồm có 3 phủ, 9 huyện với gần 500 xã.

Miền đất Thuận Quảng tuy đã có lịch sử khai phá lâu đời như vậy, nhưng nói chung trình độ kinh tế, xã hội còn lạc hậu, thấp kém. Đến thế kỷ XVI, người ta vẫn coi Thuận Hóa là đất Ô châu Ác địa, là đất biên viễn xa xôi, độc địa, là xứ sở đầy đọa của những tội nhân và tù binh chiến tranh.

Dưới thời nhà Mạc (1527- 1592), phủ thuế đất Ô châu chỉ toàn là các thứ lâm thổ sản, các sản phẩm tự nhiên như hương liệu, ngà voi, sừng tê, da trâu, nhung hươu, mây, gỗ... phản ánh một hình thái kinh tế tự nhiên lạc hậu lúc bấy giờ.

Tô Trung Từ chết vì ham sắc – Đánh dẹp các cựu thần nhà Lý

 

https://mytourguide.com.vn/images/minh-minh/1234.jpg
Hình minh hoạ Lê Minh Hải
 

Đánh dẹp các cựu thần nhà Lý, Tô Trung Từ đã lập mưu diệt Đỗ Quảng, Phí Liệt

Lập mưu diệt Đỗ Quảng, Phí Liệt

Ít lâu sau, Tô Trung Từ lại nghe tin Quan nội hầu Đỗ Thế Quy, Phí Liệt và chính Đỗ Quảng âm mưu phát binh đánh mình, bèn dẫn quân đánh úp những người này trước.

Tuy nhiên khi sắp đánh, Trung Từ mới biết quân số của ông ít hơn đám quân của Đỗ Quảng, Phí Liệt quá nhiều. Trung Từ bèn lập mưu để tìm cách tăng thêm quân.

Ông sai người đến nói với Quảng và Liệt rằng: “Chúa thượng mới vừa an táng, dân tình chưa yên, sao chẳng lui giáp binh đi, rồi tự về triều xem xét mà đồng mưu hiệp lực để khuông phò vương thất thì cũng không phải việc hay đó hay sao?”

Đỗ Quảng, Phí Liệt cho là phải, đồng ý. Đêm đó, Tô Trung Từ tăng quân sĩ nhiều hơn ngày trước và sắp mưu đánh Quảng, Liệt.

Hôm sau, Đỗ Quảng, Phí Liệt  như hẹn, họp lại ở Bí thư Các đợi Trung Từ. Tô Trung Từ đến đình Tứ Đạt trước, sai tỳ tướng là Đào Phán đem binh theo cửa nách phía bên phải mà vào đóng quân ở Sa Trì  và ở Long Trì (thềm rồng), lại sai bộ tướng Nguyễn Tự và con rể là Nguyễn Ma La đóng quân ở cửa Thiên Thu.

Quảng và Liệt vừa ăn cơm, nghe quan Liệt hầu Cao Kha vào báo việc Tô Trung Từ đã sắp đông quân để đánh, mới ném đũa mà đứng dậy cầm kích đến Long môn dòm xem, thì thấy quân lính của Đào Phán đánh trống, reo hò. Quảng và Liệt tiến lên đánh lui được Đào Phán, nhân đó chạy đến cửa Thiên Thu mới thoát.

Đào Phán đem quân đánh lén, buộc Thế Quy chạy trốn ở dưới linh cữu của vua Cao Tông. Tô Trung Từ đến nơi lục soát, bắt được, sai giết ở chợ Đông…

Nghe tin vua Cao Tông mất, Trần Tự Khánh đem thủy quân đến bến Tế Giang (Mỹ Văn, Hưng Yên) xin cho cùng dự tang lễ Cao Tông, nhưng Trung Từ không cho vì sợ Tự Khánh đốt phá kinh thành. Tự Khánh phải đem quân về Thuận Lưu.

Đầu năm 1211, Huệ Tông lại sai người đi đón Trần Thị Dung; Trần Tự Khánh đồng ý để em gái về triều, sai hai tỳ tướng Phan Lân, Nguyễn Ngạnh cầm quân hộ tống.

Khi quân hộ tống tới Thăng Long, đúng lúc Tô Trung Từ đang đánh nhau to với Đỗ Quảng. Trung Từ hợp binh với hai tướng Phan, Nguyễn phá tan quân của Quảng. Tới tháng sau thì Quảng bị bắt và bị xử chém.

Nội bộ không yên

Tạm dẹp được các cựu thần nhà Lý nhưng nội bộ của Tô Trung Từ không yên ổn. Bộ tướng của ông là Nguyễn Tự muốn giết con rể ông là Nguyễn Ma La và định phản ông. Tướng dưới quyền của Tự là Nguyễn Giai báo cho Trung Từ biết. Ông bèn tước binh quyền của Nguyễn Tự. Tự sợ hãi bỏ trốn sang Quốc Oai và sau này cát cứ tại đây.

Tình hình tạm yên, Tô Trung Từ lại sa vào thanh sắc và bị giết vào một đêm tháng 6 năm 1211 (về lý do cái chết của Tô Trung Từ, còn nhiều ý kiến bàn cãi…)

Nguyễn Ma La thấy cha vợ bị giết, thế cô, mưu dựa vào họ Trần bèn sang nói với Trần Thừa, xin tiến binh dẹp yên ấp Khoái.

Nguyễn Ma La cùng với vợ là Tô thị lên thuyền sang đạo Thuận Lưu gặp bộ tướng của Tô Trung Từ là Nguyễn Trinh thì bị Nguyễn Trinh giết rồi cướp Tô thị. Tô thị sai người tố cáo, Trần Thừa bèn sai Tô thị dụ được Trinh và giết chết. Lực lượng của Tô Trung Từ tan rã hoàn toàn.

Trần Tự Khánh nhân lúc Ma La kéo đi, lập tức mang quân về kinh sư an táng Tô Trung Từ ở làng Hoạch. Chiến sự giữa các sứ quân ngày càng ác liệt và cuối cùng đánh dấu bằng sự thắng thế của Trần Tự Khánh cùng sự khống chế triều đình nhà Lý của anh em họ Trần

Tô Trung Từ chết vì ham sắc – Cái chết ô danh

Cái chết ô danh của Tô Trung Từ

https://mytourguide.com.vn/images/minh-minh/nha-tran.jpg
Đền Trần (Thái Bình) nơi phát tích của nhà Trần. Nguồn: Sưu tập

Tư thông với công chúa Thiên Cực

Tô Trung Từ cũng chết vì ham sắc, nhưng cái chết của ông ô danh, đáng hổ thẹn hơn cái chết của Đổng Trác. Cái chết đó càng cho thấy ông không đủ khả năng ngồi ở vị trí của đại thần đầu triều, “gian hùng thời loạn” mượn tiếng thiên tử để sai khiến chư hầu.


Sau này người cháu Trần Tự Khánh tự mình thay thế vai trò của ông để xác lập cơ nghiệp của họ Trần.

Về vụ tư thông của Tô Trung Từ với công chúa Thiên Cực. Công chúa Thiên Cực là nhân vật không rõ tên thật và không rõ bà là con của vị vua nào. Đại Việt sử lược chỉ cho biết bà là vợ của Quan nội hầu Vương Thượng, với tước hiệu công chúa Thiên Cực.

Sử cũ ghi lại, năm Tân Tỵ (1211), “Tháng 6, Tô Trung Từ ban đêm sang nhà ở Gia Lâm để cùng với công chúa Thiên Cực tư thông, bị chồng công chúa làm Quan nội hầu là Vương Thượng giết chết”.

Theo luật pháp nhà Lý khi đó, nếu nam nữ tư thông mà bị bắt quả tang thì người chồng có thể giết tình địch mà không bị tội.

Trước Trung Từ, gian thần Phạm Du cũng chính vì tư thông với công chúa Thiên Cực mà hỏng việc và mất mạng. Trung Từ không rút được ra bài học của kẻ đi trước, lại dẫm theo vết xe đổ đó.

Đại việt sử ký toàn thư – chép về Tô Trung Từ chỉ hơn 10 dòng và cũng chỉ nói về những sự kiện có liên quan trong 3 năm 1209, 1210, 1211. Vì vậy, tìm hiểu về Tô Trung Từ phải qua các nguồn tư liệu khác.

Nghi vấn là con trai Tô Hiến Thành

Không có sách nào nói đến Tô Trung Từ là con trai Tô Hiến Thành. Nhưng trong sách “Nhà Trần và con người thời Trần” của Viện Sử học và Hội khoa học lịch sử Việt Nam, tác giả Nguyễn Sĩ Chân có viết: năm Canh Thìn, ngài Trần Hấp sinh ra Trần Lý. Ông Lý lấy con gái Thái úy Tô Hiến Thành. Trần Lý là con rể Tô Hiến Thành; trong khi đó, các tài liệu đều viết, Tô Trung Từ là em vợ (hay anh vợ) Trần Lý.

Cũng trong sách trên có viết: “Vợ Trần Lý là con gái Thái uý Tô Hiến Thành”. Sách “Thái Bình với sự nghiệp triều Trần” của Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Bình viết: “Vợ Trần Lý chính là chị gái viên quan đại thần nhà Lý là Thái uý Tô Trung Từ”. Như vậy rõ ràng Tô Trung Từ là con trai Đức Tô Hiến Thành.

Các tài liệu trước nay đều nói Tô Trung Từ là em vợ Trần Lý có lẽ lý do Trần Thị Dung, con gái Trần Lý gọi Tô Trung Từ bằng cậu.

Nhưng xem trong “Phả hệ họ Trần” in trong tạp chí Văn hóa họ Trần số 1 – Tháng 9/ 2010 ghi rõ vợ Trần Lý “có anh là Tô Trung Từ làm quan triều Lý”. Còn Trần Thị Dung gọi Tô Trung Từ bằng “cậu” đó là cách xưng hô của người Thái Bình, quê của Tô Trung Từ và Trần Thị Dung; trước năm 1945 anh trai, em trai mẹ đều gọi là cậu; chị gái, em gái bố đều gọi là cô.

Trần Lý nhờ có Tô Trung Từ là anh vợ mà mạnh dần lên cả về mặt kinh tế và chính trị. Sau khi ông mất, các con ông là Trần Thừa, Trần Tự Khánh, cháu ông là Trần Thủ Độ… sau loạn Quách Bốc đã được Tô Trung Từ đưa vào kinh sư để dần thâu tóm quyền lực từ trung ương.

Là một trung thần của nhà Lý, Tô Trung Từ đưa con cháu có họ Trần vào triều đình cũng mong có thêm người tài để phù vua Lý.

Tổng Hợp: SGT Group