261 lượt xem

Trần Đức Thông

Người ch huy kiên cường ca tàu HQ - 604 oai hùng

27 năm đã trôi qua nhưng tấm gương của Trung tá Trần Đức Thông luôn được thế hệ cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam ghi nhớ, học tập và noi theo...


HQ-604 - con tàu gắn li
n vi lit sĩ Trn Đc Thông, người tng ch huy dũng cm (nh tư liệu).

Trong những liệt sĩ hy sinh tại quần đảo Trường Sa năm 1988, có liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân - Trung tá Trần Đức Thông, người tổng chỉ huy tác chiến sắc sảo trong trận lính hải quân Trung quốc tàn sát lính đảo Gạc Ma của Việt Nam. 

Thà chết không lùi bước

Người viết bài này đã nhiều lần đến quần đảo Trường Sa và lần nào cũng không kìm được xúc động trước anh linh các liệt sĩ, dù đứng trước phần mộ trên đảo hay trước những ngọn sóng bạc đầu. Câu chuyện kể về Anh hùng liệt sĩ Trần Đức Thông hy sinh trên đảo Gạc Ma trong chiến trận CQ-1988 được các chiến sĩ Hải quân Việt Nam coi đó là sức mạnh tinh thần. 

Trung tá Đỗ Việt Hòa, Chính trị viên đảo Sơn Ca xúc động cho biết: “Nói về liệt sĩ Trần Đức Thông, cả đảo Sơn Ca chúng tôi coi đó là tấm gương ngời sáng đáng trân trọng để học tập. Ngày ấy, nhờ sự chỉ huy quyết đoán táo bạo, thà hy sinh chứ không lùi bước của Trung tá Trần Đức Thông mà chúng ta đã giữ được một số đảo chìm…”.

Trong “Sổ tay chiến sĩ Trường Sa”, sau phần thông tin cá nhân ngắn gọn của mình, Chính trị viên Hòa ghi dòng chữ “Noi gương các Anh hùng liệt sĩ Trường Sa” viết tay bằng mực Cửu Long đen. Trung tá Hòa viết: “Sống ở nơi đầu sóng ngọn gió này, những chiến công và tinh thần xả thân hi sinh của các liệt sĩ Trường Sa là cẩm nang để mình mài sắc ý chí chiến đấu. Nó như tấm gương ngời sáng để người chỉ huy soi vào đó mà học tập”.

Đầu tháng 3/1988, Trung tá Trần Đức Thông đang nghỉ phép tại quê nhà ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình thì nhận được điện khẩn “Đồng chí vào đơn vị gấp nhận nhiệm vụ”. Tạm biệt quê hương sau những ngày phép ngắn ngủi, Trung tá Thông trở lại đơn vị nhận mệnh lệnh tổng chỉ huy cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh, Đoàn đo đạc biên vẽ bản đồ và một số cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 125 Hải quân khẩn cấp bí mật ra bãi cạn Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma bảo vệ chủ quyền. Sau hơn 3 ngày đêm hải trình không nghỉ, Trung tá Trần Đức Thông đi trên tàu HQ-604 do Đại úy Vũ Phi Trừ làm Thuyền trưởng. Tại đây, anh đã chỉ huy biên đội tàu HQ-604, HQ-505, HQ-605 bốc dỡ vật liệu vào xây đảo Gạc Ma.

Lúc này xung quanh đảo Gạc Ma, lực lượng tàu Trung Quốc đang gây hấn uy hiếp, chúng dùng xuồng máy cơ động vào đảo hòng nhổ cờ Tổ quốc và chiếm đảo. Tình hình hết sức khẩn cấp, Trung tá Trần Đức Thông đã chỉ huy bộ đội bình tĩnh chiến đấu và quyết không rời vị trí. Tiếng anh hô lớn: “Bằng mọi cách phải cắm cờ Tổ quốc, đoàn kết, mưu trí, thà chết không lùi bước”. Mệnh lệnh người chỉ huy vang lên đanh thép như tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ. Trước họng súng quân thù, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam không hề nản chí. Tại đảo Gạc Ma, các anh vừa chiến đấu vừa kiên quyết bảo vệ cờ Tổ quốc và chống trả quyết liệt. 

 
Anh hùng liệt sĩ Trần Đức Thông (ảnh tư liệu).
 

Thấy không làm gì được trước tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam, tàu Trung Quốc lùi ra xa và dùng hỏa lực nã mạnh về phía tàu HQ-604, đồng thời chúng ồ ạt hạ xuồng đưa quân lên đảo Gạc Ma, đánh chiếm trái phép. Trung tá Trần Đức Thông đã đứng trên mũi tàu chỉ huy bộ đội chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, cho đến khi con tàu HQ-604 bị trúng nhiều đạn, nước ồ ạt tràn vào các khoang và chìm dần xuống biển.

Gương sáng người anh hùng

Anh hùng liệt sĩ Trung tá Trần Đức Thông sinh năm 1944 tại xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.Trước năm 1975, anh Trần Đức Thông trực tiếp tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trải qua nhiều cương vị, chức trách khác nhau: Trợ lý tác chiến của Trung đoàn 223 Quân khu Trị Thiên...

Sau khi Tổ quốc thống nhất, Trần Đức Thông được cử đi học chương trình Trung cấp chỉ huy ở Trường Phòng không và nhận công tác bảo vệ đảo Trường Sa, từng giữ chức vụ Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Hải quân. 11 năm gắn bó với nhiệm vụ xây đảo, bảo vệ Trường Sa, Trần Đức Thông luôn nêu cao phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ đảng viên, gương mẫu, không ngại gian khổ, có tinh thần đoàn kết, giữ nghiêm kỷ luật, hết lòng thương yêu bộ đội như người ruột thịt của mình. Trước lúc ngã vào lòng biển mẹ, liệt sĩ Trần Đức Thông luôn nêu cao tinh thần, khí phách kiên cường của người chỉ huy. Lẽ sống của anh là xả thân cống hiến, sẵn sàng hy sinh quên mình vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì bình yên của biển đảo.

Ngày 13/1/1989, liệt sỹ Trần Đức Thông đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.


Nguồn: Sưu tầm

Những di vật hiện linh hồn chiến sĩ

Chúng tôi tìm về trụ sở Lữ đoàn 125 Hải quân đóng quân ở phường Cát Lái thuộc quận 2, TP.HCM để tìm lại những di vật của các chiến sĩ đã chiến đấu trong trận chiến ngày 14/3/1988. Tại đây còn lưu giữ nhiều kỷ vật thiêng liêng của các chiến sĩ tàu HQ-604.  

Vị Chính ủy của Lữ đoàn 125 tay cầm chiếc chìa khóa mở chiếc hòm gỗ một cách trân trọng. Ông nâng niu lấy từng di vật ra khỏi hòm gỗ. Ngòi nổ, bộ đổi nguồn thông tin, mặt nạ chống độc MO4, đèn pin, dây điện, thắt lưng, dép Tiền Phong… Mắt tôi nhòe đi khi nhìn thấy bộ tư trang và chiếc bát ăn cơm trong hòm gỗ. Chính chiếc bát ăn cơm và bộ tư trang này, các chiến sĩ công binh Trung đoàn 83 cách đây 27 năm về trước đã dùng đựng thức ăn và mặc ấm để xây đảo Gạc Ma và Cô Lin, để rồi sau trận chiến đấu nó lại trở về với đồng đội, chỉ khác sự trở về của những di vật ấy thấm máu và linh hồn của các chiến sĩ.

Chúng tôi xem liều phóng của khẩu súng B41 đã hoen gỉ được lắp sẵn ngay nòng súng. Vị Chính ủy Lữ đoàn bảo: “Các chiến sĩ ngày ấy luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Có lẽ lúc ấy các anh đã lắp đạn vào nòng súng, song chưa kịp bắn đã trúng đạn nên liều phóng còn nằm trong nòng súng”. Trong nhiều di vật còn sót lại, có cả những bộ quần áo lính được những người thợ lặn vớt lên từ con tàu HQ-604. Những bộ quân phục ấy 27 năm về trước đã thấm máu đồng đội và nước biển Trường Sa, 27 năm sau, những bộ quân phục ấy một lần nữa thấm bao nước mắt của những người còn sống.

Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nguyễn Văn Lanh từng chiến đấu trên con tàu huyền thoại HQ-604 kể lại: “Trước khi đi đảo, nhiều chiến sĩ mua quà đem theo. Quà là những vật dụng sinh hoạt trong cuộc sống để sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ đem về quê nhà như săm xe đạp, hay đôi dép Tiền Phong quai hậu, thậm chí có chiến sĩ mua sợi dây chuyền bạc dự định sau này tặng người yêu. Ra xây đảo, tất cả được cất kỹ trong rương và tất cả chúng tôi đều mong đến ngày hoàn thành nhiệm vụ sẽ đem các vật dụng đó về tặng người thân. Nhưng rồi có những người đã ra đi mãi mãi…”. Kể đến đây, người chiến sĩ can trường bỗng nước mắt lưng tròng…

Mạnh Tuấn Baophapluat.vn