657 lượt xem

TRUYỀN THUYẾT VỀ LOÀI CHIM THẦN BẤT DIỆT GARUDA

TRUYỀN THUYẾT VỀ LOÀI CHIM THẦN BẤT DIỆT GARUDA

Vũ trụ bao la với nhiều điều huyền bí – bánh xe vận mệnh của tạo hóa luôn xoay vòng với nhiều điều mà nhân loại chưa lý giải được. Huyền bí với  tín ngưỡng và đức tin thánh thần – ma quỷ – thiện ác bằng những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết ngàn năm của một nền văn minh: Người Hindu tôn thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva, người Trung Quốc tôn thờ Ngọc hoàng đại đế, Nữ Oa, Đức Phật Thích Ca, người Nhật với “8 triệu vị thần”, “12 vị thần trên đỉnh Olympus” của thần thoại Hi Lạp. Theo tư liệu tham khảo có một loài chim thần xuất hiện cả trong thần thoại của Nhật, Hindu, Thái Lan và Trung Quốc: Chim thần Garuda (Kim sí điểu) ứng với triết lý “Vạn vật sanh, vạn vật diệt” của mọi đạo pháp.
 

Vua của các loài chim – Chim thần Garuda (Kim sí điểu)
Nguồn: Sưu tập

Truyền thuyết về loài chim thần Garuda

Garuda (Kim sí điểu) là vua của các loài chim thuộc chủng tộc linh thú xuất hiện từ thời thượng cổ là một trong Bát Đại Tộc Hộ Pháp theo tín ngưỡng Phật Giáo. Có tâm tình nguyện ý bảo vệ hộ trì chánh pháp, có lòng dũng cảm sẵn sàng chiến đấu với tam độc: Tham – Sân – Si, tiêu trừ tà tính, giúp đỡ kẻ yếu thế cô bằng tinh thần mạnh mẽ bất diệt, khi từ bỏ thân mình tính mạng cho chúng sanh.

Chim thần Garuda (Kim sí điểu) còn xuất hiện trong huyền thoại Nhật Bản với tên là Karura, là vật cưỡi của thần Vishu (Đấng bảo hộ) trong huyền thoại của người Hindu, trong tín ngưỡng của Thái Lan với sự xuất hiện trên những vòm maí chùa, ngay cả nền văn hóa Chăm Pa cổ của Việt Nam cũng nói về loài chim thần này.

Garuda (Kim sí điểu) trong Ấn Độ giáo

Garuada (Kim sí điểu) là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo có ảnh hưởng sang Phật Giáo Nam Tông. Là vua của các loài chim Garuda sở hữu sức mạnh bất diệt và trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm sức mạnh, trong Ấn Độ giáo Garuda là một vị thần, chúa tể của các loài chim và là vật cưỡi của thần Vishnu (Đấng bảo hộ).  Ngày nay chúng ta dễ dàng thấy hình tượng chim thần Garuda trong những kiến trúc chùa chiền của Phật giáo Nam Tông tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia (Những con chim Garuda nâng đỡ mái hiên chùa),…
 

Những con chim Garuda nâng đỡ mái hiên chùa phổ biến tại Thái Lan
Nguồn: Sưu tập

Khi nói đến loài chim thần này không thể không nói đến: Mối thù truyền thuyết của Garuda & Rắn Naga
 

Cuộc chiến giữa Kim sí điểu Garuda và Rắn Naga vì cứu mẹ 
Nguồn: Sưu tập

Theo trường thi anh hùng ca Mahabharata, Garuda là con của Kasyapa một nhà hiền triết quyền uy có nhiều vợ nhưng hai người vợ được yêu chuộng nhất là hai chị em Vinata và Kadru. Và Kadru đã cầu xin Kasyapa ban cho mình nhiều con do đó cô đã sinh ra được 1000 con rắn Naga sinh sống ở thế giới bên dưới sâu trong đại dương. Còn Vinata lại cầu xin ban cho hai người con có sức mạnh hơn hẳn những đứa con của Kadru và Vinata sinh được 2 quả trứng và chờ đợi đến 500 năm nhưng quả trứng vẫn không có động tĩnh gì. Mất hết kiên nhẫn vì quá tò mò Vinata đã làm vỡ 1 trong 2 quả trứng để xem cái gì đang diễn ra bên trong.

Quả trứng này nở ra một đưa trẻ đã phát triển phần trên nhưng không có phần dưới biết mẹ là người đã gây nên sự méo mó dị dạng đứa trẻ vô cùng giận dữ vị này đã thốt ra lời nguyền rủa: Mẹ Vinata sẽ trở thành người hầu nô lệ cho người chị em Kadru trong suốt 500 năm rồi bay đi. Cuối cùng vị này trở thành người đánh xe ngựa cho thần Mặt trời Surya (Suriya) mà sau đó được biết đến như là Aruna (Arun).
 

Aruna – Vị áo đỏ người đánh xe cho thần mặt trời được xem như anh trai chim thần Garuda
Nguồn: Sưu tập

Quả trứng thứ hai của Vinata 500 năm sau cũng nở và đó là Garuda. Ngay khi nở ra từ trứng, Garuda đã sở hữu một hình thể khổng lồ khuất lấp cả bầu trời, mỗi cái vỗ cánh khiến quả đất rung lắc dữ dội, một sức mạnh khủng khiếp ngang với đám cháy lớn của vũ trụ, hủy diệt toàn bộ thế giới và kết thúc mọi thời đại.Thậm chí các vị thần còn lẫn lộn ánh sáng rực rỡ phát ra từ thân vàng kim của Garuda với ánh nắng chói chang của mặt trời giống như thần lửa Agni. Quá khiếp sợ, các vị thần đã cầu xin Garuda. Nghe thấy những lời thỉnh cầu khẩn thiết chim thần đã giảm bớt kích thước và sinh lực của mình.
 

Chim thần Garuda với ánh nắng chói chang của mặt trời giống như thần lửa Agni lúc mới sinh
Nguồn: Sưu tập

Lời nguyền rủa của Aruna cuối cùng cũng trở thành sự thật khi Vinata và Kadru tranh cãi về màu sắc của con ngựa trong quá trình quấy biển sữa (tuy mục đích chính của việc quấy biển sữa là để tìm ra thuốc trường sinh amrita). Vinata tin rằng con ngựa có màu trắng tuyền còn Kadru nói rằng nó có màu xám do vậy con ngựa sẽ có vài cọng lông đen. Cuộc tranh cãi dữ dội này đi đến việc đánh cuộc kẻ nào thua cuộc sẽ trở thành nô lệ cho người thắng cuộc suốt 500 năm. Con ngựa thực tế có màu trắng tuyền Kadru biết điều đó, nhưng vì không muốn mình là kẻ thua cuộc nên Kadru đã ra lệnh cho những đứa con Naga của mình đính những cọng lông đen vào con ngựa để nó có màu xám. Vinata ngây thơ nên thua cuộc trở thành nô lệ cho Kadru và bị giam cầm ở thế giới bên dưới cùng với những cư dân Naga. Garuda sau đó mới biết được âm mưu xảo trá này và để giải thoát cho mẹ Garuda đã thỏa thuận với những con rắn Naga là sẽ mang về cho chúng thuốc trường sinh để đổi lấy sự tự do cho mẹ.
 

Garuda chiến đấu với các vị thần lấy thuốc trường sinh cứu mẹ.
Nguồn: Sưu tập

Bấy giờ thần Vishnu lại nhảy vào tiếp chiến bất phân thắng bại để kết thúc trận chiến một thỏa thuận được thực hiện để giải quyết mọi thù hiềm: Thần Vishnu hứa ban cho Garuda đặc ân bất tử và vị trí cao hơn vị trí các thần khác, khi thần Vishnu muốn đi du ngoạn đó đây thì Garuda phải phụng sự chuyên chở. Và một ân huệ mà Garuda giành được từ thần Vishnu khiến loài chim thần mạnh mẽ gật đầu làmvật cưỡi cho thần Vishnu là loài rắn Naga sẽ trở thành thức ăn truyền kiếp của Garuda. Do đó hễ gặp rắn là Garuda chộp và giữ chặt những con rắn Naga dưới móng vuốt của mình, mổ vào đuôi Naga để moi ruột và chỉ ăn những con béo mập, lấy xác chúng làm đồ trang sức của mình. Sau khi tình nguyện trở thành vật cưỡi cho thần Vishnu Garuda lập kế hoạch lừa những con rắn Naga để lấy lại thuốc trường sinh sau khi giải thoát cho mẹ mình.
 

Chim thần Garuda làm vật cưỡi của thần Vishnu ( Đấng bảo hộ)
Nguồn: Sưu tập

Nên người ta thường dùng Garuda thường được dùng trên bủa hộ mạng để bảo vệ khỏi rắn cắn và chất độc của rắn. "Garudu Vidya" cũng là câu thần chú chống lại nọc độc của rắn và xua đuổi mọi diều xấu xa, quỷ quái. Rắn Naga tượng trưng cho thế lực xấu xa, quỷ quái và Garuda với ánh sáng vàng tượng trưng cho chánh pháp xóa tan u tối tiêu diệt mọi thứ xấu xa.
 

Rắn Naga tượng trưng cho sự dối trá "xấu xa" kẻ thù truyền thuyết của chim thần Garuda tượng trung cho chính nghĩa.
Nguồn: Sưu tập

Garuda (Kim sí điểu) trong Phật giáo

Garuda phiên âm Hán-Việt là Ca Lâu La, Kim sí điểu. Theo ghi chép trong kinh phật, Garuda được phật giáo thu nạp trở thành một trong những Thiên long bát bộ-8 dạng thần hộ pháp của nhà Phật. Theo Kinh Phật loài Kim Sí Điểu mỗi ngày ăn 500 con rồng nhỏ và 1 con rồng chúa( Long Vương), ăn mãi đến nỗi loài rồng sắp tuyệt chủng vội kéo đến cầu cứu với Phật Đà. Đức Phật bèn gọi Kim Sí Điểu tới khuyên nhủ nên chấm dứt cuộc dại sát sanh ấy.

Kim sí Điểu thưa: “Nếu không ăn rồng thì lấy gì mà sống”.

Phật bảo: “Từ đây hãy ngừng sát hại, thay vì ăn thịt rồng mỗi ngày đúng ngọ ta sẽ bảo các đệ tử của ta trước khi ăn cơm sẽ cúng dường cho ngươi”.

Kim Sí Điểu đồng ý đến nay ở các chùa tại Việt nam, Trung Quốc và một số nước khác trên thế giới theo truyền thống Đại thừa hằng ngày trước khi trai thọ đều lấy vài hạt cơm hoặc sợi mì bỏ vào chén nước nhỏ đem ra giữa trời khấn rằng:
 
“Đại bàng Kim Sí Điểu
Khoáng dã quỷ thần chúng
La sát quỷ tử mẫu
Cam lồ tất sung mãn”
 

Hình dạng Garuda – Kim sí điểu "thiên long bát bộ" hộ pháp của phật giáo
Nguồn: Sưu tập
 
Hình dạng đặc trưng của Kim Sí Điểu
 
Dù truyền thuyết hay thần thoại nào thì Kim Sí Điểu điều được mô tả gần giống với Đại Bàng: Thân hình to lớn với sải cánh rộng gần trăm thước, mỏ và móng vuốt rắn chắc, bén nhọn như kim cương, toàn thân phủ long vũ hoàng kim sáng chói, được xem là kim thân bất hoại thế trước các tác động của ngoại lực. Đặc trưng này lại tương đồng với Phụng Hoàng và Côn Bằng nên trong nhân gian đôi lúc nhầm lẫn ba chủng loài với nhau khi ghi chép thành các thần tích lưu truyền đến nay.

Ngoài ra Kim Sí điểu còn có thể xuất hiện ở dạng Điểu Nhân cưc kỳ phổ biến trong nhân gian với phần đầu chim thân hình mang dáng dấp người có đủ tứ chi và đôi cánh vàng sau lưng, hai tay và hai chân đều có móng vuốt sắc bén, có thể biến thành khổng lồ với kích thước to như một tòa thành, sải cánh rộng hàng trăm dặm.
 

Hình dáng điểu nhân của Garuda
Nguồn: Sưu tập

Sức mạnh của Kim sí điểu là ở cặp cánh thần khi chim xòa ra mà bay đi, thì phủ khắp ba trăm ba mươi sáu vạn dặm, quạt cánh phát ra luồn gió có thể làm mù mắt người, tạo ra các trần cuồng phong làm u ám bầu trời và thổi đổ những ngôi nhà. Với một cái vỗ cánh của Garuda có thể làm kho cạn nước biển để ngấu nghiến những con rồng nơi đáy biển sâu, với một cái vỗ cánh khác, nó có thể phá sập núi, nhấn núi chìm sâu vào lòng đại dương.

 

Hình dáng điểu nhân của Garuda qua những tấm phù điêu
Nguồn: Sưu tập

Ý nghĩa của Kim Sí Điểu- Loài chim thần của nhà Phật

Kim Sí Điểu qua các câu chuyện thần thại đều là vị thần mạnh nhất, đều uy dũng với ánh sáng hoàng kim chói lóa. Nên Kim Sí Điểu là biểu trưng cho ánh sáng, lòng dũng cảm và ý chí cương trực bất diệt. Ánh sáng hoàng kim của Kim Sí Điểu có thể tiêu trừ các ma chướng, tà khí, tà pháp tác động lên chúng sinh.
 

Tượng Kim Sí Điểu – Chim cánh vàng
Nguồn: Sưu tập

Là loài chim thần hộ pháp của Phật giáo, hưởng thọ trai của các phật tử nên Kim Sí Điểu thường du hành khắp tam giới độ duyên chúng sinh không an định tại nơi nào cả. Nơi Kim Sí Điểu bay đến sẽ như được ánh bình minh của Đạo Pháp soi rọi, đem đến niềm tin, hy vọng và lòng quyết tâm dũng cảm tiến về phía trước trên bước đường hoàn thiện chính mình của muôn loại.

Và khi Kim Sí Điểu cảm thấy mệt mỏi với thực tại nó có thể từ bỏ ý chí kiên cường của mình để nghỉ ngơi bằng cách: Toàn thân Kim Sí Điểu sẽ tiêu biến thành ánh sáng hòa vào hư không, cho đến khi Kim Sí Điểu đó thức tỉnh giữa hư không trong ánh sáng chói chang của vầng thái dương. Vị ấy sẽ tiếp tục thực hành thệ nguyện của mình là soi sáng, đem niềm tin, hy vọng đến cho muôn sinh…

Thêm một điều rất hay về loài chim thần còn tồn tại đến ngày nay

Với sự dũng mãnh bất diệt là vua của các loài chim nên Thái Lan đã lấy chim thần Garuda làm hình tượng tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng và quyền lực vô hạn của nhà vua trên khắp vương quốc Thái Lan. Đồ án hình tượng chim thần Garuda dang rộng đôi cánh vạn dặm bảo vệ nhân dân, tiêu diệt yêu quái được chọn làm quốc huy chính thức của vương quốc Thái Lan bởi vua Râm VI kể từ năm 1911
 
Description: http://garudaelevator.com/wp-content/uploads/2018/10/2000px-garuda_emblem_of_thailand.png
Garuda quốc huy chính thức của vương quốc Thái Lan
Nguồn: Sưu tập

Với loài chim thần bất diệt với ánh sáng của thần mang trong mình sứ mệnh cao cả độ duyên cho chúng sinh, nên mặc dù loại chim này không được tạo ra như một vị thần nhưng Garuda thường được thờ như một vị thần.

Nguồn: garudaelevator.com