302 lượt xem

Tự Đức

Sóng gió trong lễ lên ngôi ca v vua bt hnh đường con cái

Vốn là con thứ nhưng Tự Đức được vua cha “phế trưởng lập thứ” truyền lại cho ngai vàng vì anh cả ham chơi, kém tài. Thế nhưng ngay từ lúc lên ngôi đã xảy ra nhiều sóng gió từ chuyện thái tử cả phẫn uất thổ huyết đến lời đồn ác ý Tự Đức không phải con vua.


Khiêm Lăng nhìn từ trên cao

Vị vua đầu tiên là con thứ

Hẳn nhiều người còn nhớ, vua Thiệu Trị (cha vua Tự Đức-PV) suýt nữa đã không được kế vị, trở thành nạn nhân của việc “phế trưởng lập thứ”. May mắn nhờ bà nội can thiệp mới được kế ngôi. Nhưng điều không ai ngờ là chính Thiệu Trị sau này trở thành hoàng đế triều Nguyễn đầu tiên phá bỏ nguyên tắc truyền ngôi cho con cả.

Vua Tự Đức (1847-1883) tên thật là Nguyễn Phúc Thì hay Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Ông là con thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo sử sách vương triều chép lại, từ nhỏ Hồng Nhậm đã nổi tiếng thông minh, hiếu nghĩa và được vua cha yêu quý. Năm lên 14 tuổi Hồng Nhậm được phong tước Phước Tuy công.

Theo thông lệ truyền thống, người kế vị ngôi báu là hoàng tử cả của vua. Vua Thiệu Trị hiểu rõ quy định này nhưng luôn bất an vì con trưởng là Hoàng tử Nguyễn Phúc Hồng Bảo lười biếng, thiếu tài năng lẫn kém đức hạnh, suốt ngày ham chơi bời dù đã được vua cha thường xuyên nhắc nhở. Thậm chí lúc cha lâm bệnh nặng, Hồng Bảo vẫn đang mải chơi chốn ca lâu.

Vua Thiệu Trị biết không thể giao phó giang sơn lại cho con cả nên từ lúc lâm bệnh đã gọi các đại thần vào chầu, nói rõ ý định truyền ngôi cho con thứ Hồng Nhậm. Các đại thần nghe xong đều vâng theo. Sau đó vua Thiệu Trị cho gọi Hồng Nhậm vào trao cho ấn, kiếm. Nghe tin đó, Hồng Bảo vội cưỡi ngựa dẫn theo thân binh đến hoàng cung nhưng bị chặn lại ở cửa Ngọ Môn.
Khi một mình Hồng Bảo vào cấm điện khóc lóc xin tha thứ, Vua Thiệu Trị nói rằng “Ta đã định truyền cho mi, thường khuyên mi tu tỉnh, thế mà mi cờ bạc, hát xướng. Thần khí rất trọng, ta không thể lấy tình riêng mà bỏ nghĩa chung được”.
Sóng gió trong lễ đăng quang
Ngay khi vua Thiệu Trị băng hà, các hoàng thân văn võ bá quan họp lại nghe đọc di chiếu. Theo đó Hồng Nhậm lên ngai vàng kế vị, lấy niên hiệu Tự Đức. Hôm đó anh trai Hồng Nhậm là Hồng Bảo phẫn uất thổ huyết, sau này vẫn không chịu ký tên vào tờ chiếu của vua cha. Mãi khi được nhiều quan thần khuyên nhủ, Hồng Bảo biết không tuân theo không được mới chịu ký.
Sóng gió vẫn chưa hết, ngay khi Tự Đức được chọn kế vị, từ cung cấm loan truyền tin ác ý nói rằng ông không phải dòng dõi hoàng tộc mà là con của quan đại thần Trương Đăng Quế dan díu với bà hoàng Phạm Thị Hằng (sau này được tôn làm Thái hậu Từ Dũ).
Lại nói thêm khi Thiệu Trị ốm đau rồi qua đời, mọi chuyện trong cung đều do Trương Đăng Quế chủ trì. Do đó một số đại thần ngờ vực, nghi ngờ Trương Đăng Quế lập mưu đưa con lên ngai vàng. Điều này dẫn đến chuyện có một số quan thần không chịu lạy Tự Đức trong lễ lên ngôi.
Về chuyện này, sách “Quốc sử di biên” có đoạn viết như sau: “Mùa đông, tháng 10, ngày 5, Hoàng tử Phúc Tuy công lên ngôi Hoàng đế. Trước đó, Trương Đăng Quế định kế trong cung, ngoài triều đều lấy làm ngờ. Đến lúc Hoàng tử Nhậm lên ngôi, có người không chịu xếp vào ban thứ (đến lạy mừng). Võ thần Hà Văn Chương tuốt gươm ốp việc xếp ban thứ nói rằng: “Lúc tiên đế sắp mất, đã lập sẵn thái tử. Chúng ta phụng chiếu tôn phò, ai không theo chiếu chỉ, đã có phép nước”. Bấy giờ cả đình thần đều xếp ban thứ lạy mừng.
Lời đồn ác ý trên không có bằng cớ nào. Trong khi những bằng chứng phản biện mười mươi. Lý do là bà hoàng Phạm Thị Hằng nhập cung khi mới lên 14 tuổi, làm vợ Thiệu Trị khi ông vẫn còn là hoàng trưởng tử. Bà hoàng nổi tiếng đức hạnh, đoan trang, rất được vua sủng ái. Thậm chí trước khi mất, Thiệu Trị còn để lại di chiếu tôn bà làm Hoàng hậu.
“Cha đẻ” của đơn vị tiền tệ Việt Nam?
Mặc dù thời gian trì vị không lâu nhưng vua Tự Đức được thiên hạ xem là đấng minh quân, có nhiều việc làm ích nước lợi dân. Ví dụ như chuyện cho đúc tiền đồng.
Dưới thời trị vì, tháng 2/1861, vua cho đúc một loại tiền đặc biệt có tên “Tự Đức bảo sao” có mệnh giá một đồng ăn 10 đồng tiền kẽm. Đây là loại tiền đúc để người dân tiện lợi mang theo khi đi đường. Sau đó vua cho đúc thêm nhiều đợt nữa với các loại mệnh giá khác nhau đáp ứng nhu cầu dân chúng.

 


Đồng tiền "Tự Đức bảo sao"

Tiền “Tự Đức bảo sao” chủ yếu đúc bằng đồng nên chữ “đồng” trở thành tên gọi đơn vị tiền tệ đến tận bây giờ. Lạ rằng tuy đúc bằng đồng nhưng tên gọi của tiền là “Tự đức bảo sao”. Chữ “sao” ở đây vốn dùng để chỉ tiền giấy. Từ thời Hồ Quý Ly khi cho in tiền giấy cũng có tên “Hội sao thông bảo”.

Vì vậy tên gọi “Tự Đức bảo sao” đến bây giờ vẫn là tò mò khó lý giải đối với giới nghiên cứu. Có nhà nghiên cứu phương Tây đã nói rằng tiền bảo sao của Tự Đức là thứ tiền duy nhất của An Nam bằng kim loại được đúc để tượng trưng cho tiền giấy.

Tuy vậy xét về đường con cái, Tự Đức được xem là vị vua bất hạnh nhất triều Nguyễn. Nhà vua từ nhỏ thể trạng yếu đuối, mắc bệnh đậu mùa nên kém về đường sinh lý. Vua Tự Đức lấy vợ khá sớm khi tròn 15 tuổi. Sau đó ông có thêm nhiều thê thiếp nhưng không ai sinh hạ được mụn con nào.

Từ thái y trong cung đến thầy thuốc dân gian đều không có phương thuốc nào giúp vua sinh con nối dõi. Vua còn cho đổi tên các chùa để tránh phạm úy, lập đàn cầu tự. Mọi nỗ lực không thành, cuối cùng Tự Đức đành chọn 3 đứa cháu là Ưng Chân, Ưng Đăng, Ưng Kỷ đưa vào cung phong làm hoàng tử (sau này chính là các vua Dục Đức, Kiến Phúc và Đồng Khánh).

Ngày 19/7/1883 vua băng hà, thi thể được an táng tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy (nay là thị  xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế). Lăng mộ của Tự Đức gọi là Khiêm Lăng.

Vua Tự Đức (1829-1883) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Thì, ông là con của vua Thiệu Trị và thái hậu Từ Dũ. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã tỏ ra là người cực kỳ hiếu thảo, ham học, được vua cha rất yêu quý. 

Vị vua nổi tiếng về hiếu thảo và hay chữ

Theo các tư liệu lịch sử, trong suốt 36 năm làm vua của mình, dù rất bận với công việc triều chính, nhưng cứ ngày lẻ vua thiết triều, còn ngày chẵn vào chầu cung thăm nom mẹ, không khi nào chểnh mảng.

Nhờ được mẹ (Thái hậu Từ Dũ) dạy dỗ nghiêm khắc ngay từ nhỏ, nên vua Tự Đức không vướng vào lối ăn chơi xa xỉ như nhiều hoàng tử khác.

Sửu sách kể lại rằng một hôm rảnh việc nước, vua đi săn tại rừng Thuận Trực, gặp phải khi nước lụt không về được, trong khi chỉ còn hai ngày nữa có kị vua Thiệu Trị. Thấy vua chưa về, Đức Từ Dũ nóng ruột, phải sai quan đại thần Nguyễn Tri Phương đi rước.

Biết làm thái hậu lo lắng nên sau khi về đến cung lúc nửa đêm, nhà vua vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dũ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng.

Vua Tự Đức bèn lấy một cây roi mây, dâng lên để trên ghế trát kỷ rồi ngài nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, Đức Từ Dũ xoay mặt ra lấy tay hất cái roi mà ban rằng: “Thôi, tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kị”.

Sau khi rời cung Gia Thọ, ngay trong đêm ấy, vua đã thức rất khuya tại điện Cần Thành để thực hiện những điều mẹ dạy.

Dù thể chất yếu đuối từ nhỏ, nhưng vua Tự Đức luôn siêng năng, cần mẫn, rất chăm lo triều chính. Thường vua thiết triều rất sớm, từ canh Năm đã ngự trên ngai vàng ngay quần thần tấu sớ.

Vua Tự Đức là người đam mê văn chương từ nhỏ. Chính vậy nên, thời Tự Đức văn học rất phát triển, xuất hiện nhiều nhà thơ lớn. Bản thân Tự Đức cũng là một nhà thơ lớn. Theo thống kê, đương thời, vua Tự Đức đã để lại tới 4000 tác phẩm văn học, qua đó, giúp ông trở thành vị vua có nhiều sáng tác văn học nhất trong lịch sử.

Tiểu biểu như bộ Ngự chế Việt sử tổng vịnh gồm hàng trăm bài thơ về các nhân vật trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều bài thơ trường thiên bằng chữ nôm để dạy đạo lý cho dân như Luận ngữ diễn ca, Thập điều, Tự học diễn ca…Trong hoàng tộc, vua cũng đặc biệt quý trọng những người có tài thơ ca.

Nhà vua rất thích lịch sử, ông chính là người đã chỉ đạo cho Quốc sử quán soạn bộ sử lớn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục.

Bi kịch của ông vua hay chữ


Nguồn: Sưu tầm

Tự Đức là ông vua hay chữ, chuyên tâm trị vì đất nước, nhưng tiếc là cuộc đời ông lại rơi vào tấn bi kịch không hề mong muốn. Chính tấn bi kịch đó đã biến ông thành một ông vua có tội, như chính Tự Đức từng thừa nhận.

Với hoàng tộc, cái “tội” lớn nhất của ông là không có con, còn với dân tộc, ông mang “tội” khi để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp.

Sinh thời, do mắc bệnh quai bị lúc nhỏ, nên sau này lớn lên vua Tự Đức luôn gầy yếu, suy nhược, không có con, dù đã có đến hơn 300 bà vợ. Đây chính là “tội” của vua với hoàng tộc.

Đồng thời, gian đoạn nắm quyền của Tự Đức cũng chính là thời kỳ thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.

Trước họa xâm lăng, vua Tự Đức và triều đình của mình đã không thể giữ gìn được “non sông gấm vóc của dân tộc”. Dưới thời Tự Đức, triều Nguyễn đã phải ký kết nhiều hiệp ước đầu hàng giặc, cho đến khi đất nước chính thức rơi vào tay thực dân Pháp năm 1883.

Tháng 7/1883, vua Tự Đức băng hà khi mới chỉ 54 tuổi. Trước khi mất vua đã cho dựng một tấm bia rất lớn cho dựng ở Khiêm Lăng, trên khắc bài văn do đích thân vua soạn.

Thông thường, con cái sẽ dựng bia cho cha mẹ, nhưng Tự Đức vì không có con nên phải đích thân dựng bia mộ cho mình, cũng qua đó mà thổ lộ với hậu thế về nỗi lòng của ông.

“Các triều đã dày công khó nhọc mở mang đất đai, bỗng nhiên một sớm thấy giao cho địch. Ta cùng với bề tôi thân cận chẳng làm sao hơn, chỉ còn biết nhìn nhau mà nuốt nước mắt đành đắc tội với tôn miều và thiên hạ.

Ôi! Dốt nát mà quen sống yêu ổn, mông muội mà ở chốn nhà cao cửa rộng, chẳng biết phòng bị, tôi tài tướng giỏi cũng đã tàn tạ hơn phân nửa, mấy ai có thể khôi phục lại lời di huấn về việc canh giữ biên cương của cha ta để giúp ta bước khỏi vòng tội lỗi” (Trích lời tựa trên bia mộ Tự Đức ở Khiêm Lăng)

Có thể nói, đây là lời nhận lỗi chân thành của ông ông vua trị vì đất nước trước giai đoạn thử thách của lịch sử. Bài văn bia dài với những từ rất thống thiết, nói lên nỗi lòng của ông vua đầy lương tâm và trách nhiệm, nhưng bất lực trước thử thách, những tình huống vượt qua khỏi khả năng, thời đại, triều đại của ông.

Tổng hợp: SGT Group