Võ Miếu – Sau khi xây dựng Văn Miếu tại Kinh đô Huế vào năm 1808 (dưới thời vua Gia Long), các tỉnh trong nước đều lần lượt xây Văn Miếu tại địa phương, việc lập Văn Miếu cho thấy triều đình rất trọng Nho học và đề cao việc giáo dục. Tuy nhiên bên cạnh đó Võ bị dưới triều nhà Nguyễn cũng chiếm một vai trò khá quan trọng.
Vì thế vào năm 1835 (dưới thời vua Minh Mạng) theo kiến nghị của bộ Lễ, vua Minh Mạng dụ rằng: “Điều cốt yếu trong việc trị nước phải bao gồm có văn lẫn võ, không thể thiên về một bên, việc xây dựng Võ Miếu là việc nên làm…Từ Đinh, Lê, Trần, Hậu Lê đời nào cũng người tài giỏi binh cơ mưu lược, huống chi triều đình ta từ lúc khai quốc cho đến giai đoạn trung hưng, nhiều người ra mưu giúp nước, công lao rực rỡ không kém gì người xưa, cần biểu dương để khuyến khích nhân tài…” .Vua chuẩn y cho xây dựng Võ Miếu nhằm thể hiện sự chú trọng đến giáo dục quân sự và đề cao nghiệp võ. Võ Miếu được xây dựng vào năm Ất Sửu (1835), tại làng An Ninh thuộc huyện Hương Trà – thành phố Huế, nằm vị trí bên trái của Văn Miếu.
Bên trong không gian Võ Thánh Chu vi của Võ Miếu khoảng 400m, quay mặt về hướng Nam, phía trước là dòng sông Hương thơ mộng, xung quanh Võ Miếu xây tường bao bọc, bên trong khuôn viên của Võ Miếu gồm một tòa miếu chính, kiến trúc kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Chính doanh (nhà chính đường) gồm 03 gian 02 chái, tiền doanh (nhà tiền tế) gồm 05 gian. Phía trước hai bên là nhà Tả vu – Hữu vu đối diện nhau. Phía bên ngoài thành có Tế Sinh Sở (là nơi giết súc vật khi tổ chức cúng tế).
Năm 1839, dưới thời vua Minh Mạng, triều đình đã cho dựng 03 tấm bia Võ công ở trước sân Võ Miếu khắc ghi tên họ, quê quán, chức tước và công trạng của 10 danh tướng đã góp nhiều chiến công trong hai triều vua Gia Long và vua Minh Mạng như: Trương Minh Giang, Phạm Hữu Tâm, Tạ Quang Bửu…
Những tấm bia Võ Thánh dựng lộ thiên đang phải chịu sự phong hóa từng ngày Về sau còn có 02 tấm bia “ Tiến sỹ võ”, ghi những vị tiến sỹ đỗ trong 03 khoa thi võ: khoa Ất Sửu (1865), khoa Mậu Thìn (1868) và khoa Kỷ Tỵ (1869) gồm: Võ Văn Đức, Phạm Học, Nguyễn Văn Tứ… Bên cạnh một số danh tướng của Việt Nam như: Trần Quốc Tuấn, Lê Khôi, Lê Hữu Tiến…
Đặc biêt, do ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa, vua Minh Mạng là vị vua chuộng Nho giáo và thiết chế triều chính Trung Hoa, nên trong Võ Miếu của nhà Nguyễn còn có bài vị thờ các danh tướng của Trung Quốc như: Gia Cát Lượng, Nhạc Phi… Hiện nay di tích Võ Miếu đã xuống cấp nặng nề. Việc trùng tu ngôi miếu này đòi hỏi phải có nhiều sự đầu tư cũng như về thời gian.
Nguồn bài viết: Khám Phá Di Sản