1159 lượt xem

Võ Nguyên Giáp - Kỳ 2 ( Cuối)

Chuyn xúc đng v gia đình Đi tướng Võ Nguyên Giáp

Vít cổ “pháo đài bay”

Mùa Đông năm 1972, nghĩa là sau đó 26 năm, trong bước đường cùng, Mỹ đã đưa B-52 đánh phá Hà Nội - Thủ đô yêu quý của chúng ta. 

Trong thời điểm lịch sử đó, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã tích cực chỉ đạo cơ quan tham mưu chiến lược xây dựng kế hoạch tác chiến đánh B-52; chỉ đạo cơ quan nắm địch, nắm chắc tổ chức lực lượng, mọi động thái hoạt động của địch; chỉ đạo lực lượng phòng không ba thứ quân, tổ chức xây dựng thế trận phòng không nhân dân, huấn luyện, nâng cao trình độ kỹ - chiến thuật, sức mạnh chiến đấu sẵn sàng đánh địch trong mọi tình huống; đặc biệt chỉ đạo Binh chủng Tên lửa và bộ đội không quân, lực lượng cơ bản, chủ yếu tập trung đánh địch. 

Và khi mọi sự đã được chuẩn bị chu đáo, Tổng Tư lệnh có mặt tại vị trí chỉ huy của mình trong Tổng Hành dinh, cùng cơ quan tham mưu chiến lược đấu trí với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ để làm nên một Điện Biên Phủ thứ hai trong chiến tranh Việt Nam, “Điện Biên Phủ trên không”, hạ gục máy bay B-52 Mỹ ngay trong đêm đầu tiên, đánh gục ý chí của giới quân sự Mỹ muốn ta phải chấp nhận những điều kiện bất lợi theo ý đồ của chúng trên bàn Hội nghị Paris.

16h ngày 18/12/1972, Bộ Tổng Tham mưu thông báo cho Quân chủng Phòng không - Không quân biết có 33 máy bay B-52 xuất kích từ sân bay Anđécxen, đảo Guam, nhiều khả năng đánh phá miền Bắc. Quân chủng Phòng không - Không quân nhận định chắc chắn B-52 sẽ đánh vào Hà Nội và ra lệnh cho các đơn vị hoàn thành công tác chuẩn bị trước 17 giờ. Lúc 19h10, Trung đoàn ra-đa 291 ở Nghệ An phát hiện được nhiễu cùng nhiều tốp B-52 đang bay trên không phận Lào lên phía bắc Việt Nam.

Nhận được báo cáo từ Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân B-52 đang bay vào Hà Nội, Cục Tác chiến báo cáo và được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đồng ý phát lệnh báo động cho Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Bộ Giao thông Vận tải và một số tỉnh miền Bắc. 

Lúc đó là 19h15, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu phó Phùng Thế Tài, Cục trưởng Cục Tác chiến Vũ Lăng đã có mặt tại Sở Chỉ huy “Tổng Hành dinh” cùng tập thể cán bộ, chiến sĩ trong kíp trực bước vào trận đánh lớn với không quân Mỹ.

Từ 19h40 ngày 18/12/1972, thực hiện chiến dịch Lainơbêchcơ II, Mỹ đã huy động 90 lần chiếc B-52, 135 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh liên tiếp ba đợt vào các mục tiêu ở Hà Nội và phụ cận: các sân bay Kép, Nội Bài, Gia Lâm, Hoà Lạc, Yên Bái, khu vực Đông Anh, Yên Viên, Đài Tiếng nói Việt Nam ở Mễ Trì. Đêm 18/12, đêm mở đầu chiến dịch phòng không, đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng, quân và dân ta đã bắn rơi 3 máy bay B-52 của Mỹ...

Trong 12 ngày đêm của chiến dịch Lainơbêchcơ II, Mỹ đã huy động 740 lần chiếc B-52, hơn 1000 lần chiếc máy bay chiến thuật, có F111, sử dụng các khí tài điện từ gây nhiễu hiện đại, đánh tập trung ồ ạt gần 20.000 tấn bom xuống các mục tiêu kinh tế, quân sự ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số nơi khác; đỉnh cao là việc sử dụng máy bay B-52 ném bom rải thảm mang tính chất huỷ diệt vào các khu đông dân cư  ở Thủ đô Hà Nội.

Để đánh bại chiến dịch Lainơbêchcơ II của không quân Mỹ, theo kế hoạch đã được Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp phê chuẩn, ta đã huy động 6 trung đoàn tên lửa phòng không, 4 trung đoàn không quân tiêm kích, 16 trung đoàn và 22 tiểu đoàn pháo phòng không, 4 trung đoàn ra-đa, 346 đơn vị pháo và súng máy phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ tham gia chiến đấu. 

Với lực lượng và thế trận được chuẩn bị trước và sẵn sàng chiến đấu cao, các lực lượng phòng không, không quân Việt Nam cùng với quân và dân Hà Nội, Hải Phòng, bằng chiến dịch phòng không Hà Nội, Hải Phòng đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay, có 34 chiếc B-52, 5 chiếc F111, diệt và bắt nhiều giặc lái. 

Chiến đấu với B-52. Nguồn: Sưu tập

Bị tổn thất lớn và không đạt mục đích, Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom, đánh phá từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra, nối lại đàm phán với ta tại Hội nghị Paris và kết thúc chiến tranh phá hoại lần thứ II đối với miền Bắc Việt Nam. 

Cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng bị thất bại, ý đồ tìm thế mạnh của Ních-xơn bị đập tan. Chiến dịch phòng không tháng 12/1972 của quân và dân ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến lược giao cho. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược rất lớn cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, có ý nghĩa lớn trong nước và cả quốc tế.

Cùng với cuộc tiến công chiến lược 1972 của quân và dân miền Nam, chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng với thắng lợi đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ là đòn chiến lược có ý nghĩa quyết định buộc Mỹ phải kí Hiệp định Paris, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27/1/1973. 

Lịch sử sẽ đi qua, nhưng âm vang hào hùng của cuộc chiến “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô yêu quý mùa Đông năm 1946 và  chiến thắng vang dội của quân và dân Thủ đô trong chiến dịch phòng không Hà Nội, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ mùa Đông năm 1972 còn vang mãi với ý chí và trí tuệ Việt Nam, với bản lĩnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quyết đánh và quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược. 

Từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tư lệnh, Bí thư Quân ủy TW, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và được coi là một trong những danh tướng hàng đầu thế giới nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là người rất dung dị, đời thường. Đằng sau ánh hào quang của chiến trận oai hùng, người ta vẫn gặp một “anh Văn” rất thương vợ, yêu con.

Từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tư lệnh, Bí thư Quân ủy TW, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và được coi là một trong những danh tướng hàng đầu thế giới nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là người rất dung dị, đời thường. Đằng sau ánh hào quang của chiến trận oai hùng, người ta vẫn gặp một “anh Văn” rất thương vợ, yêu con.


Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp (năm 1963). Ảnh tư liệu do gia đình cung cấp. Nguồn: Sưu tập

Nghỉ ngơi mới là… mệt

Tôi đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia của ông ở 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) khi chỉ còn ít ngày nữa là ông bước sang tuổi 104. Đại tá Nguyễn Huyên, Trợ lý Đại tướng cho biết, sức khỏe của ông hiện vẫn ổn.

Tuy Đại tướng không còn nói được nhưng ông vẫn nhận biết được những người vào thăm. Đại tá Nguyễn Huyên nói: “Hiện Đại tướng được các bác sĩ Bệnh viện 108 chăm sóc đặc biệt. Phải nói rằng công lao của các y bác sỹ ở đây rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cho Đại tướng. Họ thay nhau trực bên giường Đại tướng không kể ngày đêm. 24/24h đều có người bên cạnh theo dõi”.

Đi tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, là mt nhà ch huy quân s và nhà hot đng chính tr Vit Nam. Là Đi tướng đu tiên, Tng tư lnh ti cao ca Quân đi Nhân dân Vit Nam, ông là ch huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Vit Nam (1960–1975).

Ông cũng trc tiếp hoc tham gia ch huy nhiu chiến dch quan trng như Chiến dch Biên gii Thu Đông 1950, Chiến dch Đin Biên Ph (1954), Chiến dch Tết Mu Thân (1968), Chiến dch năm 1972, Chiến dch H Chí Minh…

Sau khi thông báo về sức khỏe của Đại tướng, Đại tá Nguyễn Huyên kể khá nhiều chuyện khi cụ còn khỏe mạnh.

Điều ông ấn tượng nhất ở Đại tướng chính là tinh thần làm việc không ngừng nghỉ. Ông nói: “Cụ là người rất hiếm có. Cụ đã làm việc một cách cần mẫn cả ngày nhưng đêm về cụ lại tiếp tục nghiên cứu. Anh em chúng tôi nhiều lúc nhìn mà xót. Khuyên cụ thi thoảng nên dành cho mình thời gian thảnh thơi để giữ sức khỏe thì cụ bảo: “Cậu tưởng cho mình nghỉ là mình khỏe à?. Một ngày mà không có gì vào trong đầu thì còn thấy mệt hơn!”.

Mặc dù bận rộn nhưng Đại tướng vẫn luôn cố gắng sắp xếp thời gian để gặp những người dân bình thường nhất.

Đại tá Nguyễn Huyên còn nhớ, có lần, đội cảnh vệ vào báo với anh em trong Văn phòng có một người thương binh đến cổng xin được gặp Đại tướng. Do chưa có lịch hẹn nên anh em khá băn khoăn. Thế nhưng, Đại tướng vẫn đồng ý gặp người thương binh ấy.

Hóa ra, người thương binh quê ở tận Hải Phòng. Anh bắt xe khách lên Hà Nội và chỉ mong được gặp Đại tướng một lần. Sau khi gặp gỡ, người thương binh ấy đã khóc rưng rức, nói: “Giờ em về quê có chết cũng được rồi. Cả đời em chỉ mong được gặp anh một lần”…

Đại tá Nguyễn Huyên cũng kể khá nhiều về sở thích của Đại tướng. Cụ sống khá giản dị và có thói quen ăn uống không cầu kỳ. Món mà Đại tướng thường xuyên ăn nhất là thịt kho trứng. Cụ cũng thích nhiều món ăn có xuất xứ từ quê hương Quảng Bình như bánh đa xúc hến, sò huyết nướng và bánh bèo. Đây là những món mà lần nào về quê cụ cũng ăn.

Cụ cũng có sở thích trồng phong lan nên đến giờ trong vườn nhà vẫn còn hàng trăm giò phong lan. Chỉ tiếc rằng, chủ nhân của những giò lan ấy giờ không còn có thể trực tiếp hàng ngày chăm sóc, tưới tắm và ngóng đợi từng bông hoa bừng nở nữa.

Người chưa bao giờ cáu giận vợ con

Xuất thân là một giáo viên dạy sử, nhà báo, ông trở thành một chính trị gia và tướng lĩnh quân sự nổi bật trong lịch sử Việt Nam với các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (em gái nhà yêu nước Nguyễn Thị Minh Khai). Bà Quang Thái trở thành liệt sỹ năm 1946 và để lại một người con gái là Giáo sư Võ Hồng Anh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tái hôn với bà Đặng Bích Hà, con gái Giáo sư Đặng Thai Mai. Bà Hà sinh được 4 người con cùng Đại tướng gồm 2 trai 2 gái. Hiện cả 4 người con này đều rất thành đạt.

Bà Đặng Bích Hà vẫn thường dành sự chăm sóc đặc biệt cho chồng. Ảnh: TL

Tính đến giờ, đã 4 năm Đại tướng phải nằm trên giường bệnh. Bà Đặng Bích Hà cùng các con cháu vẫn thường xuyên vào viện thăm.

Nhắc đến bà Đặng Bích Hà, Đại tá Nguyễn Huyên cho biết đó là một người phụ nữ cư xử rất khéo léo và đúng mực. Ngay kể cả với người con riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Giáo sư Võ Hồng Anh, bà cũng chăm sóc rất chu đáo và đối xử công bằng như với 4 người con ruột khác.

Có lẽ, chính vì thế mà suốt hơn 40 năm làm việc cận kề Đại tướng, người cộng sự này chưa bao giờ thấy Đại tướng cáu bẳn hay to tiếng với vợ con. Mỗi lần có chuyện gì không hài lòng, Đại tướng thường rất nhỏ nhẹ nhắc nhở.

Theo Đại tá Nguyễn Huyên, Đại tướng cũng là người hết mực yêu thương vợ con. Tuy một tay bà Hà chăm sóc các con nhưng cụ vẫn là người luôn định hướng, nhắc nhở các con.

Linh tính người cha trong bậc thầy quân sự

Anh Lê Văn Hải, một cán bộ giúp việc trong Văn phòng Đại tướng cũng nói bà Đặng Bích Hà là một người phụ nữ rất đặc biệt trong mắt anh. Bà tuy là phu nhân của một vị lãnh đạo cấp cao như Đại tướng nhưng lại có phong thái vô cùng mộc mạc, giản dị và cởi mở.

Anh Hải cũng đã có thâm niên hơn 20 năm công tác tại Văn phòng Đại tướng. Tuy còn trẻ tuổi nhưng theo thói quen, anh vẫn thường gọi Đại tướng là “anh Văn” – cái tên trìu mến và gần gũi mà cán bộ, anh em thường gọi.


Đại tướng và con gái Võ Hồng Anh. Ảnh: TL

Không chỉ anh Hải mà rất nhiều người gần cận đều ấn tượng về tình yêu thương vô bờ bến với con cái của Đại tướng.

Ngày Giáo sư Võ Hồng Anh, con gái của Đại tướng ra đi mãi mãi (năm 2009) thì Đại tướng đang nằm điều trị trong Bệnh viện 108. Ấy là do trong một lần đi họp, cụ bị vấp phải cái thảm nên bắt đầu vào nằm điều dưỡng trong Bệnh viện 108. Khi ấy cụ còn khá khỏe. Lúc cô Hồng Anh bắt đầu bị bệnh, cả nhà lo lắng nhưng giấu Đại tướng. Đến hôm cô mất, cả nhà vẫn không ai nói cho cụ biết nhưng chẳng hiểu linh tính sao, tối ấy anh Hải vào thăm cụ thì đột nhiên cụ hỏi: “Hải, ở nhà có việc gì không?”.

Anh Hải quay mặt đi nơi khác trả lời: “Dạ, mọi thứ vẫn bình thường anh ạ!”. Thế nhưng, cứ một lát sau cụ lại nhắc lại câu hỏi ấy.

“Đến lúc tôi về, ra đến cửa, cụ lại gọi giật lại “Hải, lại đây anh hỏi!”. Và đến lần thứ 5, vẫn một câu hỏi ấy: “Ở nhà có việc gì không?”. Tôi vẫn không dám nói… Cho đến hôm sau thì gia đình mới quyết định cho cụ biết vì không thể giấu mãi. Có lẽ, bằng trực giác của người cha mà cụ linh tính có việc gì đó. Cụ thương cô Hồng Anh lắm. Cụ thương cô ấy vì mẹ mất sớm, ngày nhỏ lại không được gần cha mẹ…Sau ngày cô mất, cụ buồn lắm”, anh Hải nghẹn ngào kể lại.

Sau lần đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải nằm trên giường bệnh với chế độ chăm sóc đặc biệt cho tới nay. Ngày 25/8 tới đây là sinh nhật lần thứ 104 của Đại tướng, người cha, người anh của quân đội anh hùng. Sự tôn kính mà thế giới cũng như đồng bào trong nước dành cho anh Văn vẫn mãi còn đó, không chỉ bởi đó là một vị tướng tài ba lỗi lạc mà còn bởi phong cách sống, những tình cảm đời thường dung dị trong đối nhân xử thế với bè bạn, gia đình và thuộc cấp của ông.

“Anh Văn có thói quen ăn nh gia ba. Thông thường, đó là vic ca anh em phc v. Tuy nhiên, bà Hà cũng thường xuyên t mình làm nhng vic đó như mt c ch ân tình vi chng. Đi đâu thì thôi ch Hà Ni, dù có cách xa my, đến gi là bà Hà li mang ba ăn lên cho Đi tướng. Trong gia đình, bà có công rt ln trong vic chăm sóc và dy bo các con. Gia đình đm m lm. Tôi n tượng nht là cnh mi ln con cháu ca Đi tướng gp g là li chy đến thơm lên má ông rt vui v. Đó là hình nh không phi gia đình nào cũng có được”.

 

Tổng hợp: SGT Group