329 lượt xem

VŨ KIỆT

Trạng Nguyên Vũ Kiệt


 


(Trạng Nguyên Vũ Kiệt về làng,). Nguồn: Sưu tập


Trong số các trạng nguyên nổi tiếng của lịch sử nước ta, Vũ Kiệt là một trạng nguyên đặc biệt. Sau khi đỗ trạng bằng bài văn luận về phòng chống tham nhũng xuất chúng, ông được triều đình cho vinh quy bái tổ, rồi làm quan. Được vài năm làm quan, bỗng dưng chán cảnh quan trường, ông đi tu. Nhưng tiếc tài ông, một người đẹp đã cảm hóa ông trở lại cuộc đời làm quan cống hiến cho đất nước.

Trạng nguyên Vũ Kiệt (1452-?) người làng Cửu Yên (nay thuộc xã Ngũ Thái huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh). Từ thủa nhỏ, Vũ Kiệt đã ham học. Sau khi đỗ thi hương, thi hội, Vũ Kiệt được vào thi đình. Tại kỳ thi năm Nhâm Thìn (1472) khi vừa tròn 20 tuổi, với bài đình đối sắc sảo, Vũ Kiệt đã được vua Lê Thánh Tông chấm Trạng nguyên. Vì tên nôm của làng Cửu Yên là Vít nên dân gian gọi luôn vị tân khoa là Trạng Vít. 

Như vậy, ông là Trạng nguyên thứ 4 của nhà Hậu Lê và là Trạng nguyên đứng thứ 13 trong danh sách 48 vị Trạng nguyên của nước ta.

Tuổi trẻ, tài cao, đỗ đạt sớm và được triều đình bổ làm quan.  Những tưởng con đường hoạn lộ sẽ cuốn hút chàng tân khoa trẻ, ai ngờ sớm chứng kiến những hủ lậu chốn quan trường mà Vũ Kiệt đâm chán nản, bỏ đi tu. Chùa Kênh (nay thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình, Bắc Ninh), nơi cách quê hương Ngũ Thái của Vũ Kiệt khoảng 20km là nơi ông xuất gia tu hành. 

Nhưng con tạo xoay vần đâu có để cho vị tân khoa được thỏa ý. Một mãnh lực đã “nhổ” nhà sư trẻ ra khỏi chùa. Đó là một thiếu nữ xinh đẹp, có học vấn ở xã bên của  quê hương với Trạng Vít. Sử sách không ghi tên cô là gì, chỉ biết cô người làng Mèn (nay là làng Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Cô tìm đến tận chùa Kênh, lựa lúc gặp riêng nhà sư trẻ, cô ra vế đối: “Con công đi qua chùa Kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại”. Ý câu đối khuyên Vũ Kiệt hãy bỏ áo tu hành quay về chốn quan trường để cống hiến. Đặc sắc của câu đối là có các chữ nôm “công, kênh, cồng, kềnh” rất khó đối. Vũ Kiệt đối lại ngay: “Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già”. Ở câu đối lại của Vũ Kiệt các vần nôm cũng rất chỉnh “cóc, cách, cọc, cạch”.

Bị tấn công mãi, nhà sư siêu lòng và trở lại đời thường. Vũ Kiệt về trình gia tộc làm lễ thành hôn với thiếu nữ làng Mèn. Đời sau có thơ rằng: “Chùa Kênh sư bác, thần thông; Thảo lư lai vãng, bỏ không phí mà”.

Sau khi hoàn tục, Vũ Kiệt làm quan trải nhiều chức vụ dần dần được thăng tới chức Hàn lâm viện thị thư, Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư.

Quan điểm nêu gương

Ngày mồng 7 tháng 4 năm Nhâm Thìn (1472), tại kỳ thi Đình, vua Lê Thánh Tông ra đề thi hỏi về sách lược “Đế vương trị quốc”. Bài văn sách thi đình của Vũ Kiệt được chấm xuất sắc và được vua chấm làm Trạng nguyên.

Bài văn đình đối có nhiều vấn đề. Đề cập đến việc phòng, chống tham nhũng, vua Lê Thánh Tông hỏi: Trẫm lo lắng cho cái thói tham lam làm đổi thay phong tục, nên đặt chức đình úy để xét tra những điều gian dối của bọn quan lại, thưởng người liêm khiết để khuyến khích làm việc tốt. Thế nhưng, người có chức vị vẫn không trong sạch, gió thổi bóng theo. Bọn quan lại nhỏ tự làm những điều ô nhục, ngày càng tràn lan. Dân càng nghèo mà đóng góp ngày càng lắm, pháp luật càng nghiêm mà kẻ gian ngày càng nhiều. Việc quân cơ, việc chính sự biến đổi rối rắm. Của cải xuất kho lại rơi vào tay bọn tham nhũng, thật chẳng có lúc nào mà quá như lúc này. Hãy nêu lên cái nguyên nhân sinh ra những tệ hại ấy và bằng cách nào để sửa đổi và có tin là sửa đổi được không? Vũ Kiệt phân tích rất cặn kẽ. Và đây là những ý chính: “Thần cho rằng câu hỏi của bệ hạ là muốn để tâm làm trong sạch mọi dòng vẩn đục và mong muốn các quan noi theo đó để làm chuẩn mực. Thần nghe lời giải thích trong kinh Xuân Thu “sự thành bại của quốc gia là xuất phát từ sự trung thực hay gian tà của các quan… Quan lại thất đức, việc ăn hối lộ được đưa ra ánh sáng thì thói tham lam không thể phát triển mãi được.

Con người sinh ra không thể không có sự ham muốn, nếu con người không làm chủ được sự ham muốn ấy thì sẽ sinh ra rối loạn…

Vả lại gần đây, con người sống lâu trong thời bình, nên có phần sơ suất về màng lưới ngăn cấm trong đời sống hàng ngày.

Trong khi làm việc công thì thường dùng quà cáp, tết nhất, dùng của đút lót làm lễ vật hàng ngày, giày dép, quần áo diêm dúa, tiêu pha hoang phí, tệ tham nhũng tích tụ thành thói quen, điềm nhiên cho đó là việc thường.

Thần thấy tuy bệ hạ nghiêm khắc trong việc tra xét kẻ gian, tín cẩn biểu dương người tốt nhưng chưa đưa ra bộ mặt của đám tiểu nhân được…

Thần thấy trong Kinh lễ có câu “đại thần giữ phép, tiểu thần sẽ liêm chính” là có ý nói những việc làm của quan cấp cao thực để cho cấp dưới xem xét và noi theo…

Lấy lý mà nói thì bọn tiểu lại, trộm cướp còn tự thay đổi trước sự giáo hóa của quan lệnh trong ấp, huống hồ lại đối với các bậc quan trên…

Nhưng phép luật ngày nay thì người làm quan lớn hoặc ban ơn để tỏ rằng mình là người hiểu biết, hoặc rêu rao cái danh để cho cấp dưới cầu cạnh, sai bảo người khác, ban bố mệnh lệnh đều trái với lẽ phải, khinh trọng thiên lệch. Khi tìm được chỗ hở thì gây ra tệ lậu bán buôn, hoặc không giữ chắc của công, hoặc lấy của công để vun vén cho mình...”.

Và Vũ Kiệt đưa ra sách lược: “Thần mong bệ hạ hãy tuyển chọn những người công minh trong sạch và ngay thẳng, lấy danh vị giao cho họ trọng trách…

Ra lệnh cho quan ngự sử kiểm soát, khích lệ biểu dương để thấy được những quan liêm khiết và nêu từng việc để biết được sự liêm khiết của họ. Ông quan nào thuộc hạng ô lại và cũng lấy việc ấy để nêu cái ô nhục của họ, để điều trần tâu lên chính xác rõ ràng. Nếu quả thực họ là người liêm khiết thì ân thưởng ưu đãi và quan trưởng cũng được ban thưởng. Nếu quả thực họ là kẻ tham ô thì hình phạt không tha thứ và trưởng quan cũng tùy theo đó mà xử phạt. Làm như vậy, con người sẽ tốt lên, thói tham sẽ ngăn chặn được.

Nếu như các bậc trưởng quan chẳng phải là người tốt mà là muốn bọn quan lại cấp dưới phải sống trong sạch, thế chẳng khác nào nước đầu nguồn đục mà mong cho dòng trong”.

Những tư tưởng của Vũ Kiệt đã phần nào được triều đình tiếp nhận. Bộ Luật Hồng Đức thể hiện rất rõ đường lối trị nước trong việc phòng chống tham nhũng này. Và tư tưởng nêu gương của Vũ Kiệt ngày xưa như được sống lại với quy định nêu gương của
Đảng vừa ban hành.            

Về kế sách chấn hưng giáo dục, nhà vua hỏi: “Sách xưa có câu: “Thầy nghiêm thì việc học đạo mới được tôn kính”. Nhưng hiện tại nho sinh lại cảm thấy xấu hổ khi đến học thầy, cốt làm những chuyện họa may hoặc qua tuần, qua tháng lại đổi thầy. Một nho sinh mà chưa bao giờ biết gò mình trong việc tu chỉnh, khi đạt được danh vọng ở triều đình thì ít tuân theo lễ nghĩa. Đạo làm thầy bị bỏ rơi sao mà lâu thế, làm thế nào để cứu vãn được?

Vũ Kiệt đã trả lời: Thần nghe: Cái học của người xưa nhất thiết phải có thầy, người thầy làm nhiệm vụ truyền đạo, thụ nghiệp nêu lên những chỗ nhầm lẫn, giải thích những điều tôn nghi trong sách vở. Các ngành, các nghề, ngay cả những nghề vụn vặt cũng không thể không có thầy được, huống hồ người theo học đạo Nho?…

Là kẻ sĩ phải thấy rằng mình được vinh hạnh, càng chăm lo việc thực học. Trong lúc chưa thành đạt thì sống theo đạo lý thông thường để chờ thời gặp mệnh. Không để mất phẩm chất riêng của mình. Lúc đã được tin dùng thì phải giữ đúng danh vị và làm việc thực sự, không thể để mất cái điều mà mình hằng mong muốn, như thế mới có thể được.

Vũ Kiệt nêu ra những hạn chế của giáo dục đương thời: “cũng có khá nhiều người làm thầy, tư chất kém cỏi, văn vẻ vụng về. Cái mà người học trò cần có là sự uyên bác nhưng người thầy lại có kẻ nông xoàng, tài cán thô thiển. Đạo làm thầy không vững như thế thì còn lạ gì khi thấy sĩ tử xấu hổ việc đi học?… Tâm thật đã mất trước khi ra làm quan rồi, thì sau khi ra làm quan còn tìm sao được tiết tháo và phong độ của họ…”.

Giải pháp của Vũ Kiệt đối với giáo dục đương thời là: “Đạo làm thầy phải được tuyển chọn kỹ càng. Việc nuôi dạy sĩ tử phải được nghiêm nghị đúng hướng… Tìm nhân tài trước hết phải chú ý đến mặt đức hạnh, phế truất kẻ phù hoa… Nếu như dùng lời gian dối để trau truốt thì dứt khoát không dùng. Người dám nói thẳng… thì có thể thu nhận”.

Bản tính cương trực, lời văn đau đáu thiết tha với vận nước lại gặp vị vua sáng nên bài văn của Vũ Kiệt đã được chấm đỗ đầu. Quả là có vua sáng mới xuất hiện tôi hiền. 


Với trí tuệ uyên bác, Vũ Kiệt trở thành trạng nguyên nổi danh trong lịch sử. Bài văn đỗ trạng của ông là kiệt tác nói về sách lược trị nước, an dân, đặc biệt là giáo dục đào tạo.

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Vũ Kiệt sinh năm 1452, chưa rõ năm mất, người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

Nổi tiếng thông minh từ nhỏ, năm 20 tuổi, ông đỗ trạng nguyên khoa thi năm Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ ba, đời vua Lê Thánh Tông (năm 1472). Đây chính là thời kỳ giáo dục thi cử phong kiến đang trong giai đoạn phát triển cực thịnh.

Theo chế định thi cử xưa, người muốn đỗ trạng nguyên phải thi đỗ 3 kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình. Trong đó, thi Đình cao nhất, được tổ chức ngay trong sân điện nhà vua.

Khác với những kỳ thi trước đó, thi Đình chỉ thi một bài văn sách nên gọi là Đình đối văn sách, do nhà vua trực tiếp ra đề và trực tiếp phê duyệt, xếp hạng.

Để là trạng nguyên, sĩ tử ngoài những kiến thức chung phải hiểu biết sâu về tình hình đất nước, vận dụng tri thức của mình để lý giải, đề ra kế sách giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Theo sách Văn hiến Kinh Bắc, bài "Văn sách thi đình" của Vũ Kiệt được triều đình coi như kiệt tác nói về sách lược trị nước, an dân, được lưu truyền làm mẫu cho các sĩ tử sau này học tập.

Vũ Kiệt đã vượt qua đề thi “Đế vương trị thiên hạ” của nhà vua với bài viết dài hơn chục nghìn chữ, vượt xa mức quy định tối thiểu ba nghìn chữ.

Trong phạm vi bài văn, ông thể hiện được tài kinh bang tế thế, nhìn xa trông rộng của bản thân, đồng thời đưa ra những biện pháp giải quyết nhiều vấn đề lớn của xã hội lúc bấy giờ.

Chẳng hạn, phần nói về giáo dục, nhà vua đã hỏi: Sách xưa có câu thầy nghiêm thì việc học đạo mới được tôn kính. Nhưng hiện tại, nho sinh lại cảm thấy xấu hổ khi đến học thầy, cốt làm những chuyện họa may hoặc qua tuần, qua tháng lại đổi thầy.

Một nho sinh mà chưa bao giờ biết gò mình trong việc tu chỉnh, khi đạt được danh vọng ở triều đình thì ít tuân theo lễ nghĩa. Đạo làm thầy bị bỏ rơi sao mà lâu thế, làm thế nào để cứu vãn được?

Vũ Kiệt trả lời rằng: “Thần nghe, cái học của người xưa nhất thiết phải có thầy, người thầy làm nhiệm vụ truyền đạo, thụ nghiệp nêu lên những chỗ nhầm lẫn, giải thích những điều tôn nghi trong sách vở. Các ngành, nghề, ngay cả những nghề vụn vặt cũng không thể không có thầy được, huống hồ người theo học đạo Nho".

Ông nói rằng kẻ sĩ phải thấy mình được vinh hạnh, càng chăm lo việc thực học. Lúc chưa thành đạt thì sống theo đạo lý thông thường để chờ thời gặp mệnh, không để mất phẩm chất riêng. Lúc đã được tin dùng thì phải giữ đúng danh vị và làm việc thực sự, không thể để mất cái điều mà mình mong muốn.

Ông cũng nêu những tồn tại của giáo dục lúc bấy giờ: Cũng có khá nhiều người làm thầy tư chất kém cỏi, văn vẻ vụng về. Cái mà học trò cần là sự uyên bác nhưng người thầy lại có kẻ nông xoàng, tài cán thô thiển.

"Đạo làm thầy không vững như thế còn lạ gì khi thấy sĩ tử xấu hổ việc đi học... Tâm thật đã mất trước khi ra làm quan rồi, sau khi ra làm quan còn tìm sao được tiết tháo và phong độ của họ...”, Vũ Kiệt nêu vấn đề.

Trạng nguyên Vũ Kiệt còn vạch ra hướng để khắc phục những tồn tại ấy: “Thần mong bệ hạ đạo làm thầy phải được tuyển chọn kỹ càng. Việc nuôi dạy sĩ tử phải đúng hướng... Tìm nhân tài trước hết phải chú ý đến mặt đức hạnh, phế truất kẻ phù hoa... Người dùng lời gian dối để trau chuốt, dứt khoát không dùng. Người dám nói thẳng... thì có thể thu nhận”.

Trạng nguyên Vũ Kiệt được ca ngợi là “bậc thiên tài kiệt xuất, đức độ vẹn toàn”, tấm gương sáng cho hậu thế noi theo. 

Ngôi làng quê ông có tên Nôm là Vít nên dân gian quen gọi ông là Trạng Vít. Hiện nay, tên ông được đặt cho nhiều công trình ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
 


(Trường THCS Vũ Kiệt). Nguồn: Sưu tập
 

Bài văn đỗ trạng của Vũ Kiệt là kiệt tác nói về sách lược để trị nước, an dân, đặc biệt về lĩnh vực giáo dục đào tạo và sử dụng nhân tài. Quan điểm đó đến nay còn nguyên giá trị.

Tên tuổi của ông không chỉ được khắc trên bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) hay Văn Miếu ở Bắc Ninh, mà còn đi vào lịch sử khoa bảng nước nhà với tư cách là một trong những bậc nhân tài kiệt xuất.

Tổng Hợp: SGT Group