1. Trò chơi mở đầu
Sử dụng bài hát: Nhìn mặt nhau đi
Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì
Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi
Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn
Nhìn mặt nhau đi, nhìn cái mặt nhau đi
Cách chơi
- Vuốt mũi nhau đi……
- Mắm tay nhau đi……
- Sờ má nhau đi……
- …………… Thọc lét nhau đi……
Vận dụng
Khi lên xe nhưng không thấy sự sôi nổi hào hứng, không thấy có sự đoàn kết….. hoặc lúc vừa thức tỉnh các bạn sau lúc ngủ dậy.
Tiếp theo
Mời cả xe vỗ tay một cái, hai cái, ba cái…….
Sau đó ra quy định: Số chẵn thì vỗ, hoặc số lẻ thì vỗ, hoặc có câu “xin mời” thì vỗ…….Chắc chắn sẽ có người làm sai.
Tổ chức khoảng vài lần như thế chọn ra những người làm sai (nhớ chọn để có đôi trai gái). Dừng trò chơi và mời những đôi này rời vị trí lên đầu xe.
Hình Phạt: 1
Hát bài: Qua cầu gió bay
Yêu nhau, yêu nhau cởi áo í mà cho nhau về nhà dối rằng cha dối mẹ a í a rằng a í a qua cầu qua cầu qua cầu gió bay.
Nhớ hãy biến thái là: Cởi dép, cởi nịt, cởi nón, cởi nhẫn, ……lần lần rồi cởi áo nhé!
Hình Phạt: 2
Hát đoạn nhạc: Cao cao bên cửa sổ có hai người ……. “Hôn Nhau”
Hãy biến thái: Nắm tay nhau, vuốt tóc nhau, …. ôm nhau và hôn nhau (nếu có thể)
Chúc các bạn thành công với trò chơi này !
2. Trò chơi nối từ
(Nhớ dùng từ chỉ có hai tiếng Ví dụ: Ăn Cơm, Học tập, ….)
Cách Chơi: Chia Xe thành 2 đội: Đặt tên (nhớ tên ngắn cho dễ nhớ dễ gọi)
Cho hai đội One_Tù_Tỳ để tìm đội đưa ra từ trước
Ví dụ: Đội thắng là A và Đội thua là B
Đội A đưa ra từ: Đi học
Quản trò hỏi đội B là học gì?
Đội B phải trả lời, ví dụ: Học tập
Quản trò: Hỏi Đội A là tập gì?
Đội A phải trả lời Ví dụ: Tập sách
Quản trò: Hỏi đội B sách gì?
Đội B phải trả lời Ví dụ: Sách văn
………………..
Cứ như thế tới một lúc nào đó sẽ có đội đưa ra từ mà khi hỏi đội kia không tìm ra từ để nói.
Ví dụ: Nhọn Hoắt
Khi quản trò hỏi Hoắt gì chắc chắn không có câu trả lời, vậy đội đưa ra từ đó thắng. Trò chơi này có thể tiếp tục chơi lại nhưng nhớ không cho dùng tới từ vừa rồi đội kia không trả lời được. Trò chơi này có những lúc rất thú vị là: Có Đội đưa ra từ đầu tiên thôi là đã làm đội kia phải thua rồi.
3. Trò chơi bị trúng số
Trò chơi này chỉ áp dụng cho một tập thể đoàn kết chịu chơi, muốn góp tiền làm quỹ để tổ chức liên hoan hay sinh nhật …. của chuyến đi. Để công bằng và được hòa mình vào nhịp sống của mọi người trên xe, xe là một nhà, và dễ tổ chức cũng như khiến tất cả mọi người phải tham gia. Trước hết HDV và Tài xế nên tự đóng quỹ trước một mức nào đó. Lúc nào trên xe có người “trúng số” phải đóng số tiền nhiều hơn gấp đôi so với số tiền mà HDV đã đóng thì HDV và tài xế tự chọn cho mình một con số có hai chữ tùy ý(không trùng với số của khách), để tiếp tục trò chơi cho tơi lúc đoàn muốn dừng.
Cách chơi
Hãy lấy danh sách đoàn, vì mỗi người có mang một con số thứ tự trong danh sách, hoặc lấy số ghế làm số trúng của người đó, mỗi người mang một số có hai chữ số. Số từ 1 đến 9 thì phải mang trước nó là con số 0. Ví Dụ: 01, 02, 07….09
Tất cả những người “trúng số” sẽ phải chi ra một số tiền mặc định do cả đoàn quy định từ đầu.
Khi xe đang chạy trên đường, hãy cho cả đoàn chọn lấy một loại xe nào đó tùy thích, chạy theo chiều ngược lại.
Mỗi xe điều có bản số mã vùng và số thứ tự đăng ký, chúng ta hảy chọn lấy số thứ tự hiện nay gồm có 4 số (trừ xe người nước ngoài).
Hảy chọn hai con số trúng là hai số giữa, bỏ số đầu và số cuối.
Khi gặp loại xe đã chọn, hảy xem xe đó có số là bao nhiêu? Xem thử có trung với số người nào không?
Người trúng số phải chi ra một số tiền do cả đoàn quy định lúc đầu.
Cho tới khi dừng trò chơi chắc chắn đoàn sẽ có một khối lượng “quỹ” khá lớn cho buổi liên hoan đó.
Lưu ý: Qua quá trình tổ chức trên xe, mình có một số kinh nghiệm rút ra với trò này như sau: Để tổ chức được thành công và vui vẻ thì phải áp dụng cho đối tượng khách chịu chơi. Số lượng khách xe 25 đổ lại là đẹp và dễ kiểm soát.
Trò này có ưu điểm là làm cho khách cuốn hút vào trò chơi, không ai dám ngủ và thu được một khoản tiền khá nhiều.
4. Trò chơi chuyền nón
Hát một bài hát trong khi truyền một chiếc mũ từ đầu người này sang đầu người kia. Ai là người đội mũ khi kết thúc bài hát thì phải làm theo một yêu cầu nhỏ nhỏ nào đó.
5. Trò chơi hò xứ thanh
Nhại theo điệu hò của dân xứ Thanh có vài điệu hay:
Chú ý là người quan ca phải mồm to một tí, hát cho khí thế, dõng dạc. Đảm bảo ai nghe lần đầu hát thế này 100% đều sẽ cười vui. Ví dụ 1 điệu :
Quan ca : Vợ la
Tập thể : hò Zô !
Quản ca : Thì mặc vợ la
Tập thể : hò Zô !
Quản ca : Nhưng mà la quá (lặp khoảng 2-3 lần để tạo tính bất ngờ)
Tập thể : hò Zô !
Quản ca : thì ta ra toà
Tập thể : Zô ta ! Zô hò ! là hò Zô ta !
Sông sâu thì mặc sông sâu
Nhưng mà sâu quá thì ta đi tầu
Đừng xa thì mặc đường xa
Nhưng mà xa quá thì ta leo đèo
Ai yêu thì mặc ai yêu
Nhưng mà yêu quá thì ta cũng chiều
Con hư thì mặc con hư
Nhưng mà hư quá thì ta cũng từ
6. Trò chơi nếu thì
Cách chơi: Chia xe thành 02 đội tương đương 2 dãy ghế. HDV phát cho mỗi khách một tờ (1/8 tờ A4 thôi nhé) và cho khách mượn bút viết, sau đó ra luật chơi như sau: Mỗi đội viết vào mẩu giấy một vế của Nếu ….Thì ….ví dụ: Đội A viết với từ “Nếu” (Nếu thế này, nếu thế nọ…), Đội B viết các câu cho từ “Thì” (Thì thế này, thì thế kia….) (Nhớ ghi tên ở dưới tờ giấy)
Sau khi các đội viết xong, HDV thu lại của 2 đội vào 2 chiếc mũ, trộn đều lên và bôc thăm ngẫu nhiên để đọc.
Sẽ có rất nhiều câu ghép nghe mà khiến cả xe cười đau bụng luôn.
Để tăng tính hấp dẫn, HDV nên cho phần cuối của trò chơi là phần cả xe bình chọn xem câu ghép của 2 người chơi nào hay nhất nhận giải thưởng nhỏ.
7. Đặt câu hỏi theo nguyên âm
Tập đặt một câu theo một nguyên âm (a,e,o,u,i…) . Người quản trò nói một nguyên âm nào đó và chỉ vào một người thì người đó phải đặt một câu có CHỦ-VỊ đầy đủ. Chú ý là nguyên âm phải ở cuối câu, nguyên âm chỉ định phải bất ngờ – ngẫu nhiên. Trò này rất vui, nếu quản trò biết điều khiển. Ví dụ :
Quản trò ra vần : ồ
Trả lời : Tớ rất quí bạn Linh E vồ
Quản trò ra vần : ừn
Trả lời : Nhưng Tớ ko thích bạn Ép Poi Sừn
Quản trò ra vần : ô
Trả lời : MOD du lịch có người thích là ta ba lô
8. Trò chơi con thỏ
HDV quy định 4 động tác:
- Con Thỏ (chụm các ngón bàn tay phải, giơ lên cao ).
- Ăn cỏ (chụm các ngón tay đưa lên túm tóc trên đầu).
- Uống nước (chụm các ngón tay đưa vào trong miệng).
- Chui vào hang (đưa tay vào lỗ tai).
Người chơi phải theo HDV và làm đúng động tác qui định. HDV có thể đột xuất hô “uống nước” nhưng tay để lên đầu, ai làm theo sẽ bị phạt.
9. Dàn nhạc hòa tấu
Chia xe thành 4 nhóm.
- Nhóm 1: làm tiếng trống: thùng, thùng, thùng.
- Nhóm 2: làm tiếng đàn: tưng, tưng, tưng
- Nhóm 3: làm tiếng mõ: cốc, cốc, cốc.
- Nhóm 4: làm tiếng khèn: tò tò tò te.
HDV đưa tay vào nhóm nào thì nhóm đó thực hiện chức năng của mình. Có thể điều khiển một lúc cả hai tay và khi đưa cao tay thì cả 4 nhóm nhạc cụ đều kêu và và ngân dài.
10. Trò chơi đứng – nằm – ngồi
HDV qui định 3 động tác:
- Cánh tay phải giơ cao: Đứng
- Cánh tay phải để ngang người: nằm
- Cánh tay phải co xuống: Ngồi
Bắt đầu hát theo nhịp bài hát
Anh đứng lên (giơ tay cao), thấy đau chân anh lại ngồi (co tay xuống), ngồi rồi thấy đau lưng anh lại nằm (để tay ngang người). Nằm rồi anh đứng lên, thấy đau chân anh lại ngồi thấy đau lưng anh lại lằm, nhịp điệu bài hát nhanh lên. Cứ thế quản trò có thể làm các động tác khác với lời bài hát, ai sai thì sẽ phạt.
11. Phép lịch sự
Người chơi thực hiện theo lời HDV nếu trong đó có chữ “xin mời”. Không thực hiện nếu trong lời đó thiếu chữ “xin mời”.
Ví dụ: xin mời các bạn đứng lên – mọi người thực hiện.
Tất cả ngồi xuống – Không thực hiện.
(vì không thực hiện vì không có chữ “xin mời”). Ai phạm luật sẽ bị phạt.
* Chú ý: HDV vừa nói vừa làm động tác kể cả không có chữ “mời” để đánh lừa người chơi.
12. Phẫu thuật con bò
Cách chơi: chọn đối tượng làm mẫu, cho 2 đội thi kể về các bộ phận của bò bắt đầu bằng chữ cái B, L, M… Đội nào kể được nhiều hơn thì thắng cuộc.
13. Câu cả cô chín
Cách chơi: chia thành 2 đội được đặt tên là Cậu Cả và Cô Chín. Các đội tìm 1 động từ bắt đầu bằng chữ C để nối tên 2 đội. VD: Cậu Cả cấu Cô Chín…Các động từ không được lặp lại và phải chính xác.
Khi hết vốn từ, đội nào không đối được là thua. Áp dụng hình phạt tùy theo đối tượng khách. Có thể phạt tiền để tạo công quỹ cho đoàn hoặc đội thua hát tặng đội thắng 1 bài…
14. Hát đối
Cách chơi: chia 2 đội hát lần lượt theo chủ đề MC đã chọn. Không được hát lặp lại. Đội nào không hát đối lại được là thua.
15. Muỗi đốt
Cách chơi: MC hô: muối đốt, muỗi đốt. Người chơi hô: đốt ai, đốt ai. Sau đó người chơi thực hiện yêu cầu của MC nếu không sẽ bị muỗi đốt. Người không làm theo sẽ bị phạt.
16. Chuyền chun
Cách chơi: chia thành 2 đội chơi, mỗi thành viên trong đội được phát 1 cái tăm để chuyền chun từ đầu đến cuối ghế. Trong thời gian quy định, đội nào chuyền được nhiều chun hơn sẽ thắng.
17. Kể tên các bộ phận trên cơ thể
Cách chơi:
Nhằm ôn lại kiến thức sinh học về con người. Tạo sự vui vẻ
Chia xe thành 2 đội chơi tương đương với 2 dãy ghế trên xe.
Đặt tên đội: A – B hoặc tên do các đội chọn.
Lần lượt đưa ra các chữ cái T, M, L, … và các đội sẽ nói tên các bộ phận theo chữ cái mà HDV đưa ra. Vốn từ rồi cũng hết, đội nào không nói được hoặc nói lặp lại là thua.
Hết các chữ cái này, ta lại cho kể theo chữ cái đứng đầu khác.
Đội thua sẽ chịu phạt: Hát 1 bài, hoặc mời đội thắng đi uống nước, hoặc góp quỹ cho đoàn.
18. Bà ba bác bảy
Cách chơi:
Chia xe thành 2 đội tương đương với 2 dãy ghế trên xe.
Đặt tên 2 đội: Một đội là Bà Ba, một đội là Bác Bảy.
Các đội tìm một động từ bắt đầu bằng chữ B để nối tên 2 đội. VD: Bà Ba bế Bác Bảy… Các động từ không được lặp lại.
Khi chơi, vốn từ sẽ dần hết, đội nào không tìm ra được động từ để đối là thua, nói lặp lại là thua.
Hình phạt: tùy theo từng đối tượng khách mà áp dụng. Có thể bắt đội thua hát một bài cho cả xe nghe, hoặc phạt tiền để lập quỹ cho đoàn…
19. Trò chơi ăn thịt bò
Cách chơi:
Chơi vào buổi sáng khi đón đoàn, trước hoặc sau khi ăn sáng.
HDV sẽ gọi một hành khách bất kỳ. Khi hành khách được gọi thì phải trả lời được câu hỏi của HDV và mặc định là thịt bò: Xin hỏi anh ăn sáng với món gì của con bò?
Hành khách trả lời. VD: Tôi ăn sáng với đùi bò,…tôi ăn sáng với Bín bò, …..cà bò….
Ai không trả lời được sẽ bị phạt, ai nói lặp lại của người khác sẽ bị phạt. Mức phạt có thể thống nhất với cả đoàn từ 5000, 10.000 hoặc 20.000đ.
Trò này có cái hay là: Mọi người không dám ngủ vì ngủ mà gọi đến nói lặp lại hoặc nói nhầm là mất tiền… Ngoài ra cũng tạo được quỹ cho đoàn.
20. Thi đố về trái cây
Cách chơi:
Chia xe thành 2 đội tương đương với 2 dãy ghế.
HDV yêu cầu 2 đội kể tên các loại trái cây có chữ T, M, L, X… ở đầu. VD: chữ M: me, mận,…
Đội A nói xong, đội B phải nói ngay, trong thời gian đếm từ 1 – 5 không nói được hoặc nói lặp lại là thua cuộc. Tiếp tục lần lượt đến các chữ cái khác.
Đội thua sẽ chịu phạt theo quy định của HDV đưa ra và thống nhất với xe trước khi chơi.
21. Hát đối đáp
Cách chơi:
01 người am hiểu về các bài hát làm trọng tài
Hai bên thi hát về những con vật
Chim: có tên loài chim
Cá: có tên loài cá
Hát về những địa danh các Tỉnh, Thành phố trong cả nước
Thi hát về mưa, đêm, biển, trời, …
** Chú ý: bên nào bí thì áp dụng luật nốc ao (đếm từ 1 đến 10) không tìm được bài hát là thua, không được hát các bài hát cấm lưu hành, các bài hát ngợi ca Lãnh tụ, Đảng.
22. Tìm hiểu địa danh Việt Nam
Cách chơi:
Chia 2 đội tương đương với 2 dãy ghế.
Các đội sẽ nói tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau.
Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng Nai), …
Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào không nêu được địa danh đội đó thua. Đội thua sẽ chịu hình phạt do HDV đưa ra và thống nhất trước khi chơi
23. Trò chơi đuổi hình bắt chữ
Cách chơi: Chia xe thành 02 đội. Cử 1 người đại diện của 1 đội lên trên xe, thực hiện động tác. Và đội ở dưới sẽ nhìn vào động tác ấy đoán xem đó là gì? Nếu đoán sai, đội đó sẽ phải lên trên xe thực hiện động tác … tương tự như trên.
24. Hỏi đáp
Cách chơi:
Trên miếng giấy các bạn Nữ ghi 1 câu hỏi bất kỳ – còn bạn Nam tưởng tượng ra 1 câu trả lời bất kỳ. Sau đó gom tất cả vào chiếc nón của nhóm mình – sau khi xong 2 nhóm cử ra 2 người lần lượt lên bốc câu hỏi – câu trả lời đọc lên cho mọi người nghe (lần sau có thể làm ngược lại: Nam hỏi – Nữ trả lời).
Nguồn sunghiephoc.com