Thái sư Đàm Dĩ Mông – nổi chìm giữa thời loạn lạc
Thái sư Đàm Dĩ Mông – nổi chìm giữa thời loạn lạc. Ông từng làm đến chức Thái uý và được phong đến tước Vương, nhưng sau lại bị giáng chức.
Hình minh họa. Nguồn: sưu tầm.
Làm quan vì có chị làm vợ vua
Đàm Dĩ Mông là con của tướng quân Đàm Thì Phụng và là em của Đàm Thị – vợ vua Lý Cao Tông. Năm 1186, Đàm Thị – được phong làm An Toàn nguyên phi.
Có chị làm vợ vua, nên mặc dù (sử chép), là người nhu nhược, không quyết đoán, không có học vấn, Đàm Dĩ Mông vẫn được cất nhắc làm quan trong triều. Năm 1190, Thái phó Ngô Lý Tín qua đời, ông được phong làm Thái phó, phụ chính cho vua Cao Tông.
Năm 1192, giáp Cổ Hoành thuộc Thanh Hóa theo Lê Vãn nổi dậy chống lại triều đình. Đàm Dĩ Mông được lệnh phát binh đánh Lê Vãn. Tới nơi, ông cho quân chặt cây cối quăng xuống sông ngăn chặn thuyền quân nổi dậy. Thuyền quân của Lê Vãn chỉ có thể di chuyển ngang dọc mà không thể xếp thành thế trận, thừa cơ, Đàm Dĩ Mông thúc quân đánh gấp, phá tan và bắt được chủ tướng Lê Vãn nhốt vào cũi đưa về Thăng Long trị tội.
Tháng chạp năm 1192, Hồ Điệp ở Diễn Châu nổi dậy chống lại triều đình, Đàm Dĩ Mông lại được cử đi dẹp, ông lại thắng trận, bắt sống được Hồ Điệp. Đầu năm 1194, thủ lĩnh châu Chân Đăng là Hà Lê nổi dậy, Đàm Dĩ Mông lại được cử cầm quân đi dẹp. Lần này Đàm Dĩ Mông cũng thắng và bắt được Hà Lê.
Tuy đánh dẹp được nhiều lần các đội quân nổi dậy chống triều đình, nhưng sử sách đánh giá, ông là người không có bản lĩnh vững chắc, nhân tình trạng rối loạn lúc bấy giờ, ông đã chia bè kết đảng và dốc nhiều sức người, sức của vào việc tiễu trừ các phe phái đối lập, thực chất là làm cho nội bộ triều đình nhà Lý càng thêm hỗn loạn.
Bị giáng chức
Tháng 7 năm 1203, vua Chiêm Thành là Bố Trì bị chú là Bố Do đánh đuổi đã mang 200 thuyền chở gia quyến đến cửa Kỳ La cầu cứu. Lý Cao Tông sai Đàm Dĩ Mông và Khu mật xứ Đỗ An vào Kỳ La xử lý việc này.
Đến nơi, nghe theo lời Đỗ An mà không nghe theo Phạm Diên và Đỗ Thanh, ông bỏ không thu nhận Bố Trì mà trở về kinh đô. Kết quả hai tướng Phạm Diên và Đỗ Thanh sợ tội, tự mang quân đánh Bố Trì, nhưng bị bại trận, còn Bố Trì cũng bỏ về nước.
Thượng tướng Nguyễn Bảo Lương và Thượng thư bộ Lại là Từ Anh Nhị vốn là những người có tư thù với Đàm Dĩ Mông từ trước, nhân việc này tâu rằng, Đàm Dĩ Mông là mọt nước hại dân. Không biết nếp tẻ, Lý Cao Tông giáng ông làm đại liêu (dưới hàng Tam công), bỏ chức phụ chính.
Lúc này nhiều châu trong nước lại nổi dậy chống triều đình. Tháng 10 năm 1204, Lý Cao Tông sai Đàm Dĩ Mông mang quân đi đắp kênh bà Câu về phía bắc dọc theo cửa sông đến trại Vạn Lôi để ngăn chặn người châu Đại Hoàng theo Phí Lang nổi loạn.
Đắp kênh xong, ông đóng vài chục chiếc thuyền lầu, cho quân cung nỏ người Phú Lương, Thái Nguyên trên thuyền để đánh quân nổi dậy. Sau đó Đàm Dĩ Mông trở về Thăng Long theo lệnh gọi của vua Cao Tông. Quân Phí Lang đến nơi, quân triều đình thấy địch thanh thế lớn quá đều bỏ chạy, quân cung nỏ do Đàm Dĩ Mông sắp đặt trên thuyền đều bị giết.
Tháng 2/1206, Đàm Dĩ Mông được phong làm Thái bảo, được đội mũ củng thần. Tháng 4 âm lịch năm 1207, Lý Cao Tông phục chức phụ chính cho ông.
Thời kỳ rối ren của triều đình nhà Lý bắt đầu từ tháng 8/1207, Đoàn Thượng và Đoàn Chủ nổi dậy ở Hồng châu. Đàm Dĩ Mông, Phạm Bỉnh Di, Trần Hinh cùng họp nhau đánh quân Đoàn Thượng.
Vua Lý Cao Tông. Nguồn: sưu tầm.
Triều đình nhỏ
Đoàn Thượng ngầm sai người đem của đút lót cho Phạm Du, vì vậy Phạm Du cố xin với Cao Tông tha cho Đoàn Thượng. Cao Tông nghe lời bèn triệu Dĩ Mông và Bỉnh Di về, từ đó ông cùng Phạm Bỉnh Di có hiềm khích với Phạm Du.
Tháng 7/1209, Lý Cao Tông nghe theo gian thần Phạm Du, giết tướng hoạn quan Phạm Bỉnh Di. Do đó bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đánh vào kinh thành trả thù, bắt cả vương tử Thẩm và vương tử Hạo Sảm về Hải Ấp.
Mặc dù trên danh nghĩa, triều đình Cao Tông vẫn còn đó, nhưng Quách Bốc đã lập vương tử Thẩm lên ngôi. Vua Cao Tông bỏ chạy lên Quy Hóa cùng Phạm Du, thái tử Sảm chạy về Hải Ấp. Đàm Dĩ Mông ở lại Thăng Long thờ Lý Thẩm, được phong chức Thái úy.
Sau, Quách Bốc lấy cớ vương tử Thẩm chỉ là con thứ nên lập vương tử Hạo Sảm làm vua. Một triều đình nhỏ tồn tại ở ngoài một triều đình lớn đã được thiết lập. Trong triều đình nhỏ của Hạo Sảm, Đàm Dĩ Mông bỗng dưng được cất nhắc, cho làm đến chức Thái úy.
Triều đình nhỏ này tồn tại chưa được bao lâu thì bị vua Lý Cao Tông giải tán. Vương tử Hạo Sảm lại trở về kinh. Đàm Dĩ Mông và tất cả những ai đã nhận chức tước do Hạo Sảm ban đều vì thế mà rất lo lắng cho số phận của mình.
Để lập công chuộc tội, Đàm Dĩ Mông đã phản bội những người trước đã cùng mình nhận chức tước của Hạo Sảm, bắt họ về nạp cho Lý Cao Tông. Sách Đại Việt sử lược chép rằng: “Mùa thu, tháng 7 (năm Canh Ngọ, 1210) Dĩ Mông đem 28 người nhận tước phong của vương tử Sảm dâng Vua.
Đỗ Anh Doãn đường đường kể tội Dĩ Mông rằng: “Mày là đại thần của nước, đã đem lòng vô quân, nhận tước phong của giặc, nay lại cùng ngồi với ta, ta tuy bất tài nhưng còn mặt mũi nào mà nhìn mày nữa. Dĩ Mông vừa thẹn vừa sợ mà lui”. Tuy nhiên cuối cùng ông vẫn không bị Lý Cao Tông trị tội, mà cho giữ chức Thái sư như cũ.
Nhiều phe phái đánh lẫn nhau
Năm 1210, Lý Cao Tông mất, thái tử Sảm lên nối ngôi, tức Lý Huệ Tông. Họ Trần và Tô Trung Từ bắt đầu nắm quyền trong triều, nhưng thế lực cũ của các cựu thần, trong đó có Đàm Dĩ Mông vẫn còn.
Ông được Lý Huệ Tông phong làm Thái úy, giữ chức phụ chính thay cho Đỗ Kính Tu vừa bị Tô Trung Từ sát hại. Ít lâu sau Huệ Tông lại phong cho ông tước Vương.
Sau đó Tô Trung Từ cũng bị giết trong cuộc tranh chấp quyền lực. Trong nước hỗn loạn, chia làm nhiều phe phái đánh lẫn nhau. Lý Huệ Tông khi dựa vào thế lực họ Trần, khi dựa vào họ Đoàn và họ Nguyễn chống họ Trần.
Năm 1213, Lý Huệ Tông sai Đàm Dĩ Mông liên kết với Đoàn Thượng ở Hồng châu chống lại Trần Tự Khánh, sau đó lại được lệnh Huệ Tông đến vùng sông Tam Đái tập hợp lực lượng chống lại họ Trần.
Năm 1214, Lý Huệ Tông cùng thái sư Đàm Dĩ Mông tự làm tướng, hẹn với quân Hồng châu đi đánh Tự Khánh, đến Mễ Sở gặp quân họ Trần do Vương Lê, Nguyễn Cải chỉ huy.
Hai bên chưa giao chiến, quân của Lê, Cải mới hò reo tiến lên, quân triều đình đã tự tan vỡ. Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng. Cánh quân đạo Bắc Giang do thái sư Đàm Dĩ Mông thống xuất tới bến An Diên thì bị quân của Trần Thừa tiến đánh.
Thất bại trước họ Trần
Quyết sách đúng đắn về đạo Phật
Trần Tự Khánh không mời được Huệ Tông về kinh bèn lập con vua Anh Tông là Lý Nguyên vương làm vua mới, rồi bắt người trong gia quyến Đàm Dĩ Mông là Đàm Kinh Bang trói bằng dây thép giam ở Mỹ Lộc.
Cuối năm đó Trần Tự Khánh thả Đàm Kinh Bang, sai đi cùng bộ tướng Nguyễn Ngạnh đến thuyết phục Lý Huệ Tông. Cuối cùng sau khi dựa vào các sứ quân khác đều thất bại, năm 1216 Huệ Tông trở lại Thăng Long dưới quyền khống chế của Trần Tự Khánh.
Từ sau thất bại trước họ Trần, Đàm Dĩ Mông không được sử sách nhắc đến nữa. Không rõ ông có cùng Huệ Tông lên Lạng Châu hay không và không rõ cuối cùng ông mất năm nào, tại đâu trong bối cảnh loạn lạc khi đó.
Trong cuộc đời làm quan, Thái sư Đàm Dĩ Mông có một cái nhìn tương đối đúng đắn về đạo Phật. Lúc này đạo Phật thịnh hành trong nước có quá nhiều người làm sư.
Trong tình trạng suy thoái của đạo Phật, năm 1198, ông kiến nghị vua Cao Tông về nhiều vị sư phá giới, không chuyên tâm tu hành, nên bắt phải hoàn tục. Theo ông nên chọn lọc lại tăng đồ để Phật giáo giữ vững được giá trị, không bị hỗn tạp.
Vua Lý Cao Tông xuống chiếu chuẩn y. Nhờ thế, các tu sĩ vẫn được trọng vọng. Cũng trong năm đó, Đàm Dĩ Mông đích thân phán xét những vụ hình ngục thuộc Đô hội phủ ngoài trú quan.
Nguyễn Bảo Lương trả thù
Về việc Đàm Dĩ Mông bị phe cánh Nguyễn Bảo Lương trả thù, câu chuyện xảy ra dưới thời vua Lý Cao Tông. Khi Đàm Dĩ Mông đã đường đường là bậc đại thần, tước Phụ quốc Thái phó, quyền uy khét tiếng cả triều đình thì Nguyễn Bảo Lương chỉ mới là một viên quan nhỏ trong triều Lý Cao Tông. Vua Lý Cao Tông ăn chơi hoang phí, đổ tiền của xây cất có khi đến hàng chục cung điện và thềm, gác một lúc.
Bấy giờ, Nguyễn Bảo Lương được sai trông coi việc xây gác Thánh Nhật. Đàm Dĩ Mông cậy quyền cậy thế, lại thích nịnh vua, nên bắt các quan trông coi thợ xây cất phải đốc thúc sao cho mọi việc hoàn thành đúng hạn định.
Thế rồi chẳng may, nhóm thợ xây gác Thánh Nhật do Nguyễn Bảo Lương chỉ huy thiếu quan tâm, làm việc trễ nải. Để thị uy, Đàm Dĩ Mông nhân danh phép nước, bắt trói Nguyễn Bảo Lương và đánh cho một trận nên thân.
Đánh xong, Đàm Dĩ Mông còn quát tháo Nguyễn Bảo Lương phải mau dậy ra trông coi và đốc thúc thợ làm. Nguyễn Bảo Lương tức lắm, không biết làm thế nào được, vờ nằm mãi không dậy mà than rằng: “Đau thế này làm sao dậy được?”.
Rồi mọi chuyện cũng qua. Điều làm Đàm Dĩ Mông không dè là Nguyễn Bảo Lương đã căm thù Đàm Dĩ Mông đến tận xương tủy. Đến năm Quý Hợi (1203), Nguyễn Bảo Lương được thăng đến chức Thượng tướng, vây cánh trong triều đã lớn hơn người, bèn kiếm kế rửa mối hận xưa với Đàm Dĩ Mông.
Ông liên kết với quan Lại bộ Thượng thư là Từ Anh Nhĩ tâu vua rằng: “Dĩ Mông mọt nước hại dân quả là quá lắm”. Lời tâu tuy chẳng có bằng cớ gì nhưng thấy bè đảng của Nguyễn Bảo Lương lúc này đã quá mạnh, vua cũng xuống chiếu giáng chức tước của Đàm Dĩ Mông, từ Phụ quốc Thái phó xuống tuột đến tận hàng Đại liêu ban.
Từ nhiều việc cho thấy, thời Lý Cao Tông, chỉ có kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu, phép nước chẳng ai coi ra gì cả. Thật là không thời nào đáng sợ bằng thời mà ở đó chức quyền trở thành phương tiện để báo ơn trả oán.
Nguyễn Thành Hữu
Thái sư Đàm Dĩ Mông – nổi chìm giữa thời loạn lạc. Ông từng làm đến chức Thái uý và được phong đến tước Vương, nhưng sau lại bị giáng chức.
Hình minh họa. Nguồn: sưu tầm.
Làm quan vì có chị làm vợ vua
Đàm Dĩ Mông là con của tướng quân Đàm Thì Phụng và là em của Đàm Thị – vợ vua Lý Cao Tông. Năm 1186, Đàm Thị – được phong làm An Toàn nguyên phi.
Có chị làm vợ vua, nên mặc dù (sử chép), là người nhu nhược, không quyết đoán, không có học vấn, Đàm Dĩ Mông vẫn được cất nhắc làm quan trong triều. Năm 1190, Thái phó Ngô Lý Tín qua đời, ông được phong làm Thái phó, phụ chính cho vua Cao Tông.
Năm 1192, giáp Cổ Hoành thuộc Thanh Hóa theo Lê Vãn nổi dậy chống lại triều đình. Đàm Dĩ Mông được lệnh phát binh đánh Lê Vãn. Tới nơi, ông cho quân chặt cây cối quăng xuống sông ngăn chặn thuyền quân nổi dậy. Thuyền quân của Lê Vãn chỉ có thể di chuyển ngang dọc mà không thể xếp thành thế trận, thừa cơ, Đàm Dĩ Mông thúc quân đánh gấp, phá tan và bắt được chủ tướng Lê Vãn nhốt vào cũi đưa về Thăng Long trị tội.
Tháng chạp năm 1192, Hồ Điệp ở Diễn Châu nổi dậy chống lại triều đình, Đàm Dĩ Mông lại được cử đi dẹp, ông lại thắng trận, bắt sống được Hồ Điệp. Đầu năm 1194, thủ lĩnh châu Chân Đăng là Hà Lê nổi dậy, Đàm Dĩ Mông lại được cử cầm quân đi dẹp. Lần này Đàm Dĩ Mông cũng thắng và bắt được Hà Lê.
Tuy đánh dẹp được nhiều lần các đội quân nổi dậy chống triều đình, nhưng sử sách đánh giá, ông là người không có bản lĩnh vững chắc, nhân tình trạng rối loạn lúc bấy giờ, ông đã chia bè kết đảng và dốc nhiều sức người, sức của vào việc tiễu trừ các phe phái đối lập, thực chất là làm cho nội bộ triều đình nhà Lý càng thêm hỗn loạn.
Bị giáng chức
Tháng 7 năm 1203, vua Chiêm Thành là Bố Trì bị chú là Bố Do đánh đuổi đã mang 200 thuyền chở gia quyến đến cửa Kỳ La cầu cứu. Lý Cao Tông sai Đàm Dĩ Mông và Khu mật xứ Đỗ An vào Kỳ La xử lý việc này.
Đến nơi, nghe theo lời Đỗ An mà không nghe theo Phạm Diên và Đỗ Thanh, ông bỏ không thu nhận Bố Trì mà trở về kinh đô. Kết quả hai tướng Phạm Diên và Đỗ Thanh sợ tội, tự mang quân đánh Bố Trì, nhưng bị bại trận, còn Bố Trì cũng bỏ về nước.
Thượng tướng Nguyễn Bảo Lương và Thượng thư bộ Lại là Từ Anh Nhị vốn là những người có tư thù với Đàm Dĩ Mông từ trước, nhân việc này tâu rằng, Đàm Dĩ Mông là mọt nước hại dân. Không biết nếp tẻ, Lý Cao Tông giáng ông làm đại liêu (dưới hàng Tam công), bỏ chức phụ chính.
Lúc này nhiều châu trong nước lại nổi dậy chống triều đình. Tháng 10 năm 1204, Lý Cao Tông sai Đàm Dĩ Mông mang quân đi đắp kênh bà Câu về phía bắc dọc theo cửa sông đến trại Vạn Lôi để ngăn chặn người châu Đại Hoàng theo Phí Lang nổi loạn.
Đắp kênh xong, ông đóng vài chục chiếc thuyền lầu, cho quân cung nỏ người Phú Lương, Thái Nguyên trên thuyền để đánh quân nổi dậy. Sau đó Đàm Dĩ Mông trở về Thăng Long theo lệnh gọi của vua Cao Tông. Quân Phí Lang đến nơi, quân triều đình thấy địch thanh thế lớn quá đều bỏ chạy, quân cung nỏ do Đàm Dĩ Mông sắp đặt trên thuyền đều bị giết.
Tháng 2/1206, Đàm Dĩ Mông được phong làm Thái bảo, được đội mũ củng thần. Tháng 4 âm lịch năm 1207, Lý Cao Tông phục chức phụ chính cho ông.
Thời kỳ rối ren của triều đình nhà Lý bắt đầu từ tháng 8/1207, Đoàn Thượng và Đoàn Chủ nổi dậy ở Hồng châu. Đàm Dĩ Mông, Phạm Bỉnh Di, Trần Hinh cùng họp nhau đánh quân Đoàn Thượng.
Vua Lý Cao Tông. Nguồn: sưu tầm.
Triều đình nhỏ
Đoàn Thượng ngầm sai người đem của đút lót cho Phạm Du, vì vậy Phạm Du cố xin với Cao Tông tha cho Đoàn Thượng. Cao Tông nghe lời bèn triệu Dĩ Mông và Bỉnh Di về, từ đó ông cùng Phạm Bỉnh Di có hiềm khích với Phạm Du.
Tháng 7/1209, Lý Cao Tông nghe theo gian thần Phạm Du, giết tướng hoạn quan Phạm Bỉnh Di. Do đó bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đánh vào kinh thành trả thù, bắt cả vương tử Thẩm và vương tử Hạo Sảm về Hải Ấp.
Mặc dù trên danh nghĩa, triều đình Cao Tông vẫn còn đó, nhưng Quách Bốc đã lập vương tử Thẩm lên ngôi. Vua Cao Tông bỏ chạy lên Quy Hóa cùng Phạm Du, thái tử Sảm chạy về Hải Ấp. Đàm Dĩ Mông ở lại Thăng Long thờ Lý Thẩm, được phong chức Thái úy.
Sau, Quách Bốc lấy cớ vương tử Thẩm chỉ là con thứ nên lập vương tử Hạo Sảm làm vua. Một triều đình nhỏ tồn tại ở ngoài một triều đình lớn đã được thiết lập. Trong triều đình nhỏ của Hạo Sảm, Đàm Dĩ Mông bỗng dưng được cất nhắc, cho làm đến chức Thái úy.
Triều đình nhỏ này tồn tại chưa được bao lâu thì bị vua Lý Cao Tông giải tán. Vương tử Hạo Sảm lại trở về kinh. Đàm Dĩ Mông và tất cả những ai đã nhận chức tước do Hạo Sảm ban đều vì thế mà rất lo lắng cho số phận của mình.
Để lập công chuộc tội, Đàm Dĩ Mông đã phản bội những người trước đã cùng mình nhận chức tước của Hạo Sảm, bắt họ về nạp cho Lý Cao Tông. Sách Đại Việt sử lược chép rằng: “Mùa thu, tháng 7 (năm Canh Ngọ, 1210) Dĩ Mông đem 28 người nhận tước phong của vương tử Sảm dâng Vua.
Đỗ Anh Doãn đường đường kể tội Dĩ Mông rằng: “Mày là đại thần của nước, đã đem lòng vô quân, nhận tước phong của giặc, nay lại cùng ngồi với ta, ta tuy bất tài nhưng còn mặt mũi nào mà nhìn mày nữa. Dĩ Mông vừa thẹn vừa sợ mà lui”. Tuy nhiên cuối cùng ông vẫn không bị Lý Cao Tông trị tội, mà cho giữ chức Thái sư như cũ.
Nhiều phe phái đánh lẫn nhau
Năm 1210, Lý Cao Tông mất, thái tử Sảm lên nối ngôi, tức Lý Huệ Tông. Họ Trần và Tô Trung Từ bắt đầu nắm quyền trong triều, nhưng thế lực cũ của các cựu thần, trong đó có Đàm Dĩ Mông vẫn còn.
Ông được Lý Huệ Tông phong làm Thái úy, giữ chức phụ chính thay cho Đỗ Kính Tu vừa bị Tô Trung Từ sát hại. Ít lâu sau Huệ Tông lại phong cho ông tước Vương.
Sau đó Tô Trung Từ cũng bị giết trong cuộc tranh chấp quyền lực. Trong nước hỗn loạn, chia làm nhiều phe phái đánh lẫn nhau. Lý Huệ Tông khi dựa vào thế lực họ Trần, khi dựa vào họ Đoàn và họ Nguyễn chống họ Trần.
Năm 1213, Lý Huệ Tông sai Đàm Dĩ Mông liên kết với Đoàn Thượng ở Hồng châu chống lại Trần Tự Khánh, sau đó lại được lệnh Huệ Tông đến vùng sông Tam Đái tập hợp lực lượng chống lại họ Trần.
Năm 1214, Lý Huệ Tông cùng thái sư Đàm Dĩ Mông tự làm tướng, hẹn với quân Hồng châu đi đánh Tự Khánh, đến Mễ Sở gặp quân họ Trần do Vương Lê, Nguyễn Cải chỉ huy.
Hai bên chưa giao chiến, quân của Lê, Cải mới hò reo tiến lên, quân triều đình đã tự tan vỡ. Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng. Cánh quân đạo Bắc Giang do thái sư Đàm Dĩ Mông thống xuất tới bến An Diên thì bị quân của Trần Thừa tiến đánh.
Thất bại trước họ Trần
Quyết sách đúng đắn về đạo Phật
Trần Tự Khánh không mời được Huệ Tông về kinh bèn lập con vua Anh Tông là Lý Nguyên vương làm vua mới, rồi bắt người trong gia quyến Đàm Dĩ Mông là Đàm Kinh Bang trói bằng dây thép giam ở Mỹ Lộc.
Cuối năm đó Trần Tự Khánh thả Đàm Kinh Bang, sai đi cùng bộ tướng Nguyễn Ngạnh đến thuyết phục Lý Huệ Tông. Cuối cùng sau khi dựa vào các sứ quân khác đều thất bại, năm 1216 Huệ Tông trở lại Thăng Long dưới quyền khống chế của Trần Tự Khánh.
Từ sau thất bại trước họ Trần, Đàm Dĩ Mông không được sử sách nhắc đến nữa. Không rõ ông có cùng Huệ Tông lên Lạng Châu hay không và không rõ cuối cùng ông mất năm nào, tại đâu trong bối cảnh loạn lạc khi đó.
Trong cuộc đời làm quan, Thái sư Đàm Dĩ Mông có một cái nhìn tương đối đúng đắn về đạo Phật. Lúc này đạo Phật thịnh hành trong nước có quá nhiều người làm sư.
Trong tình trạng suy thoái của đạo Phật, năm 1198, ông kiến nghị vua Cao Tông về nhiều vị sư phá giới, không chuyên tâm tu hành, nên bắt phải hoàn tục. Theo ông nên chọn lọc lại tăng đồ để Phật giáo giữ vững được giá trị, không bị hỗn tạp.
Vua Lý Cao Tông xuống chiếu chuẩn y. Nhờ thế, các tu sĩ vẫn được trọng vọng. Cũng trong năm đó, Đàm Dĩ Mông đích thân phán xét những vụ hình ngục thuộc Đô hội phủ ngoài trú quan.
Nguyễn Bảo Lương trả thù
Về việc Đàm Dĩ Mông bị phe cánh Nguyễn Bảo Lương trả thù, câu chuyện xảy ra dưới thời vua Lý Cao Tông. Khi Đàm Dĩ Mông đã đường đường là bậc đại thần, tước Phụ quốc Thái phó, quyền uy khét tiếng cả triều đình thì Nguyễn Bảo Lương chỉ mới là một viên quan nhỏ trong triều Lý Cao Tông. Vua Lý Cao Tông ăn chơi hoang phí, đổ tiền của xây cất có khi đến hàng chục cung điện và thềm, gác một lúc.
Bấy giờ, Nguyễn Bảo Lương được sai trông coi việc xây gác Thánh Nhật. Đàm Dĩ Mông cậy quyền cậy thế, lại thích nịnh vua, nên bắt các quan trông coi thợ xây cất phải đốc thúc sao cho mọi việc hoàn thành đúng hạn định.
Thế rồi chẳng may, nhóm thợ xây gác Thánh Nhật do Nguyễn Bảo Lương chỉ huy thiếu quan tâm, làm việc trễ nải. Để thị uy, Đàm Dĩ Mông nhân danh phép nước, bắt trói Nguyễn Bảo Lương và đánh cho một trận nên thân.
Đánh xong, Đàm Dĩ Mông còn quát tháo Nguyễn Bảo Lương phải mau dậy ra trông coi và đốc thúc thợ làm. Nguyễn Bảo Lương tức lắm, không biết làm thế nào được, vờ nằm mãi không dậy mà than rằng: “Đau thế này làm sao dậy được?”.
Rồi mọi chuyện cũng qua. Điều làm Đàm Dĩ Mông không dè là Nguyễn Bảo Lương đã căm thù Đàm Dĩ Mông đến tận xương tủy. Đến năm Quý Hợi (1203), Nguyễn Bảo Lương được thăng đến chức Thượng tướng, vây cánh trong triều đã lớn hơn người, bèn kiếm kế rửa mối hận xưa với Đàm Dĩ Mông.
Ông liên kết với quan Lại bộ Thượng thư là Từ Anh Nhĩ tâu vua rằng: “Dĩ Mông mọt nước hại dân quả là quá lắm”. Lời tâu tuy chẳng có bằng cớ gì nhưng thấy bè đảng của Nguyễn Bảo Lương lúc này đã quá mạnh, vua cũng xuống chiếu giáng chức tước của Đàm Dĩ Mông, từ Phụ quốc Thái phó xuống tuột đến tận hàng Đại liêu ban.
Từ nhiều việc cho thấy, thời Lý Cao Tông, chỉ có kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu, phép nước chẳng ai coi ra gì cả. Thật là không thời nào đáng sợ bằng thời mà ở đó chức quyền trở thành phương tiện để báo ơn trả oán.
Nguyễn Thành Hữu