574 lượt xem

Đặng Trần Côn

Đặng Trần Côn

Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.

Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài đại phu.

Có một vài giai thoại về Đặng Trần Côn. Tương truyền lúc ấy chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long ban đêm không được đốt lửa, để đèn sáng, ông phải đào hầm dưới đất, thắp đèn mà học. Khi mới làm thơ, Đặng Trần Côn có đem đến cho bà Đoàn Thị Điểm xem, Đoàn Thị Điểm cười nói: “nên học thêm sẽ làm thơ.”

Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bài hiện hành. Vấn đề ai là tác giả bản dịch đó còn gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm, nhưng theo một khuynh hướng khác thì tác giả bản dịch đó là Phan Huy Ích.

Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.

Giống như những tác giả thơ văn ở thời này,ông cũng có những đóng góp lớn cho nền văn học thơ ca Việt Nam.
Hiện nay ông vẫn là một câu hỏi vẫn chưa được giải đáp chính xác nhất!

Giới thiệu Lược sử Danh nhân Văn hóa Đặng Trần Côn

Danh nhân văn hóa Đặng Trần Côn là người có cống hiến to lớn đối với nền văn học Việt Nam. “Chinh phụ ngâm” là tác phẩm giàu tính nhân văn với chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm có địa vị văn học sử đặc biệt trong nền văn học cổ ở nước ta. Tên tuổi ông luôn sống mãi trong niềm tự hào của mỗi người dân Hà Nội. Hiện Lăng mộ của ông đã được xếp hạng Di tich quốc gia, nằm tại tổ dân phố số 5, Khu dân cư số 3, phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

Đặng Trần Côn nguyên là con cháu họ Trần, sinh vào khoảng từ (1705-1720) cùng thời với bà Đoàn Thị Điểm (1705) và ông Phạm Đình Dư (cha Phạm Đình Hổ) – thuộc dòng dõi của Băng Hổ tướng công Trần Nguyễn Đán (ngoại tổ Nguyễn Trãi). Có Viễn tổ là Trần Cẩn, người làng Thái Bạt, huyện Bất Bạt, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội). Trần Cẩn sinh năm 1422, đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ sửu, hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469), «ng từng phục mệnh đi sứ Trung Quốc. Năm 1498 đời vua Lê Hiến Tông làm Lại bộ Hiệp thư sung chức Đề điệu (Quan chấm trường). Năm 1511, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3, do người cháu Trần Cẩn là Trần Tuân làm loạn, bị Mỹ Huệ hầu Trịnh Duy Sản giết, con cháu phải giấu biệt tông tích, di cư đến nơi khác, đổi sang họ Đặng.

Theo gia phả họ Trần ở Thượng Đình hiện nay và Gia phả họ Hồng ở Kim Lũ (Thanh Trì) chép Đặng Trần Côn nguyên trước ở Thịnh Hào (Hải Hưng), sau mới nhập tịch về xã Nhân Mục Cựu, xóm Hạ Đình (nay thuộc phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội); khi còn trẻ Đặng Trần Côn đã nổi tiếng ham học và học giỏi, được liệt vào hàng “Thanh Trì Tứ hổ” ngày ấy gồm: Côn – Điền – Đẩu – Hiên (Đặng Trần Côn, Hồng Điền, Trương Nguyễn Đẩu, Nguyễn Hiên).

Ông thi Hương đỗ Giải nguyên (khoảng từ năm 1726 đến 1738) nhưng vào đến thi Hội thì hỏng. Từ đó, ông không chịu ràng buộc vào thi cử nữa, nhậm chức Huấn đạo ở một huyện, sau đó được bổ làm Tri huyện Thanh Oai, trấn Sơn Tây đầu thời Cảnh Hưng (1740-1786). Cho đến cuối đời ông chỉ làm đến chức Ngự sử đài Chiếu khám là một chức quan nhỏ (hàm Tòng Bát phẩm) rồi nghỉ hưu, dạy học tại nhà ông Nguyễn Đình Kỳ ở làng Hạ Đình. Học trò của ông nhiều người đỗ đạt cao.

Đặng Trần Côn đã sống trong một giai đoạn  lịch sử cực kỳ nhiễu nhương, bởi vậy, tác phẩm “Chinh Phụ Ngâm” ra đời đã nói lên lòng oán ghét chiến tranh phi nghĩa, ước mơ đoàn tụ trong hạnh phúc của những lứa đôi. Đây là tác phẩm giàu tính nhân văn với chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và có địa vị văn học lÞch sử đặc biệt trong nền văn học cổ ở nước ta.

Các tác phẩm của ông đều bằng chữ Hán, Ngoài Chinh phụ ngâm khúc, còn nhiều tác phẩm như: Phủ chưởng tân thư, Yêu hưởng thưởng xuân thiếp, Lãn Trai di thảo, Hạ Nguyễn quý hầu cập đệ gia môn vinh thịnh tự và Đề Tiêu Tương bát cảnh đồ thi thảo…

Ông mất vào khoảng năm 1745, lúc đó chưa đến 40 tuổi và được chôn cất ở làng Nhân Mục, nay thuộc tổ dân phố số 5, khu dân cư số 3, phường Hạ Đình. Năm 1989, Di tích Lăng Mộ Danh nhân Đặng Trần Côn được Bộ văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.

Danh nhân văn hóa Đặng Trần Côn là người có cống hiến to lớn đối với nền văn học nước nhà. Những tác phẩm của ông là tài sản vô giá trong kho tàng văn hóa Việt Nam. Tên tuổi ông luôn sống mãi trong niềm tự hào của mỗi người dân Hà Nội.