Qua 4 kỳ thi, bài của Đoàn Tử Quang chỉ xếp sau Phan Bội Châu. Do phạm một sơ suất nên ông bị đánh hỏng, song vì bài làm xuất sắc và cũng bởi cảm phục ý chí bền bỉ hiếm có xưa nay nên Chánh chủ khảo cùng các quan trường đã thảo tấu xin triều đình ban cho ông đỗ.
Cụ Đoàn Tử Quang năm 106 tuổi. Nguồn: sưu tầm.
Bài thi chỉ xếp sau Phan Bội Châu
Sắp về vinh qui, ông lão vào lạy tạ quan trường. Quan trường nâng dậy không dám nhận lạy của ông mà rằng: “Đẹp làm sao, thọ làm sao! Xin hỏi cụ có người con nào cùng thi không?”. Ông lão đáp: “Thưa có, có ba đứa con cũng đã đi thi ở nhị trường đều đạt trung bình. Vì mùa xuân vừa qua mẹ chúng mất nên không thi tiếp nữa. Lão còn mẹ, lão thi cho mẹ yên lòng”. Quan trường hỏi thăm tuổi thọ bà mẹ.
Ông lão trả lời với giọng xúc động: “Chỉ hai năm nữa là vừa chẵn 100”. Khi mẹ tôi 20, trời đoạt mệnh cha tôi. Mẹ tôi thủ tiết thờ chồng, nuôi con, đinh ninh con trẻ mồ côi sẽ đỗ… cho đến khi tôi thành niên, vua Tự Đức xuống chiếu ban khen những người đàn bà trinh tiết. Mẹ tôi được thưởng 15 lạng bạc. Mẹ tôi bảo: “Từ ngày mẹ về làm dâu ở gia đình này, mẹ chưa từng thấy cha con bỏ đọc sách một ngày nào, có chí mà chưa có toại. Con cần phải học làm gương cho con cháu nối đời noi theo”…
Các quan trường đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì bài làm của ông được đánh giá khá hay và chữ viết rõ ràng, ngay ngắn.
Qua 4 kỳ thi, bài của ông chỉ xếp sau Phan Bội Châu. Do phạm một sơ suất nhỏ trong quy định ngặt nghèo của trường thi thời đó nên ông bị đánh hỏng, song vì bài làm xuất sắc và cũng bởi cảm phục ý chí bền bỉ hiếm có xưa nay nên Chánh chủ khảo cùng các quan trường đã thảo tấu xin triều đình ban cho ông đỗ. Nhờ đó ông được lấy đỗ song chỉ được xếp thứ 29/30 người trúng tuyển khoa thi này.
Sống qua 13 đời vua
Khi trở về “Vinh quy bái tổ”, Tổng đốc Nghệ An khi ấy là Đào Tấn đã cảm tác bài thơ tặng ông: Khá lắm Hương sơn Đoàn Tú tài – Xuân xanh vừa đúng tám mươi hai – Trường văn múa bút râu như mác – Quế đỏ cành thơm cướp vác vai – Ung dung chống gậy tới Nam cai – Nhà huyên tuổi hạc chín mươi tám – Giờ thấy con ta đắc ý rồi.
Có bằng cử nhân, dù đã quá tuổi theo quy định nhưng Đoàn Tử Quang vẫn được bổ nhiệm làm chức quan huấn đạo (lo việc học hành) ở huyện Hương Sơn và Can Lộc (Hà Tĩnh). Đến năm 1903, cụ xin cáo quan về quê để phụng dưỡng mẹ già. Khi ông thượng thọ 106 tuổi (1924), triều đình đã phong hàm Hàn lâm viện thị độc tặng ông.
Ông mất vào năm 1928, thọ 110 tuổi. Cả cuộc đời ông từ khi sinh ra vào đời Gia Long – vua đầu tiên nhà Nguyễn đến khi mất vào đời Bảo Đại – vua cuối cùng của triều đại này đã trải qua 13 đời vua, từng chứng kiến biết bao thăng trầm của vận nước. Ông là trí thức khoa bảng có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Việt Nam bên cạnh TS Nguyễn Xuân Chính, thọ 107 tuổi và TS Nguyễn Như Đổ, thọ 102 tuổi.
“Thấy tuổi già tưởng văn non mà thương, hóa ra những món tưởng non lại thành cứng; thấy già tưởng chữ viết lòe nhòe xiên xẹo mà chính ra lại cứng cáp tốt tươi. Tưởng bênh cho may đậu tú tài mà lại tự mình sắp đậu giải nguyên. Tưởng tám mươi hai tuổi là già lắm, mà còn mẹ chín mươi tám tuổi… Tưởng vì công danh mà đeo đuổi khoa trường mà chính ra là muốn cho vui lòng mẹ”- Học giả Hoàng Xuân Hãn viết về thí sinh đặc biệt Đoàn Tử Quang, đăng trên báo Thanh Nghị năm 1944 như thế.
Ông Đoàn Tử Hòa, cháu năm đời của cụ Đoàn Tử Quang, hiện là bí thư Đảng ủy xã Đức Hòa, cho biết: cụ vốn tên Đoàn Tự Cận. Sau nhiều lần lều chõng đi thi mà chỉ hai lần đỗ tú tài cụ cho rằng do cái tên mình như bị trời giam hãm (tự trong chữ Hán như có mái che ở trên không nhìn được cao xa; cận tức gần), nên đã thay đổi bằng cách “tháo cái mái” trên đầu chữ “Tự” thành chữ “Tử”, đồng thời đổi tên Cận thành Quang, như một sự nhận lãnh trách nhiệm xây dựng họ Đoàn Tử theo nghiệp thi thư…
Nguyễn Thành Trung
Cụ Đoàn Tử Quang năm 106 tuổi. Nguồn: sưu tầm.
Bài thi chỉ xếp sau Phan Bội Châu
Sắp về vinh qui, ông lão vào lạy tạ quan trường. Quan trường nâng dậy không dám nhận lạy của ông mà rằng: “Đẹp làm sao, thọ làm sao! Xin hỏi cụ có người con nào cùng thi không?”. Ông lão đáp: “Thưa có, có ba đứa con cũng đã đi thi ở nhị trường đều đạt trung bình. Vì mùa xuân vừa qua mẹ chúng mất nên không thi tiếp nữa. Lão còn mẹ, lão thi cho mẹ yên lòng”. Quan trường hỏi thăm tuổi thọ bà mẹ.
Ông lão trả lời với giọng xúc động: “Chỉ hai năm nữa là vừa chẵn 100”. Khi mẹ tôi 20, trời đoạt mệnh cha tôi. Mẹ tôi thủ tiết thờ chồng, nuôi con, đinh ninh con trẻ mồ côi sẽ đỗ… cho đến khi tôi thành niên, vua Tự Đức xuống chiếu ban khen những người đàn bà trinh tiết. Mẹ tôi được thưởng 15 lạng bạc. Mẹ tôi bảo: “Từ ngày mẹ về làm dâu ở gia đình này, mẹ chưa từng thấy cha con bỏ đọc sách một ngày nào, có chí mà chưa có toại. Con cần phải học làm gương cho con cháu nối đời noi theo”…
Các quan trường đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì bài làm của ông được đánh giá khá hay và chữ viết rõ ràng, ngay ngắn.
Qua 4 kỳ thi, bài của ông chỉ xếp sau Phan Bội Châu. Do phạm một sơ suất nhỏ trong quy định ngặt nghèo của trường thi thời đó nên ông bị đánh hỏng, song vì bài làm xuất sắc và cũng bởi cảm phục ý chí bền bỉ hiếm có xưa nay nên Chánh chủ khảo cùng các quan trường đã thảo tấu xin triều đình ban cho ông đỗ. Nhờ đó ông được lấy đỗ song chỉ được xếp thứ 29/30 người trúng tuyển khoa thi này.
Sống qua 13 đời vua
Khi trở về “Vinh quy bái tổ”, Tổng đốc Nghệ An khi ấy là Đào Tấn đã cảm tác bài thơ tặng ông: Khá lắm Hương sơn Đoàn Tú tài – Xuân xanh vừa đúng tám mươi hai – Trường văn múa bút râu như mác – Quế đỏ cành thơm cướp vác vai – Ung dung chống gậy tới Nam cai – Nhà huyên tuổi hạc chín mươi tám – Giờ thấy con ta đắc ý rồi.
Có bằng cử nhân, dù đã quá tuổi theo quy định nhưng Đoàn Tử Quang vẫn được bổ nhiệm làm chức quan huấn đạo (lo việc học hành) ở huyện Hương Sơn và Can Lộc (Hà Tĩnh). Đến năm 1903, cụ xin cáo quan về quê để phụng dưỡng mẹ già. Khi ông thượng thọ 106 tuổi (1924), triều đình đã phong hàm Hàn lâm viện thị độc tặng ông.
Ông mất vào năm 1928, thọ 110 tuổi. Cả cuộc đời ông từ khi sinh ra vào đời Gia Long – vua đầu tiên nhà Nguyễn đến khi mất vào đời Bảo Đại – vua cuối cùng của triều đại này đã trải qua 13 đời vua, từng chứng kiến biết bao thăng trầm của vận nước. Ông là trí thức khoa bảng có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Việt Nam bên cạnh TS Nguyễn Xuân Chính, thọ 107 tuổi và TS Nguyễn Như Đổ, thọ 102 tuổi.
“Thấy tuổi già tưởng văn non mà thương, hóa ra những món tưởng non lại thành cứng; thấy già tưởng chữ viết lòe nhòe xiên xẹo mà chính ra lại cứng cáp tốt tươi. Tưởng bênh cho may đậu tú tài mà lại tự mình sắp đậu giải nguyên. Tưởng tám mươi hai tuổi là già lắm, mà còn mẹ chín mươi tám tuổi… Tưởng vì công danh mà đeo đuổi khoa trường mà chính ra là muốn cho vui lòng mẹ”- Học giả Hoàng Xuân Hãn viết về thí sinh đặc biệt Đoàn Tử Quang, đăng trên báo Thanh Nghị năm 1944 như thế.
Ông Đoàn Tử Hòa, cháu năm đời của cụ Đoàn Tử Quang, hiện là bí thư Đảng ủy xã Đức Hòa, cho biết: cụ vốn tên Đoàn Tự Cận. Sau nhiều lần lều chõng đi thi mà chỉ hai lần đỗ tú tài cụ cho rằng do cái tên mình như bị trời giam hãm (tự trong chữ Hán như có mái che ở trên không nhìn được cao xa; cận tức gần), nên đã thay đổi bằng cách “tháo cái mái” trên đầu chữ “Tự” thành chữ “Tử”, đồng thời đổi tên Cận thành Quang, như một sự nhận lãnh trách nhiệm xây dựng họ Đoàn Tử theo nghiệp thi thư…
Nguyễn Thành Trung