204 lượt xem

Lê Văn Duyệt - kỳ 3

Mãi đến năm Tự Đức thứ hai (1848), khi Mỹ Đường bị bệnh mất, dòng dõi của Hoàng tử Cảnh mới tạm yên ở phận dân thường

Người soạn lạm bàn

Qua nội dung hai vụ án trên, tôi thật sự băn khoăn vì sao một con người chính trực, hết lòng ủng hộ dòng chánh; thế mà một hôm nghe ai đó tố cáo, rồi vội vàng tâu vua, người mà trong thâm tâm ông không hề ưa.

Để rồi chẳng có một cuộc điều tra hoặc một phiên xét xử nào, ông dễ dàng nhận lệnh, vội vàng "dìm" chết đi một con người; phải chăng cũng tức là ông đoạn tuyệt hẳn một chánh kiến, một phe phái mà ông đã từng tán đồng và ủng hộ?...

Bởi gian kế khiến ông lầm, hay chính vì miếng đỉnh chung mà ông chấp nhận thỏa hiệp?...

Còn với vụ án Nguyễn Văn Thành, nguyên là tổng Trấn Bắc Thành, chẳng qua nhân chuyện hai "mãnh hổ " không thể chung rừng, vua nhà Nguyễn ngầm ra tay "Điểu tận cung tàng"(chim bay cao hết, cung tốt vứt bỏ), vì lo sợ công thần nắm giữ binh quyền quá lớn, dễ gây họa cho con cháu của nhà vua.

Nhân đây, ta cũng nên biết Nguyễn Văn Thành có thể ỷ mình là công thần nên đã có lời nói, làm đôi ba chuyện đối với nhà vua hơi quá mức; nên sau này Gia Long có đưa ra những lỗi này, để đình thần ghép thêm tội cho bề tôi thân thiết xưa.

Nhưng sâu xa hơn cả, chính là vì ông Thành làm như không biết ý vua đã quyết truyền ngôi cho Hoàng tử Đởm, tức vua Minh Mạng sau này; nên hễ mở miệng ra là cổ xúy cho dòng chính, rồi còn dám rủ rê các quán tụ tập ở nhà riêng, bàn chuyện xin vua lập Hoàng tôn Đán, tức con Thái tử Cảnh, lên nối ngôi; thì bảo sao ông không bị dồn ép vào sát chân tường cho được.

Sử nhà Nguyễn ghi chỉ vì mấy câu "mời rượu" giữa 2 ông khiến nảy sinh hiềm khích nên mới có vụ án này; đấy là sử quân muốn che giấu thâm ý của nhà vua.

Tuy vậy, từ mấy câu "mời rượu" ta thấy gì? (Duyệt cười mà nói rằng: " Người nào nhút nhát mới phải mượn rượu để tăng khí lực. Trước mắt ta, nào có ai đáng mặt giỏi trận mạc để cùng đối địch, vậy cần gì phải dùng đến rượu). Rõ ràng Duyệt rất uất ức vì không được nhận lãnh cờ "tiết chế" "(quyền chỉ huy cao nhất), nên mới có mấy câu xấc xược, tỏ ý xem thường vị chỉ huy của mình.

Thâm sâu hơn, nó còn cho ta thấy trước sự cám dỗ quyền lực, ngay cả con người có nhiều đức tính tốt như Duyệt... cũng dễ dàng bị nó quyến dụ để rồi tình đồng chí, đồng đội, đồng cam khổ ngày nào phải nhanh chóng nhợt nhạt, úa phai... 

V. Tạm kết bài

Bản thân vốn là một cậu bé ít học, ham chơi; nhờ cơ may, nhờ thời thế  mà thi thố bản lĩnh.

Là một người bị hoạn bẩm sinh, nhưng không vì thế mà mặc cảm, ông chỉ biết cống hiến hết tài năng, hết sức mình nên nhanh chóng trở thành đại tướng, mang ấn công hầu, làm "vương" một cõi, vua quan trong ngoài và cả lân bang đều phải nể trọng ...

Cả khi ông mất rồi, mộ bị san phẳng, bị xiềng xích ... Ấy vậy mà, người ta vẫn lén lút thờ cúng & hình ảnh ông luôn là vị thần hoàng hiển linh trong lòng dân tộc Việt lẫn Hoa .

Chắc có nhiều lý do, nhưng theo tôi, ai biết quên túi riêng để lo cho chuyện chung, nhất là làm sao cho dân hưởng được cuộc sống yên ổn, có được cơ hội để làm ra manh áo, chén cơm... thì sẽ được tôn Thần !

Và biết đâu, nếu như triều đình Nhà Nguyễn có cái nhìn cởi mở, chính sách cai trị khôn khéo trong ngoài... như ông;  thì rất có thể Việt Nam đã sớm trở thành một nước tiến bộ, giàu mạnh ngay từ buổi ấy.

Ngẫm lại, LVD thật vô cùng xứng đáng làm tấm gương để mọi người soi rọi rồi biết nói ít, làm nhiều; không vì lợi ích riêng mà quên dân, quên nước ...

Bùi Thụy Đào Nguyên, biên soạn

Tư liệu kèm theo bài :
1. Gia Định:

Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, vào năm Mậu Dần (1698) chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Gia Định, thời kỳ 1790-1802 còn là kinh Gia Định. Năm Nhâm Tuất (1802) vua Gia Long đổi thành trấn Gia Định; đến năm Mậu Thìn (1808) đổi  ra thành Gia Định Gồm năm trấn là Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên.

Năm 1832, sau khi Tả Quân Lê Văn Duyệt từ trần, chế độ Tổng Trấn Gia Định mới bị bãi bỏ. vua Minh Mạng đổi tên là thành Phiên An, năm trấn chia thành sáu tỉnh Phiên An, Biên Hòa Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Năm 1835, tỉnh Phiên An đổi tên là tỉnh Gia Định (tên gọi Nam kỳ lục tỉnh có từ lúc đó)

2. Khu Đền thờ Lăng mộ Tả quân:

Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Văn bia do Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ 1894. Nội dung bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.

Phần mộ gồm hai ngôi mộ: Tả quân và vợ ông, bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ hình chữ nhật. Trước mộ có một sân nhỏ để làm lễ. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn.

Cách khu lăng mộ một khoảng sân rộng đến khu vực Thượng công linh miếu, nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Lê Văn Duyệt...

3. Những chuyện li kì trước khi Lê Văn Duyệt qua đời :

Bộ Đại Nam chính biên liệt truyện (sơ tập) đã dành hẳn cả hai quyển 22 và 23 để chép chuyện Lê Văn Duyệt. Thật đặc biệt là đoạn cuối của quyển 23 đã chép một số chuyện li kì xãy ra trước lúc Lê Văn Duyệt qua đời :

"Trước khi Tả quân bị bệnh, thành gia định không hề có gió lớn vậy mà cán cờ trong thành bỗng nhưng bị gãy . Hơn một tháng sau (lê văn ) Duyệt đi tuần ỏ biên cảnh, vừa ra ngoài thành thì con với ông đang cởi tự nhiên phục xuống đất rồi rống gầm lên, đánh mấy nó không chịu đứng dậy, ông bèn phải dùng ngựa mà đi . (Lê văn)Duyệt lấy làm lạ...

Một hôm (Lê văn)Duyệt chuẩn bị cấp thưởng cho tướng sĩ, ông sai người nhà đem tiền để sẵn ra đây, chẳng dè vừa chợp mắt được một lúc thì tiền đã không cánh mà bay . Ông ngờ là có kẻ trộm nên ra lệnh tìm bắt rất gấp, bỗng ông thấy trên nóc nhà mình có người đang ngồi giữa đống tiền , thoạt trông giống như mô đất , bèn sai người bắc thang trèo lên bắt, nhưng lên đến nơi thì người giữ tiền đã biến mất mà đống tiền thì vẫn còn y nguyên .

Hôm khác ,có ông già vai đeo bầu ăn mặc ra vẻ dân quê, đến nói với người canh cửa :

-Hãy vào báo với lê tướng quân ,rằng có ta là cố nhân đến .

Người canh cửa lấy làm lạ,chạy vào báo với (Lê văn)Duyệt. Ông liền cho người ra . Đến bờ sông Bến Nghé thấy ông già ấy đang rửa bầu và nói rằng :

-Ta muốn đón tướng quân của mày đi tu tiên, nhưng mà tướng quân của mày không thể đi tu tiên được ...

Nói rồi thì phất phới bay đi không biết về đâu, người canh cửa về báo lại . (Lê văn )Duyệt nói:

-Tiên thật à hay là ma muốn nhát ta đấy. Vài ngày sau Duyệt bị bệnh nhẹ rồi mất...

Nguồn sugia.vn