Sai lầm của Nhật Lễ
Tháng 2 năm Tân Hợi (1371) vua Nghệ Tông mở yến tiệc tại điện Thiên An, phong công chúa Thiên Ninh làm Lượng Quốc thái trưởng công chúa, đổi tên là Quốc Hinh. Nhưng nghĩ đến hai người con đã mất của mình, công chúa Thiên Ninh không màng chức tước, xin về thái ấp ở ẩn.
Vậy là, Nhật Lễ ở ngôi được hơn một năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Nhà Trần lúc đó đã suy yếu, các tôn thất bạc nhược. Nhiều việc thất đức của Nhật Lễ lẽ ra chưa dẫn đến việc bị phế truất.
Tư tưởng phong kiến không chấp nhận người dị tộc làm vua trong triều, bởi vậy sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương, khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ.
Tính từ khi Nhật Lễ lên ngôi cho tới khi cuộc đảo chính đầu tiên xảy ra tới một năm, nhưng không có ai chống đối vì khi đó Nhật Lễ vẫn giữ họ Trần.
Nhưng khách quan nhìn nhận thì thấy, Nhật Lễ cũng không có tài năng và tư cách, mắc hàng loạt sai lầm nên việc nhanh chóng bị lật đổ là tất yếu. Tác giả Trần Xuân Sinh trong sách Thuyết Trần lại cho rằng, Trần Nhật Lễ thực ra chỉ là “đứa con hư của dòng họ nhà Trần” nên bị truất đi.
Ý kiến này để cho hậu thế phán xét, nhưng từ những sử liệu có thể thấy rằng, trước đó Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật mê ca hát nên trong nhà không lúc nào dứt tiếng cầm ca, người đời không ngớt lời khen là tao nhã cũng chí phải. Còn Cung Túc Vương Dục mê ca hát thì ít mà mê con hát thì nhiều, nên bắt luôn con hát là vợ của Dương Khương về làm vợ mình, đâu biết trước đó bà đã mang thai, cho nên, người đời chê bai cũng là chí phải. Mới hay mầm hại của nhân luân và xã tắc vẫn thường nẩy nở ở sự ăn chơi trác táng. Nhật Lễ cũng như bao đứa trẻ vô tội khác, tập nhiễm thói hư của Cung Túc vương Dục từ nhỏ, làm sao mà lớn lên lại có thể có được chút hiếu nghĩa thủy chung.
Không khó gì bằng giữ đức
Và cái chết tức tưởi của Hiến Từ Tuyên Thánh Thái hoàng Thái hậu âu cũng là lời cảnh tỉnh cho những người cầm quyền đã quá cả tin và bất cẩn trong việc chọn người nối nghiệp. Trong sự giữ gìn, không khó gì bằng giữ đức. Đức nghiệp dòng họ Trần tích tu hơn một thế kỉ, bỗng chốc bị bọn hôn quân gian thần đổ hết. Cái cơ họ Trần sắp mất ngôi kể thế cũng đã là quá rõ.
Tiến sĩ Thân Nhân Trung, trong tấm bia tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã viết: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.
Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết… Và điều này không chỉ là một danh ngôn mà đã trở thành chân lý của cuộc sống. Và mong rằng hậu thế đừng ai quên điều này. Bởi thành công hay thất bại đều ở chỗ chọn người giao việc chứ đừng chọn việc giao người.
Nguyễn Bảo Nam
Tháng 2 năm Tân Hợi (1371) vua Nghệ Tông mở yến tiệc tại điện Thiên An, phong công chúa Thiên Ninh làm Lượng Quốc thái trưởng công chúa, đổi tên là Quốc Hinh. Nhưng nghĩ đến hai người con đã mất của mình, công chúa Thiên Ninh không màng chức tước, xin về thái ấp ở ẩn.
Vậy là, Nhật Lễ ở ngôi được hơn một năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Nhà Trần lúc đó đã suy yếu, các tôn thất bạc nhược. Nhiều việc thất đức của Nhật Lễ lẽ ra chưa dẫn đến việc bị phế truất.
Tư tưởng phong kiến không chấp nhận người dị tộc làm vua trong triều, bởi vậy sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương, khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ.
Tính từ khi Nhật Lễ lên ngôi cho tới khi cuộc đảo chính đầu tiên xảy ra tới một năm, nhưng không có ai chống đối vì khi đó Nhật Lễ vẫn giữ họ Trần.
Nhưng khách quan nhìn nhận thì thấy, Nhật Lễ cũng không có tài năng và tư cách, mắc hàng loạt sai lầm nên việc nhanh chóng bị lật đổ là tất yếu. Tác giả Trần Xuân Sinh trong sách Thuyết Trần lại cho rằng, Trần Nhật Lễ thực ra chỉ là “đứa con hư của dòng họ nhà Trần” nên bị truất đi.
Ý kiến này để cho hậu thế phán xét, nhưng từ những sử liệu có thể thấy rằng, trước đó Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật mê ca hát nên trong nhà không lúc nào dứt tiếng cầm ca, người đời không ngớt lời khen là tao nhã cũng chí phải. Còn Cung Túc Vương Dục mê ca hát thì ít mà mê con hát thì nhiều, nên bắt luôn con hát là vợ của Dương Khương về làm vợ mình, đâu biết trước đó bà đã mang thai, cho nên, người đời chê bai cũng là chí phải. Mới hay mầm hại của nhân luân và xã tắc vẫn thường nẩy nở ở sự ăn chơi trác táng. Nhật Lễ cũng như bao đứa trẻ vô tội khác, tập nhiễm thói hư của Cung Túc vương Dục từ nhỏ, làm sao mà lớn lên lại có thể có được chút hiếu nghĩa thủy chung.
Không khó gì bằng giữ đức
Và cái chết tức tưởi của Hiến Từ Tuyên Thánh Thái hoàng Thái hậu âu cũng là lời cảnh tỉnh cho những người cầm quyền đã quá cả tin và bất cẩn trong việc chọn người nối nghiệp. Trong sự giữ gìn, không khó gì bằng giữ đức. Đức nghiệp dòng họ Trần tích tu hơn một thế kỉ, bỗng chốc bị bọn hôn quân gian thần đổ hết. Cái cơ họ Trần sắp mất ngôi kể thế cũng đã là quá rõ.
Tiến sĩ Thân Nhân Trung, trong tấm bia tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã viết: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.
Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết… Và điều này không chỉ là một danh ngôn mà đã trở thành chân lý của cuộc sống. Và mong rằng hậu thế đừng ai quên điều này. Bởi thành công hay thất bại đều ở chỗ chọn người giao việc chứ đừng chọn việc giao người.
Nguyễn Bảo Nam