253 lượt xem

Hoàng Tích Chu

Hoàng Tích Chu

Hoàng Tích Chu là một là nhà báo có đóng góp lớn trong việc cách tân báo chí VN đầu thế kỉ 20. Ông lấy bút danh là Kế Thương, Hoàng Hồ, Văn Tôi.

Từ thời gian đầu ông tham gia giúp việc cho tờ báo Nam Phong, nhờ tài năng của mình sau đó ông được mời làm chủ bút nhật báo Khai hoá của Bạch Thái Bưởi, tại đây ông lấy bút danh là Kế Thương. Tờ báo của ông được nhiều bạn đọc quan tâm và báo giới chú ý.

Tuy nhiên, do tai nạn nghề nghiệp mà ông đã rời khỏi tờ báo sau 1 năm cộng tác.

Cũng từ đó ông làm các công việc khác nhau và sang Pháp. Tại Pháp ông có thêm thời gian để học cách viết báo, in ấn và trình bày. Và đặc biệt ông luôn chú ý tham gia các buổi diễn thuyết về báo chí và các buổi giới thiệu của những trường đại học để tích lũy thêm kinh nghiệm.

Sau đó, vào năm 1929, ông được tờ báo "Hà Thành ngọ báo" mời về làm chủ bút, ông lấy bút danh là Hoàng Hồ Ông đã cách tân tờ báo theo những kinh nghiệm mà ông học hỏi được từ nước bạn. Với lối văn ngắn gọn, với tít giật gân nói về những vấn đề nóng hổi của xã hội. Nhưng với lối viết quen thuộc của tờ "Hà Thành ngọ báo", sự cách tân của ông không được khán giả đón nhận mà ông còn bị chỉ trích nặng nề.

Nhưng thành công thực sự đến với ông khi ông tham gia làm chủ bút tờ cho tờ báo Đông Tây. Tại tờ báo này ông lấy bút danh là Văn Tôi. Ông đã dúc rút kinh nghiệm từ sai lầm của tờ báo "Hà Thành ngọ báo". Ông củng cố lại lối văn, hình thức báo hấp dẫn, tươi đẹp hơn. Đặc biệt, về nội dung bài báo mang nặng tính chính trị hơn, như thông cảm với những thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, với những lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, phê phán chủ thuyết Quân chủ lập hiến của Phạm Quỳnh, tố cáo những viên tham quan như Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định...

Tờ báo ngay lập tức được công chúng ủng hộ mạnh mẽ, trở thành tờ báo bán chạy nhất Bắc Kỳ thời đó. Năm 1930, nhờ tiếng tăm nổi như cồn, ông trúng cử vào Viện Dân biểu Bắc Kỳ.

Tuy nhiên, đến năm 1932 vì bài thơ "Cái chày" - ám chỉ Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định dùng chày đánh vào đầu gối phạm nhân mà Đông Tây bị thu hồi giấy phép với tội danh vu khống người nhà nước. Cũng vì lẽ đó mà tờ Đông Tây ra số cuối cùng vào 25/7/1932.

Sau tờ báo Đông Tây ông sang cộng tác với tờ "Thời báo", cũng với tinh thần chiến đấu, đả kích cái xấu, cái sai kể cả những người có chức có quyền nên tờ Thời báo chỉ ra được 20 số lại bị cấm.

Vào năm 1933, ông qua đời trong một cơn bạo bệnh khi tuổi đời còn khá trẻ (36 tuổi).

Với khoảng thời gian làm báo của ông khá ngắn nhưng những gì ông để lại cho nền báo chí Việt Nam lúc bấy giờ là rất lớn. Ông đã đi đầu trong việc cách tân báo chí cả về nội dung và hình thức trình bày.

Một nhà phê bình đã nhận định:

"Cái cảm tình của quốc dân đối với ông Chu tưởng cũng là một sự thưởng công xứng đáng cho ông đã ra tờ Đông Tây để gây nên sự cải cách lớn trong làng báo Bắc Kỳ",...

 
 
Cuộc sống gia đình Hoàng Tích Chu

Hoàng Tích Chu sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước. Cha ông là Hoàng Tích Phụng, từng làm tri phủ và tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Trong gia đình ông ai cũng có truyền thống hiếu học và có khả năng trong nhiều lĩnh vực như: em của ông là hoạ sĩ Hoàng Tích Chù, nhà viết kịch Hoàng Tích Linh, bác sĩ Hoàng Tích Tộ và nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ.


Nguồn: nguoinoitieng.tv