333 lượt xem

Hoàng Xuân Hành

 
HOÀNG XUÂN HÀNH


Hoàng Xuân Hành còn gọi là Giám Hành vì con đầu ông tên là Giám, nhân dân thường gọi là cố Giám Hành. Quê ông ở làng Hoàng Trù tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Thanh, tỉnh Nghệ An, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Hoàng Xuân Hành thông minh, văn thơ hay, nhưng mấy lần lều chõng đi thi đều bị trượt vì phạm quy. Ông làm thày đồ ở các làng Dương Phổ, Phù Long.

Nam Đàn là địa phương đầu tiên ở Nghệ An có tổ chức Duy Tân hội do cáHoàng Xuân Hành cùng các ông cử nhân Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương, Vương Thúc Nghiêm… thành lập. Hoàng Xuân Hành là người dìu dắt Nguyễn Thị Thanh, con của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh sắc vào tổ chức Duy Tân hội.

Ông được Phan Bội Châu tin cậy cử đi Yên Thế cùng với các ông Phạm Văn Ngôn, Vương Thúc Nghiêm, xây dựng đồn điền Tú Nghệ. Ít lâu sau Phan Bội Châu lại điều ông về Nghệ An cùng với các ông Đội Quyên, Đội Phấn, Thần Sơn Ngô Quảng, Lang Sơn… xây dựng căn cứ chống Pháp ở Bố Lư (Thanh Chương) và Đông Hồ (Tân Kỳ). Hoàng Xuân Hành cùng các đồng chí đã phân phát những lời kêu gọi, những vần thơ ứa máu và nước mắt của cụ Phan như Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Khuyến quốc dân trợ tư dư học… đã khơi dậy lòng căm thù giặc Pháp, lòng yêu nước thiết tha của các nho sinh, thanh niên, nhân dân huyện Nam Đàn.

Hoàng Xuân Hành cùng các yếu nhân khác của Duy tân hội và phong trào Đông du đã vận động được nhiều thanh niên xuất dương như Vương Thúc Thoại, Vương Thúc Oánh, Nguyễn Sinh Khánh, Hoàng Tộ…

Năm 1911 cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công, năm 1912, Phan Bội Châu triệu tập các yếu nhân của Duy tân hội và phong trào Đông du ở trong nước, ở Trung Hoa, Xiêm La thành lập Việt Nam Quang Phục hội, Phục Quốc quân xây dựng lực lượng vũ trang ở trong nước và ở Trung Hoa. Hai căn cứ Bố Lư và Đông Hồ được củng cố. Hoàng Xuân Hành tích cực hoạt động trong tổ chức này. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ngày càng quyết liệt, nhất là ở làng Dương Phổ nơi ông ngồi dạy học.
Năm 1914 ở đây đã nổ ra phong trào đánh Tây chống áp bức bất công. Phong trào công khai chống thực dân Pháp và Nam triều ở Dương Phổ được các làng Mỹ Thiện, Vạn Lộc, Xuân La noi gương.

Năm 1915 Hoàng Xuân Hành về hoạt động ở thôn Mỹ Thiện, xã Tràng Cát, nay là xã Nam Cát, giáp xã Kim Liên về phía Đông. Do một học trò cũ phản bội chỉ điểm cho giặc Pháp, Hoàng Xuân Hành bị mật thám bắt giải về Vinh. Khi chúng giải đến địa phận huyện Hưng Nguyên, ông cắn lưỡi tự tử, sng không chết. Chúng giải ông đến nhà lao Vinh, ông tuyệt thực luôn 9 ngày đêm. Giặc tra tấn ông bằng những đòn dã man, tàn bạo, cũng không lấy được một lời khai. Ngay kẻ thù cũng phải khiếp phục lòng kiên trinh, bất khuất của ông. Tòa án thực dân kết án ông tù 10 năm, đầy đi Lao Bảo.

Năm 1925 Hoàng Xuân Hành được trả tự do. Nghe tin Phan Bội Châu bị quản thúc ở Huế, ông vào ngay Huế thăm người lãnh tụ của phong trào chống Pháp đầu thế kỷ XX.

Hoàng Xuân Hành đã cùng các ông Huỳnh Thúc Kháng, Trần Hoành, Phạm Nghị, Trần Đình Phiên và hai con trai của ông là Phan Nghi Huynh, Phan Nghi Đệ khâm liệm chôn cất ông Phan chu đáo. Ông còn ở lại chăm sóc phần mộ cho cụ Phan cho đến khi cải táng mới trở về quê. Về tới nhà được ba tuần, đúng ngày rằm tháng 10 năm Nhâm Ngọ (22/12/1942) Hoàng Xuân Hành từ biệt cõi đời.

Hoàng Xuân Hành còn gọi là Giám Hành vì con đầu ông tên là Giám, nhân dân thường gọi là cố Giám Hành. Quê ông ở làng Hoàng Trù tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Thanh, tỉnh Nghệ An, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Hoàng Xuân Hành thông minh, văn thơ hay, nhưng mấy lần lều chõng đi thi đều bị trượt vì phạm quy. Ông làm thày đồ ở các làng Dương Phổ, Phù Long.

Nam Đàn là địa phương đầu tiên ở Nghệ An có tổ chức Duy Tân hội do cáHoàng Xuân Hành cùng các ông cử nhân Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương, Vương Thúc Nghiêm… thành lập. Hoàng Xuân Hành là người dìu dắt Nguyễn Thị Thanh, con của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh sắc vào tổ chức Duy Tân hội.

Ông được Phan Bội Châu tin cậy cử đi Yên Thế cùng với các ông Phạm Văn Ngôn, Vương Thúc Nghiêm, xây dựng đồn điền Tú Nghệ. Ít lâu sau Phan Bội Châu lại điều ông về Nghệ An cùng với các ông Đội Quyên, Đội Phấn, Thần Sơn Ngô Quảng, Lang Sơn… xây dựng căn cứ chống Pháp ở Bố Lư (Thanh Chương) và Đông Hồ (Tân Kỳ). Hoàng Xuân Hành cùng các đồng chí đã phân phát những lời kêu gọi, những vần thơ ứa máu và nước mắt của cụ Phan như Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Khuyến quốc dân trợ tư dư học… đã khơi dậy lòng căm thù giặc Pháp, lòng yêu nước thiết tha của các nho sinh, thanh niên, nhân dân huyện Nam Đàn.

Hoàng Xuân Hành cùng các yếu nhân khác của Duy tân hội và phong trào Đông du đã vận động được nhiều thanh niên xuất dương như Vương Thúc Thoại, Vương Thúc Oánh, Nguyễn Sinh Khánh, Hoàng Tộ…

Năm 1911 cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công, năm 1912, Phan Bội Châu triệu tập các yếu nhân của Duy tân hội và phong trào Đông du ở trong nước, ở Trung Hoa, Xiêm La thành lập Việt Nam Quang Phục hội, Phục Quốc quân xây dựng lực lượng vũ trang ở trong nước và ở Trung Hoa. Hai căn cứ Bố Lư và Đông Hồ được củng cố. Hoàng Xuân Hành tích cực hoạt động trong tổ chức này. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ngày càng quyết liệt, nhất là ở làng Dương Phổ nơi ông ngồi dạy học.

Năm 1914 ở đây đã nổ ra phong trào đánh Tây chống áp bức bất công. Phong trào công khai chống thực dân Pháp và Nam triều ở Dương Phổ được các làng Mỹ Thiện, Vạn Lộc, Xuân La noi gương.

Năm 1915 Hoàng Xuân Hành về hoạt động ở thôn Mỹ Thiện, xã Tràng Cát, nay là xã Nam Cát, giáp xã Kim Liên về phía Đông. Do một học trò cũ phản bội chỉ điểm cho giặc Pháp, Hoàng Xuân Hành bị mật thám bắt giải về Vinh. Khi chúng giải đến địa phận huyện Hưng Nguyên, ông cắn lưỡi tự tử, sng không chết. Chúng giải ông đến nhà lao Vinh, ông tuyệt thực luôn 9 ngày đêm. Giặc tra tấn ông bằng những đòn dã man, tàn bạo, cũng không lấy được một lời khai. Ngay kẻ thù cũng phải khiếp phục lòng kiên trinh, bất khuất của ông. Tòa án thực dân kết án ông tù 10 năm, đầy đi Lao Bảo.

Năm 1925 Hoàng Xuân Hành được trả tự do. Nghe tin Phan Bội Châu bị quản thúc ở Huế, ông vào ngay Huế thăm người lãnh tụ của phong trào chống Pháp đầu thế kỷ XX.

Hoàng Xuân Hành đã cùng các ông Huỳnh Thúc Kháng, Trần Hoành, Phạm Nghị, Trần Đình Phiên và hai con trai của ông là Phan Nghi Huynh, Phan Nghi Đệ khâm liệm chôn cất ông Phan chu đáo. Ông còn ở lại chăm sóc phần mộ cho cụ Phan cho đến khi cải táng mới trở về quê. Về tới nhà được ba tuần, đúng ngày rằm tháng 10 năm Nhâm Ngọ (22/12/1942) Hoàng Xuân Hành từ biệt cõi đời.

Nguồn: nhasachmienphi.com