Chùa Diệu Đế – Là một trong ba ngôi Quốc tự dưới thời nhà Nguyễn còn lại cho đến ngày nay tại mãnh đất Cố đô. Theo dòng thời gian của lịch sử đã lấy đã đi không ít vẻ hoành tráng vốn có của mình nhưng vị trí và vai trò của chùa Diệu Đế vẫn không hề bị thay đổi.
VỊ TRÍ, LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Ngôi quốc tự Diệu Đế dù được xây dựng khá muộn khi so sánh với những ngôi quốc tự khác ở chốn Thần kinh, nhưng nó lại có một vị trí đặc biệt vì gắn liền với cuộc đời vua Thiệu Trị (1841 – 1847). Câu chuyện lịch sử đó được viết nên phát xuất từ cơ duyên hoàng đế được mẹ là Thuận đức Nhân hoàng hậu họ Hồ (con gái đại thần Hồ Văn
Bôi)(1) sinh ra ở ấp Xuân Lộc phía đông Kinh thành vào ngày 11/05/Đinh Mão (16/06/1807), nên sau này lập chùa Diệu Đế ở ngay chỗ đất ấy.(2) Đó là từ đề xuất của Thống quản Thị vệ Vũ Văn Giải: “Ấp đông Xuân Lộc ở trong Kinh thành, nguyên là viên trạch của Phúc Quốc công, nay xin lập thêm ngôi chùa ở nơi đất quý phát phúc để cầu phúc cho dân” và đến tháng 3/Giáp Thìn, Thiệu Trị thứ 4 [1844], triều đình bắt đầu cho dựng chùa Diệu Đế, sai bộ Binh điều động 600 biền binh, khởi công làm, dùng thự Thống chế dinh Long võ là Tôn Thất Nghị đốc công. Công trình hoàn thành, vua cho đặt tên là chùa Diệu Đế, điện Đại Giác, các [gác] Đạo Nguyên, nhà trai bên tả là Cát
Tường từ thất, nhà trai bên hữu là Trí Tuệ tinh xá, trước mặt dựng lầu Hộ Pháp, bên tả bên hữu đều dựng cửa Linh Tinh. Quy chế rất rộng rãi.(3)
Tên gọi Diệu Đế mang nhiều ý nghĩa sâu xa bởi “… đó là nơi hun đúc và thể hiện nét văn hoá vô cùng tuyệt diệu, tận nguồn cội thâm uyên đều được hiển bày qua chân như mật đế, cũng vì vậy cho nên gọi là chùa Diệu Đế”, và quan trọng hơn, đó cũng là nơi “Vua quan ngày ngày chiêm ngưỡng, càng tăng thêm màu sắc tươi thắm của chốn phồn hoa; xe qua thuyền ghé tấp nập, chen nhau như gấm dệt; mục đích vẫn thức tỉnh những tâm hồn hiếu lợi mê hoặc, vẫn lấy điều thiện làm căn bản”.(4)
Ban đầu, Diệu Đế là một ngôi chùa đồ sộ với nhiều công trình qui mô, lấy sông đào Đông Ba làm minh đường. Chùađược bao bọc bởi la thành có sáu cửa, chính diện là tam quan xây dựng theo lối kiến trúc hai mái đặc trưng của Huế, phía trên có cơi lầu thờ đức Vi Đà Thiên Tôn quay mặt về chính điện. Đi dần vào trong là lầu chuông, lầu bia hình lục giác 2 tầng mái, lợp ngói ống âm dương, có chuông và tấm bia đá được chú tạo vào tháng sáu năm Thiệu Trị thứ sáu (1846) đến nay vẫn còn.(5) Qua khỏi thành ngăn là gác Đạo Nguyên gồm một toà nhà ba gian, hai tầng ở chính giữa. Ở tầng trên và chính giữa là bàn thờ Phật Thích Ca, ở bên trái và bên phải là hai bàn thờ của hai vị cổ Phật: Đức A Nan và Ca Diếp. Ở tầng trệt của “Các” này là bàn thờ của các vị Kim Cang. Phía sau gác là nhà Hộ pháp, hai bên có lầu chuông trống. Trung tâm chùa là điện Đại Giác đồ sộ, nguy nga ba gian hai chái. Gian giữa, án trên thiết tượng Phật Tam Thế, án dưới thờ thần vị của vua được sơn son thếp vàng và chạm lưỡng long triều nguyệt. Hai gian tả hữu thờ Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát. Trên hai bên vách là những pho tượng của các vị A la hán.
Hai bên chính điện là Trí Tuệ tinh xá và Cát Tường từ thất. Sau chính điện lại có nhà tăng, mỗi nhà ba gian.
Tháng 5/Ất Dậu (1885), kinh thành thất thủ, một số cơ sở của triều đình và phủ Thừa Thiên bị quân Pháp chiếm đóng nên Nam Triều đã lấy Trí Tuệ tinh xá làm trú sở của phủ đường Thừa Thiên, lấy Cát Tường từ thất làm sở đúc tiền, một nhà tăng làm Khâm Thiên giám và một nhà tăng khác làm nhà lao Thừa Phủ. Vì vậy tại Đại Giác điện đã có đến 53 án thờ gồm nhiều pho tượng của chùa Giác Hoàng, của Đạo Nguyên Các, của Trí Huệ tinh xá và của Cát Tường từ thất cùng đem vào tôn trí.(6)
Năm 1887, phần lớn các dãy nhà trong của chùa bị triệt hạ, chỉ còn Đại Giác điện, Đạo Nguyên các, chung lâu, cổ lâu, chung đình và tam quan lâu được giữ lại. Năm 1889, Hoà thượng Thanh Minh – Tâm Truyền(7) trú trì được vua Thành Thái ban 3000 quan tiền để trùng tu nhưng không thể phục hồi được qui mô như trước. Đáng tiếc là sau đó, cơn bão Giáp Thìn (1904), đã làm sụp đổ một số ngôi nhà, điện thờ nên đến năm 1910, gác Đạo Nguyên bị triệt hạ do hư hỏng nặng, cùng chung lâu và cổ lâu.
Năm 1953, Hòa thượng Diệu Hoằng(8) với sự hỗ trợ của bà Từ Cung và hàng Phật tử trong hoàng gia đã trùng tu chùa Diệu Đế với qui mô thu gọn như hiện nay. Chính điện có 4 cột đúc giả gỗ sơn vẽ hình long ẩn vân, trần đúc vẽ rồng 5 móng bay lượn trong mây, nét vẽ điêu luyện, tinh xảo. Tiền đường kéo dài, ở hai đầu là hai phòng nhỏ vẫn giữ tên Trí Tuệ tinh xá và Cát Tường từ thất. Năm 1963, xây dựng phía trước hai bên chánh điện hai Lôi gia hướng mặt ra tam quan, tôn trí Bát Bộ Kim cang và Thập bát La hán (số tượng này vốn được thờ ở Đạo Nguyên các cùng 18 vị La Hán ở Đại Giác điện cũ chuyển vào năm 1963). Mấy năm sau, hai bên khuôn viên chùa xây dựng hai dãy nhà dài làm trường tiểu học Bồ Đề và trường mẫu giáo Lâm Tì Ni.
Diệu Đế là một ngôi quốc tự nên từ thuở mới thành lập, triều đình Nguyễn đã sắc cử các vị thiền sư uyên thâm Phật pháp làm tăng cang, trú trì. Vua Thiệu Trị sắc cử Hoà thượng Diệu Giác từ trú trì chùa Báo Quốc sung chức tăng cang chùa Diệu Đế khi mới thành lập. Năm 1865, vua Tự Đức cử thêm hoà thượng Hải Toàn Linh Cơ(9) làm trú trì. Đến nay, các vị hoà thượng làm Tăng cang và trú trì chùa có thể kể như Hòa thượng Diệu Giác, Hòa thượng Tâm Truyền, Hòa thượng Tâm Tịnh, Hòa thượng Tuệ/Huệ Pháp, Hòa thượng Thanh Đức Tâm Khoan, Hòa thượng
Giác Tiên… Sau khi nhà Nguyễn cáo chung có Hòa thượng Diệu Hoằng, Hòa thượng Đôn Hậu, Hòa thượng Giới Hương,… kế thế trú trì, phát dương già lam Diệu Đế thêm hưng vượng.
Bôi)(1) sinh ra ở ấp Xuân Lộc phía đông Kinh thành vào ngày 11/05/Đinh Mão (16/06/1807), nên sau này lập chùa Diệu Đế ở ngay chỗ đất ấy.(2) Đó là từ đề xuất của Thống quản Thị vệ Vũ Văn Giải: “Ấp đông Xuân Lộc ở trong Kinh thành, nguyên là viên trạch của Phúc Quốc công, nay xin lập thêm ngôi chùa ở nơi đất quý phát phúc để cầu phúc cho dân” và đến tháng 3/Giáp Thìn, Thiệu Trị thứ 4 [1844], triều đình bắt đầu cho dựng chùa Diệu Đế, sai bộ Binh điều động 600 biền binh, khởi công làm, dùng thự Thống chế dinh Long võ là Tôn Thất Nghị đốc công. Công trình hoàn thành, vua cho đặt tên là chùa Diệu Đế, điện Đại Giác, các [gác] Đạo Nguyên, nhà trai bên tả là Cát
Tường từ thất, nhà trai bên hữu là Trí Tuệ tinh xá, trước mặt dựng lầu Hộ Pháp, bên tả bên hữu đều dựng cửa Linh Tinh. Quy chế rất rộng rãi.(3)
Tên gọi Diệu Đế mang nhiều ý nghĩa sâu xa bởi “… đó là nơi hun đúc và thể hiện nét văn hoá vô cùng tuyệt diệu, tận nguồn cội thâm uyên đều được hiển bày qua chân như mật đế, cũng vì vậy cho nên gọi là chùa Diệu Đế”, và quan trọng hơn, đó cũng là nơi “Vua quan ngày ngày chiêm ngưỡng, càng tăng thêm màu sắc tươi thắm của chốn phồn hoa; xe qua thuyền ghé tấp nập, chen nhau như gấm dệt; mục đích vẫn thức tỉnh những tâm hồn hiếu lợi mê hoặc, vẫn lấy điều thiện làm căn bản”.(4)
Ban đầu, Diệu Đế là một ngôi chùa đồ sộ với nhiều công trình qui mô, lấy sông đào Đông Ba làm minh đường. Chùađược bao bọc bởi la thành có sáu cửa, chính diện là tam quan xây dựng theo lối kiến trúc hai mái đặc trưng của Huế, phía trên có cơi lầu thờ đức Vi Đà Thiên Tôn quay mặt về chính điện. Đi dần vào trong là lầu chuông, lầu bia hình lục giác 2 tầng mái, lợp ngói ống âm dương, có chuông và tấm bia đá được chú tạo vào tháng sáu năm Thiệu Trị thứ sáu (1846) đến nay vẫn còn.(5) Qua khỏi thành ngăn là gác Đạo Nguyên gồm một toà nhà ba gian, hai tầng ở chính giữa. Ở tầng trên và chính giữa là bàn thờ Phật Thích Ca, ở bên trái và bên phải là hai bàn thờ của hai vị cổ Phật: Đức A Nan và Ca Diếp. Ở tầng trệt của “Các” này là bàn thờ của các vị Kim Cang. Phía sau gác là nhà Hộ pháp, hai bên có lầu chuông trống. Trung tâm chùa là điện Đại Giác đồ sộ, nguy nga ba gian hai chái. Gian giữa, án trên thiết tượng Phật Tam Thế, án dưới thờ thần vị của vua được sơn son thếp vàng và chạm lưỡng long triều nguyệt. Hai gian tả hữu thờ Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát. Trên hai bên vách là những pho tượng của các vị A la hán.
Hai bên chính điện là Trí Tuệ tinh xá và Cát Tường từ thất. Sau chính điện lại có nhà tăng, mỗi nhà ba gian.
Tháng 5/Ất Dậu (1885), kinh thành thất thủ, một số cơ sở của triều đình và phủ Thừa Thiên bị quân Pháp chiếm đóng nên Nam Triều đã lấy Trí Tuệ tinh xá làm trú sở của phủ đường Thừa Thiên, lấy Cát Tường từ thất làm sở đúc tiền, một nhà tăng làm Khâm Thiên giám và một nhà tăng khác làm nhà lao Thừa Phủ. Vì vậy tại Đại Giác điện đã có đến 53 án thờ gồm nhiều pho tượng của chùa Giác Hoàng, của Đạo Nguyên Các, của Trí Huệ tinh xá và của Cát Tường từ thất cùng đem vào tôn trí.(6)
Năm 1887, phần lớn các dãy nhà trong của chùa bị triệt hạ, chỉ còn Đại Giác điện, Đạo Nguyên các, chung lâu, cổ lâu, chung đình và tam quan lâu được giữ lại. Năm 1889, Hoà thượng Thanh Minh – Tâm Truyền(7) trú trì được vua Thành Thái ban 3000 quan tiền để trùng tu nhưng không thể phục hồi được qui mô như trước. Đáng tiếc là sau đó, cơn bão Giáp Thìn (1904), đã làm sụp đổ một số ngôi nhà, điện thờ nên đến năm 1910, gác Đạo Nguyên bị triệt hạ do hư hỏng nặng, cùng chung lâu và cổ lâu.
Năm 1953, Hòa thượng Diệu Hoằng(8) với sự hỗ trợ của bà Từ Cung và hàng Phật tử trong hoàng gia đã trùng tu chùa Diệu Đế với qui mô thu gọn như hiện nay. Chính điện có 4 cột đúc giả gỗ sơn vẽ hình long ẩn vân, trần đúc vẽ rồng 5 móng bay lượn trong mây, nét vẽ điêu luyện, tinh xảo. Tiền đường kéo dài, ở hai đầu là hai phòng nhỏ vẫn giữ tên Trí Tuệ tinh xá và Cát Tường từ thất. Năm 1963, xây dựng phía trước hai bên chánh điện hai Lôi gia hướng mặt ra tam quan, tôn trí Bát Bộ Kim cang và Thập bát La hán (số tượng này vốn được thờ ở Đạo Nguyên các cùng 18 vị La Hán ở Đại Giác điện cũ chuyển vào năm 1963). Mấy năm sau, hai bên khuôn viên chùa xây dựng hai dãy nhà dài làm trường tiểu học Bồ Đề và trường mẫu giáo Lâm Tì Ni.
Diệu Đế là một ngôi quốc tự nên từ thuở mới thành lập, triều đình Nguyễn đã sắc cử các vị thiền sư uyên thâm Phật pháp làm tăng cang, trú trì. Vua Thiệu Trị sắc cử Hoà thượng Diệu Giác từ trú trì chùa Báo Quốc sung chức tăng cang chùa Diệu Đế khi mới thành lập. Năm 1865, vua Tự Đức cử thêm hoà thượng Hải Toàn Linh Cơ(9) làm trú trì. Đến nay, các vị hoà thượng làm Tăng cang và trú trì chùa có thể kể như Hòa thượng Diệu Giác, Hòa thượng Tâm Truyền, Hòa thượng Tâm Tịnh, Hòa thượng Tuệ/Huệ Pháp, Hòa thượng Thanh Đức Tâm Khoan, Hòa thượng
Giác Tiên… Sau khi nhà Nguyễn cáo chung có Hòa thượng Diệu Hoằng, Hòa thượng Đôn Hậu, Hòa thượng Giới Hương,… kế thế trú trì, phát dương già lam Diệu Đế thêm hưng vượng.
KIẾN TRÚC VÀ CẢNH QUAN VƯỜN CHÙA
Theo sơ đồ mô tả bố cục kiến trúc chùa Diệu Đế của Hiệu trưởng trường Hậu bổ Nguyễn Đình Hòe, ban đầu khi xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị, chùa có kiểu kiến trúc rất đặc biệt với vòng thành lớn bao quanh chùa, gồm có bốn cửa đi vào tượng trưng cho Tứ đế đối xứng lẫn nhau với phía trước là cổng Tam quan, các mặt còn lại đều được bố trí cửa đi vào đối xứng.
Trên trục chính đạo, từ Tam Quan đi vào, hai bên có chung đình và bi đình, cách khoảng sân là bức tường chỉ có một cửa đi vào, hai bên có hai lâu chuông trống. Chính giữa là Đạo nguyên các (nguồn gốc của Đạo), hai bên là phòng Trí Tuệ (sự hiểu biết sâu sắc), nhà Cát Tường (điềm lành). Tiếp đến một bức tường ngăn có ba cửa vào, chính giữa là điện Đại Giác và các đơn nguyên kiến trúc khác như nhà trù, tăng xá…
Với kiểu bố cục này, kiến trúc chùa Diệu Đế rất khác với các chùa ở Huế (kiểu chữ “Nhất” của chùa Thiên Mụ, chữ “Môn” hoặc chữ “Phẩm”, chữ “Khẩu” của nhiều chùa khác). Tuy nhiên, trải qua nhưng biến cố, chùa gần như thay đổi hẳn, nhất là bắt đầu từ năm 1910, các trụ biểu ngoài sông không còn; phần tường ngăn ngang phần Đại Giác điện với phần Đạo Nguyên các ngày trước cũng không còn. Các tòa sở trong chùa chỉ còn lại như sau: Vào Tam quan chùa thì bên trái còn Chung đình, bên phải còn Bi đình; đến phần tường ngang để vào bên trong, qua cửa Trung đạo của bức tường này thì có hai nhà Lôi gia đối mặt nhau để thờ Bát Bộ Kim Cang, đi thẳng theo trung bộ thì đến điện Đại Giác. Phía sau Điện Đại Giác về phía nhà khách hiện nay có một Tăng xá và một Trù gia, hai bên vẫn còn hai cái giếng.
Sau khi, Hòa thượng Diệu Hoằng được sự hỗ trợ của bà Từ Cung và hàng Phật tử trong hoàng gia đứng ra đại trùng tu chùa Diệu Đế và thay đổi hẳn đồ án xây cất, bỏ hai nhà Lôi gia, đem vào xây hai bên tả hữu điện Đại Hùng hiện nay, với nóc nhà thấp hơn phần chung, cổ lầu và tám pho tượng Kim Cang được thỉnh vào thờ ở đó. Điện Đại Giác được cải biến gồm có mặt tiền đường, phía trái có Chung lâu hiện nay (có chuông để đánh hai buổi triêu mộ hằng ngày và các ngày lễ), phía phải có cổ lâu, nhưng hiện không còn trống. Nóc của Cổ lâu và Chung lâu cao hơn nóc Lôi gia nhưng thấp hơn nóc Tiền đường. Trên các nóc đều trình bày lưỡng long triều nguyệt. Kiểu kiến trúc này ảnh hưởng từ lối kiến trúc của chùa Hội quán Từ Đàm, mà thể hiện rõ nhất là ở phần tiền đường chùa.
Phần điện Đại Hùng thì bên tên cửa phía trái còn treo biển đề Đại Giác điện, cửa phía phải còn treo Đại Nguyên các, hai biển này làm bằng đồng, ngày xưa còn lưu lại. Cửa chính giữa treo bức hoành Diệu Đế Quốc Tự, có lạc khoản ngày 4/3/Giáp Thìn (1844) và sơn sửa lại thời Bảo Đại. Nội điện bên trong, phần chính giữa có đại điện, có bốn cột to lớn làm bằng xi măng cốt sắt, các cột và cây trần đều có vẽ mây rồng ẩn hiện… mang nhiều giá trị mỹ thuật, tạo nên nét đặc biệt riêng có của chùa Diệu Đế. Phía trái từ Chung lâu đi vào là trú xứ của vị trú trì chùa Diệu Đế, phía phải từ cổ lầu đi vào là trú xứ các chư Tăng, học Tăng. Bên sau là bàn thờ Tổ ở chính giữa, hai bên là bàn thờ linh.
Vốn là dinh phủ của một bậc quan lại quốc thích, gắn liền với nơi ở của Hoàng Thái hậu, Hoàng tử, lại luôn được Tiên đế ngự đến và ban ơn nên ngay từ đầu không gian, cảnh sắc đã được xác quyết là “một ngôi vườn tuyệt đẹp”, đó là vẻ đẹp của “thiên đàng trên cõi trần vương quốc”,(10) hay lại được chính vua Thiệu Trị viết trong Ngự chế thi lưu tại chùa như: “Khu vườn này có địa thế vươn mình lên cao. Nơi đây vườn cảnh quy mô, cây cao bóng mát tươi tắn suốt mùa. Ngày xưa đây là “tiềm để” (nơi ra đời và ở lúc nhỏ của vua Thiệu Trị). Ngày ấy, phụ hoàng (là vua Minh Mạng) thường hay xa giá vãng lai, tạo cho khu vườn càng thêm sâu ân huệ và từ đó khiến nơi này không những trang nghiêm phú quý trong nét vàng son chói rạng, mà còn ẩn hiện cái nét phước địa đãi trí nhơn”.(11) Do đó, cho dù có thay đổi hoàn toàn nhưng nét vương giả hòa lẫn trong chốn già lam vẫn còn thấy rõ khi bước chân vào cổng chùa. Khoảng sân rộng với con đường vào chánh điện dưới hàng cây rợp bóng, lặng yên và gần như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, tạo nên độ sâu kín, cho con người cảm giác như đang bước vào chốn Phật.
Trên trục chính đạo, từ Tam Quan đi vào, hai bên có chung đình và bi đình, cách khoảng sân là bức tường chỉ có một cửa đi vào, hai bên có hai lâu chuông trống. Chính giữa là Đạo nguyên các (nguồn gốc của Đạo), hai bên là phòng Trí Tuệ (sự hiểu biết sâu sắc), nhà Cát Tường (điềm lành). Tiếp đến một bức tường ngăn có ba cửa vào, chính giữa là điện Đại Giác và các đơn nguyên kiến trúc khác như nhà trù, tăng xá…
Với kiểu bố cục này, kiến trúc chùa Diệu Đế rất khác với các chùa ở Huế (kiểu chữ “Nhất” của chùa Thiên Mụ, chữ “Môn” hoặc chữ “Phẩm”, chữ “Khẩu” của nhiều chùa khác). Tuy nhiên, trải qua nhưng biến cố, chùa gần như thay đổi hẳn, nhất là bắt đầu từ năm 1910, các trụ biểu ngoài sông không còn; phần tường ngăn ngang phần Đại Giác điện với phần Đạo Nguyên các ngày trước cũng không còn. Các tòa sở trong chùa chỉ còn lại như sau: Vào Tam quan chùa thì bên trái còn Chung đình, bên phải còn Bi đình; đến phần tường ngang để vào bên trong, qua cửa Trung đạo của bức tường này thì có hai nhà Lôi gia đối mặt nhau để thờ Bát Bộ Kim Cang, đi thẳng theo trung bộ thì đến điện Đại Giác. Phía sau Điện Đại Giác về phía nhà khách hiện nay có một Tăng xá và một Trù gia, hai bên vẫn còn hai cái giếng.
Sau khi, Hòa thượng Diệu Hoằng được sự hỗ trợ của bà Từ Cung và hàng Phật tử trong hoàng gia đứng ra đại trùng tu chùa Diệu Đế và thay đổi hẳn đồ án xây cất, bỏ hai nhà Lôi gia, đem vào xây hai bên tả hữu điện Đại Hùng hiện nay, với nóc nhà thấp hơn phần chung, cổ lầu và tám pho tượng Kim Cang được thỉnh vào thờ ở đó. Điện Đại Giác được cải biến gồm có mặt tiền đường, phía trái có Chung lâu hiện nay (có chuông để đánh hai buổi triêu mộ hằng ngày và các ngày lễ), phía phải có cổ lâu, nhưng hiện không còn trống. Nóc của Cổ lâu và Chung lâu cao hơn nóc Lôi gia nhưng thấp hơn nóc Tiền đường. Trên các nóc đều trình bày lưỡng long triều nguyệt. Kiểu kiến trúc này ảnh hưởng từ lối kiến trúc của chùa Hội quán Từ Đàm, mà thể hiện rõ nhất là ở phần tiền đường chùa.
Phần điện Đại Hùng thì bên tên cửa phía trái còn treo biển đề Đại Giác điện, cửa phía phải còn treo Đại Nguyên các, hai biển này làm bằng đồng, ngày xưa còn lưu lại. Cửa chính giữa treo bức hoành Diệu Đế Quốc Tự, có lạc khoản ngày 4/3/Giáp Thìn (1844) và sơn sửa lại thời Bảo Đại. Nội điện bên trong, phần chính giữa có đại điện, có bốn cột to lớn làm bằng xi măng cốt sắt, các cột và cây trần đều có vẽ mây rồng ẩn hiện… mang nhiều giá trị mỹ thuật, tạo nên nét đặc biệt riêng có của chùa Diệu Đế. Phía trái từ Chung lâu đi vào là trú xứ của vị trú trì chùa Diệu Đế, phía phải từ cổ lầu đi vào là trú xứ các chư Tăng, học Tăng. Bên sau là bàn thờ Tổ ở chính giữa, hai bên là bàn thờ linh.
Vốn là dinh phủ của một bậc quan lại quốc thích, gắn liền với nơi ở của Hoàng Thái hậu, Hoàng tử, lại luôn được Tiên đế ngự đến và ban ơn nên ngay từ đầu không gian, cảnh sắc đã được xác quyết là “một ngôi vườn tuyệt đẹp”, đó là vẻ đẹp của “thiên đàng trên cõi trần vương quốc”,(10) hay lại được chính vua Thiệu Trị viết trong Ngự chế thi lưu tại chùa như: “Khu vườn này có địa thế vươn mình lên cao. Nơi đây vườn cảnh quy mô, cây cao bóng mát tươi tắn suốt mùa. Ngày xưa đây là “tiềm để” (nơi ra đời và ở lúc nhỏ của vua Thiệu Trị). Ngày ấy, phụ hoàng (là vua Minh Mạng) thường hay xa giá vãng lai, tạo cho khu vườn càng thêm sâu ân huệ và từ đó khiến nơi này không những trang nghiêm phú quý trong nét vàng son chói rạng, mà còn ẩn hiện cái nét phước địa đãi trí nhơn”.(11) Do đó, cho dù có thay đổi hoàn toàn nhưng nét vương giả hòa lẫn trong chốn già lam vẫn còn thấy rõ khi bước chân vào cổng chùa. Khoảng sân rộng với con đường vào chánh điện dưới hàng cây rợp bóng, lặng yên và gần như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, tạo nên độ sâu kín, cho con người cảm giác như đang bước vào chốn Phật.
THIẾT TRÍ THỜ TỰ VÀ NHỮNG PHÁP KHÍ, PHÁP BẢO, VĂN BIA
3.1. Có thể thấy với một đặc trưng từ bố cụ đến kiến trúc, ắt hẳn chi phối rất nhiều đến thiết trí thờ tự của mỗi ngôi chùa. Thiết trí thờ tự ở chùa Diệu Đế hiện nay so với trước năm 1910 đã là một sự khác biệt quá lớn, phát xuất từ sự thay đổi kiến trúc, kéo theo sự thay đổi của việc thiết trí tượng thờ.
Hiện nay(12), thiết trí thờ tự ở gian giữa chánh điện được thiết trí làm 4 tầng: tầng trên cao dùng để tôn trí các pho tượng Tam Thế, tức là sắc tướng thể hiện ba thân của Đức Phật: Báo thân, Ứng thân và Pháp thân; tầng thứ 2 thờ tượng Chuẩn Đề, chính giữa và hai bên thờ A Na và Ca Diếp; thầng thứ 3 thờ tượng Phật Thích Ca và tầng thứ 4 thờ tượng Chuẩn đề nhỏ và thiết trí bàn kinh.
Án tả, được thiết kế làm hai tầng, tầng trên cao, chính giữa thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Quan Âm và Thế Chí.
Tầng dưới thờ bộ tượng Quan Thánh và ngựa Xích Thố.
Án hữu cũng được thiết kế tương tự, tầng trên thờ Phật Di Lặc và hai tượng Văn Thù, Phổ Hiền; tầng dưới ở giữa thờ tượng Quan Âm và hai pho tượng từ chùa Giác Hoàng đưa về. Hai dãy tòng tự, phía tả từ trong ra là ban thờ long vị vua Thiệu Trị và long vị các công chúa, hoàng tử con vua; phía hữu thờ ban thờ Tiêu Diện; tiếp đến là hai tượng Hộ pháp đối xứng.
Bên ngoài chánh điện, trước tiền đường là hai dãy nhà thờ Bát bộ Kim Cang và Thập bát La Hán.
Hậu tổ là nơi thờ chư tổ trú trì ở chính giữa và hai bên là hai án thờ chư vị hữu công, chư vị hương linh ký tự.
3.2. Pháp khí và pháp bảo chùa Diệu Đế hiện còn khá nhiều, trong đó nổi bật:
[1]. Đại hồng chung chú tạo vào tháng 6/Thiệu Trị thứ 6 (1846), tôn trí tại chung lâu gần cổng Tam quan. Theo Châu bản triều Nguyễn, việc chú tạo chuông được vua Thiệu Trị chủ trì, lập Ban phụ trách đúc chuông gồm người của ba bộ Công, Lễ, Hộ; ra lệnh cho hai bộ Lễ và bộ Công nghiên cứu việc đúc chuông, lập đồ án tỉ mỉ về các chi tiết; Khâm Thiên giám coi ngày tốt, giao bộ Lễ tâu lên vua để chờ ngự phê; bộ Lễ vạch chương trình mời chư tăng tụng kinh, làm lễ cáo trước và trong ngày tốt rót đồng… Từ lúc khởi ý cho đến lúc việc chú tạo đúc chuông hoàn mãn kéo dài hơn 2 tháng, sau khi đúc xong hoàn tạ, lại có thiết đại trai đàn trong 7 ngày đêm để cầu siêu chẩn tế, cầu quốc thái dân an và an vị, khai chuông. Đại hồng chung này có kiểu thức rất độc đáo, hội đủ cả yếu tố tam giáo, thông qua hoa văn trang trí và bài minh chung.
[2]. Đại hồng chung thứ 2 được để trong lầu chuông tiền đường chùa Diệu Đế, dùng để đánh chuông sớm hôm và các ngày lễ lớn của Phật giáo. Chuông được đúc vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846).(12)
[3]. Long vị mạ vàng thờ vua Thiệu Trị: Long vị ban đầu được chạm trỗ tinh xảo với thể thức lưỡng long chầu nguyệt và thiết trí phía trước chánh điện, bên dưới tượng Phật Tam thế. Về sau này, qua những thay đổi, Án thờ vua Thiệu Trị được thiết trí thành một án riêng nằm phía trước chánh điện, trước án thờ Quan Thánh.
[4]. Bức “Long vân khế hội”, một bức tranh được họa sĩ Phan Văn Tánh – người đã vẽ bức họa “Cửu long ẩn vân” trên trần điện lăng vua Khải Định (ông Cửu phẩm, nên thường được gọi là ông Cửu Tánh). Bức tranh họa vẽ trên trần điện Phật với 5 đầu rồng ẩn trong mây và 4 con rồng trên 4 trụ chính. Mặc dù, cho đến nay bức họa đã bị bong tróc, bạc màu nhưng vẫn thể hiện nét độc đáo của nghệ thuật hội họa đặc trưng vào cuối thời Nguyễn. Bức họa này từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là bức tranh trần lớn nhất Việt Nam vào tháng 3/2008.
[5]. Bộ tượng Bát bộ Kim cang và Thập bát La Hán: Tám pho tượng Kim Cang rất lớn, tạc đứng với nhiều dáng điệu khác nhau, cùng với đó là 18 pho tượng nhỏ thập bát La-Hán với nét vẽ lông mày trắng biểu hiện các tâm trạng trầm tư…, vô cùng sống động, mang giá trị mỹ thuật cao. Với kiểu loại tượng được đắp bằng đất, cùng kiểu loại với tượng Bát bộ Kim cang ở chùa Thiên Mụ, đây là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu, khám phá về kỹ thuật tạo tượng đầu triều Nguyễn cho đến về sau này.
Hiện nay(12), thiết trí thờ tự ở gian giữa chánh điện được thiết trí làm 4 tầng: tầng trên cao dùng để tôn trí các pho tượng Tam Thế, tức là sắc tướng thể hiện ba thân của Đức Phật: Báo thân, Ứng thân và Pháp thân; tầng thứ 2 thờ tượng Chuẩn Đề, chính giữa và hai bên thờ A Na và Ca Diếp; thầng thứ 3 thờ tượng Phật Thích Ca và tầng thứ 4 thờ tượng Chuẩn đề nhỏ và thiết trí bàn kinh.
Án tả, được thiết kế làm hai tầng, tầng trên cao, chính giữa thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Quan Âm và Thế Chí.
Tầng dưới thờ bộ tượng Quan Thánh và ngựa Xích Thố.
Án hữu cũng được thiết kế tương tự, tầng trên thờ Phật Di Lặc và hai tượng Văn Thù, Phổ Hiền; tầng dưới ở giữa thờ tượng Quan Âm và hai pho tượng từ chùa Giác Hoàng đưa về. Hai dãy tòng tự, phía tả từ trong ra là ban thờ long vị vua Thiệu Trị và long vị các công chúa, hoàng tử con vua; phía hữu thờ ban thờ Tiêu Diện; tiếp đến là hai tượng Hộ pháp đối xứng.
Bên ngoài chánh điện, trước tiền đường là hai dãy nhà thờ Bát bộ Kim Cang và Thập bát La Hán.
Hậu tổ là nơi thờ chư tổ trú trì ở chính giữa và hai bên là hai án thờ chư vị hữu công, chư vị hương linh ký tự.
3.2. Pháp khí và pháp bảo chùa Diệu Đế hiện còn khá nhiều, trong đó nổi bật:
[1]. Đại hồng chung chú tạo vào tháng 6/Thiệu Trị thứ 6 (1846), tôn trí tại chung lâu gần cổng Tam quan. Theo Châu bản triều Nguyễn, việc chú tạo chuông được vua Thiệu Trị chủ trì, lập Ban phụ trách đúc chuông gồm người của ba bộ Công, Lễ, Hộ; ra lệnh cho hai bộ Lễ và bộ Công nghiên cứu việc đúc chuông, lập đồ án tỉ mỉ về các chi tiết; Khâm Thiên giám coi ngày tốt, giao bộ Lễ tâu lên vua để chờ ngự phê; bộ Lễ vạch chương trình mời chư tăng tụng kinh, làm lễ cáo trước và trong ngày tốt rót đồng… Từ lúc khởi ý cho đến lúc việc chú tạo đúc chuông hoàn mãn kéo dài hơn 2 tháng, sau khi đúc xong hoàn tạ, lại có thiết đại trai đàn trong 7 ngày đêm để cầu siêu chẩn tế, cầu quốc thái dân an và an vị, khai chuông. Đại hồng chung này có kiểu thức rất độc đáo, hội đủ cả yếu tố tam giáo, thông qua hoa văn trang trí và bài minh chung.
[2]. Đại hồng chung thứ 2 được để trong lầu chuông tiền đường chùa Diệu Đế, dùng để đánh chuông sớm hôm và các ngày lễ lớn của Phật giáo. Chuông được đúc vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846).(12)
[3]. Long vị mạ vàng thờ vua Thiệu Trị: Long vị ban đầu được chạm trỗ tinh xảo với thể thức lưỡng long chầu nguyệt và thiết trí phía trước chánh điện, bên dưới tượng Phật Tam thế. Về sau này, qua những thay đổi, Án thờ vua Thiệu Trị được thiết trí thành một án riêng nằm phía trước chánh điện, trước án thờ Quan Thánh.
[4]. Bức “Long vân khế hội”, một bức tranh được họa sĩ Phan Văn Tánh – người đã vẽ bức họa “Cửu long ẩn vân” trên trần điện lăng vua Khải Định (ông Cửu phẩm, nên thường được gọi là ông Cửu Tánh). Bức tranh họa vẽ trên trần điện Phật với 5 đầu rồng ẩn trong mây và 4 con rồng trên 4 trụ chính. Mặc dù, cho đến nay bức họa đã bị bong tróc, bạc màu nhưng vẫn thể hiện nét độc đáo của nghệ thuật hội họa đặc trưng vào cuối thời Nguyễn. Bức họa này từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là bức tranh trần lớn nhất Việt Nam vào tháng 3/2008.
[5]. Bộ tượng Bát bộ Kim cang và Thập bát La Hán: Tám pho tượng Kim Cang rất lớn, tạc đứng với nhiều dáng điệu khác nhau, cùng với đó là 18 pho tượng nhỏ thập bát La-Hán với nét vẽ lông mày trắng biểu hiện các tâm trạng trầm tư…, vô cùng sống động, mang giá trị mỹ thuật cao. Với kiểu loại tượng được đắp bằng đất, cùng kiểu loại với tượng Bát bộ Kim cang ở chùa Thiên Mụ, đây là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu, khám phá về kỹ thuật tạo tượng đầu triều Nguyễn cho đến về sau này.
3.3. Văn bia
Chùa Diệu Đế với văn bia chủ yếu được vua Thiệu Trị ngự đề vào ngày tốt tháng 7 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), được khắc trên tấm bia đá cao 1,90m, rộng 1,07m, đặt trên bệ cao 0,65m, để trong nhà bia phía phải sân chùa. Ngoài phần đề tựa, nói về lý do dựng chùa, tạo tượng, khuyến giáo thì đi kèm còn có 7 bài thơ ngự chế đề chùa Diệu Đế(13) với thể loại thất ngôn bát cú rất hay và độc đáo của vua Thiệu Trị.
Chặng đường hình thành và phát triển của một ngôi quốc tự từ năm 1844 đến nay đã trải qua gần 200 năm, danh lam Diệu Đế thực sự đi vào lòng người và tâm thức xứ Huế nhờ vào vai trò, vị thế độc đáo riêng có trong dòng chảy văn hóa Phật giáo Huế, trong vai trò tín ngưỡng tâm linh của cư dân Huế cũng như của cả miền Trung.
Sự hoành tráng của một ngôi quốc tự thời Nguyễn đã đi qua, ít nhiều bị mai một nhưng dẫu rằng “dấu xưa tích cũ” với không gian và cảnh vật cũng như sự linh thiêng của Diệu Đế vẫn mãi còn đó bên dòng sông Đông Ba. Hình tướng Bát Bộ Kim Cang ở hai Lôi gia có thể làm cho những ai “yếu vía” cảm thấy sợ đã được nhà chùa khoác cho một màu áo lam. Sự kỳ bí của bộ tượng 18 vị La Hán thờ không đúng chỗ cũng là một ẩn số, bên cạnh là nét vẽ điêu luyện của bức hoạ Long vân khế hội của nghệ nhân Phan Văn Tánh với tác phẩm cùng tên ở cung Thiên Định (lăng Khải Định) cùng những pháp khí, khí tự có giá trị khác được chùa lưu giữ đã làm tốn bao giấy mực cũng như công sức của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hoá.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhất là sự xuống cấp trầm trọng của ngôi chánh điện, chùa Diệu Đế đang có phương án triệt hạ chùa cũ xây dựng chùa mới và mở rộng quy mô chánh điện cùng các đơn nguyên khác dựa trên một bản vẽ tổng quan được nghiên cứu khá đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề không phải xây dựng chùa mới to lớn hơn, qui mô hơn, bề thế hơn mà quan trọng hơn, là cần chú trọng tới việc lưu giữ lại những giá trị văn hóa, những mảng kiến trúc độc đáo, đặc biệt là bức họa Long vân khế hội độc đáo bằng các giải pháp hợp lý, hợp tình.
Chặng đường hình thành và phát triển của một ngôi quốc tự từ năm 1844 đến nay đã trải qua gần 200 năm, danh lam Diệu Đế thực sự đi vào lòng người và tâm thức xứ Huế nhờ vào vai trò, vị thế độc đáo riêng có trong dòng chảy văn hóa Phật giáo Huế, trong vai trò tín ngưỡng tâm linh của cư dân Huế cũng như của cả miền Trung.
Sự hoành tráng của một ngôi quốc tự thời Nguyễn đã đi qua, ít nhiều bị mai một nhưng dẫu rằng “dấu xưa tích cũ” với không gian và cảnh vật cũng như sự linh thiêng của Diệu Đế vẫn mãi còn đó bên dòng sông Đông Ba. Hình tướng Bát Bộ Kim Cang ở hai Lôi gia có thể làm cho những ai “yếu vía” cảm thấy sợ đã được nhà chùa khoác cho một màu áo lam. Sự kỳ bí của bộ tượng 18 vị La Hán thờ không đúng chỗ cũng là một ẩn số, bên cạnh là nét vẽ điêu luyện của bức hoạ Long vân khế hội của nghệ nhân Phan Văn Tánh với tác phẩm cùng tên ở cung Thiên Định (lăng Khải Định) cùng những pháp khí, khí tự có giá trị khác được chùa lưu giữ đã làm tốn bao giấy mực cũng như công sức của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hoá.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhất là sự xuống cấp trầm trọng của ngôi chánh điện, chùa Diệu Đế đang có phương án triệt hạ chùa cũ xây dựng chùa mới và mở rộng quy mô chánh điện cùng các đơn nguyên khác dựa trên một bản vẽ tổng quan được nghiên cứu khá đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề không phải xây dựng chùa mới to lớn hơn, qui mô hơn, bề thế hơn mà quan trọng hơn, là cần chú trọng tới việc lưu giữ lại những giá trị văn hóa, những mảng kiến trúc độc đáo, đặc biệt là bức họa Long vân khế hội độc đáo bằng các giải pháp hợp lý, hợp tình.
Tài liệu tham khảo
Chu Quang Trứ (2001), Sáng giá chùa xưa – Mỹ thuật Phật giáo, H.: Nxb. Mỹ Thuật.
Vô danh thị (2001). Ô châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc, tập thành; Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc tân dịch, hiệu chú, Huế: Nxb. Thuận Hóa.
Đặng Vinh Dự (2011). “Chuyện quốc tự xứ Huế”, Tạp chí Huế Xưa và Nay, số 103 (1-2/2011), trang 99 – 105.
Đặng Vinh Dự (2017), “Quốc tự xứ Huế xưa và nay”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường đại học Khoa học – Đại học Huế.
Giới Hương (Phỏng dịch) (1994). Văn bia chùa Huế (tài liệu lưu hành nội bộ).
Hà Xuân Liêm (2007). Những chùa tháp Phật giáo ở Huế, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Lê Quang Thái (2009). “Giác Hoàng phạm vũ”, Website: http://www.lieuquanhue.vn/thien-mon-xuhue/chua-thap/3708-giác-hoàng-phạm-vũ.html
Lê Quang Thái (2009). “Linh Hựu Quán”, http://www.lieuquanhue.vn/van-hoa-lich-su/3193-linh-hựuquán.html
Lê Quang Thái (2009). “Tên gọi chùa Từ Ân xưa nay”, Website: http://www.lieuquanhue.vn/thien-mon-xuhue/chua-thap/3590-tên-gọi-chùa-từ-ân-xưa-nay.html
Lý Kim Hoa (Sưu khảo – Biên dịch) (2003). Châu Bản Triều Nguyễn – Tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
Mật Thể (2004). Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Nguyễn Đắc Xuân (1996), Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, Huế.
Nguyễn Đình Hòe (1916), “Chùa Diệu Đế” trong Những người bạn Cố đô Huế [Bản dịch Đặng Như Tùng, Hiệu đính Bửu Ý], Huế: Nxb. Thuận Hóa.
Phan Ngọc Thiện (2009). “Quốc tự Thánh Duyên”, Website: http://www.lieuquanhue.vn/thien-mon-xuhue/chua-thap/3659-quốc-tự-thánh-duyên.html
QSQ triều Nguyễn (1993), Đại Nam liệt truyện, tập I – Tiền biên (Liệt truyện tiền biên), bản dịch Viện Sử học, Huế.: Nxb. Thuận Hóa.
QSQ triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), tập II-V, H.: Nxb. Giáo Dục.
Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2003). Đại Nam thực lục, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2004). Đại Nam thực lục, tập 5, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2006). Đại Nam nhất thống chí, tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm (2001). Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thích Thông Huệ (2005). Những đặc điểm của Đức Phật, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Thơ vua Thiệu Trị (1997). Thần Kinh nhị thập cảnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Nxb Thuận
Hoá, Huế. (Nhóm biên soạn: Phan Thuận An, Phạm Đức Thành Dũng, Phan Thanh Hải, Nguyễn Phước Hải Trung)
Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách (1993), Danh lam xứ Huế, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
Vô danh thị (2001). Ô châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc, tập thành; Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc tân dịch, hiệu chú, Huế: Nxb. Thuận Hóa.
Đặng Vinh Dự (2011). “Chuyện quốc tự xứ Huế”, Tạp chí Huế Xưa và Nay, số 103 (1-2/2011), trang 99 – 105.
Đặng Vinh Dự (2017), “Quốc tự xứ Huế xưa và nay”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường đại học Khoa học – Đại học Huế.
Giới Hương (Phỏng dịch) (1994). Văn bia chùa Huế (tài liệu lưu hành nội bộ).
Hà Xuân Liêm (2007). Những chùa tháp Phật giáo ở Huế, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Lê Quang Thái (2009). “Giác Hoàng phạm vũ”, Website: http://www.lieuquanhue.vn/thien-mon-xuhue/chua-thap/3708-giác-hoàng-phạm-vũ.html
Lê Quang Thái (2009). “Linh Hựu Quán”, http://www.lieuquanhue.vn/van-hoa-lich-su/3193-linh-hựuquán.html
Lê Quang Thái (2009). “Tên gọi chùa Từ Ân xưa nay”, Website: http://www.lieuquanhue.vn/thien-mon-xuhue/chua-thap/3590-tên-gọi-chùa-từ-ân-xưa-nay.html
Lý Kim Hoa (Sưu khảo – Biên dịch) (2003). Châu Bản Triều Nguyễn – Tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
Mật Thể (2004). Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Nguyễn Đắc Xuân (1996), Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, Huế.
Nguyễn Đình Hòe (1916), “Chùa Diệu Đế” trong Những người bạn Cố đô Huế [Bản dịch Đặng Như Tùng, Hiệu đính Bửu Ý], Huế: Nxb. Thuận Hóa.
Phan Ngọc Thiện (2009). “Quốc tự Thánh Duyên”, Website: http://www.lieuquanhue.vn/thien-mon-xuhue/chua-thap/3659-quốc-tự-thánh-duyên.html
QSQ triều Nguyễn (1993), Đại Nam liệt truyện, tập I – Tiền biên (Liệt truyện tiền biên), bản dịch Viện Sử học, Huế.: Nxb. Thuận Hóa.
QSQ triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), tập II-V, H.: Nxb. Giáo Dục.
Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2003). Đại Nam thực lục, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2004). Đại Nam thực lục, tập 5, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2006). Đại Nam nhất thống chí, tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm (2001). Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thích Thông Huệ (2005). Những đặc điểm của Đức Phật, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Thơ vua Thiệu Trị (1997). Thần Kinh nhị thập cảnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Nxb Thuận
Hoá, Huế. (Nhóm biên soạn: Phan Thuận An, Phạm Đức Thành Dũng, Phan Thanh Hải, Nguyễn Phước Hải Trung)
Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách (1993), Danh lam xứ Huế, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
- QSQ triều Nguyễn (1993), Đại Nam liệt truyện, tập I – Tiền biên (Liệt truyện tiền biên), bản dịch Viện Sử học, Huế.: Nxb. Thuận Hóa, tập 2, mục nhân vật Hồ Văn Bôi.
- QSQ triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục (bản dịch của Viện Sử học), H.: Nxb. Giáo Dục, t. 6, tr. 20.
- QSQ triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tlđd, t. 6, tr. 581- 582.
- Giới Hương (Phỏng dịch) (1994). Văn bia chùa Huế (tài liệu lưu hành nội bộ), tr. 65, 67.
- Tháng 5 nhuận/Bính Ngọ [1846], đúc chuông to ở chùa Diệu Đế (cao 4 thước, 4 tấc, nặng hơn 3900 cân). Phógiám đốc Hoàng Văn Lịch và Vũ Huy Trinh vì chuyên làm từ trước đến sau, đều được bổ thụ Giám đốc; Đốc công
Trần Hữu Đạo, Giám đốc Trần Kiếm đều được gia một cấp. Thượng thư Hà Duy Phiên, Đặng Văn Thiêm, Lâm Duy
Thiếp, Tham tri Lý Văn Phức, Nguyễn Văn Điển, Trương Quốc Dụng, Thị lang Nguyễn Hanh, Tôn Thất Tĩnh, Tôn Thất Hợp dự có xem xét công việc, đều cho kim tiền; lính, thợ được thưởng chung cả 400 quan tiền. Sai làm gác chuông, nhà bia ở trước chùa. Lại vì chuông mới đúc xong, làm đàn chay lớn 7 ngày đêm, tiến độ những người quá cố họ gần, họ xa (QSQ triều Nguyễn, 2004, Đại Nam thực lục, Tlđd, t. 6, tr. 873).
Thiếp, Tham tri Lý Văn Phức, Nguyễn Văn Điển, Trương Quốc Dụng, Thị lang Nguyễn Hanh, Tôn Thất Tĩnh, Tôn Thất Hợp dự có xem xét công việc, đều cho kim tiền; lính, thợ được thưởng chung cả 400 quan tiền. Sai làm gác chuông, nhà bia ở trước chùa. Lại vì chuông mới đúc xong, làm đàn chay lớn 7 ngày đêm, tiến độ những người quá cố họ gần, họ xa (QSQ triều Nguyễn, 2004, Đại Nam thực lục, Tlđd, t. 6, tr. 873).
- Lý Kim Hoa (Sưu khảo – Biên dịch) (2003). Châu Bản Triều Nguyễn – Tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945, Hà Nội:. Nxb Văn hóa – Thông tin, tr. 603-607.
- Hòa thượng Thích Tâm Truyền, pháp danh Thanh Minh, tự Huệ Văn, thuộc dòng thiền Lâm Tế đời thứ 41, tụcdanh là Đỗ Lương, sinh ngày 13 tháng Giêng năm Nhâm Thìn (1832) – Minh Mạng thứ 13, tại thôn Tiền Kiên, tổng Bích Khê, tỉnh Quảng Trị. Năm 20 tuổi xuất gia tu học tại chùa Diệu Đế với ngài Diệu Giác. Năm Ất Mùi, Thành Thái thứ 7 (1895), Hòa thượng Bổn sư Diệu Giác viên tịch, Ngài kế thế trụ trì chùa Diệu Đế. Năm Kỷ Hợi, Thành Thái thứ 11 (1899), Ngài nhận chức Tăng Cang chùa Diệu Đế (nhân Tăng Cang lúc đó là Nguyễn Hữu Thiêm đã cao tuổi xin được hồi hưu, mà chưa có người thay thế, triều đình giao cho chư Tăng tuyển chọn và đệ trình Bộ Lễ).
Năm Tân Hợi, Duy Tân thứ 5 (1911), mùa Hạ tháng 6 (nhuận), Ngài thị tịch vào giờ Tý, thọ 79 tuổi đời, 49 tuổi đạo.
Các đệ tử xây tháp Ngài tôn trí bên hữu chùa Diệu Đế.
Các đệ tử xây tháp Ngài tôn trí bên hữu chùa Diệu Đế.
- Hòa thượng Tâm Lượng – Diệu Hoằng (1914 – 1983), thuộc dòng thiền Lâm Tế đời thứ 43, thế danh Nguyễn
Lộc, quán tại làng Trung Kiên, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1931 xuất gia tu học với Hòa thương Viên Giác và một năm sau thọ gới Sa di, năm 1935 được thọ cụ túc giới tại giới đàn Sắc tứ Tịnh Quang do ngài Ngộ Tánh – Phước Huệ làm đàn đầu. Từ năm 1040 -1947. Trú trì chùa Linh Sơn Đà Lat. Năm 1948 trở về Huế làm Thư ký cho Phật học đường Báo Quốc và đến ngày 18/8/1948 vâng lệnh Giáo hội, ngài về trú trì chùa Diệu Đế. Trong thời gian này ngoài những phật sự ở Huế, ngài còn đóng góp rất nhiều Phật sự cho tỉnh Giáo hội Quảng Trị. Ngày 20 tháng 8 năm Quý Hợi (26/09/1993) Hòa thượng thâu thần thị tịch, hưởng thọ 70 tuổi đời, 48 hạ lạp.
- Hòa thượng Hải Toàn – Linh Cơ (1823 – 1896), vốn người họ Nguyễn, quan tại Phú Trạch, Phú Xuân Trung
Duy Xuyên, Thăng Hoa, Quảng Nam. Ngài xuất gia năm 14 tuooit tại chùa Long quang, đến 19 tuổi được ngài Nhất
Định thế độ và cho pháp danh Hải Toàn tự Linh Cơ. Sau đó ngài về ở chùa Giác Hoàng, rồi thọ cụ túc tại giới đàn Châu Long tỉnh Bình Định, sau được giữ chức Giám viện chùa Giác Hoàng. Đến năm Tự Đức thứ 18 (1865), ngài được cử giữ chức trú trì chùa Diệu Đế và một năm sau khi ngài Tánh Hoạt – Huệ Cảnh viên tịch, ngài lại được di chúc giữ chúc am chủ chùa Tường Vân. Năm Kiến Phúc nguyên niên (1883), ngài được phong làm Tăng Cang chùa Giác Hoàng và đến Hàm Nghi nguyên niên (1885) ngài được mông ân tuổi già.Thuận Hóa, 1997, tr.403.
Định thế độ và cho pháp danh Hải Toàn tự Linh Cơ. Sau đó ngài về ở chùa Giác Hoàng, rồi thọ cụ túc tại giới đàn Châu Long tỉnh Bình Định, sau được giữ chức Giám viện chùa Giác Hoàng. Đến năm Tự Đức thứ 18 (1865), ngài được cử giữ chức trú trì chùa Diệu Đế và một năm sau khi ngài Tánh Hoạt – Huệ Cảnh viên tịch, ngài lại được di chúc giữ chúc am chủ chùa Tường Vân. Năm Kiến Phúc nguyên niên (1883), ngài được phong làm Tăng Cang chùa Giác Hoàng và đến Hàm Nghi nguyên niên (1885) ngài được mông ân tuổi già.Thuận Hóa, 1997, tr.403.
- Giới Hương (Phỏng dịch) (1994), Văn bia chùa Huế, Tlđd, tr. 61. Nguyên văn “… Kinh thành Đông hữu danh viên, thọ mộc thương túy, quy mô hoằng xưởng. Tích giả thích lý du minh kỳ địa yên. Thời loan lộ quan lâm, nhân trạch trường tại, tú chung dục khánh, điện nhiễu hồng lưu, phát tường vu tư chi phước địa giả dã.”
- Theo quá trình khảo sát của chúng tôi từ năm 2009 đến nay, có thể nhận thấy đến năm 2017, thiết trí thờ ởchùa có những thay đổi như án tả không còn thờ tượng Quan Âm mà chuyển tượng này qua án hữu và án này chỉ thờ bộ tượng Quan Thánh, Quan Bình, Châu Thương và ngựa Xích Thố; án hữu cũng chỉ còn án thờ Quan Thế Âm và hai tượng từ chùa Giác Hoàng…
- Ngoài hai chuông ở chùa Diệu Đế, dưới thời vua Thiệu Trị, việc đúc chuông chùa còn có thêm một đại hồngchung ở chùa Từ Ân.
- Xem nguyên văn bài thơ và đối chiếu các bản dịch trong:
- Giới Hương (1994), Văn bia chùa Huế, Tài liệu lưu hành nội bộ, tr. 60-83.
- Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách (1993), Danh lam xứ Huế, H.: Nxb. Hội Nhà văn, tr. 267 – 272 [Bản dịch của Phan Hứa Thụy].
Theo: Sở du lịch Thừa Thiên Huế