MỞ ĐẦU
Thừa Thiên Huế là vùng đất quan trọng, địa bàn chiến lược trong quá trình Nam tiến của dân tộc với vai trò là cửa ngõ, vùng đất đứng chân, là thủ phủ vùng miền rồi kinh đô cả nước thời Nguyễn. Cố đô Huế hiện nay, do vậy, là nơi còn bảo lưu đậm nét nhiều yếu tố văn hóa cổ truyền. Bảo tồn và phát triển là hai nhiệm vụ song hành, đặc biệt khó khăn đối với một vùng di sản văn hóa như Huế. Có những loại hình, hiện tượng cần được gìn giữ cho muôn đời sau dưới dạng bảo tồn bảo tàng và có khi phải đặc biệt chú trọng tới vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị. Ở đây, chúng tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh tới làng Sình, một địa danh riêng có, rất đặc biệt, gắn liền một nghề thủ công, một làng quê nông nghiệp vùng phụ cận Huế, với những điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử xã hội đặc thù mà đến nay vẫn còn bảo lưu được nghề tranh tín ngưỡng dân gian và không rời bỏ môi trường khắng khít tự bao đời là hội vật võ truyền thống.
Đi vào giải thích nguồn gốc sâu xa của nghề tranh dân gian và hội vật võ truyền thống làng Sình, có tên chữ là Lại Ân, đã có nhiều ý kiến bàn luận, trao đổi thông tin, đáng chú ý là nhiều tác giả còn cho rằng chúng ra đời tận từ thời Trần, thế kỷ XIII, trong vai trò quân sự cũng như tinh thần võ bị của quân dân Thuận Hóa một thời phên dậu biên cương phương Nam của Tổ quốc. Thực tế là qua quan sát một cách đầy đủ lễ nghi cũng như diễn tiến của hội vật, sẽ giúp giải mã nhiều vấn đề, trong đó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ hữu cơ khắng khít giữa nghề tranh tín ngưỡng dân gian và hội vật làng Sình. Làng thường tập trung cho phần Hội, còn phần Lễ cũng như toàn bộ nội dung lễ nghi trong dịp này đều do các vị bô lão, nghệ nhân trong Hội Bồi của làng thực hiện từ chiều mồng 9 cho đến rạng sáng mồng 10 tháng giêng hằng năm.
Làng Sình được kết cấu từ ba giáp: giáp Thượng, giáp Trung và giáp Hạ. Đến nay, dù nhiều tài liệu văn bản cổ trong hòm bộ của làng không còn nữa nhưng thông tin có được qua văn tế cũng giúp chúng ta biết được vai trò của các dòng họ có công trong việc khai khẩn lập làng. Đầu tiên là họ Phan, sau đó mới đến các họ Võ, Hà, Lê, Đặng, Đinh, Trần, Phạm, Huỳnh, Nguyễn, Đào và Ngô… nối tiếp. Đến nay, thống kê cho thấy trong làng có tới con dân của 36 dòng họ cùng chung sống. Điểm quan trọng cần chú ý ở đây là sự phân bổ địa vực cư trú theo dòng họ, với sự thể hiện rõ giáp Thượng có các dòng họ Phạm, Phan, Kỳ, Võ; Giáp Trung là Võ, Huỳnh, Đặng, Đinh và ở giáp Hạ bao gồm họ Phạm, Nguyễn, Lê.
Đi vào giải thích nguồn gốc sâu xa của nghề tranh dân gian và hội vật võ truyền thống làng Sình, có tên chữ là Lại Ân, đã có nhiều ý kiến bàn luận, trao đổi thông tin, đáng chú ý là nhiều tác giả còn cho rằng chúng ra đời tận từ thời Trần, thế kỷ XIII, trong vai trò quân sự cũng như tinh thần võ bị của quân dân Thuận Hóa một thời phên dậu biên cương phương Nam của Tổ quốc. Thực tế là qua quan sát một cách đầy đủ lễ nghi cũng như diễn tiến của hội vật, sẽ giúp giải mã nhiều vấn đề, trong đó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ hữu cơ khắng khít giữa nghề tranh tín ngưỡng dân gian và hội vật làng Sình. Làng thường tập trung cho phần Hội, còn phần Lễ cũng như toàn bộ nội dung lễ nghi trong dịp này đều do các vị bô lão, nghệ nhân trong Hội Bồi của làng thực hiện từ chiều mồng 9 cho đến rạng sáng mồng 10 tháng giêng hằng năm.
Làng Sình được kết cấu từ ba giáp: giáp Thượng, giáp Trung và giáp Hạ. Đến nay, dù nhiều tài liệu văn bản cổ trong hòm bộ của làng không còn nữa nhưng thông tin có được qua văn tế cũng giúp chúng ta biết được vai trò của các dòng họ có công trong việc khai khẩn lập làng. Đầu tiên là họ Phan, sau đó mới đến các họ Võ, Hà, Lê, Đặng, Đinh, Trần, Phạm, Huỳnh, Nguyễn, Đào và Ngô… nối tiếp. Đến nay, thống kê cho thấy trong làng có tới con dân của 36 dòng họ cùng chung sống. Điểm quan trọng cần chú ý ở đây là sự phân bổ địa vực cư trú theo dòng họ, với sự thể hiện rõ giáp Thượng có các dòng họ Phạm, Phan, Kỳ, Võ; Giáp Trung là Võ, Huỳnh, Đặng, Đinh và ở giáp Hạ bao gồm họ Phạm, Nguyễn, Lê.
LÀNG SÌNH: NÉT RIÊNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA LÀNG XÃ
Làng Lại Ân cúng Thành hoàng và các vị khai canh vào ngày 10 tháng giêng âm lịch. Đây cũng là dịp làng họp mặt, tổ chức ăn uống vui chơi sau một năm lao động vất vả, đồng thời qua đó thắt chặt thêm mối đoàn kết tình làng nghĩa xóm. Lễ vật dâng cúng luôn đầy đủ những sản phẩm của nghề tranh tín ngưỡng dân gian, được làm ra từ chính bàn tay của những người thợ, người nông dân làng Sình. Ngoài ra, hằng năm đến dịp Xuân Thu nhị kỳ, ngày 10/2 và ngày 12/8 âm lịch, làng Sình lại tổ chức cúng tế tại đình để tạ ơn các ngài khai canh và tiến hành cầu an, cầu siêu, chạp mộ cho những người vô tự, những cô hồn không nơi nương tựa…
Tính đoàn kết cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa và sản xuất của người dân làng Lại Ân còn được thể hiện rõ nét trong các tổ chức cũng như trong các hình thức lễ hội, dưới sự điều hành chung của Hội đồng tộc trưởng, rồi đến dưới nữa là các tổ chức hội như Hội Chí thành (Một tổ chức hội đoàn được thành lập trên tinh thần tự nguyện của những người Phật tử thành tâm, khuyến thiện, với tôn chỉ hoạt động là phải lấy đức hạnh làm đầu. Hội có quỹ nhằm giúp đỡ những gia đình nghèo khó, hoạn nạn, còn sử dụng trong các việc tu sửa miếu đường, công trình công ích), Hội Tư văn, Hội Tư võ (Hội vật), Hội Hiếu, Hội Bồi (Hội của những người làm nghề tranh cúng). Đặc biệt, Hội Bồi và Hội Vật là hai tổ chức có mối quan hệ khăng khít nhất, gắn liền với sự hưng thịnh phong khí của làng xã cũng như của nghề làm tranh tín ngưỡng dân gian.
Hội Tư võ là một tổ chức tập hợp những người dân đinh, trai tráng khỏe mạnh trong làng, chuẩn bị cho việc tổ chức hội vật truyền thống của làng. Hội Bồi là một tổ chức mang tính hiệp hội của những nghệ nhân sản xuất tranh, những đầu mối qui tụ và tiêu thụ tranh. Ở đó, các thành viên trong hội sẽ tương trợ nhau trong sinh hoạt, sản xuất, ở các mặt nguyên liệu, bản khắc, kỹ thuật… Hội bồi luôn có lễ vật riêng cho những buổi tế lễ của làng bởi theo họ quan niệm, làng có hưng thịnh thì nghề sản xuất tranh tín ngưỡng dân gian mới phát đạt. Muốn vậy, để cho nghề phát đạt thì trai tráng trong làng phải dẻo dai, chân cứng đá mềm để lên rừng xuống biển. Họ phải có đủ sức mạnh mới có thể cào điệp, thu gom nguyên vật liệu ở những vùng xa xôi phục vụ cho ngành nghề độc đáo này. Tính chất phường hội thể hiện rõ ở chỗ, Hội là liên kết giữa những người cùng nghề nghiệp, dưới một tổ chức chặt chẽ, bao gồm Chủ bồi đóng vai trò Hội trưởng, Phó bồi là Hội phó và các con bồi thành viên; ngoài ra, Hội còn có thư ký hội. Những người giữ các chức vụ đó hầu hết phải là người có uy tín (tài năng, đức độ phẩm hạnh) trong đời sống sản xuất lẫn sinh hoạt.
Lần tìm về cội nguồn lịch sử, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập tư liệu để minh chứng cho sự ra đời và phát triển cụ thể của nghề tranh dân gian làng Sình qua các thời kỳ. Đặc biệt là theo các vị cao niên trong làng, hầu như toàn bộ di sản Hán Nôm trong hòm bộ của làng hay tộc phả, gia phả từng bị thất tán nhiều bởi thiên tai, địch họa kéo dài triền miên, khắc nghiệt. Lần tìm trong thư tịch cổ, từ các nguồn sử liệu, địa chí cổ, cũng không thấy tài liệu nào đề cập đến. Điều làm chúng tôi đặc biệt băn khoăn là tại sao một hội vật đặc biệt, gắn liền với một nghề tranh tín ngưỡng dân gian quan trọng như vậy, lại rất hiếm hoi khi cả hai loại hình lễ hội và nghề tranh tín ngưỡng dân gian này đều là biên giới cực Nam trong diễn trình lịch sử văn hóa Việt trên vùng đất mới phương Nam…, lại không hề được một nguồn sử liệu, địa chí cổ nào đề cập đến, từ Ô châu cận lục cho tới Phủ biên tạp lục, và thậm chí cả các bộ Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức, thời Duy Tân, hay thời Đồng Khánh). Cho nên, với thực trạng như vậy, có thể đi đến giả thiết rằng, phát xuất từ những mối quan hệ hữu cơ bền chặt giữa các tổ chức xã hội cổ truyền trong làng, đặc biệt là Hội Bồi, Hội Tư văn, Hội Tư võ và Hội đồng làng, nhất là với vai trò tham gia nghi lễ của Hội bồi trong các nghi lễ cúng tế trước khi diễn ra Hội vật truyền thống, mà có lẽ từ rất sớm, mối quan hệ này đã được khẳng định. Trong bối cảnh làng xã buổi đầu thời kỳ mở đất khẩn hoang, những nghi lễ đó mang đậm tính chất nghi thức, nổi bật tính chất nghề nghiệp, một dạng lễ cầu an đặc trưng và cũng chỉ giới hạn trong phạm vi nội bộ làng xã. Mãi về sau này, khi mối giao thương ngày càng rộng mở, ảnh hưởng của hội vật mới lan rộng và thu hút ngày càng đông đảo người dân khắp nơi trong vùng phụ cận tham gia như hiện nay.(1)
Tính đoàn kết cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa và sản xuất của người dân làng Lại Ân còn được thể hiện rõ nét trong các tổ chức cũng như trong các hình thức lễ hội, dưới sự điều hành chung của Hội đồng tộc trưởng, rồi đến dưới nữa là các tổ chức hội như Hội Chí thành (Một tổ chức hội đoàn được thành lập trên tinh thần tự nguyện của những người Phật tử thành tâm, khuyến thiện, với tôn chỉ hoạt động là phải lấy đức hạnh làm đầu. Hội có quỹ nhằm giúp đỡ những gia đình nghèo khó, hoạn nạn, còn sử dụng trong các việc tu sửa miếu đường, công trình công ích), Hội Tư văn, Hội Tư võ (Hội vật), Hội Hiếu, Hội Bồi (Hội của những người làm nghề tranh cúng). Đặc biệt, Hội Bồi và Hội Vật là hai tổ chức có mối quan hệ khăng khít nhất, gắn liền với sự hưng thịnh phong khí của làng xã cũng như của nghề làm tranh tín ngưỡng dân gian.
Hội Tư võ là một tổ chức tập hợp những người dân đinh, trai tráng khỏe mạnh trong làng, chuẩn bị cho việc tổ chức hội vật truyền thống của làng. Hội Bồi là một tổ chức mang tính hiệp hội của những nghệ nhân sản xuất tranh, những đầu mối qui tụ và tiêu thụ tranh. Ở đó, các thành viên trong hội sẽ tương trợ nhau trong sinh hoạt, sản xuất, ở các mặt nguyên liệu, bản khắc, kỹ thuật… Hội bồi luôn có lễ vật riêng cho những buổi tế lễ của làng bởi theo họ quan niệm, làng có hưng thịnh thì nghề sản xuất tranh tín ngưỡng dân gian mới phát đạt. Muốn vậy, để cho nghề phát đạt thì trai tráng trong làng phải dẻo dai, chân cứng đá mềm để lên rừng xuống biển. Họ phải có đủ sức mạnh mới có thể cào điệp, thu gom nguyên vật liệu ở những vùng xa xôi phục vụ cho ngành nghề độc đáo này. Tính chất phường hội thể hiện rõ ở chỗ, Hội là liên kết giữa những người cùng nghề nghiệp, dưới một tổ chức chặt chẽ, bao gồm Chủ bồi đóng vai trò Hội trưởng, Phó bồi là Hội phó và các con bồi thành viên; ngoài ra, Hội còn có thư ký hội. Những người giữ các chức vụ đó hầu hết phải là người có uy tín (tài năng, đức độ phẩm hạnh) trong đời sống sản xuất lẫn sinh hoạt.
Lần tìm về cội nguồn lịch sử, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập tư liệu để minh chứng cho sự ra đời và phát triển cụ thể của nghề tranh dân gian làng Sình qua các thời kỳ. Đặc biệt là theo các vị cao niên trong làng, hầu như toàn bộ di sản Hán Nôm trong hòm bộ của làng hay tộc phả, gia phả từng bị thất tán nhiều bởi thiên tai, địch họa kéo dài triền miên, khắc nghiệt. Lần tìm trong thư tịch cổ, từ các nguồn sử liệu, địa chí cổ, cũng không thấy tài liệu nào đề cập đến. Điều làm chúng tôi đặc biệt băn khoăn là tại sao một hội vật đặc biệt, gắn liền với một nghề tranh tín ngưỡng dân gian quan trọng như vậy, lại rất hiếm hoi khi cả hai loại hình lễ hội và nghề tranh tín ngưỡng dân gian này đều là biên giới cực Nam trong diễn trình lịch sử văn hóa Việt trên vùng đất mới phương Nam…, lại không hề được một nguồn sử liệu, địa chí cổ nào đề cập đến, từ Ô châu cận lục cho tới Phủ biên tạp lục, và thậm chí cả các bộ Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức, thời Duy Tân, hay thời Đồng Khánh). Cho nên, với thực trạng như vậy, có thể đi đến giả thiết rằng, phát xuất từ những mối quan hệ hữu cơ bền chặt giữa các tổ chức xã hội cổ truyền trong làng, đặc biệt là Hội Bồi, Hội Tư văn, Hội Tư võ và Hội đồng làng, nhất là với vai trò tham gia nghi lễ của Hội bồi trong các nghi lễ cúng tế trước khi diễn ra Hội vật truyền thống, mà có lẽ từ rất sớm, mối quan hệ này đã được khẳng định. Trong bối cảnh làng xã buổi đầu thời kỳ mở đất khẩn hoang, những nghi lễ đó mang đậm tính chất nghi thức, nổi bật tính chất nghề nghiệp, một dạng lễ cầu an đặc trưng và cũng chỉ giới hạn trong phạm vi nội bộ làng xã. Mãi về sau này, khi mối giao thương ngày càng rộng mở, ảnh hưởng của hội vật mới lan rộng và thu hút ngày càng đông đảo người dân khắp nơi trong vùng phụ cận tham gia như hiện nay.(1)
TRANH TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN LÀNG SÌNH: NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG
Làng Sình (tên Nôm của làng Lại Ân) là một làng nông nghiệp, được biết đến không chỉ là một trong những làng xã được thành lập sớm ở xứ Thuận Hóa mà còn nổi tiếng với nghề sản xuất tranh tín ngưỡng dân gian. Nghề tranh làng Sình còn có nhiều tên gọi khác nhau, như nghề giấy, nghề bồi, nghề hồ điệp, nghề Sình… điều này chứng tỏ đây là nghề thủ công làm tranh giấy, không mang chức năng trang trí như tranh Đông Hồ, Hàng Trống ở miền bắc, mà chỉ là một loại tranh phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng dân gian trong vùng, nhằm mục đích cúng tế.
Nói về thời điểm hình thành nghề làm tranh ở đây, hiện nay không tìm thấy tư liệu thành văn hay hồi ức nào. Tuy vậy, dựa vào một số căn cứ, cho phép chúng ta có thể nhận định rằng: thứ nhất, xét về mặt mỹ thuật, kỹ thuật, nguyên liệu, trong từng đường nét hay bố cục, màu sắc thì tranh Sình có nhiều điểm tương đồng với tranh Đông Hồ. Cho nên, có thể khẳng định, tranh Sình không thể ra đời sớm hơn tranh Đông Hồ, tức là thế kỷ XVI. Được biết, những họ gốc của làng Đông Hồ như Nguyễn Đăng (gốc Thanh Hóa), Lê (gốc Hải Dương) lập nghiệp đến nay đã hơn 20 đời và loại tranh Đông Hồ cổ nhất ra đời vào thời Hậu Lê. Do đó, chúng ta không loại trừ giả thiết trong quá trình di cư vào Đàng Trong, những nghệ nhân quê ở Thanh Hóa đã mang theo trong hành trang ly hương di sản nghề tranh tín ngưỡng làm sinh kế, và từ một duyên nghiệp nào đó mà dân làng Sình đã may mắn được chọn làm truyền nhân? Tất nhiên khi du nhập, bản thân làng Sình đã tạo được cho mình một vị thế đáng nể nhất về kinh tế, đó là một trong những điều kiện giúp nghề tranh sớm đặt nền móng vững chắc ở đây cũng như sức lan tỏa của nó.
Thứ hai, từ phương diện lịch sử, thế kỷ XVII là thời điểm xuất hiện nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống Huế mà trong đó, có nhiều ngành nghề nằm trên địa bàn huyện Phú Vang ngày nay.
Tranh Sình là loại tranh được làm bằng giấy Dó [Giấy Dó có đặc tính dai, mỏng, mềm, dễ hút màu với nhiều kích cỡ khác nhau: (25cm x70cm), (25cm x 35cm), (25cm x 23cm), (25cm x17cm)], in từng tờ bằng khuôn gỗ để lấy đường nét, sau đó tô màu bằng sắc liệu dân gian như bột hồ điệp, màu được pha chế từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên như lá cây, tro, gạch… Các nguồn nguyên liệu này được lấy từ nhiều vùng khác nhau như đầm phá, đồi núi, vườn nhà…
Khuôn gỗ được gọi là bản khắc gỗ (mộc bản), thường làm bằng gỗ kiền, gỗ thị hoặc gỗ mít. Sơ bộ trước đây, chúng tôi nhận thấy số bản khắc truyền thống hiện còn ở làng Sình có 21 bản. Đối với tranh làng Sình, dấu ấn để lại trong đời sống văn hóa tín ngưỡng cư dân vùng Huế đó chính là đối tượng tranh được làm ra với các nhóm chính:
[1]. Tranh nhân vật: tượng Bà với các mẫu tượng Đế, tượng Chùa và tượng Ngang được dán quanh năm trên bàn thờ. Loại con ảnh vẽ hình đàn ông hay đàn bà còn gọi là ảnh Xiêm và ảnh trẻ nam, nữ (ảnh Phền). Loại ảnh ông
Điệu, ông Đốc và Tờ bếp… được đốt đi sau khi cúng;
[2]. Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình… thường là tranh cỡ nhỏ;
[3]. Tranh súc vật (gia súc, ngoài ra còn có voi, cọp và tranh 12 con giáp) để cúng chuồng và ngoài ra, còn có thể hóa khi cúng tế cho người đã khuất.
Có thể thấy, với ba nhóm tranh chính trên, số lượng tranh làng Sình sản xuất cho đến nay vẫn còn nhiều đề tài với gần 200 mẫu, nội dung gắn liền với nghi lễ thờ cúng và các hoạt động tâm linh của người Huế. Có ý kiến nhìn nhận rất sâu sắc về giá trị nhân bản của tranh Sình như sau: “Cho dù sản phẩm nơi này chỉ là loại tranh mộc bản, tín ngưỡng dân dã, nhưng qua chất liệu màu sắc, chủ đề, đường nét bố cục, tranh Sình đã tạo nên một nét đặc thù không chỉ trong khía cạnh thẩm mỹ, mà nội dung tranh còn biểu lộ một thái độ, một quan niệm, một nếp sinh hoạt của con người ở đây trước thiên nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa của mình”. (2)
Mỗi một tranh được in ra bao hàm một nội dung khác nhau thể hiện ý nghĩa của mỗi loại tâm linh và luôn có chỗ đứng trong các sinh hoạt văn hóa của người dân như:
+ Tranh thờ trang Bà, Trang Ông: trong mỗi gia đình người Huế thường có hai gian thờ, một trang thờ bổn mạng nam (Trang Ông) và một trang thờ bổn mạng nữ (Trang Bà). Bà bổn mạng thể hiện trong tranh làng Sình thường cưỡi trên lưng voi (tượng Voi hay tượng Chùa) hoặc ngự trên chiếc đài cao (tượng Đế), hai bên có thị nữ đứng hầu. Bà (Ông) thường giúp đỡ, phò trợ và giải hạn ách cho những ai cầu cúng;
+ Cầu cho gia súc phát triển đầy đàn, tránh được các dịch bệnh như tranh heo, bò, trâu, gà… sau đó đốt để cúng ông “chuồng”, bà “chuồng”. Tranh thường được dùng trong lễ cúng chuồng đầu năm, cuối năm hay lúc gia súc ốm đau;
+ Bộ lễ thành cúng cho người mang thai được “mẹ tròn con vuông” như các tranh Diêm Vương, Mẫu Thoải (Thủy),
Tam vị Phạm Tinh (Phạm Nghinh, Phạm Dật, Phạm Nhan), Ông Đốc, Đức Ông…;
+ Bộ tranh cúng cho trẻ ăn ngoan, chóng lớn không bị ốm đau như tranh bà Càn Thát, ông Phạm Thiên Vương…;
+ Bộ ảnh thế mạng thay người rước đi những chuyện xui xẻo, tai ách. Đây cũng do quan niệm người chết vì thường thương con cháu nên muốn “bắt” những người hạp tuổi theo mình, hoặc những trẻ chết hữu vị vô danh trở thành “con ranh” thường trở về quấy phá người sống và cũng có trong lễ dâng sao giải hạn sử dụng con ảnh để thế thân. Người Huế sử dụng tranh thế mạng mỗi người gồm hai con ảnh xếp cạnh nhau, hai ông Điệu, bộ khí dụng, đèn sáp,… trong mỗi lễ cúng này;
+ Tờ bếp là một dạng cúng Táo Quân. Nội dung tờ tranh đã cho chúng ta thấy ngay hình ảnh “Thế gian một vợ một chồng. Chẳng như vua bếp hai ông một bà”. Bức tranh thể hiện ba nhân vật, 1 nữ (Thổ Kỳ) và 2 nam (Thổ Công, Thổ Địa) với nét mặt ôn hòa vui vẻ, an tọa trong ngôi nhà bánh ú, chính phụ hai bên đăng đối với những bông hoa nở rộ khoe sắc. Các đồ vật, sự vật, sinh vật được phân trong ba tầng, và mỗi nhóm được đóng khung trong những ô hộc, mang ý nghĩa riêng trong mối quan hệ chung của con người với vạn vật, đất trời. Cúng bếp theo nghi thức cổ truyền người ta thường dùng đồ mã. Riêng bộ đồ giấy thì đơn giản hơn gồm một tờ bếp, bộ áo binh, một con ngựa bay và trăm quan tiền
+ Áo ông, áo bà, áo binh là sản phẩm làng Sình thường được người đi biển cầu an cho chính mình trước đe dọa của sóng gió, thời tiết… hoặc có thể dùng vào việc cúng tế húy nhật trong gia đình, cúng thí thực (dành riêng đối tượng âm linh cô hồn)…
+ Tranh cọp, áo binh đốt để cúng “ông” trong lúc đi rừng tránh được tai họa của mãnh thú.(3)
Về cơ bản, quy trình sản xuất tranh làng Sình gồm các công đoạn sau:
Nói về thời điểm hình thành nghề làm tranh ở đây, hiện nay không tìm thấy tư liệu thành văn hay hồi ức nào. Tuy vậy, dựa vào một số căn cứ, cho phép chúng ta có thể nhận định rằng: thứ nhất, xét về mặt mỹ thuật, kỹ thuật, nguyên liệu, trong từng đường nét hay bố cục, màu sắc thì tranh Sình có nhiều điểm tương đồng với tranh Đông Hồ. Cho nên, có thể khẳng định, tranh Sình không thể ra đời sớm hơn tranh Đông Hồ, tức là thế kỷ XVI. Được biết, những họ gốc của làng Đông Hồ như Nguyễn Đăng (gốc Thanh Hóa), Lê (gốc Hải Dương) lập nghiệp đến nay đã hơn 20 đời và loại tranh Đông Hồ cổ nhất ra đời vào thời Hậu Lê. Do đó, chúng ta không loại trừ giả thiết trong quá trình di cư vào Đàng Trong, những nghệ nhân quê ở Thanh Hóa đã mang theo trong hành trang ly hương di sản nghề tranh tín ngưỡng làm sinh kế, và từ một duyên nghiệp nào đó mà dân làng Sình đã may mắn được chọn làm truyền nhân? Tất nhiên khi du nhập, bản thân làng Sình đã tạo được cho mình một vị thế đáng nể nhất về kinh tế, đó là một trong những điều kiện giúp nghề tranh sớm đặt nền móng vững chắc ở đây cũng như sức lan tỏa của nó.
Thứ hai, từ phương diện lịch sử, thế kỷ XVII là thời điểm xuất hiện nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống Huế mà trong đó, có nhiều ngành nghề nằm trên địa bàn huyện Phú Vang ngày nay.
Tranh Sình là loại tranh được làm bằng giấy Dó [Giấy Dó có đặc tính dai, mỏng, mềm, dễ hút màu với nhiều kích cỡ khác nhau: (25cm x70cm), (25cm x 35cm), (25cm x 23cm), (25cm x17cm)], in từng tờ bằng khuôn gỗ để lấy đường nét, sau đó tô màu bằng sắc liệu dân gian như bột hồ điệp, màu được pha chế từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên như lá cây, tro, gạch… Các nguồn nguyên liệu này được lấy từ nhiều vùng khác nhau như đầm phá, đồi núi, vườn nhà…
Khuôn gỗ được gọi là bản khắc gỗ (mộc bản), thường làm bằng gỗ kiền, gỗ thị hoặc gỗ mít. Sơ bộ trước đây, chúng tôi nhận thấy số bản khắc truyền thống hiện còn ở làng Sình có 21 bản. Đối với tranh làng Sình, dấu ấn để lại trong đời sống văn hóa tín ngưỡng cư dân vùng Huế đó chính là đối tượng tranh được làm ra với các nhóm chính:
[1]. Tranh nhân vật: tượng Bà với các mẫu tượng Đế, tượng Chùa và tượng Ngang được dán quanh năm trên bàn thờ. Loại con ảnh vẽ hình đàn ông hay đàn bà còn gọi là ảnh Xiêm và ảnh trẻ nam, nữ (ảnh Phền). Loại ảnh ông
Điệu, ông Đốc và Tờ bếp… được đốt đi sau khi cúng;
[2]. Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình… thường là tranh cỡ nhỏ;
[3]. Tranh súc vật (gia súc, ngoài ra còn có voi, cọp và tranh 12 con giáp) để cúng chuồng và ngoài ra, còn có thể hóa khi cúng tế cho người đã khuất.
Có thể thấy, với ba nhóm tranh chính trên, số lượng tranh làng Sình sản xuất cho đến nay vẫn còn nhiều đề tài với gần 200 mẫu, nội dung gắn liền với nghi lễ thờ cúng và các hoạt động tâm linh của người Huế. Có ý kiến nhìn nhận rất sâu sắc về giá trị nhân bản của tranh Sình như sau: “Cho dù sản phẩm nơi này chỉ là loại tranh mộc bản, tín ngưỡng dân dã, nhưng qua chất liệu màu sắc, chủ đề, đường nét bố cục, tranh Sình đã tạo nên một nét đặc thù không chỉ trong khía cạnh thẩm mỹ, mà nội dung tranh còn biểu lộ một thái độ, một quan niệm, một nếp sinh hoạt của con người ở đây trước thiên nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa của mình”. (2)
Mỗi một tranh được in ra bao hàm một nội dung khác nhau thể hiện ý nghĩa của mỗi loại tâm linh và luôn có chỗ đứng trong các sinh hoạt văn hóa của người dân như:
+ Tranh thờ trang Bà, Trang Ông: trong mỗi gia đình người Huế thường có hai gian thờ, một trang thờ bổn mạng nam (Trang Ông) và một trang thờ bổn mạng nữ (Trang Bà). Bà bổn mạng thể hiện trong tranh làng Sình thường cưỡi trên lưng voi (tượng Voi hay tượng Chùa) hoặc ngự trên chiếc đài cao (tượng Đế), hai bên có thị nữ đứng hầu. Bà (Ông) thường giúp đỡ, phò trợ và giải hạn ách cho những ai cầu cúng;
+ Cầu cho gia súc phát triển đầy đàn, tránh được các dịch bệnh như tranh heo, bò, trâu, gà… sau đó đốt để cúng ông “chuồng”, bà “chuồng”. Tranh thường được dùng trong lễ cúng chuồng đầu năm, cuối năm hay lúc gia súc ốm đau;
+ Bộ lễ thành cúng cho người mang thai được “mẹ tròn con vuông” như các tranh Diêm Vương, Mẫu Thoải (Thủy),
Tam vị Phạm Tinh (Phạm Nghinh, Phạm Dật, Phạm Nhan), Ông Đốc, Đức Ông…;
+ Bộ tranh cúng cho trẻ ăn ngoan, chóng lớn không bị ốm đau như tranh bà Càn Thát, ông Phạm Thiên Vương…;
+ Bộ ảnh thế mạng thay người rước đi những chuyện xui xẻo, tai ách. Đây cũng do quan niệm người chết vì thường thương con cháu nên muốn “bắt” những người hạp tuổi theo mình, hoặc những trẻ chết hữu vị vô danh trở thành “con ranh” thường trở về quấy phá người sống và cũng có trong lễ dâng sao giải hạn sử dụng con ảnh để thế thân. Người Huế sử dụng tranh thế mạng mỗi người gồm hai con ảnh xếp cạnh nhau, hai ông Điệu, bộ khí dụng, đèn sáp,… trong mỗi lễ cúng này;
+ Tờ bếp là một dạng cúng Táo Quân. Nội dung tờ tranh đã cho chúng ta thấy ngay hình ảnh “Thế gian một vợ một chồng. Chẳng như vua bếp hai ông một bà”. Bức tranh thể hiện ba nhân vật, 1 nữ (Thổ Kỳ) và 2 nam (Thổ Công, Thổ Địa) với nét mặt ôn hòa vui vẻ, an tọa trong ngôi nhà bánh ú, chính phụ hai bên đăng đối với những bông hoa nở rộ khoe sắc. Các đồ vật, sự vật, sinh vật được phân trong ba tầng, và mỗi nhóm được đóng khung trong những ô hộc, mang ý nghĩa riêng trong mối quan hệ chung của con người với vạn vật, đất trời. Cúng bếp theo nghi thức cổ truyền người ta thường dùng đồ mã. Riêng bộ đồ giấy thì đơn giản hơn gồm một tờ bếp, bộ áo binh, một con ngựa bay và trăm quan tiền
+ Áo ông, áo bà, áo binh là sản phẩm làng Sình thường được người đi biển cầu an cho chính mình trước đe dọa của sóng gió, thời tiết… hoặc có thể dùng vào việc cúng tế húy nhật trong gia đình, cúng thí thực (dành riêng đối tượng âm linh cô hồn)…
+ Tranh cọp, áo binh đốt để cúng “ông” trong lúc đi rừng tránh được tai họa của mãnh thú.(3)
Về cơ bản, quy trình sản xuất tranh làng Sình gồm các công đoạn sau:
- Cào điệp, giã điệp và tìm nhiều loại cây cỏ, hoa lá dùng để điều chế màu như hạt mồng tơi chín, lá bàng, lá trâm,lá đung…
Điệp là loại nhuyễn thể thuộc họ trai sò, thân mềm, vỏ cứng, dáng mỏng, phẳng và có màu trắng lấp lánh, thường sống ở đầm phá. Khoảng tháng 5 – 6 hàng năm (trời nắng to, nước cạn), nhóm cào điệp thường gồm 5 đến 7 người (trai làng khoẻ mạnh), dùng thuyền đến những vùng dọc phá Tam Giang, Cầu Hai, Hà Trung, Lăng Cô cào điệp. Dụng cụ cào là loại cuốc chỉa có 3 hoặc 5 răng dài (dài từ 45 – 50 cm, có khi dài hơn cả cán) để cào xúc điệp dưới lớp bùn sâu, đãi qua rổ sưa, xả hết bùn bám quanh nó. Những người thợ làng Sình chia điệp thành hai loại: điệp bùn (loại mới chết, lắng cạn, vỏ cứng), điệp bảy (đã chết lâu ngày và lắng vỏ dưới bùn, hình dáng còn lại là những mảnh màu trắng, tròn mỏng và rất mềm).
Người ta thường dùng loại chày có cán (chày vồ), cối gỗ có tai dày và to hơn cối gạo để giã điệp. Điệp khai thác về chia làm hai nhóm, nhóm sống thì đốt cháy, bỏ ruột và rửa sạch, đem nung đốt với trấu cùng điệp bảy rồi mới giã. Điệp bùn chỉ cần phơi khô, rửa sạch là có thể cho vào cối giã. Mỗi cối giã từ 2 đến 6 người, thường giã vào ban đêm, mỗi cối giã thành bột chiếm thời gian gần như suốt đêm. Khi giã thường kết hợp với hò, gọi là hò giã điệp, một loại hình diễn xướng, sinh hoạt dân gian tựa như hò giã gạo.
- Giấy: Khi cắt giấy, người thợ dùng dao làm bằng cật tre để các mép giấy xơ ra có tính tự nhiên. Khi in tranh, các nghệ nhân phủ thêm 2- 3 lớp bột điệp lên giấy dó, tạo cho giấy vừa cứng xốp vừa có màu sắc lấp lánh.
- Pha chế màu sắc: điều chế chủ yếu từ nguyên liệu thiên nhiên như lá đung, hạt mồng tơi tím, hạt hoè, lá bàng, lá bông ngót, lá mối, lá tràm, vỏ cây dương liễu… Hệ thống màu gồm màu chủ đạo và màu phụ, cơ bản là xanh dương, vàng, đỏ, đơn, lục. Các màu đã được pha chế, trước khi dùng đều có trộn với hồ điệp, một số màu khác chưa có phụ gia giữ màu như đen, lục, xám, đều phải trộn với chất keo được nấu từ da trâu tươi.
Các màu được pha chế bao gồm màu trắng điệp (bột điệp và bột nếp), màu xanh dương (hạt mồng tơi tím quết nhuyễn, hạt hoè rang sắc lấy nước), màu vàng (lá đung phơi úa ngâm vào nước lã 3 ngày, vớt ra và sắc kỹ. Khi sắc cho lửa đều, rồi chọn những búp hòe non chưa nở hoa phơi khô, rang vàng sắc lấy nước. Nước hoa hoè trộn với nước lá đung), màu đỏ (lá bàng và vỏ cây dương liễu đập dập, sắc và cô lại), màu đơn (dùng gạch nung mài dần trộn với da trâu, đem nấu cho đến lúc cô lại), màu lục (hỗn hợp của hai loại nước được sắc từ lá bông ngọt và lá mối), màu tím (hạt mồng tơi giã nhỏ, vắt thành nước, rồi pha với phèn chua để giữ màu), màu xanh chàm (lá tràm đem ngâm vôi cho đến lúc rữa nát, rồi đánh cho tơi, nổi bọt, vớt lấy bọt đó, lọc kỹ cho nước vào và nấu cô đặc lại), màu xám (lá gai phơi khô, giã nhỏ và sắc lại), màu đen (hỗn hợp giữa lá bàng quết với tro ra đã được ủ kín).
- In nét: Khác với tranh Đông Hồ, tranh làng Sình chỉ có mỗi một bản in nét, bởi phần cơ bản của tranh Sình là innét đen trên giấy mộc, nét thưa, dày khác nhau tùy từng đối tượng miêu tả. Khi in các loại tranh lớn, người ta thường cố định các bản khắc, dùng chiếc thét quét hồ đan lên mặt ván in sau đó lấy giấy đã phết hồ điệp úp chồng lên rồi dùng miếng sơ mướp xoa đều trên lưng giấy trước khi bóc ra. Với những loại tranh nhỏ, người ta cố định giấy trên mặt phẳng và úp mặt ván đã phết đen ấn đều xuống giấy.
- Phủ màu: Bản in nét sau khi khô được chuyển sang cho người tô màu. Hệ thống màu được thể hiện trên các loại tranh vừa chịu sự quy định theo thói quen cũng như những nguyên tắc tín ngưỡng, nhưng cũng có những khoảng linh động. Chẳng hạn như sắc độ đậm nhạt, phủ tràn nét hay chồng màu, ở những khoảng giao tiếp người tô màu có thể thực hiện theo ý mình. Do phải làm nhiều tranh, người thợ đi màu rất nhanh trên các mảng quy định của bản nét. Vì thế, các bức tranh không hoàn giống nhau cho dù in trên cùng một ván khắc. Công việc tô màu được thực hiện bởi một dây chuyền (mỗi người đảm nhận tô một màu), bởi phải dùng trong một lúc nhiều màu và cứ mỗi lần tô phải dùng một thanh kẻ riêng.
Trong công việc sản xuất tranh Sình truyền thống, thường có một thợ cả phụ trách chính, quán xuyến toàn bộ quy trình sản xuất tranh và đóng vai trò chủ yếu trong công đoạn pha chế màu. Ngoài ra, còn có rất nhiều thợ phụ gồm thanh niên, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ, đảm trách tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất tranh. Việc tạo ra sản phẩm tranh Sình, mặc dù cần có sự tham gia của nhiều nhân công nhưng không có sự phân công lao động về giới và lứa tuổi.
Tranh Sình trong suốt quá trình tồn tại và phát triển không bị cạnh tranh bởi một làng nghề nào tương tự, tranh Sình mở rộng thị trường tiêu thụ ra khắp cả vùng Trung Trung bộ. Thời kỳ cực thịnh, có khi sản phẩm tranh sản xuất ra, được sắp thành từng ghe chở đi bán khắp nơi như chợ Sam, chợ Đông Ba, chợ Mai (Thừa Thiên), chợ Sãi, chợ Sòng, chợ Cạn, chợ Phiên (Quảng Trị), chợ Tréo (Quảng Bình)… Ngày nay nghề tranh dân gian làng Sình tuy không được phát triển như trước đây, nhưng vẫn đang còn tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường, chủ yếu là thành phố Huế và các vùng lân cận. Ngoài ra, tranh còn được đưa bán ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt được tiêu thụ nhiều nhất là vào tháng giáp Tết.
Nghề tranh làng Sình hiện nay đang có xu hướng co lại, hiện chỉ còn khoảng 6 – 10 gia đình với hơn 30 nhân công sản xuất tranh chuyên nghiệp. Có thể kể đến đó là các gia đình ông Kỳ Hữu Phước, bà Phan Thị Ký, bà Lê Thị Nhơn ông Trần Viện… các gia đình này còn giữ lại được nguyên vẹn những bản khắc gỗ truyền thống. Tuy nhiên, đặc biệt trong các tháng 10, 11, 12 Âm lịch, nghề tranh cũng thu hút được 15- 17 gia đình với gần 100 nhân công sản xuất theo hướng bán chuyên nghiệp.
Tuy số người làm tranh chuyên nghiệp ít hơn so với người làm nghề nông, nhưng, nghề tranh mang lại nguồn thu nhập cao hơn. Lực lượng sản xuất tranh Sình, trên phương diện giới tính có sự tham gia rất đồng đều: người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đều tham gia trong các công đoạn sản xuất. Với họ, ngoài nông nghiệp, nghề tranh cũng giúp thêm nguồn thu nhập đáng kể trong gia đình, giải quyết việc làm, tạo cơ hội cho đủ mọi thế hệ có việc để làm. Trong tháng chạp, một nhà làm tranh có thể sản xuất được 5.000 tờ các loại (một gia đình có 6 – 7 thành viên tham gia sản xuất) với số vốn đầu tư vừa phải, bỏ công sức, cũng đạt được doanh số tương đối, thu nhập tạm bảo đảm đời sống. Tuy nhiên đó chỉ là tháng mùa vụ trong dịp giáp Tết, còn bình thường quanh năm thì mức độ sản xuất cũng như việc tiêu thụ, mức thu nhập đều ít hơn rất nhiều. Ở đây, nếu xét về hiệu quả kinh tế thì chưa phải là cao nhưng người dân làng Sình vẫn mong muốn được duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống này.
Trong quy trình sản xuất hiện nay, nhiều công đoạn, yếu tố đã được giản tiện hơn trước bởi phương pháp làm tranh hiện đại đã dần dần chiếm lĩnh và chịu sự chi phối của giá thành sản phẩm. Các hóa chất, phẩm màu dần thay thế màu sắc được điều chế từ thiên nhiên. Chính vì thế, sự kết hợp màu sắc với những loại giấy không phù hợp đã phá vỡ những nét đẹp của bức tranh Sình truyền thống. Bên cạnh đó, các tấm ván in, bản khắc cổ truyền đã bị thất lạc rất nhiều.
Chúng tôi được biết đa số người dân làng Sình đều có nguyện vọng tha thiết được các cơ quan thẩm quyền có kế hoạch đầu tư, giúp đỡ để khôi phục lại làng nghề truyền thống mà cha ông họ đã từng gắn bó. Hiện nay, nghề tranh truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một do sự cạnh tranh của các trung tâm in tranh như chợ Dinh, Gia Hội, làm cho thị trường tiêu thụ của tranh Sình ngày càng co hẹp và phân tán. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là việc thực hiện nếp sống mới, phát triển nền kinh tế thị trường, trình độ học vấn ngày càng được nâng cao nên người dân không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các thế lực siêu nhiên, nhu cầu dùng tranh tín ngưỡng trong đời sống tâm linh vì thế không còn đòi hỏi cấp thiết, phong phú và đa dạng như trước.
Tài liệu tham khảo
Dương Thị Nhung (2014) “Tranh làng Sình trong đời sống văn hóa tín ngưỡng người dân Huế”, Luận văn Thạc sỹ Việt Nam học, Khoa Việt Nam học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Hoàng Bảo (2001), “Tết ở Huế và những sản phẩm thủ công truyền thống”, trong T/c Văn hóa Nghệ thuật, số 01.
Huỳnh Đình Kết (2005), “Tổng quan nghề thủ công truyền thống Huế – Giá trị, thực trạng, giải pháp”, trong Di sản ngành nghề thủ công trong bối cảnh thành phố Festival (https://khamphadisan.com.vn/hue-xungdang-la-thanh-pho-festival-cua-viet-nam/), Huế: Phân viện Nghiên cứu Văn hóa – Thông tin – UBND thành phố Huế – Phòng Văn hóa – Thông tin, tháng 7.
Lê Quí Đôn (1977), Toàn tập, T.1 – Phủ biên tạp lục (bản dịch của Viện Sử học), H.: Nxb. KHXH.
Lê Thọ Quốc (2013), “Nghề thủ công gắn liền với đời sống văn hóa tín ngưỡng: trường hợp tranh làng
Sình và hoa giấy Thanh Tiên”, Hội thảo khoa học Nghề và làng nghề truyền thống Huế
hướng tới Festival Nghề truyền thống, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế – UBND Thành phố Huế.
Nguyễn Đình Sáng (2001), Hội vật làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), Báo cáo đề tài NCKH thuộc Chương trình nghiên cứu sưu tầm văn hóa phi vật thể, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Huế: Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế.
Nguyễn Hữu Thông (1994), Huế – Nghề và làng nghề thủ công truyền thống, Huế: Nxb. Thuận Hóa.
Nguyễn Hữu Thông (2001), “Nghề và làng nghề thủ công truyền thống trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế hiện đại”, trong Thông tin Khoa học, Huế: Phân viện Nghiên cứu Văn hóa – Thông tin, số tháng 3: 313.
Nguyễn Hữu Thông (2005), “Nhận chân thế và lực trong cuộc tìm kiếm lối ra cho các ngành nghề thủ công ở Huế”, trong Di sản ngành nghề thủ công trong bối cảnh thành phố Festival, Huế: Phân viện Nghiên cứu Văn hóa – Thông tin – UBND thành phố Huế – Phòng Văn hóa – Thông tin, tháng 7.
Nguyễn Thị Tuyết Nga, Nguyễn Phước Bảo Đàn, Tôn Nữ Khánh Trang, Lê Chí Xuân Minh (2002), Nghề tranh làng Sình, Đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình Nghiên cứu – Sưu tầm – Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, Bộ VHTT – Viện VHTT – Phân viện Nghiên cứu Văn hóa – Thông tin tại Huế.
Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế (2012), Nghề và làng nghề thủ công truyền thống huyện Phú Vang, bản thảo báo cáo tổng kết chương trình nghiên cứu phối hợp với UBND huyện Phú Vang.
QSQ triều Nguyễn (1961), Ðại Nam nhất thống chí: Thừa Thiên phủ, tập Thượng (Tu Trai Nguyễn Tạo d.), S.: Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục.
QSQ triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí (bản dịch của Viện Sử học), Huế: Nxb. Thuận Hóa.
QSQ triều Nguyễn (2003), Ðồng Khánh địa dư chí (Ngô Đức Thọ d.), H.: Viện Viễn Ðông Bác Cổ Pháp, Trường Cao học Thực hành Pháp & Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Nxb. Thế giới.
Vô danh thị (2001), Ô châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc, tập thành, Trần Đại Vinh, Nguyễn Văn Phước tân dịch, hiệu chú, Huế: Nxb. Thuận Hoá.
- Nguyễn Đình Sáng (2001), Hội vật làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), Báo cáo đề tài NCKH thuộc Chương trình nghiên cứu sưu tầm văn hóa phi vật thể, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Huế: Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế.
- Nguyễn Hữu Thông (1994), Huế – Nghề và làng nghề thủ công truyền thống, Huế: Nxb. Thuận Hóa.tr. 154.
- Xem thêm:
- Nguyễn Hữu Thông (1994), Huế nghề và làng nghề thủ công truyền thống, Tlđd, tr. 170 – 171.
- Lê Thọ Quốc (2013), “Nghề thủ công gắn liền với đời sống văn hóa tín ngưỡng: trường hợp tranh làng Sình vàhoa giấy Thanh Tiên”, Hội thảo khoa học Nghề và làng nghề truyền thống Huế hướng tới Festival Nghề truyền thống, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế – UBND Thành phố Huế.