246 lượt xem

Ngô Đình Hộ

Nhạc sĩ Ngô Đình Hộ, có bút danh Lê Thương. Bút danh là ghép tên mẹ và sông Thương nơi ông đi thăm chơi lúc trẻ, sinh năm Giáp Dần, ngày 1 tháng 8 năm 1914 tại TX Nam Định, tỉnh Nam Định, trước năm 1940 ngụ tại phố Hàm Long, nội thành Hà Nội. Từ năm 1943 sống và làm việc tại Sài Gòn.

Xuất thân trong một gia đình theo đạo Thiên chúa giáo, nội tổ là một “trùm họ” đạo. Thuở nhỏ học tại một trường tiểu học Thiên chúa, có điều kiện học nhạc và hát trong các ca giáo đoàn nên khả năng âm nhạc được nuôi dưỡng và phát triển rất sớm.

Lớn lên, học Trung học tại Hà Nội, ngay từ ngày còn ngồi ở ghế nhà trường ông đã sáng tác một số ca  khúc được giới yêu nhạc ưa thích.

Những năm 40 ông vào làm việc tại Sài Gòn, sau ngày Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông gia nhập lực lượng kháng chiến, lui về công tác ở chiến trường huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Năm 1948 ông bị Pháp bắt làm tù binh, giam tại Mỹ Tho hơn một năm sau mới được trả tự do, do mất liên lạc nên về sống tại Sài Gòn.

Năm 1950 ông tham gia Phong trào Hòa bìnhHọc sinh, tại Sài Gòn. Ông là một trong những người tổ chức lễ truy điệu và đám tang Trần Văn Ơn bị thực dân Pháp thảm sát. Chính cái chết Trần Văn Ơn và phong trào học sinh này đã thôi thúc ông sáng tác bản nhạc bất hủ: Học sinh hành khúc câu:

Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau,
Học sinh là người vun đắp nên bao công lao!
Trong lúc quốc dân tranh đấu cho nền độc lập,
Học sinh vì nước, vì dân mà thôi!

Sau năm 1954 ông làm việc ở Bộ Quốc gia Giáo dục (Sài Gòn) đến năm 1975.

Ông mất ngày 18 tháng 9 năm 1996 tại Sài Gòn, thọ 82 tuổi.

Nhạc phẩm

Ông là nhạc sĩ tiên phong của nhiều thể loại âm nhạc: nhạc tiền chiến, nhạc hài hước, truyện ca, đặt lời cho nhạc hải ngoại, ... là tác giả hàng trăm nhạc khúc phục vụ thiếu nhi, học sinh trong các buổi phát thanh học đường Sài Gòn. Ông đã sáng tác ca khúc cho nhiều kịch bản, và viết nhạc phim cho hãng phim Mỹ Vân.

Ngoài âm nhạc, ông còn gia nhập vào ban kịch của Thế Lữ vào những năm thập niên 1930, và ban kịch Sầm Giang của Trần Văn Trạch khi ông sống ở Sài Gòn. Một thời gian, ông cùng nhạc sĩ Lê Cao Phan phụ trách ban nhạc Măng Non cho trẻ em, phát thanh các chuyện cổ tích, khúc dân ca, bài ca nhi đồng. Và ông cùng Nguyễn Xuân Khoát được xem như những nhạc sĩ mở đầu của dòng nhạc dành cho thiếu nhi với những bản Tuổi thơ, Cô bán bánh, Con mèo trèo cây cau, Thằng bé tí non, Ông Nhang bà Nhang, Truyền kỳ Việt sử, Học sinh hành khúc... Nổi tiếng hơn cả là bài Thằng Cuội thường được trẻ em hát trong mỗi dịp tết Trung Thu.

Ông lập gia đình cùng một phụ nữ học ở Pháp về và họ có 9 người con. Ông cũng có hai người tình, người tình đầu là một cô hát ả đào nổi tiếng ở Hà Nội. Người thứ hai là một vũ nữ tại Chợ Vườn Chuối Sài Gòn.

Những năm 70, ông được chính quyền Sài Gòn tặng thưởng: Giải tuyên dương sự nghiệp văn hóa (1974).

Tác phẩm nổi tiếng:

Bản đàn xuân

Bông hoa rừng

Cô bán bánh

Con mèo trèo cây cau

Đàn bao tuổi rồi

Đàn tình xưa

Đốt hay không đốt

Hoa thủy tiên

Học sinh hành khúc

Hòn vọng phu 1

Hòn vọng phu 2

Hòn vọng phu 3

Làng báo Sài Gòn

Lịch sử loài người 1 - 2

Lời kỹ nữ

Lời vũ nữ

Lòng mẹ Việt Nam

Một ngày xanh

Nàng Hà Tiên

Người chơi độc huyền

Nhớ Lào

Nhớ thày xưa

Ông Nhang bà Nhang

Ông Nỉnh, ông Nang

Tâm sự ca nhân

Thằng bé tí non

Thu trên đảo Kinh Châu

Tiếng đàn đêm khuya

Tiếng thu

Tiếng thùy dương

Trên sông Dương Tử

Truyền kỳ Việt sử

Tuổi thơ

Phần 1: Hòn vọng phu

Lệnh vua hành quân trống kêu dồn, quan với quân lên đường, đoàn ngựa xe cuối cùng, vừa đuổi theo lối sống. Phía cách quan xa trường, quan với quân lên đường, hàng cờ theo trống dồn ngoài sườn non cuối thôn, phất phơ ngậm ngùi bay.

Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn. Vui ca vang rồi đi tiến binh ngoài ngàn. Người đi ngoài vạn lí quang sang, người đứng chờ trong bóng cô đơn. Bên Mang Khê còn tung gió bụi mịt mùng. Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nuối ngàn trùng. Người không rời khỏi kiếp gian nan, người biến thành tượng đá ôm con.

Ngựa phi ngoài xa hí vang trời, chiêng trống khua trăm hồi, ngần ngại trên núi đồi, rồi vọng ra khắp nơi. Phía cách quan xa vời, chiêng trống khua trăm hồi, ngần ngại trên núi đồi, rồi dậy ra khắp nơi thắm bao niềm chia phôi.

Vui ra đi rồi không ước hẹn ngày về, ai quên ghi vào gan đã bao nguyện thề. Nhìn chân trời xanh biếc bao la, người mong chờ vẫn nhớ nơi xa. Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về, bao nhiêu phen thời gian xóa phai lời thề, người tung hoành bên núi xa xăm, người mong chồng còn đứng muôn năm.

Phần 2: Ai xuôi vạn lý

Người vọng phu trong lúc gió mưa, Bế con đã hoài công để đứng chờ. Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về. Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ. Có đám mây trên đồi gióng trống trong mơ hồ. Ngày nào tròn trăng lại nhớ đến tích xưa. Khi tướng quân qua đồi, kéo quân, quân theo cờ. Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ cho đến bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già. Mà chờ người đi mất từ ngàn xưa, Nàng đứng ôm con, xem chàng về hay chưa? Về hay chưa?

Có ai xuôi vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng. Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng. Thôi đứng đợi làm chi, thời gian có hứa mấy khi sẽ đem đến trả đúng kỳ. Những người mang mệnh biệt ly.

Trời chuyển mưa trong tiết tháng ba, Suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống "Bà", hình hài người bế con nước chảy chan hòa, Thấm vào đến tận tâm hồn đứa con. Nên núi non thương tình kéo nhau đi thăm nàng nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam. Dâng lá hoa suối nguồn với muôn chim vô vàng. Bầy cảnh Nam Bắc đầy cỏ hoa như cố khuyên nàng trở về, chớ đừng để xuân tàn, nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo ra tới tận khơi ngàn... Xem chàng về hay chưa, về hay chưa?

Chín con long thật lớn, muốn đem tin tới nàng, Núi ngăn không được xuống, chúng kêu ca dưới ngàn. Nàng cố đợi nghìn năm, một nghìn năm nữa khác sẽ qua, đến khi núi lở sông mòn, mới mong trở thành Hòn Vọng Phu.

Phần 3: Người chinh phu về

Nơi phía Nam giữa núi mờ, ai bế con mãi đứng chờ, như nước non xưa đến giờ?

Đường chiều mịt mù cát bay tỏa bước ngựa phi. Đường trường nếp tàn y hùng cường vẫn còn bay trong gió. Bóng từ xa sắp dần qua bóng chàng chập chùng vượt núi non cũ. Với hành lương độ đường. Chiếc hùng gươm danh tướng. Dưới tà uy đếm nhịp đi vó ngựa phi. Dấn bước tang bồng giữa nơi núi rừng

Bên nợ tình thâm, bên nợ giang san. Bên đồi ai oán, bên rừng đa đoan tiễn đưa bóng chàng. Đường về nước chập chùng xa. Nhiều đồi núi cheo leo, cây với rừng rườm rà. Đường Vạn Xuyên, đường cổ Lũy. Duyên núi sông vẫn như thắm nhòa.

Đò vạn lý, Đò hải quan, đò rừng lá nước trong bao cá lội từng đàn. Thành Cổ Loa, Đền Vạn Kiếp. Bao tháng năm vẫn chưa xóa nhòa.

Tiếng núi non lưu luyến tấc lòng bao nghìn năm. Tiếng gió cồn như tiếng trống dồn buổi khuya vắng. Từ bóng cây ngôi mộ bên đường. Từ mái tranh bên đình trong làng. Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống. Bao mối thương vang động trong lòng. Đồi lan, đồi quế rắc kho hương nồng. Rừng sao đua đòi rừng trắc. Lo che ánh lửa vầng dương tiếp đưa bóng chàng.

Đường cao đường thấp khắp khe chân chàng. Nhìn qua con đường mòn cũ. Quanh co mấy buổi tà duơng mới mong tới làng.

Nhớ cố hương lưu luyến sao tiếng tấc lòng mau dồn chân. Vết bước đi trên phím đá mòn còn in dấu. Từ bóng cây ngôi mộ bên đường. Từ mái tranh bên đỉnh trong làng. Nguồn sử sanh âm thầm vẫn sống. Bao mối thương vang dậy trong lòng.

Nguồn: http://mobile.coviet.vn